LỜI GIỚI THIỆU
Mến
chào quý vị. Hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu 10 bài thơ HƯƠNG THIỀN của nhà
thơ Vạn Lộc sẽ được làm video qua giọng ngâm và đọc lời bình của nghê sĩ NHẬT
QUỲNH. Nhà thơ Vạn Lộc tên thật là Võ Thị
Hôi, sinh 30/12/1946, quê quán Đông Yên, Duy
Trinh, Duy Xuyên, hiện sinh sống tại Đà Nẵng. Nhà thơ Vạn lộc là hội
viên Hội Nhà Văn thành phố Đà Nẵng, hội viên Thơ Đường Luật Việt Nam. Tác giả
còn tham gia nhiều thi văn đoàn khác . Nhà thơ Vạn Lộc đã
xuất bản 12 tập thơ, nhiều bài thơ và tập thơ của Vạn Lộc đã nhận được giải thưởng
trong nước. Đây không phải là những bài thơ hay nhất của tác giả, đây là những
bài thơ bày tỏ nỗi niềm trong tuổi vào đông của một tâm hồn thơ luôn luôn muốn
thì thầm cùng trăng nước, tha nhân và vạn vật để giải bày những vui buồn, những
suy nghiệm sâu xa trong cuộc sống, hướng về cõi cực lạc bằng tâm thiền tịnh của
tác giả. Mời quý vị lắng lòng tự tại trong cõi an nhiên của tâm hồn để tiếng
thơ Vạn Lộc đem đến nhiều với chúng ta những hương thiền thi vị. Cảm ơn quý vị.
Châu Thạch
BÀI 1: NẺO ĐƯỜNG VỀ ĐẤT PHẬT
Về
cõi Phật bằng con đường siêu thoát là ước vọng của người Phật tử khi qua cõi đời
nầy. Hành hương về đất Phật cũng là ước vọng của người Phật tử khi sống trên trần
gian. Về đất Phật bằng đôi chân bộ hành của mình là ước vọng của các bậc tì
kheo, tu sĩ Phật giáo. Nhà sư Thích Minh
Tuệ, một nhà sư tu hạnh Đầu Đà mà trên 2500 năm mới có người thứ hai sau đại đệ
tử của Phật Thích Ca Mâu Ni là ngài Ca Diếp thực hành tu luyện.
Hạnh
Đầu Đà là một phương pháp tu khổ hạnh của Phật giáo để tôi luyện thân tâm, trừ
bỏ phiền não cấu trần. Người tu hạnh Đầu Đà châp nhận những khó khăn trong các
vấn đề ăn , mặc, ở và đi lại, gần như cách tu khổ hạnh mà Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni thực hiện trước ngày thành đạo. Nhà sư Thích Minh Tuệ sau nhiều năm thực hiện
cách tu hạnh Đầu Đà, sư đi khất thực ăn
mỗi ngày 1 bửa, mặc y phấn tảo tự may bằng những mãnh vải lượm được trên đường,
ngủ ngồi ở nghĩa địa hay nơi hoang vắng. Sư Minh Tuệ đã bộ hành dọc theo đất nước
Việt Nam từ Nam ra Bắc rồi quay lại từ Bắc vào Nam được 4 lần, nay cơ duyên đã
đến, sư Thích Minh Tuệ được trợ duyên để
lên đường, đi bằng đôi chân trần của mình, qua nhiều nước, ngài hành hương về chiêm bái Phật tích trên đất nước Ấn
Độ.
Sự
kiện Thích Minh Tuệ tu hạnh Đầu Đà đi dọc đất nước Việt Nam đã gây một tiếng
vang tốt đẹp cho đạo Phật. Nay nhà sư bộ hành xuyên qua các nước Campuchia, Thái lan. Myanmar.
Bangladesh để đến những nơi thiêng liêng là thánh thích của Phật Giáo tại Ấn Độ
là niềm vui lớn cho phật Tử trong và ngoài
nước, từ đó thi ca vinh danh chuyến đi của ngài cũng rộ lên, thăng hoa
trong nền văn học Phật Giáo Việt Nam hiện nay.
Trong
bài viết nầy, chúng tôi hân hạnh giới thiệu
một bài thơ tiêu biểu trong làn sóng sáng tác hiện nay, như những đóa
hoa đầy hương vị thiền nở theo bước chân người khất sĩ hành hương về đất Phật.
Bài thơ sẽ được làm video qua tiếng ngâm và đọc lời bình của nghệ sĩ diễn ngâm
Nhật Quỳnh một ngày gần. Mời quý vị thưởng
thức bài thơ “Nẻo Đường Về Đất Phật”, thơ của nhà thơ Vạn Lộc sáng tác:
Con
đường hành hương dài thăm thẳm
Qua
bao đèo cao, bao lũng sâu
Cuộc
lữ hành gần ba ngàn dặm
Thầy
đang đi trên đất nước Lào
Đoàn
du Tăng đầu trần chân đất
Phấn
Tảo Y, hạnh nguyện Đầu Đà
Thầy
chúng con tìm về đất Phật
Con
đường thiên lý mịt mờ xa
Kính
thưa quý vị, qua hai khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Nẻo Đường Về Đất Phật”, nhà
thơ Vạn Lộc đã mô tả những khó nhọc mà đoàn hành hương phải trải qua trên con
đường xa vạn dặm. Nhà thơ Vạn Lộc tên thật là Vũ Thi Hội, quê quán tại Duy
Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, hiện sống tại
Đà Nẵng. Nhà thơ Vạn Lộc còn là một cư sĩ, ăn trường chay, ngồi thiền và làm
thiện nguyện nhiều năm qua, nên tiếng thơ của bà là tiếng lòng thật sự ngưỡng mộ
thầy Thích Minh Tuệ. Nhà thơ bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc với bước chân đi ba
ngàn dặm của sư “qua bao đèo cao, bao lũng sâu” với đầu trần chân đất.
Qua
khổ thơ thứ ba, nhà thơ Vạn Lộc bày tỏ lòng kính trọng của mình đối với bước đi
của thầy Minh Tuệ mà Vạn Lộc đánh giá là “Mỗi bước chân vọng về cố quốc/ Vang
câu kinh Bất Khả Tư Nghi”:
Thầy
ơi, chúng con thương Thầy quá
Bao
gian nan, vất vả, hiểm nguy
Mỗi
bước chân vọng về cố quốc
Vang
câu kinh Bất Khả Tư Nghì
Thật vậy, câu thơ mà Vạn Lộc dành riêng cho sư Minh Tuệ là mỗi
bước đi như là câu kinh “Bất Khả Tư Nghi” vọng về cố quốc chí lý vô cùng. “Bất
khả tư nghi” có nghĩa là không thể nghĩ
bàn, ngoài sự hiểu biết của con người, đối với hành giả, đó là trạng thái tu chứng,
diệu dụng, thần thông của Bồ Tát. Như thế, tuy không nói rõ nhưng nhà thơ Vạn Lộc
đã gián tiếp công nhận sư Thích Minh Tuệ là bậc chánh đẳng, chánh giác, chỉ bước
đi của ngài đủ vọng về cố quốc cho chúng sinh thấy con đường giải thoát để noi theo.
Khổ
thứ 5 và khổ thơ cuối cùng của “Nẻo Đường Về Đất Phật” nhà thơ Vạn Lộc tán thán
công đức của nhà sư Thích Minh Tuệ, bà quan niệm những bước đi của nhà sư tạo
ra vạn duyên để gieo mầm bồ tát. Hôm nay nhà sư đi là gieo nhân lành, mà quả là
chúng sinh được hưởng. Mầm là mầm Bồ Tát do sư Thích Minh Tuệ gieo ra, còn quả
tốt nhận được ở vị lai là Phật pháp nhiệm mầu mà chúng sinh được hưởng.
Những
nẻo đường trên đất nước bạn
Được
nhân dân đảnh lễ, cúi đầu
Vạn
duyên khởi gieo mầm Bồ Tát
Quả
Vị Lai Phật Pháp nhiệm mầu
Ngày
đêm Thầy bộ hành trì giới
Mong
nắng mưa an bước Thầy đi
Cầu
du đoàn đá mềm, chân cứng
Nguyện
chư Thiên, chư Phật độ trì.
Đọc
bài thơ “Nẻo Đường Về Đất Phật” của nhà thơ Vạn Lộc, ta thấy vần điệu êm trôi,
thi từ bình dị ngôn ngữ không cao siêu khó hiểu, nhưng sâu đậm trong thơ lời của tình yêu thương mếm
mộ chan chứa, tràn đầy, thơm hương vị từ bi . Vạn Lộc là một nhà thơ sâu nhiệm Phật pháp, bà viết nhiều
bài thơ Đường luật đầy hương thi ca và dậy hương thiền. Nếu có dịp, chúng tôi
chắc chắn sẽ bình và diễn ngâm những bài thơ ấy trên mạng một ngày gần đây . Cảm
ơn quý vị đã lắng nghe. Nguyện chư thiên, chư phật độ trì và vạn duyên lành khởi gieo mầm Bồ Tát từ bước chân
thầy Minh Tuệ sẽ sinh bông trái trong lòng quý vị.
Châu Thạch
BÀI 2: VỊ THỊ GIẢ CỦA HOÀ BÌNH
Kính
thưa quý vị, hàng nghìn năm trước bên Trung Hoa có sự tích Đường tăng đi đến đất
Phật thỉnh kinh. Theo tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân, để thỉnh được chân
kinh, thầy trò Đường Tăng phải vượt quãng đường 10 vạn 8 nghìn dặm từ Đại Đường
đông thổ đến nước Tây Trúc tức Ấn Độ, kinh qua 81 khổ nạn, phải đối mặt và chiến
đấu với biết bao yêu quái.
Trên
nghìn năm sau, sự kiện đó quay lại trên đất nươc Việt Nam khi nhà sư Minh Tuệ
phát nguyện bộ hành qua đất Phật, không phải để thỉnh kinh mà để thực hành theo
pháp tu Hạnh Đầu Đà, một pháp tu khổ hạnh
mà khi Phật còn tại thế, chỉ có ngài Ca Diếp thực hiện mà thôi. Sự kiện sư Minh
Tuệ đầu không mũ, chân không giày, ăn mỗi ngày một bửa, ngủ ngoài trời, đi bộ
qua nhiều nước để đến chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ và tu tập Hạnh Đầu Đà
làm nô nức lòng người Phật tử, gây cảm hứng sáng tác cho nhiều người cầm bút.
Nhà
thơ Vạn Lộc, một Phật tử thuần thành, một cư sĩ
trường chay, một cây bút hương thiền với nhiều tác phẩm thi ca được yêu
mến đã vinh danh nhà sư Minh Tuệ với bài thơ “Vị Thị Giả Của Hòa Bình”. “Thị Giả”
là gì? Thi giả là người hầu cận bậc chân sư, như ngày xưa Tôn giả A-Nan-đà , hầu
cận đức Phật Thích-ca khi Ngài còn tại thế..Ngày nay, Nhà thơ Vạn Lộc muốn nói ngài Minh Tuệ là người
hầu Đức Phật làm ngọn đuốc hòa bình soi sáng nhân gian.
Bài
thơ sẽ được làm video qua tiếng ngâm thơ và đọc lời bình của nghệ sĩ diễn ngâm
Nhật Quỳnh sau nầy. Bây giờ mời quý vị theo dõi bước đi của người sứ giả hòa
bình với đôi chân trần qua ngàn vạn dặm đường xa:
Trên
con đường hành hương về đất Phật
Chân
trần mấy nghìn dặm Thầy đi
Qua
bao đèo, bao sông, bao suối
Trắng
mây bay mấy cõi biên thuỳ
Những
nước bạn mừng đón Thầy đến
Nhân
dân đảnh lễ, cúng dường
Thắm
trên môi nụ cười an lạc
Tâm
Bồ Đề nở Pháp Hoằng Dương
Kinh thưa quý vị, bằng hai khổ thơ đầu, nhà
thơ Vạn Lộc đã miêu tả đầy đủ hành trình của ngài Minh Tuệ vượt núi băng
sông cùng nỗi niềm của người dân Phật tử đón tiếp ngài. Với câu thơ “Trắng mây
bay mấy cõi biện thùy” Vạn Lộc đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp khi nhà sư bước
qua ranh giới của nhiều nước. Câu thơ “Tâm Bồ Đề nở pháp Hoằng Dương” nhà thơ Vạn
Lộc đã nói lên trọn vẹn phương pháp truyền bá Phật pháp không bằng thuyết pháp
mà bằng hành động của ngài Minh Tuệ.
Tiếp
theo sau đây, xin mời quý vị nghe trình bày hai khổ thơ kế tiếp. Trong hai khổ
thơ nầy, bằng thi pháp, nhà thơ Vạn Lộc đã làm một youtuber quay cuốn phim bộ
hành của ngài Minh Tuệ, không chỉ thấy bóng ngài trên con đường dài vạn dặm mà
còn thấy được đạo hạnh của ngài đem hạnh phúc cho tâm hồn và lan tỏa ra trần thế.
Y
Phấn Tảo thênh thênh con đường rộng
Lõi
nồi cơm điện đựng càn khôn
Lòng
từ bi hoá Chân Thiện Mỹ
Khác
ngữ ngôn mà hoà điệu tâm hồn
Thầy
nghiêm cẩn giữ Giới - Định - Huệ
Hạnh
Đầu Đà thành Vô Lượng kinh
Quả
Vị Phật Thích Minh Tuệ nhập thế
Mỗi
bước Thầy đi là Thị Giả của hoà bình
Trong
hai khổ thơ nầy những câu thơ “Lõi nồi
cơm điện đựng càn khôn”, “Khác ngữ ngôn mà hòa điệu tâm hồn” đã cao siêu diễn tả
được uy lực của nồi cơm điện cũng như tâm ngữ là ngôn ngữ có sóng điện từ vô âm
của bậc chân sư đã truyền thông làm giác ngộ người Phật tử hết sức diệu kỳ. Hai
câu thơ “Hạnh đầu đà thành vô lượng kinh” và “mỗi bước thầy đi là thị giả của
hòa bình” như tiếng sấm rền vang kinh Phật, như tiếng chuông âm vọng trong
trăng sao mây nước thâm thúy đến vô cùng.
Nhà
thơ Vạn Lộc còn nhiều bài thơ đầy hương thiền, đem đến cho người đọc hay người
nghe ngâm thơ cảm nhận sự bình an, thanh tịnh và thi vị trong thơ của bà. Nếu
có dịp chung tôi sẽ giới thiệu thêm cùng quý vị. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe thơ
của Vạn lộc qua lời bình của Châu Thạch và tiếng ngâm của nghệ sĩ Nhật Quỳnh
./.
BÀI 3: VỊ HÀNH GIẢ CỦA ÁNH SÁNG
Kính
thưa quý vị.
Nhà
sư Thích Minh Tuệ , người đầu tiên giữa thời đại nầy quyết định "học tập
theo lời Phật dạy" bằng cách giữ 13
hạnh đầu đà. Ngài bộ hành khất thực khắp đất nước trong nhiều năm. Hành
trình đi bộ năm 2024 của ngài gây nên sự chú ý của đông đảo quần chúng Việt
Nam, thu hút hàng nghìn người đón đưa và chiêm bái ngài. Theo chân ngài để thực
tập hạnh đầu đà đi chân trần, ăn một bửa trước ngọ, ngủ màn trời chiếu đất có lúc lên đến hàng trăm người, dẫn tới nhiều
xáo trộn trật tự giao thông, khiến cho đến
đầu tháng 6 năm 2024 ngài phải ngừng bộ
hành để ẩn tích, làm dấy lên nhiều xôn
xao dự luận
Từ
tháng 12 năm 2024, sau một thời gian tìm kiếm sự hổ trợ và được hữu duyên, ngài đã bắt đầu chuyến
hành hương đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích và tu tập. Sư Thích Minh Tuệ dự kiến
sẽ bộ hành qua Lào, Thái lan, Myanmar để nhập cảnh Ấn Độ, rồi sang Nepal và
Bhutan trước khi ẩn tu ở dãy núi Himalaya.
Sự
hành hương về đất Phật của nhà sự Thích Minh Tuệ không chỉ tạo một niềm vui lớn
cho người Phật tử chân chính tại Việt Nam mà con gây tiếng vang
tốt đẹp trên toàn thế giới. Thơ văn viết để tôn vinh, tán thán ngài nhiều không
xiết kể. Trong cái kho tàng văn chương
chứa hương tịnh độ ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài thơ “Vị Hành Giả của
Ánh Sáng” của nhà thơ Vạn Lộc đến quý vị, như gởi đến quý vị một chút hương thiền
mượn làn gió từ bước chân ngài bay đến ta. Bài thơ sẽ được làm video cho nghê
sĩ Nhật Quỳnh đọc lời bình và diễn ngâm
sau nầy:
VỊ HÀNH GIẢ CỦA ÁNH SÁNG
(Kính
cầu nguyện Thầy Thích Minh Tuệ luôn hanh thông trên con đường về Đạo Tràng Bồ Đề,
về với Đất Phật!)
Vui
tin ước nguyện Thầy về
Đạo
tràng - Đất Phật - Bồ Đề Thầy ơi
Bước
chân Thầy sẽ muôn nơi
Gieo
từ tâm những phương trời gần xa
Thầy
con nguyện Hạnh Đầu Đà
Nguyện
Y Phấn Tảo cà sa khất hành
Con
đường giải thoát tử sanh
Chân
không vạn dặm viên thành Pháp môn
Sáu
năm bao nẻo đường mòn
Bắc
nam, nam bắc nước non nghìn trùng
Tâm
tĩnh tại, lòng bao dung
Vạn
duyên thiện khởi bước Thầy dừng chân
Lòng
con thấu lẽ hồng trần
Buông
tham, bỏ bớt si sân một đời
Thân
rồi là chiếc lá rơi
Trăm
năm cũng chỉ mây trời nhẹ bay
Con
vui mà mắt con cay
Đường
muôn vạn dặm bóng Thầy dần xa
Bước
hành giả ánh sáng và
Nguyện
Thầy phổ hiện trên toà Như Lai
Nhà
thơ Vạn Lộc đã bước qua tuổi bát thập, là một cây bút được nhiều ái mộ, là một
cư sĩ ăn trường chay nhiều năm, đã từng xuất bản nhiều tác phẩm trong đó có nhiều
bài thơ ngát hương thiền.
Bài
thơ “Vị Hành Giả Của Ánh Sáng” như những cái chắp tay bái lạy tiễn đưa ngài Minh Tuệ lên đường. Hành giả là
gì? Hành gỉa chỉ chung những người tu hành Phật Đạo, những người đi trên con đường
đến chốn giải thoát khổ đau. Nhà thơ Vạn Lộc cũng là một hành giả, bà không đi
cùng bước chân ngài Minh Tuệ đến đất Phật, nhưng tâm của nhà thơ đã khởi hành
cùng ngài, dõi theo con đường muôn vạn dặm để cầu cho “Vạn duyên thiện khởi”
trên mỗi bước chân ngài.
Bài
thơ vừa tán thán vị chân tu, vừa bày tỏ tấm chân tình của mình ngưởng vọng những
thành tựu mà nhà sư Thích minh Tuệ giác ngộ, cũng như bước đi của ngài đã trực
chỉ nhân tâm cho chính tác giả và người Phật tử kiến tánh những điều tốt đẹp,
buông bỏ tham sân si. Thiết nghĩ đây là một bài thơ hay của nhà thơ Vạn Lộc, đã
làm cho người đọc thơ, nghe thơ mở tâm thiện lành của mình ra, theo từng vần
thơ mô tả bước chân như ngọn đèn chiếu sáng trên con đường giải thoát mà vị
hành giả Minh Tuệ đang đi . Cảm ơn quý vị
lắng nghe thơ Vạn Lộc qua lời bình của Châu Thạch. Hẹn gặp lại một dịp
khác./.
Bài 4 - THIỀN TRĂNG CỎ HƯƠNG
Kính
thưa quý vị. Thiền là một hoạt động thực hành tập trung tâm trí để đạt được trạng
thái tinh thần minh mẫn và cảm xúc bình an. Thiền của Đao Phật có nguồn gốc từ Ấn
Độ, người sáng lập ra hệ thống thiền là ngài Tất Đạt Đa, sau ngài thành Phật gọi
là Phật Thích ca Mâu Ni . Từ đó thiền du nhập khắp thế giới, vào Việt Nam qua
hai con đường, một đến Trung Quốc rồi qua Việt Nam gọi là thiền Phật giáo Bắc
Tông, một theo đường biển đến Tích Lan, nhiều nước khác, sau đó đến Việt Nam gọi
là thiền Phật Giáo Nam Tông hay tiểu thừa.
Trong
nền văn học Việt Nam, thơ thiền thịnh hành đời Lý, từ thế kỷ thứ IX, thứ X, do
các thiền sư sáng tác, sau đó lan truyền trong giới trí thức. Thơ thiền Việt Nạm
hiện đại tiếp tục phát triển trên hào quang của thơ thiền Trung đại trong môi
trường văn hóa hiện đại. Thơ thiền ngày xưa thường làm theo thể thơ Đường Luật.
Thơ thiền hiện nay có khác. Ngoài thơ Đường Luật, nhiều nhà thơ Việt Nam sáng
tác thơ thiền hoặc có hương vị của thiền với bút pháp thơ mới hoặc thơ lục bát
Việt Nam đầy ý nghĩa, sâu sắc và hay. Một trong những nhà thơ như thế là Vạn Lộc,
một cư sĩ trường chay, với những bài thơ
có hương thiền sâu xa, thanh thoát, thảm thấu vào lòng người sự bình an từ bản
thể. Kính mời quý vị nghe một bài thơ có hương thiền như thế, bài thơ dự định sẽ
làm video qua lời đọc và diễn ngâm của nghệ sĩ Nhật Quỳnh, biết đâu tiếng thơ sẽ
làm êm dịu thân tâm quý vị trong vài phút vài giây:
THIỀN TRĂNG CỎ HƯƠNG
Cỏ
cây bên cội bồ đề
Đêm
trăng thị hiện bốn bề tỏa hương
Mõ
chuông kinh kệ vô thường
Diệu
hồn khoác mảnh khói sương nâu sồng
Ngàn
sao vời vợi tầng không
An
nhiên cùng với mênh mông cõi trời
Bên
ta từng giọt trăng rơi
Nghe
trong sâu thẳm có lời nước mây
Ta
lần tràng hạt trên tay
Đếm
bao nhiêu kiếp chẳng đầy giấc mơ
Mắt
trần gian khói bụi mờ
Đục
trong chi cũng bến bờ tử sanh
Cũng
phận người cũng mong manh
Cũng
hiu cũng hắt một nhành cỏ hương
Bờ
mê ngó nẻo thiên đường
Thấy
ngàn cánh hạc muôn phương tìm về
Đắp
hồn một áng mây che
Thoảng
trong cơn gió bồ đề dậy hương
Vạn Lộc
Bài
thơ viết về một đêm tác giả ngồi thiền dưới trăng, giữa khung trời có cây hoa
lá im hơi lặng tiếng. Sự hay của thơ ở đây là tác giả không chỉ thiền một mình
mà trăng cũng thiền, cỏ cây hoa lá cũng thiền, cả không gian đều thiền, làm cho
thời gian cũng ngưng đọng lại để cho tác giả thấy “ bao nhiêu kiếp cũng tròn giấc
mơ”, chứng ngộ được phận người mong manh đi qua những bến bờ tử sanh. Nhà thơ Vạn
Lộc cũng diễn đạt được trọn vẹn một không gian thiền đầy hương bồ đề, đầy sắc
thanh tịnh, khiến cho tâm thần nẩy sinh ý tịnh như “ngàn cánh hạc muôn phương
tìm về”. Đây là một bài thơ thiền thời hiện đại, mang được bản sắc của người
hành thiền và người nghệ sĩ hòa quyện trong nhau, cho ta thưởng thức được sự xao động của hương
thiền bay trong tâm hồn lắng đọng.
Cảm
ơn quý vị đã lắng nghe và trân trọng kính chào../.
Bài 5- VÀNG BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
RỤNG VỀ
(Tác
giả viết cho ca sĩ Phi Nhung)
Kính
thưa quý vị, thơ là tiếng nói từ con tim, để thổ lộ niềm vui và nỗi buồn, để
bày tỏ cảm xúc của tâm hồn trước ngoại cảnh.
Nhà thơ Hàn Mạc Tử nói “Nhà thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo vô biển,
vây phủ bởi trăm dây quyến luyến”. Bởi thế, người thơ như sơi dây đàn, rung lên
nhiều cung bậc khi tiếp xúc với muôn vàn sự cố giữa đời. Nhà thơ Vạn Lộc, một
cây bút được mến mộ của hội nhà văn Đà nẵng, cũng là một cư sĩ của đạo Phật,
cho nên thơ của bà không chỉ như tiếng tơ đàn mà còn như tiếng chuông thiền tịnh
vọng trong không gian, thẩm thấu vào lòng người, phản phất hương thiền, dầu thơ
sầu hay thơ vui đều nghe như tiếng gió vi vu
vọng về từ cõi tịnh.
Một
trong những bài thơ như thế của nhà thơ Vạn Lộc là bài thơ “Vàng Bông Điên Điển
Rụng Về”, viết cho ca sĩ Phi Nhung, người đi về thế giới bên kia trong dịch
Covid 19. Tác giả lấy hình ảnh “Vàng Bông Điên Điển Rụng về” vừa bi thương mà
cũng vừa tuyệt đẹp. Bài thơ sẽ được đọc lời bình và diễn ngâm của Nghệ Sĩ Nhật
Quỳnh một ngày gần. Bây giờ mời quý vị thưởng thức bài thơ:
VÀNG BÔNG ĐIÊN ĐIỂN RỤNG VỀ
(
Viết cho ca sĩ Phi Nhung)
Thôi rồi nước chảy mây trôi
Vầng
trăng khuyết bóng sau đồi tà dương
Lạ
lùng chi nỗi vô thường
Mà
sao đau xót đoạn trường rứa em
Lá
thơ ngây ngủ bên thềm
Giật
mình tỉnh giấc tàn đêm úa vàng
Tiếng
buồn sâu thẳm mênh mang
Cánh
chim về với non ngàn thôi bay
Thương
đàn con nhỏ thơ ngây
Tìm
đâu hơi ấm bàn tay mẹ hiền
Màn
nhung khép cõi vô biên
Ánh
đèn sân khấu rọi miền hư vô
Thôi
em mặc gió sông hồ
Cõi
người người ở sóng xô phía người
Nép
mình em - vì sao rơi
Dịu
dàng nhẹ tỏa sáng ngời giọt khuê
Chẳng
thị phi chẳng muội mê
Vàng
bông điên điển rụng về quê thôi
Vạn Lộc
Kính thưa quý vị. Hoa điên điển là loại hoa
thường gặp ở các đầm lầy, ruộng nước, đặc biệt còn là đặc sản ẩm thực của vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Hoa điên điển cũng là một loài bông mộc mạc, đơn sơ và
thuần khiết như bao loài hoa khác, nhưng hoa điên điển có một ý nghĩa vô cùng
thâm thúy. Nó vừa là là hoa, vừa là thức ăn, vừa là món bánh dâng lên các sư
sãi theo tín ngưỡng người Khmer.
Nhà
thơ Vạn Lộc lấy hình ảnh hoa rơi để chỉ về một người nữ đi qua đời nầy, dùng
cánh vàng điên điển trôi về cõi vô biên như những lời điếu tang đầy chất lãng mạn,
sầu thì có sầu nhưng tiếng thơ nhẹ
nhàng, thanh khiết. Vào bài là câu thơ “Thôi rồi nước chảy mây trôi”, cuối bài
là câu thơ “Vàng bông điên điển rụng về quê thôi” cho ta hình ảnh một vùng sông
nước bao la mà cánh hoa điên điển trôi xa dần, xa dần về chốn hư vô. Đọc thơ
như thế làm cho bóng dáng cánh hoa vàng điền điển trôi trong tâm hồn ta một vẽ đẹp vô cùng trong nỗi buồn vời vợi. Hình ảnh
đó sẽ trôi mãi trôi mãi đi về xa xăm trong bóng thời gian khiến ta khó mà quên
được một bài thơ thật hay.
Cảm ơn quý vị đã lắng nghe,
mong rằng chúng tôi sẽ có dịp giới thiệu thêm nhiều bài thơ hương thiền của nhà
thơ Vạn Lộc ./.
Bài 6- KINH NHẬT TỤNG
Kính
thưa quý vị. Trong đạo Phật, kinh là sách ghi lại những lời Phật dạy về giáo dục
và đạo đức, là phương cách tu tập để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui,
hạnh phúc, nhằm giúp cho con người vượt qua cạm bẫy của cuộc đời. Tụng kinh là
đọc lại và chiêm nghiệm những lời Phật dạy để hiểu đúng chính xác điều tốt, điều
xấu, hướng về những việc lợi ích cho con người mà thực hành. Tụng kinh là cơ hội
tốt nhất để ta học hỏi, tư duy, quán chiếu, soi xét lại chính mình. Nhờ tư duy,
quán chiếu mà thấy được rõ ràng chỗ si mê chấp ngã. Tụng kinh là cơ hội để ta
trau dồi ba nghiệp thân-miệng-ý hằng thanh tịnh, sáng suốt, nhằm. chuyển hóa nỗi
khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc.
Nhà
thơ Vạn Lộc, một cư sĩ Phật giáo, ăn trường chay, làm thiện nguyện. hằng ngày tụng
kinh, trì giới. Là một nhà thơ, lại là một nhà thơ cư sĩ, nên tiếng thơ của tác
giả nhuần nhuyển, hòa quyện tâm hồn lảng mạn, lung linh ánh hào quang của sắc
màu kinh điển, ở chung trong khung trời trăng nước vô biên và quyến luyến, làm
cho khi ta thưởng thức thơ, ta cảm nhận
như có hương thiền tỏa ngát quanh ta. Để
chứng minh là như thế, xin trân trọng kính mời quý vị nghe bài thơ “Kinh NHật Tụng” sẽ được diễn ngâm và đọc lời bình của nghệ sĩ Nhật Quỳnh
qua video phát hành một ngày gần đây:
KINH NHẬT TỤNG
Mỗi
ngày tôi niệm lời kinh
Thiết
tha yêu cõi ba sinh kiếp người
Câu
kinh là áng mây trôi
Là
ngàn gió hát cuối trời lãng du
Câu
kinh mưa nắng sa mù
Là
bông hoa nở cuối thu đầu hè
Câu
kinh tôi chật bóng quê
Ngõ
hồn thơm cỏ triền đê sớm chiều
Câu
kinh đầy ắp thương yêu
Tình
người muôn thuở nhiễu điều giá gương
Trăm
năm rồi cũng vô thường
Câu
kinh rồi cũng gió sương mịt mờ
Nhưng
từ sâu thẳm lời thơ
Đã
xanh một đóa bất ngờ thiện duyên
Trái
tim tôi đập nhịp thiền
Câu
kinh an lạc nở miền hư vô
Vạn Lộc
Nhà
thơ Vạn Lộc cho biết “Mỗi ngày tôi tụng một lời kinh”. Một lời kinh là một câu
kinh hay một bài kinh. Cbữ “lời” để chỉ chung những điều Phật dạy trong bài
kinh đó. Tác giả tụng để làm gì, để “thiết tha yêu cõi ba sinh kiếp người”. Ba
sinh có nghĩa là “Đời đời kiếp kiếp”. Vậy tác giả niệm kinh không chỉ để mong
muốn cao xa về chốn cực lạc, mà còn để yêu cuộc sống giữa trần gian nầy dầu phải
luân hồi đi, về trong nhiều kiếp nhân sinh.
Trong
bài thơ “kinh Nhật Tụng” nhà thơ Vạn Lộc đã hóa hình cho câu kinh thành những
hình ảnh tuyệt đẹp giữa thế gian nầy. Câu kinh sẽ thành áng mây trôi, sẽ thành
ngàn gió hát, sẽ thành hồn cỏ triền đê. Không những thế, câu kinh còn mang lịnh
hồn của con người, hay chính ra, câu kinh mang cả linh hồn của chính tác giả, bởi
vì câu kinh còn “Đầy ắp thương yêu”, câu kinh còn “tình người muôn thuở”.
Ở
cuối bài thơ, nhà thơ Vạn Lộc biết câu kinh cũng như đời người, Nhà thơ viết
“Trăm năm rồi cũng vô thường/Câu kinh rồi cũng gió sương mịt mờ”, nhưng nhà thơ
cũng biết nhờ niệm kinh, nhờ trì chú hằng
ngày mà thiện duyên đến với mình, ban an lạc cho tâm hồn minh như những
đóa hoa nở trong miền hư vô. Ý nghĩa của chữ hư vô chỉ niềm vui, niềm vui đó ta
không sờ bằng tay đươc, không thấy bằng mắt được, mà chỉ cảm nhận được nó trong
tâm linh, trong tình cảm của mình.
Mời
quý vi nghe lại những câu thơ cuối bài thơ để có thể biết đâu những câu thơ ấy
cũng truyền vào tâm hồn ta cảm xúc an lạc lúc nầy:
Câu
kinh đầy ắp thương yêu
Tình
người muôn thuở nhiễu điều giá gương
Trăm
năm rồi cũng vô thường
Câu
kinh rồi cũng gió sương mịt mờ
Nhưng
từ sâu thẳm lời thơ
Đã
xanh một đóa bất ngờ thiện duyên
Trái
tim tôi đập nhịp thiền
Câu
kinh an lạc nở miền hư vô
Cảm
ơn quý vị đã đọc. Hy vọng chúng tôi còn có dịp gởi đến quý vị nhiều bài thơ
hương thiền của nhà thơ Vạn Lộc./.
Bài
7- DIỆU ÂM
Kính
thưa quý vị. Trong đạo Phật, Diệu Âm không phải là thứ âm thanh thỏa mãn tai
người bởi sự du dương trầm bổng. Trong đạo
Phật, Diệu Âm có nghĩa là âm thanh vi diệu,
âm thanh mầu nhiệm. Diệu Âm chính là vị
Bồ Tát thứ ba được trình bày trong Hạnh môn.
Vị Bồ Tát thứ nhất là Bồ Tát Thường Bất Khinh, vị thứ hai là Bồ Tát Dược
Vương, vị bồ tát thứ ba là bồ tát Diệu Âm.
Bồ
Tát Diệu Âm có thể hiện ra rất nhiều sắc thân để độ đời, Có một lần Bồ Tát Diệu Âm hiện ra làm vô số
hoa sen. Bồ Tát Diệu Âm thực hiện an trú trong một chánh niệm, giúp ngài hiểu
được những ngữ ngôn khác nhau của nhiều chúng sanh, từ đó ngài cảm thông được
tâm trạng của chúng sanh đó. Ngữ ngôn ở
đây không hẳn là tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Việt, mà ngữ ngôn ở đây là
cách diễn tả của mỗi người về sự thao thức, sự khổ đau, sự ước mơ của họ.
Kinh
điển kể lại rằng, ngày xưa, khi Bụt Vân Lôi Âm Vương xuất hiện thì Bồ Tát Diệu
Âm đã sử dụng âm nhạc để cúng dường, và có lẽ cũng vì sự kiện đó mà tên của Bồ
Tát được gọi là Diệu Âm, tức là âm thanh vi diệu.
Bồ
Tát Diệu Âm là một nhạc sư, đã dùng âm thanh vi diệu để cúng dường Bụt, và cố
nhiên những bản nhạc cúng dường không phải là những bản nhạc khóc gió, than
mây, sầu đau muôn kiếp, mà là những bản nhạc biểu lộ cái giải thoát, cái an lạc
của mình. Âm nhạc của Bồ Tát Diệu Âm là thứ âm nhạc căn cứ trên trí tuệ, trên
tam muội của Ngài. Trí tuệ đó là khả năng hiểu được lòng người, hiểu được tiếng
người, vì vậy mà âm nhạc ấy có thể đi thẳng vào lòng người nghe, và chuyển hóa,
khai ngộ được lòng người nghe thấy con đường chanh pháp mà đi.
Kính
thưa quý vị, hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý vị một bài thơ viết
về Diệu Âm. Tác giả bài thơ Diệu âm là nhà thơ Vạn Lộc, một nhà thơ cư sĩ Phật
giáo. Nhà thơ Vạn Lộc tuổi đã cao, ăn trường chay, tụng kinh trì giới nhiều năm
nên tiếng thơ của bà vọng vào trong vô thức của ta làn hương thiền. Hương thơm ấy
làm an lạc, hạnh phúc trong tâm hồn khi ta hữu duyên được thưởng thức nó. Bài
thơ sẽ được đọc lời bình và diễn ngâm qua nghệ sĩ Nhật Quỳnh trên video phát
hành một ngày gần đây:
DIỆU
ÂM
Lòng
tôi vương tiếng chuông chùa
Vọng
trong vô thức nắng mưa đời mình
Lẽ
thường sinh tử tử sinh
Bàn
tay buông nắm chữ tình sắc không
Như
cơn gió xanh trên đồng
Rì
rào mùi lúa thơm đòng lúa non
Gió
thoảng qua hương vẫn còn
Trăm
năm hồn vẫn đầy hồn mùi hương
Thiền
môn ngẫm ngợi vô thường
Ưu
đàm nở trắng đầy vườn an nhiên
Muội
mê chi bóng u huyền
Mơ
trăng mở cõi uyên nguyên ta về
Tiếng
chuông đồng vọng sơn khê
Thơm
thơm một cội bồ đề an yên
Vạn Lộc
Kính
thưa qúy vị, như ta đã biết, Diệu Âm là một vị Bồ Tát. Diệu Âm trong thơ Vạn Lộc
là âm thanh, là tiếng chuông chùa “đồng vọng sơn khê”. Thế nhưng, nếu chỉ là tiếng
chuông chùa thì không thể làm cho linh hồn nhà thơ thấy “Ưu đàm nở trắng đầy vườn
an nhiên. “Vườn an nhiên” ở đây chính là linh hồn Vạn Lộc, hoa ưu đàm ở đây tượng
trưng cho sự trong trắng tinh khiết của linh hồn chứa đầy Phật tính. Vậy bài
thơ Diệu Âm của nhà thơ Vạn Lộc mang ý nghĩa Diệu Âm chính là Bồ Tát, đã truyền
tải vào âm thanh thứ năng lực phổ độ chúng sanh, đã làm cho một tâm hồn thi sĩ
chứng ngộ được sắc không, chứng ngộ được vô thường, không còn mê muội bóng u
huyền và nghe “Hương thơm một cõi bồ đề an yên” ngan ngát trong linh hồn mình.
Kính
thưa quý vị, chính bài thơ Diệu Âm của nhà thơ Vạn Lộc hình như cũng có năng quyền của Bồ Tát ấn chứng
vào thơ, cho nên bài thơ “như cơn gió xanh trên đồng/ Gió thoảng qua hương vẫn
còn”. Cảm ơn nhà thơ Vạn Lộc đã cho chung tôi và quý vị nghe tiếng thơ bà như
tiếng chuông “Vọng trong vô thức” mà phần nào thấy được “Lẽ thường sinh tử tử
sinh”./.
Bài 8 - BỒ ĐỀ TÂM
Kính
thưa qúy vị, thế giới mỗi ngày thêm bất an và bất ổn, xã hội mỗi ngày thêm những
biến dộng khó lường. Từ những bất an , bất ổn và biến động đó, tâm con người
cũng chẳng bao giờ yên tịnh. Theo quan niệm trong đạo Phật, không phải thay đổi
thế giới nầy mà phải thay đổi tâm tánh.
Từ thay đổi tâm tánh con người tìm được hạnh phúc an lạc. Kinh điển cho
biết Phật dạy rằng muốn thay đổi tâm tánh để được hạnh phúc, an lạc thì phải
“Phát Tâm Bồ Đề”. Tâm bồ đề là tâm gì? tâm bồ đề hiểu qua kinh sách thì phải đọc
trăm trang, tâm bồ đề hiểu qua thơ thì không cho ta hiểu hết, nhưng cho ta những
sự rung động của cảm xúc thăng hoa trong hương thơm phật pháp. Mời quý vị cùng
thưởng thức bài thơ “Bồ Đề Tâm”, ước ao bài thơ nầy ít nhiều thẩm thâu vào tâm
hồn quý vị chủt hương thiền đem đến cho ta có phút giây an lạc:
BỒ ĐỀ TÂM
Cài
tâm chiếc lá bồ đề
Thiền
môn dép cỏ lối về tịnh an
Hương
trầm thơm nẻo đạo tràng
Ngọn
đèn pháp bảo hồi quang luân hồi
Sắc
không tựa áng mây trôi
Kệ
kinh chuông mõ hát lời ngàn năm
Bến
mê bờ giác trầm ngâm
Khuyết
hao chi để trăng nằm gối mơ
Tàn
đêm một vệt sao mờ
Lưng
trời vọng ảo câu thơ xuân tàn
Tôi
ngồi tụng ánh trăng tan
Nghe
trong vô lượng Niết Bàn hòa ca
Vạn Lộc
Thưa
quý vị, Bài thơ Bồ Đề Tâm được sáng tác bởi nhà thơ Vạn Lộc, một cư sĩ Phật
giáo cao tuổi, chổ ở của bà tạị Thành Phố Đà Năng gọi là Tâm villa, vậy xem như
bài thơ hòa quyện hai chử tâm, tâm hồn và tâm của đất ở trong nhau.
Tâm
tiếng Phạn là Citta. Tâm của con người
chỉ có một, nhưng tùy theo trạng thái xuất hiện có thể tạm chia làm ba theo mức
độ tu tập. Đó là Tâm Phàm Phu, Tâm Bậc Thánh, Tâm Phật.
Tâm
Bồ Đề là tâm Phật, tâm giác ngộ, tâm thấy
được bản mặt thật sự của vạn pháp. Theo Phật dạy, chúng sanh ai cũng có Phật
tánh và luôn dụng công tu hành hướng đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Muốn được
như vậy, chúng sinh phải “Phát Bồ Đề Tâm”, là đặt ra mục tiêu tối hậu ngay từ
lúc khởi đầu, đó là hướng tâm đến lộ trình tu tập giác ngộ và giải thoát. Nói
cách khác chúng ta đang ở địa vị phàm phu, y theo Pháp bảo, tu tập cho đến khi
nào đạt được giác ngộ giải thoát mới thôi, thì gọi là Phát Bồ Đề Tâm.
Xin
quý vị nghe 4 câu thơ đầu, là 4 câu phát nguyện “Bồ Đề Tâm” của nhà thơ Vạn Lộc:
Cài
tâm chiếc lá bồ đề
Thiền
môn dép cỏ lối về tịnh an
Hương
trầm thơm nẻo đạo tràng
Ngọn
đèn pháp bảo hồi quang luân hồi
Tâm
Bồ Đề lấy tình thương từ bi và trí huệ làm căn bản. Trí huệ và từ bi phát xuất
từ công năng tu tập qua pháp học, pháp hành trong đạo Phật, để tự độ thoát mình
và độ chúng sanh. Tâm Bồ Đề bao gồm ý nghĩa của ba tâm. Đó là: Trực Tâm, Thâm
Tâm và Đại Bi Tâm. Người phát Tâm Bồ Đề, phải tu tập để có đủ ba tâm này. Xin quý vị nghe 4 câu
thơ kế tiếp, đây là hành trình tu tập để
có Bồ Đề Tâm của nhà thơ Vạn lộc:
Sắc
không tựa áng mây trôi
Kệ
kinh chuông mõ hát lời ngàn năm
Bến
mê bờ giác trầm ngâm
Khuyết
hao chi để trăng nằm gối mơ
Cuối
cùng xin quý vị nghe tác dụng của việc phát tâm bồ đề trong tâm hồn của nhà thơ Vạn Lộc:
Tàn
đêm một vệt sao mờ
Lưng
trời vọng ảo câu thơ xuân tàn
Tôi
ngồi tụng ánh trăng tan
Nghe
trong vô lượng Niết Bàn hòa ca
Từ
xưa đến nay, con người sinh ra đời không ai thoát khỏi phiền não khổ đau. Nhưng
nếu chúng sanh đã phát tâm gắn liền đời mình vào mục đích tu tập để đạt được mục
tiêu giác ngộ, giải thoát, thành Phật , thì dù trên đường đi có gặp nhiều nghịch
duyên ngăn chặn cản trở. Nhưng nhờ phát Tâm Bồ Đề dũng mãnh mà hành giả có thể
vượt qua vô lượng chướng ngại, vô lượng đau khổ, chinh phục được những pháp bất
thiện đang nhắm vào. Vậy ta thấy cuối cùng nhờ phát tâm bồ để mà nhà thơ Vạn Lộc
đạt được hạnh phúc, nhà thơ thốt lên sung sướng; “Tôi ngồi tụng ánh trăng tan/
Nghe trong vô lượng Niết Bàn hòa ca”. Kính cảm ơn quý vị đã nghe, trân trọng
kính chào quý vị ./.
Bài 9- NGUYỆN LÀM CHIẾC LÁ
Kính
thưa quý vị. Trong đạo Phật, cây Bồ Đề được xem là biểu tượng của trí tuệ và sự
giác ngộ của Đức Phật, nên còn được gọi là “cây giác ngộ”. Từ đó, lá bồ đề cũng
cho tín đồ Phật giáo những hình ảnh tượng trưng cho khả năng đem lại tài lộc,
khả năng làm ta tỉnh thức và giác ngộ
trong cuộc sống. Lá Bồ Đề có hình giống như hình trái tim nên cũng tượng trưng
cho tình thương, sự từ bi của đức Phật luôn dành cho con người. Mời quý vị cùng
nghe tiếng đọc và giọng ngâm thơ truyền cảm của Nghệ Sĩ Nhật Quỳnh, cùng thưởng
thức bài thơ “Nguyện Làm Chiếc lá” của nhà thơ Vạn Lộc, để cảm nhận được người
Phật tử chỉ nguyện làm một chiếc lá Bồ Đề cũng đủ hạnh phúc, vì được thấm hồn từ
bi từ cây Bồ đề, tức là biểu tượng của trí tuệ
giác ngộ:
NGUYỆN LÀM CHIẾC LÁ
Lá
bồ đề cũng vàng rơi
Ưu
đàm rồi cũng thế thôi, rơi vàng
Kệ
kinh chuông mõ hoang mang
Chúng
sinh tự hỏi: Niết Bàn nơi đâu?
Vẫn
đất thấp vẫn trời cao
Vẫn
vui sum họp nghẹn ngào chia ly
Vừa
thơm hương buổi xuân thì
Đã
nghe chua xót kẻ đi người về
Một
đời cứ ngỡ lê thê
Đắng
cay vinh nhục muội mê một đời
Cũng
chỉ là giấc mơ thôi
Tàn
cơn mộng mị qua rồi thời xuân
Đường
thì xa tuổi lại gần
Ngó
vô biên thấy trầm luân kiếp người
Thôi
thì hết mộng trùng khơi
Mai
ta về với xa xôi nghìn trùng
Nép
mình bên cội Phật môn
Nguyện
làm chiếc lá thấm hồn từ bi
Vàng
bay đôi cánh thiên di
Vô
ưu ngủ giữa xanh rì cỏ xanh
Vạn Lộc
Kính
thưa quý vị. Chúng sinh sống trên đời là mang nỗi đau khổ đế. Bài thơ “Nguyện
Làm Chiếc lá” của Vạn Lộc đã nói lên tất cả nỗi khổ sinh, lão, bệnh, tử của trần
gian. Tác giả nói “Vẫn vui sum họp nghẹn ngào chia ly/ Vừa thơm hương buổi xuân
thì/Đã nghe chua xót kẻ đi người về” là tất cả thực trạng đau khổ trong kiếp sống
con người. mà đức Phật gọi là khổ đế. Tác giả viết “Một đời cứ mãi lê thê/Đắng
cay vinh nhuc muội mê một đời” chính là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến đau khổ mà Phật Thich ca
gọi là Tập Đế. Tác giả lại nói “Nép mình bên cội Phật môn/nguyện làm chiếc lá
thấm hồn từ bi” là sự từ bỏ, cắt đức quan hệ với ái, từ bỏ ái sẽ giải thoát khỏi
sự trói buộc của khổ, đức Phật gọi là diệt đế. Ở hai câu thơ cuối của bài thơ
“Nguyện làm Chiếc Lá”, Vạn Lộc viết ”Vàng bay đôi cánh thiên di/ Vô ngôn ngủ giữa
xanh rì cỏ xanh” là trạng thái đoạn diệt được ái và khổ mà đức Phật gọi là đạo
đề.
Kính
thưa quý vị. Bằng vần thơ Lục bát, bài thơ “Nguyện Làm Chiếc Lá” của nhà thơ Vạn
Lộc đã xúc tích toát yếu được bốn chân lý “Tứ Diệu Đế”. Đó chính là nền tảng của
giáo lý mà đức Phật đã dạy. Bài thơ đã thành công. vì nhà thơ chỉ nguyện làm một
chiếc lá Bồ Đề, nhưng chiếc lá bồ đề đó đã mang hình ảnh một linh hồn được kiến
tánh thành đạo, thoát cõi luân hồi. Cảm ơn quý vị đã đọc./.
Bài
10- TRĂNG VẠN HẠNH
Kính
thưa quý vị, không có nhà thơ nào không viết về trăng. Ngày xưa bên Trung Hoa
có Lý Bạch, thời cận đại, nước ta có Hàn Mạc Tử, thơ về trăng của họ được yêu mến
lưu truyền trong dân gian và đi vào văn
học sử. Hình ảnh trăng trong thơ thiền thời Lý -Trần của nước ta
không chỉ mang vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn mang những triêt lý sâu xa
về cuôc sống.
Hiện
nay nhiều nhà thơ Phật Giáo như ngài Tuệ Sỹ, Ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh… viết
về trăng tuyệt vời. Trong những nhà thơ Phật Giáo viết về trăng đó, chúng tôi
xin mạo muội giới thiệu với quý vị một cư sĩ cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng,
nhà thơ Vạn Lộc với bài thơ “Trăng Vạn Hạnh”. Mời quý vị thưởng thức bài thơ.
Bài thơ sẽ được nghệ sĩ Nhật Quỳnh đọc lời bình và diễn ngâm phát hành video
sau nầy:
TRĂNG VẠN HẠNH
Chốn
lao tù trăng cũng trăng
Trăng
miền vạn hạnh cũng hằng nguyệt thôi
Trăng
treo trên núi trên đồi
Trăng
giăng trên bãi sa bồi mù sương
Bóng
trăng in mọi nẻo đường
Rọi
soi muôn nỗi vô thường nhân gian
Đền
đài trăng sáng huy hoàng
Chiến
trường xương máu điêu tàn lệ trăng
Tim
ta thắp một ngọn đèn
Soi
sáng tối lối hoa đăng tâm mình
Nhang
trầm thơm giữa trang kinh
Hồi
chuông khai hội an bình Pháp Hoa
Ta
ngồi nhặt ánh trăng và
Nhặt
vô ưu cõi ta bà rộn hương
Vạn Lộc
Vạn
hạnh có nghĩa là muôn phần may mắn. Trăng vạn hạnh có nghĩa là trăng đem đến
muôn phần may mắn. Chữ vạn hạnh thường dùng trong đạo Phật. Chữ vạn thường xuât hiện trên ngực các tượng
phật, trên kinh điển phật giáo.
Vào
thời Lê thời Lý, có thiền sư Vạn Hạnh là hình tượng ngàn năm tự tại giữa thăng
trầm, ngài thực chứng thực ngộ chính bản thân, còn mang ánh sáng giác ngộ đi
vào cuộc đời. Bởi vậy bài thơ “Trăng Vạn Hạnh” của nhà thơ Vạn Lộc viết về một
vầng trăng “Rọi soi muôn nỗi vô thường nhân gian”. Ai có ánh trăng đó trong tâm
hồn thì được “Soi sáng tối lối hoa đăng tâm mình” nghĩa là thấy con đường chân
lý mà đi giữa cuộc đời nầy.
Vầng
trăng trong thơ Vạn Lộc là vầng trăng ở muôn nơi,chiếu muôn nơi, từ nơi điêu
tàn cho đến chốn huy hoàng. đó chỉ là thứ trăng “treo trên núi trên đồi” hay
“Giăng trên bãi sa bồi mù sương”. Nhưng Vạn Lộc giới thiệu với đời một vầng
trăng khác, đó là trăng Vạn Hạnh, vầng trăng đó có năng lực “Khai hội an bình”
để cho thế nhân nhặt được vô ưu, không còn sầu khổ, dầu ở chốn ta bà vẫn thấy
linh hồn mình rộn hượng: “Nhang trầm thơm giữa trang kinh/ Hồi chuông khai ngộ
an bình pháp hoa/Ta ngồi nhặt ánh trăng và/ Nhặt vô ưu cõi tá bà rộn
hương”. Nếu không lầm thì “Trăng Vạn Hạnh”
của nhà thơ Vạn Lộc chính là vầng trăng mà đức Phật đã chỉ tay về phía ấy và
nói “hãy theo ngón tay ta mà đi”. Qủa “Trăng Vạn Hạnh” là bài thơ sâu xa về con đường giải phóng
tâm linh, giác ngộ viên mãn . Thân ái kính chào quý vị, chúc cho trăng vạn hạnh
luôn sáng trong đời chúng ta./.
CHÂU
THẠCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét