Đặng
Đức Địch (20/8/1816 – 04/8/1896) tự Cửu Tuân, hiệu Côi Phong, đỗ Cử nhân năm
1848, đỗ Phó Bảng năm 1849, làm quan trải các chức: Tri huyện Hàm Yên, Tri phủ
An Bình, Đốc học Hải Dương, Đốc học Bình Định, Giám sát Ngự sử, sung Tập Hiền
viện Tu soạn… Năm 1873 bị bệnh, ông xin về quê an dưỡng và nuôi mẹ già, Năm
1874 triều đình triệu ông ra làm Đốc học Nam Định, Thị giảng học sĩ, sung Sử
quán Toản tu, Hồng Lô tự khanh, năm 1883 được giao chức thự Tuần phủ Quảng
Ngãi, 1884 thăng Lễ bộ Tham tri, sung Sử quán Toản tu, lĩnh Lễ bộ Thượng thư,
1886 sung Kinh diên giảng quan(1)… Những năm 1873-1875 ông được Cai Tổng
Lê Như Lâm mời về làng Trà Lũ dạy học, là thầy dạy học nâng cao của Cử nhân Lê
Văn Nhưng – tác giả cuốn Trà Lũ Xã Chí(2).
Ông là người nghiêm cẩn, mực thước, mô phạm,
và… rất kỹ tính(3). Ông cao lớn, quắc thước, tiếng nói
sang sảng.
Trong dịp mừng thọ bát tuần của ông, nhiều bè bạn, học trò, quan viên, văn thân hàng xã, họ tộc đều có đối, trướng mừng.
CÂU
ĐỐI CỦA CỬ NHÂN ĐẶNG HỮU CHU
Bài này trích đăng giới thiệu đôi câu đối
mừng của “môn tôn - 門孫 (học trò của học trò – tức học trò vào hàng… cháu) Cử
nhân Đặng Hữu Chu (đỗ Cử nhân khoa Giáp Ngọ 1894):
範範模模為大呂為黄鐘鏗鏗乎可得而聞及于吾先子
名名望望如泰山如北斗巍巍然人所共仰况於我後生
門孫舉人鄧有株
(Ảnh hình 1)
Phạm
phạm mô mô, vi đại lữ, vi hoàng chung, khanh khanh hồ, khả đắc nhi văn cập vu
ngô tiên tử,
Danh danh vọng vọng, như Thái
sơn, như Bắc đẩu, nguy nguy nhiên, nhân sở cộng ngưỡng huống ư ngã hậu sinh,
Môn tôn Cử nhân Đặng Hữu Chu
(Cử nhân Khoa Giáp Ngọ 1894)
Tạm
dịch:
Thước
thước khuôn khuôn, như Đại Lữ, như Hoàng Chung, âm vang lắm, thảy đều được nghe
từ tiên sinh ta,(4)
Danh
danh tiếng tiếng, tựa Bắc Đẩu, tựa Thái Sơn, vòi vọi thay, ai cũng nhìn thấy huống
gì cháu chắt…
CHÚ
THÍCH:
1 – Theo sách “Các nhà khoa bảng Nam Định” của
Trần Mỹ Giống, Nxb Quân đội nhân dân, năm 2017.
2 –
Theo sách “Trà Lũ Xã Chí” của Nhĩ Khê Lê Văn Nhưng, Nxb Tôn Giáo, 2019.
3 –
Theo sách “Làng Hành Thiện và các nhà nho làng Hành thiện thời Nguyễn” của Đặng
Hữu Thụ.
4 –
Cái thú vị, cái hóm của đôi câu đối này đặc biệt ở chỗ: ca ngợi bản lĩnh sư phạm,
làm gương của thầy Đặng Đức Địch, nhưng cũng có cái khéo là dùng các âm luật
cao để nói về giọng nói, giảng bài to, vang, mạnh, sang sảng như tiếng chuông đồng
của thầy (Trong Luật nhạc Hán tộc xưa, âm thanh được chia ra làm 12 “nốt” từ
cao xuống thấp: hoàng chung, đại lữ, thái thốc, giáp chung, cô tẩy, trọng lữ,
nhuy tân, lâm chung, di tắc, nam lữ, vô xạ, ứng chung, thì tiếng nói của thầy Đặng
Đức Địch tương đương với các “nốt” cao nhất: Hoàng Chung = 黄鐘, Đại Lữ = 大呂)
TIẾN SĨ NGUYỄN NGỌC LIÊN MỪNG THỌ PHÓ BẢNG
ĐẶNG ĐỨC ĐỊCH
Năm
Bính Thân 1896 cụ Đặng Đức Địch mừng thượng thọ. Đời làm quan của cụ trải qua 3
triều Vua Nguyễn: Tự Đức - Dục Đức - Hiệp Hoà. Dịp này cụ Nguyễn Ngọc Liên mới
đỗ Tiến sĩ mấy năm (cụ Nguyễn Ngọc Liên đỗ Tiến sĩ năm 1889), có đôi câu đối mừng
thọ Cụ Đặng Đức Địch như sau (Ảnh hình 2):
二品冠袍國元老
八旬齒德鄉先生
Nhị
phẩm quan bào quốc nguyên lão,
Bát
tuần xỉ đức hương tiên sinh,
Vế
1 ca ngợi cụ Đặng Đức Địch học hành đỗ đạt đã làm quan đến hàm NHỊ PHẨM, là bậc
NGUYÊN LÃO xủa quốc gia. Vế 2 thì mừng cụ Đặng Đức Địch đã thượng thọ 80 tuổi
(bát tuần), về hưu là bậc đức cao vọng trọng của làng Hành Thiện.
MỪNG THỌ ĐẶNG ĐỨC ĐỊCH.
Năm
1896, Đặng Đức Địch mừng thượng thọ 80 tuổi. Dịp này, Hội tư văn huyện Giao Thuỷ
và làng Hành Thiện có tặng một đôi câu đối (Ảnh hình 3):
齒一德一爵一
道全形全神全
Phiên
âm:
Xỉ
nhất đức nhất tước nhất
Đạo
toàn hình toàn thần toàn
Ý
nghĩa:
Tuổi
thọ cao, hiền lành đức độ, tước lớn bổng hậu.
Giữ
trọn đạo, thân hình khoẻ mạnh, thần hồn minh mẫn.
Tôi
tạm dịch:
Tuổi
cao - đức trọng - tước to,
Đạo
đủ - thân yên - hồn vững,
Thật
tài tình! Chỉ với 12 chữ thôi mà câu đối đã ca ngợi đủ 6 mặt quan trọng nhất của
một con người: tuổi thọ, đức độ, quan tước, đạo lý, thân thể, thần hồn. Hơn nữa,
cả 6 mặt này đều đạt đến độ viên mãn.
XÃ HÀNH THIỆN MỪNG THỌ VÀ TRI ÂN ĐẶNG ĐỨC
ĐỊCH
Năm
1896, mừng thượng thọ tuổi 80, Xã Hành Thiện có đôi câu đối mừng và tri ân cụ Đặng
Đức Địch với quê hương, làng xã như sau (Ảnh hình 4):
有廊庙有江湖吾鄉大老
此天年此宦業南州一人
Hữu
lang miếu, hữu giang hồ, ngô hương đại lão,
Thử
thiên niên, thử hoạn nghiệp, Nam châu nhất nhân,
Bản
xã,
Tôi
tạm dịch:
Có đền
miếu, có sông hồ, ấy do làng ta đại lão,
Này
tuổi trời, này sự nghiệp, tỉnh Nam chỉ có một người.
(Cụ
Đặng Đức Địch có đóng góp rất nhiều tiền của vào việc xây dựng đền miếu, chùa
lăng, bến nước, đường sá... ở làng. Thọ 80, đã trải làm quan đến bậc Thượng
thư, lại đã từng được uỷ quyền thay nhà Vua đứng tế ở Đàn Nam Giao... thì thực
là ở tỉnh Nam Định chưa từng có ai hơn. "Nam Châu nhất nhân" là vậy!?)
ÁN SÁT ĐẶNG ĐỨC CƯỜNG MỪNG THƯỢNG THỌ THƯỢNG
THƯ ĐẶNG ĐỨC ĐỊCH.
Mừng
thượng thọ 80, Nguyên Thượng thư Đặng Đức Địch được Án sát Đặng Đức Cường (sau
thăng lên đến Tổng đốc Hải Dương, Thái tử Thiếu bảo, Hiệp Tá đại học sĩ) tặng một
đôi câu đối như sau (Ảnh hình 5):
幾如公磊磊落落然此科名又有此事業
蓋於世憂憂愛愛者還朝廷亦以還子孫
Kỷ
như công lỗi lỗi lạc lạc nhiên, thử khoa danh hựu hữu thử sự nghiệp,
Cái
ư thế ưu ưu ái ái giả, hoàn triều đình diệc dĩ hoàn tử tôn,
Bắc
Nguyên Án sát Đặng Cường, (Án sát Bắc Ninh – Thái Nguyên Đặng Đức Cường)
Tạm
dịch:
Có
mấy người tài giỏi như ông, đỗ đạt bằng cấp cao như thế, sự nghiệp lẫy lừng như
thế.
Chính
là cuộc đời cũng ưu ái ông, hoàn tất công việc triều đình, chu đáo gia đình con
cháu.
CÂU ĐỐI... VIẾNG ĐẶNG ĐỨC ĐỊCH
Năm
1896, mùa Xuân cụ Đặng Đức Địch về hưu trí ở làng. Được ít tháng, đến mùa Thu,
tháng 8, ngày mồng 4 thì cụ mất, hưởng thọ 81 tuổi (1816 - 1896). Hội Tư văn
làng Hành Thiện và huyện Giao Thuỷ có đôi câu đối viếng, ca ngợi tài năng, phẩm
chất, thành tựu vượt bậc của cụ như sau: (Ảnh 6):
春卿正二衘潞公致仕
秋月初四日曾子完歸
Xuân
KHANH chính nhị hàm, Lộ công trí sĩ,
Thu
nguyệt sơ tứ nhật, Tăng tử hoàn quy,
Thượng
thư bộ Lễ hàm chánh nhị phẩm, ông Lộ công… về quê hưu trí,(1)
Mùa
thu, tháng 8 ngày mồng 4, ông Tăng tử….quy tiên!(2)
Đại
ý câu đối ví von, so sánh Đặng Đức Địch với viên quan đại thần triều nhà Tống
Văn Ngạn Bác (được phong tước CÔNG (cao nhất trong ngũ tước) = LỘ quốc công = 潞國公) xưa và như một học trò xuất sắc của Khổng tử là Tăng
Sâm – Tăng tử.
Chú thích:
Lộ
công ở đây là Văn Ngạn Bác 文彥博 (1006-1097) nhà thơ, nhà chính trị Bắc Tống, tự Khoan Phu 寬夫, người Giới Lâm (nay thuộc Sơn Tây). Đậu tiến sĩ năm
thứ năm Thiên Thánh (1027), làm tri huyện Dực Thành, thông phán Giáng Châu. Cuối
năm Khánh Lịch, ông làm quan đến Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, được
phong Lộ quốc công = 潞國公 (Chữ LỘ = 潞
là từ Lộ giang = 潞江, một con sông ở đất tỉnh Sơn Tây, quê nhà của Văn Ngạn
Bác). Ông cũng về trí sĩ khi đã ngoài 80 tuổi như Đặng Đức Địch.
HỌ ĐẶNG LÀNG HÀNH THIỆN VIẾNG TANG ĐẶNG ĐỨC
ĐỊCH
Ngày
4 tháng 8 năm 1896 Đặng Đức Địch quy tiên. Họ Đặng làng Hành Thiện có đôi câu đối
viếng như sau; (ảnh chụp bản chép câu đối xưa kèm theo)
子孫其有興乎我列祖之言至今始騐
族譜為深惜者尊相公之德於世所希
Tử
tôn kỳ hữu hưng hồ, ngã liệt tổ chi ngôn chí kim thuỷ nghiệm,
Tộc
phả vị thâm tích giả, tôn tướng công chi đức ư thế sở hy,
Bản
tộc,
Tạm
dịch:
Con
cháu rồi sẽ hưng vượng, lời liệt tổ đến nay mới ứng nghiệm,
Họ
hàng thương tiếc vô cùng, đức độ ngài ở đời thật hiếm thay.
TIẾN SĨ DƯƠNG KHUÊ VIẾNG ĐẶNG ĐỨC ĐỊCH
Tiến
sĩ Dương Khuê ít hơn Đặng Đức Địch 23 tuổi, có một thời làm quan đồng triều với
Đặng Đức Địch. Khi hay tin Đặng Đức Địch mất, Dương Khuê có gửi đôi câu đối viếng
như sau: (ảnh 8)
公真為出世仙歷紅羊塵刼幾囬成此修齡芳菊秋深存舊徑
仆近得歸山趣憶司馬耆壇故事未開勝會扁舟南下謁先生
楊珪
Công
chân vi xuất thế tiên, lịch Hồng Dương(1) trần kiếp, kỷ hồi thành thử tu linh,
phương cúc thu thâm tồn cựu kính,
Bộc
cận đắc quy sơn thú, ức Tư Mã(2) kỳ đàn, cố sự vị khai thắng hội, biển
chu nam hạ yết tiên sinh,
Tiến
sĩ Thượng thư trí sĩ Vân Trì Dương Khuê (1839 - 1902)(3)
Tạm
dịch:
Ngài
đúng là ông tiên xuống trần, trải qua tai ương đất nước, mấy phen tuổi đã thêm
già, vườn cúc muà thu còn lối cũ.
Tôi
đã sớm về chơi sông núi, nhớ các bạn quan lớn tuổi, người xưa chưa cùng gặp lại,
thuyền nhỏ xuôi nam gặp tiên sinh.
CHÚ
THÍCH:
(1)-
Hồng Dương (紅羊 = dê thui)chỉ “kiếp nạn của đất nước”. (Theo sấm truyền
cổ bên Trung Quốc, “hồng dương kiếp” trỏ những biến loạn, kiếp nạn của đất nước,
vương triều, thường diễn ra vào các năm Bính Ngọ, Đinh Mùi (2 năm liền nhau
theo lịch can chi) : Bính, Đinh, Ngọ thuộc hoả (火
= lửa đỏ) trong ngũ hành, biểu tượng của Mùi là con Dê (Dương = 羊), vì vậy “hồng dương kiếp” = “紅羊刧” = “nạn dê thui” trỏ những biến loạn của đất nước, triều
đình )
(2)-
“Tư Mã kỳ đàn” = “司馬耆亶” = “dàn lão của ông Tư Mã Quang”: Thời Tống, sau khi Tể
tướng Vương An Thạch thực hiện “biến pháp”, “cải cách”, “peredstroika”
“pê-rét-st-rôi-ka” (của Gorbachop bên Liên Xô), “đổi mới” thất bại, Vua Tống trọng
dụng lại Tư Mã Quang và các quan cận thần cũ (hầu hết đều đã lớn tuổi). Ở đây
Dương Khuê (với tư cách là Thượng thư Bộ Binh nghỉ hưu) nhớ lại thời làm quan đồng
triều với Đặng Đức Địch. Tích “Tư Mã Quang” ở đây cũng có liên quan đến tích “Lộ
công” - “Lộ quốc công” - Văn Ngạn Bác trong câu đối viếng Đặng Đức Địch của Hội
tư văn huyện Giao Thuỷ và làng Hành Thiện. (Văn Ngạn Bác làm quan cùng triều
nhà Tống với Tư Mã Quang). (Một tồn nghi: Khi Dương Khuê bị biếm chức do hàm
oan án tham nhũng công quỹ, rồi lại được phục chức, rất có thể là do công tra
xét, minh oan cho ông của quan Hình bộ Thị lang Đặng Đức Địch vào năm 1878!?).
(3)-
Dương Khuê (1839-1902), hiệu Vân Trì, xuất thân trong một gia đình nhà Nho; là
con cả Đô ngự sử Dương Quang, và là anh ruột của danh sĩ Dương Lâm; quê ở làng
Vân Đình huyện Sơn Minh phủ Ứng Hòa tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình,
huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Dương Khuê là người văn hay, chữ tốt. Năm 1864, Dương
Khuê thi Hương đỗ Cử nhân, cùng khoa này Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên. Năm Mậu
Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Đệ Tam giáp Tiến sĩ. Sau khi đỗ
Tiến sĩ, Dương Khuê được bổ làm tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi được thăng
làm Bố chánh. Đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ XIX, trước việc tay lái buôn
người Pháp Jean Dupuis uy hiếp các quan chức người Việt ở Bắc Kỳ để tự do sử dụng
sông Hồng, ông ở trong nhóm những sĩ phu cương quyết chống lại. Ông đã dâng sớ
lên can vua Tự Đức: không nên nhượng bộ Pháp nữa, nên ông bị giáng xuống làm
Chánh sứ sơn phòng lo việc khai hoang. Năm 1873, người Pháp đem quân đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi thương thuyết,
họ chịu trả lại bốn thành cho triều đình Huế, thì Dương Khuê được điều động làm
Án sát Hải Phòng.
Năm
1878, nhân lễ “ngũ tuần khánh thọ ” (50 tuổi) của mình, vua Tự Đức xuống chỉ
cho ông làm Đốc học Nam Định. Sau đó, ông lần lượt trải các chức: Bố chính,
Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, Tổng đốc Nam Định-Ninh Bình.
Năm
1897, Toàn quyền Paul Doumer xóa bỏ điều 7 của Hòa ước Giáp Thân 1884, đặt cơ sở
cho guống máy cai trị của Chính phủ bảo hộ, thì Dương Khuê xin cáo quan, lúc 58
tuổi, được tặng hàm Thượng thư bộ Binh.
Trong
sự nghiệp sáng tác thơ của ông, nổi tiếng là bài “Hồng hồng Tuyết tuyết…”, (Gặp
lại cô đầu cũ) đây là bài thơ phổ cập cho những người bắt đầu hát ca trù. Hai
anh em Dương Khuê, Dương Lâm, cùng với các tài tử văn nhân như: Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm,…, đã góp phần làm nghệ thuật ca trù
trở nên phổ biến. Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902). Nghe tin,
bạn thân ông là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ nổi tiếng nhan đề
Khóc bạn để viếng ông (trong đó mở đầu bằng câu: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”).
(Dẫn theo website “Họ Dương Việt Nam”)
Gặp
lại cô đầu cũ
Hồng
Hồng, Tuyết, Tuyết,
Mới
ngày nào chửa biết cái chi chi.
Mười
lăm năm thấm thoắt có xa gì!
Ngoảnh
mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu.
Ngã
lãng du thời, quân thượng thiếu,
Kim
quân hứa giá, ngã thành ông
Cười
cười nói nói thẹn thùng,
Mà
bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.
Riêng
một thú Thanh Sơn đi lại,
Khéo
ngây ngây dại dại với tình.
Đàn
ai một tiếng dương tranh...
(Thanh
Sơn: là làng THANH Thần, huyện SƠN Minh, đây là quê Dương Khuê và là làng xưa
có nhiều cô đầu con hát)
HỌC SINH VIẾNG THẦY ĐẶNG ĐỨC ĐỊCH
Khi
Đặng Đức Địch quy tiên, có nhiều câu đối của học trò viếng thầy. Thử trích dẫn
một đôi của học trò là Cử nhân Trương Khắc Nhượng và Tú tài Bùi Đồng viếng thầy:
(ảnh 9).
朝庭功業銘异鼎
儒舘文章仰斗山
門生舉人張克讓秀才裴桐
Triều
đình công nghiệp minh dị(1) đỉnh,
Nho
quán văn chương ngưỡng Đẩu sơn,
Môn
sinh Cử nhân Trương Khắc Nhượng(2), Tú tài Bùi Đồng,
Tạm
dịch:
Sự
nghiệp lẫy lừng, triều đình ghi đỉnh vạc,
Văn
chương lồng lộng, làng nho ngắm Đẩu Sơn(3).
CHÚ
THÍCH:
(1)
- Chữ thứ 6 vế 1, tôi đã nhầm rất lâu là chữ Tầm = 寻, và không hiểu được ý nghĩa thế nào là “tầm đỉnh = 寻鼎”. Rất may mắn, đem điều hồ nghi, thắc mắc ấy hỏi các bậc
túc nho bè bạn, đã được giảng cho rằng đó là chữ DỊ = 异, đã được các cụ xưa viết… thành như thế. Thật thú vị!
(2)
- Trương Khắc Nhượng người huyện Chân Định, tỉnh Thanh Hoá, đỗ Cử nhân Khoa thi
1886 thời Đồng Khánh.
(3)
– Đẩu Sơn = Sao Bắc đẩu, Núi Thái Sơn, (núi cao, sao sáng) – những biểu tượng
cao quý đứng đầu trong quần thể, xứng đáng để ngưỡng mộ, noi gương, học tập, phấn
đấu. Ở đây để nguyên chữ “Đẩu Sơn” không diễn dịch, để cho phần dịch thành… câu
đối!
HỌC TRÒ - CỬ NHÂN ĐẶNG ĐỨC NHU VIẾNG THẦY
- PHÓ BẢNG THƯỢNG THƯ ĐẶNG ĐỨC ĐỊCH
Đặng
Đức Nhu người làng Hành Thiện, là học trò của Phó bảng - Thượng thu Đặng Đức Địch.
Khi Đặng Đức Địch mất, Đặng Đức Nhu (khi đó đang là Tri phủ Kiến Thuỵ - Kiến An
- Hải Phòng) có đôi câu đối viếng thầy như sau: (ảnh chép tay xưa kèm theo).
Kính
mời các bác, các bạn chữ nghĩa xem, thử ngắt câu, dịch và chú đôi câu đối này!
Tôi phiên âm thế này:
尚有老成其言足以興其默足以容為後學者尊師豈惟文字
居然井邑某邱之所遊某水之所釣讀鄉先生傳記不覺涕泠
門生建瑞知府鄧德濡
Thượng
hữu lão thành kỳ ngôn túc dĩ hưng kỳ mặc túc dĩ dung vi hậu học giả tôn sư khởi
duy văn tự,
Cư
nhiên tỉnh ấp mỗ khâu chi sở du mỗ thuỷ chi sở điếu độc hương tiên sinh truyện
ký bất giác thế linh
Môn
sinh Kiến Thuỵ Tri phủ Đặng Đức Nhu
(sưu tầm và dịch)
Không biết chữ nghĩa các cụ xưa viết thế nào, chứ 潞公 Lộ Công mà chú là Tử Lộ 子路 thì quả là các thày cần xem xét lại chăng.
Trả lờiXóa