Nhà thơ Chu Đình An |
Ngày xuân du ngoạn tới Cao
Linh
Thao thiết vui thay đất thái
bình
Vận nước xoay vần quay thế sự
Dương suy âm thịnh cõi tâm
linh
Tượng Phật nguy nga cảnh hữu tình
Âm phù dương trợ ánh dương
minh
Ngược xuôi tham quan không
phải vé
Già trẻ gái trai sống hết
mình
Cảnh an bình Chùa Vàng đáng
sống
Cội nguồn về mời gọi hồn
quê
Dân xây chùa bắc cầu dựng
quán
Non nước mừng hoan hỷ say mê
Tướng mạnh quân đông sóng
Bạch Đằng
Nhấn chìm Nam Hán, Tống,
Nguyên Mông
Máu loang lênh láng thù xâm
lược
Núi xương sông máu ngập dòng
sông
Nguyễn Bỉnh Khiêm tầm nhìn
tiên đoán
Mấy trăm năm đã hiện rõ rành
Kho trí thức uyên thâm bộc lộ
Tuổi càng cao thần bí nổi
danh
Về quê dựng quán Trung Tân
Dựng bia truyền bá xoay vần
nhân tâm
Bạch Vân Am xã luôn gần
Ông là chủ soái nước dân cậy
nhờ
Bỉnh Khiêm ẩn đợi thời cơ
Trạng Trình sấm ngữ văn thơ
dâng đời.
Hạ Long ngày 7.3.2018 AL=
22.4.2018
Nam
Thắng Chu Đình An
ĐỌC VÀ HIỂU BÀI THƠ
(Trả lời một nhà thơ kiêm nhà nghiên cứu)
Ngày xuân tác giả đi du ngoạn thăm thú di tích thắng cảnh qua đó bộc lộ cảm xúc tình cảm và suy tư trước các di tích đó. Có thể coi bài thơ là nhật trình du lịch của tác giả. Nhật trình đó là một vòng tham quan từ chùa Cao Linh tới chùa Vàng, rồi qua Bạch Đằng Giang và kết thúc ở đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chu trình này gồm bốn bộ phận trong một thể thống nhất là một vòng du lịch. Với tiêu đề bài thơ “Du ngoạn ngày xuân” của tác giả thì phải đủ các bộ phận đó mới đảm bảo trọn vẹn, mới làm nên việc du ngoạn này của tác giả, để nó không lẫn với việc thăm thú một di tích riêng lẻ nào đó.
Mặt khác, nhìn từ góc độ nội dung từng nơi thăm quan, thấy có sự độc lập nhất định, do đó có thể coi mỗi đoạn thơ về một di tích riêng là một bài thơ có thể đứng độc lập được. Song, nhìn tổng thể, thấy cảm xúc của tác giả đều có cái chung thống nhất trong cảm xúc về di tích lịch sử của đất nước, có sự gắn kết với nhau chặt chẽ tạo nên cảm xúc của cả bài thơ.
Có người bảo tôi là chả hiểu âm âm dương dương trong bài thơ là cái gì cả. Có gì rắc rối khó hiểu đâu, chỉ cần có chút ít kiến thức triết học phương Đông là vấn đề rất dễ hiểu thôi mà. Ở khổ thơ đầu, tác giả đến thăm chùa Cao Linh trong khung cảnh thái bình nên thấy tâm hồn thư thái, vui vẻ. Nhưng liên hệ với thực tiễn đời sống xã hội hiện nay lại thấy có nhiều điên đảo: giá trị sự vật hiện tượng bị đảo ngược, đạo đức truyền thống bị mai một, tham nhũng hoành hành đến tận cấp lãnh đạo cao nhất là ủy viên bộ chính trị, lối sống coi trọng vật chất, giả tạo, luồn cúi cầu danh cầu lợi, thủ đoạn gian manh thăng tiến, đạo đức suy đồi, con cái chém cha mẹ, cô giáo bạo hành học sinh, y đức bị coi thường, giáo dục thì giả dối, giới quan chức ươn hèn thậm chí bán đất, bán biển, bán rừng và tài nguyên cho giặc ngoại bang đang xâm lấn nước ta, để lại hậu họa khôn lường nhỡn tiền cho dân tộc, mọi thứ đều lấy tiền làm vật ngang giá mà trao đổi mua bán từ quan chức đến danh hiệu này nọ… Tất cả những cái đó làm cho vận nước bị suy vi xoay vần, thế sự đảo điên. Đó chính là dương suy lắm vậy. Dương đã suy, tất âm sẽ thịnh. Sự cân bằng âm dương làm nên sự ổn định của vật chất, xã hội bị phá vỡ, tất yếu dẫn đến tan rã… Mất niềm tin với cõi dương, người ta tìm an ủi cứu rỗi ở cõi âm. Người ta tìm đến với cõi tâm linh thôi. Thì đấy, chùa đền mọc lên nhan nhản. Nhiều chùa hoành tráng theo kiểu Phật giáo Trung Hoa lại do các vị quan chức nhiều tiền tham nhũng tạo nên đấy thôi…
Tác giả cũng đến với cõi tâm linh như nhiều người khác để tìm sự thanh thản, giải thoát khỏi cõi đời bụi bậm. Tác giả rất thú vị khi thấy một di tích “Ngược xuôi tham quan không phải vé”. Tham quan không phải vé trở thành việc bất thường, đáng ngạc nhiên, đáng vui mừng bởi hầu như di tích nào cũng bị người ta biến thành hàng hóa thu tiền khách thăm… Ông bạn chê “phải” nó nặng. Sao lại không dùng từ “mua”. Ô hay cái ông này, “Tham quan không mua vé” thì có nghĩa là có bán vé mà khách trốn không chịu mua thì còn ra cái thể thống gì nữa. “Không phải vé” là người ta không có bày đặt bán vé thu lời gì cả, khách tự do mà thăm thú. Có vậy thì tác giả mới ngạc nhiên và thú vị chứ!
Khi thăm Bạch Đằng tác giả liên tưởng nhớ lại và tự hào về những chiến công hiển hách của cha ông mấy lần đánh tan thù phương Bắc xâm lược. Ông bảo “Máu loang”, “Núi xương, sông máu” nó ghê quá, con người Việt ta sắt máu hiếu chiến quá, phải thay bằng “lớp lớp chiến công”… Đó là cách cảm cách hiểu của riêng ông thôi. Máu, xương nó mới cụ thể sinh động thể hiện chiến công hiển hách của cha ông ta, nó có ý răn đe kẻ thù, nó mới đậm tính lịch sử cụ thể… Chứ “lớp lớp chiến công” thì nó chả sinh động, nó khẩu hiệu hô hào quá ông bạn ạ. Thì ông xem đấy, người ta chê lời “Quốc ca Việt Nam” sắt máu, không hợp với thời bình, đòi thay quốc ca… Họ quên rằng bất kỳ tác phẩm nào cũng mang trong nó tính lịch sử cụ thể. Kết quả là tốn bao nhiên tiền dân để cả nghìn bài quốc ca mới rốt cuộc vứt xó chả còn ai nhớ nổi bài nào…
Đoạn viết về di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng là có tính độc lập, có thể tách riêng thành một bài thơ độc lập. Nhưng đặt nó vào tổng thể chu trình tham quan với cảm xúc chủ đạo ngợi ca của tác giả thì không nên cắt bỏ. Bởi làm thế nó phá vỡ chu trình tổng thể của đợt tham quan của tác giả “du ngoạn ngày xuân”… Có thế mới là cuộc du ngoạn ngày xuân của chính Chu Đình An chứ ông bạn!
Tôi thật chẳng có hứng bình bài thơ này, nhưng ông bạn ca thán chất vấn châm trích tôi là “nhà nghiên cứu” thì buộc tôi tự ái mà phải lên tiếng thôi. Đã bình thì phải chọn bài xuất sắc mà bình, mà bài này tuy không phải kém so với mặt bằng thơ trên tạp chí nhưng so với nhiều bài thơ hay của Chu Đình An thì chưa phải là hay, thậm chí là bài kém của tác giả. Chu Đình An có nhiều bài thơ hay. Bài thơ này không phải là bài hay của Chu Đình An. Bài thơ chả có gì khó hiểu cả so với nhiều bài của người ta đầy ẩn dụ tầng tầng lớp lớp đọc cứ như tơ rối chả hiểu nổi kia. Bài thơ ít chất thơ, ngôn trực như thế mà ông bảo khó hiểu thì tôi đành bó tay chấm com thôi ạ.
Trần Mỹ Giống
Mời đọc thơ Chu Đình An tại mục Tác giả Chu Đình An trên blog này.
Trả lờiXóa