Khi
viết bài giới thiệu bộ sách TOÀN VIỆT THI LỤC của Lê Quý Đôn, do TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU QUỐC HỌC (TTNCQH) tái bản, ông GS Mai Quốc Liên, chủ biên (Nhà xb
Văn Học-2019) với cảm quan cũ đã mặc định, viết về nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc
như sau:
“Còn
về thơ Trần Ích Tắc, thì có lẽ không có gì đáng nói nhiều. Lý do vì sao Lê Quý
Đôn lưu lại thơ ông trong TOÀN VIỆT THI LỤC, cũng là điều đáng để ý. Có lẽ Lê
Quý Đôn tuân thủ điển lệ, hễ cứ là Vương gia, công thần thì đều chép vào, còn tội
phản quốc của Trần Ích Tắc thì ông là phận “thần tử”, không dám luận định
chăng? Thời quân chủ chuyên chế, đầu óc con người bị trói buộc đến như thế.
Nhưng cũng may là nhờ có những bài thơ do Lê Quý Đôn chép, mà ta hiểu được thêm
con người Việt gian bán nước của Trần Ích Tắc.
Ông
ta dùng từ chương, dùng tài hay chữ của mình để biện hộ , để “rửa mày rửa mặt”
cho hành động tệ hại, tội lỗi của mình. Bản chất là một con người vì tư lợi, vì
danh lợi mà quên xã tắc, mặc dù được đặt tên là Ích Tắc (có ích cho xã hội).
Ông ta muốn tranh đoạt ngôi vua của cháu (ở thế là Hoàng thúc-chú vua). Cũng có
thể là tự cao tự đại, xem mình hay chữ, đứng hàng đầu nền văn hoá Đại Việt,
lãnh tụ của các văn nhân khoa bảng xuất tự môn bộ ông. Tóm lại là xuất phát từ
lợi ích cá nhân, mà quên quyền lợi của Tổ quốc.
Thế
mà, bỏ nước chạy theo quân giặc (xuất quốc), ông cho là mình vì “trượng nghĩa”
(coi trọng nghĩa), vì có “tấm lòng son” nên hành động như thế.
Đương
niên trượng nghĩa xuất Nam Bang,
Cảnh
cảnh đan trung đối bi thương.
(Năm
đó vì trọng nghĩa mà rời khỏi nước Nam,
Canh
cánh lòng son với trời xanh)
Rồi
theo ngựa trận (nhung an) của quân Nguyên ghé về nhà, thấy cảnh nhà thê lương,
ông lại tự cho mình như “cánh hạc đất Liêu”, tu thành đạo rồi trở về! Còn những
bài thơ thù tạc, nịnh nọt, như được dự yến của vua Nguyên mà thốt ra:
Cô
nghiệt thu hào giai để lực,
Nguyện
đàn trung xích báo thâm ân.
(Chút
việc cỏn con của cô thần, đều nhờ vào tài đức của vua cả,
Nguyện
dốc hết lòng son báo đáp ơn sâu)
Thơ
như thế là thơ phản quốc. Ngàn đời sau, người đời đều lên án tội lỗi của ông,
thơ nào xoá được hành động nhơ nhuốc đó.”
Sở
dĩ chúng tôi phải trích dẫn một đoạn văn khá dài của ông GS Mai Quốc Liên, là
muốn chứng minh rằng, ông Mai Quốc Liên đã mang sẵn mặc cảm xấu về Trần Ích Tắc
là kẻ phản quốc, “chỉ vì món lợi nhỏ của bản thân, mà quên mất giang sơn Tổ quốc”.
Và những câu chữ của chính ông đã “chỉ đường dẫn lối” cho những phán xét sai lầm
tệ hại, khi ông lên án Trần Ích Tắc một cách hàm hồ, vô lối.
Đơn
giản chỉ vì ông Mai Quốc Liên, mặc dù thông thạo chữ Hán, thậm chí đứng đầu một
cơ quan nghiên cứu lớn (TTNCQH) nhưng không có tầm hiểu biết sâu rộng về Địa-lịch
sử, Địa-Quân sự, Địa- Văn hoá, lại càng không có khả năng phân tích, cảm thụ
thơ chữ Hán của Trần Ích Tắc. Từ định kiến có sẵn, rằng Trần Ích Tắc là kẻ phản
quốc, GS Mai Quốc Liên đã không đủ minh mẫn để xem xét bản chất của sự thật.
Nói như Lê Quý Đôn, “Những việc chính sử ghi chép, cho dù là hoàn hảo đến mấy,
cũng không thể hoàn toàn tin theo được… “Kẻ đọc sách có thể chỉ căn cứ vào văn, mà không xét đến sự thực
được chăng”?
Ở
câu đầu, ông Mai Quốc Liên mặc dù mang sẵn tư duy mặc định hành vi “phản quốc”
của Trần Ích Tắc, nhưng ông vẫn chưa dám khẳng định việc Lê Quý Đôn đưa thơ Trần
Ích Ích Tắc vào bộ tuyển thơ lớn nhất của nước ta là bộ sách TOÀN VIỆT THI LỤC.
Vậy nên, ông chỉ dùng chữ “có lẽ” và đặt câu hỏi tại sao? Và nói rằng, đó “cũng
là điều đáng để ý”. Và lại nói thêm rằng “nhưng cũng may là nhờ có những bài
thơ Lê Quý Đôn chép, mà ta hiểu được thêm con người Việt gian bán nước đó”
Quả
là GS Mai Quốc Liên đã rất khôn khéo ở giọng điệu, vừa khen, vừa chê để cuối
cùng trở lại việc khẳng định Trần Ích Tắc là tên bán nước cầu vinh…Như vậy, ông
Mai GS đã nhìn thấy vấn đề, về ý nghĩa, giá trị của việc Lê Quý Đôn tuyển thơ
Trần Ích Tắc vào tập thơ lớn nhất của người Việt ta, mà không thấy được rằng,
Trần Ích Tắc vẫn là người Đại Việt. Chiêu Quốc Vương vẫn mang quốc tịch Đại Việt
đấy chứ? Chiêu Quốc Vương là người mang hai quốc tịch, Đại Việt và Mông Nguyên.
Nếu là tên phản quốc, luật pháp nghiêm khắc của nhà Trần sẽ xoá bỏ danh tính họ
Trần của Ích Tắc (người sẽ giúp ích lớn cho giang sơn xã tắc Đại Việt, như tên
cha mẹ ông đã đặt cho ông). Tại sao các vua Trần không làm điều xoá danh tính họ
Trần của Ích Tắc, mà chỉ gọi là “Ả Trần”, tức người họ Trần mà hèn nhát yếu đuối
như đàn bà? Chẳng phải là lãnh đạo triều Trần đã rất khôn khéo, để lại những
tín hiệu rất cần thiết, để đời sau như chúng ta phải có trách nhiệm làm sáng tỏ
sự thật hay sao? Cái điều mà ai cũng thấy đó, mà thật ra có nhìn thấy đâu? GS
Mai là một người trong số những người đã thấy, mà không thấy đó!
Mới
đây mấy chục năm, các nhà tình báo chiến lược như Vũ Ngọc Nhạ, Đặng Trần Đức,
Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo v.v… chẳng phải là họ cũng mang hai quốc tịch, VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ và VIỆT NAM CỘNG HOÀ đó sao?
Về
thơ của Trần Ích Tắc, ông GS Mai, cũng với giọng điệu vừa nâng lên vừa hạ xuống,
“giơ cao” nhưng “đánh mạnh” và cuối cùng khẳng định đó là thơ của kẻ “phản quốc”.
Rằng Trần Ích Tắc đã dùng tài hay chữ của mình để “rửa mày rửa mặt” cho chính
mình…bản chất là vì tư lợi, vì danh lợi mà quên xã tắc, mặc dù được đặt tên là
Ích Tắc (người đem lại lợi ích cho xã tắc). Ông ta còn muốn cướp ngôi của cháu
mình, với tư cách là chú ruột của vua.
Xin
thưa rằng, Trần Ích Tắc tài cao, bậc nhất thiên hạ đương thời, danh vọng cũng
đã đến tột đỉnh, nhưng ông vì lợi lộc cá nhân nào nhỉ?
GS
Mai viết như vậy là quá hàm hồ, không hiểu biết gì về quy chế của triều Trần đã
được thiết lập rõ ràng. Triều đình luôn có 2 vua (nhị Thánh). Vua cha nhường
ngôi cho Thái tử. lên ngồi ghế Thượng hoàng. Vua con nắm quyền điều hành chính
sự, để tập sự điều hành chinh sự, và để ngôi vua đã được ổn định, ngăn ngừa các
hoàng tử khác có thể sinh lòng khác, nhòm ngó ngôi báu. Điều này đã xảy ra ở
giai đoạn đầu triều Hậu Lý trước đó.
Bấy
giờ, Trần Thánh Tông là Thượng hoàng, Trần Nhân Tông là vua kế vị. Vua cha vẫn
còn có những hoàng tử giỏi khác sẵn sàng kế vị, như Chiêu Minh Vương Trần Quang
Khải, Hoàng tử dòng đích. Trong khi đó, Trần Ích Tắc chỉ là con bà Vũ Phi, bà
Phi thứ 5 của Thái Tông Trần Cảnh, liệu còn có CỬA NÀO để muốn tranh ngôi của
cháu? Thật nực cười. Điều đó mà cũng tin được sao? Ông GS Mai đã không biết điều
này hay sao? Kết án Trần Ích Tắc như vậy, chẳng phải là quá độc ác và sai lầm lắm
hay sao?
Trần
Ích Tắc được người đương thời hết lời ca ngợi về tài năng, đức độ. Chính ông là
nhà giáo đầu tiên ở nước ta mở trường tư thục, bên cạnh Quốc Tử Giám. Ông tài
trợ miễn phí, dạy dỗ học trò nghèo. Học trò của thầy Trần Ích Tắc là những ai?
Chẳng phải là các ông quan đại thần, những nhà thơ, nhà văn hoá xuất sắc nhất đời
Trần, như Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Bùi
Phóng và nhiều người khác, mà ông GS Mai nói là những nhà văn hoá hàng đầu, những
nhà khoa bảng hàng đầu đều “xuất môn” tự ông, tức đều từ “cửa học sân nhà” của
thầy Trần Ích Tắc đó sao?
GS
Mai ca ngợi Trần Ích Tắc là nhà văn hoá hàng đầu của nền văn hoá đất nước,
nhưng tự cao tự đại. GS Mai đã dám nêu sự thật về công lao đào tạo nhân tài cho
đất nước của Trần Ích Tắc, nhưng không hề biết rằng, tại sao các danh thần kiệt
xuất, “xuất môn” từ cửa trường tư thục của thầy Trần Ích Tắc, vẫn điềm nhiên ngồi
trên ghế những cận thần trụ cột của triều đình? Chả lẽ ông thầy đã thành kẻ “phản
quốc”, mà các học trò của kẻ phản quốc vẫn được trọng dụng tài năng xuất chúng
đến mức tột đỉnh của họ hay sao?
Luật
pháp thời xưa, xem học trò là sản phẩm tư tưởng giáo dục của thầy. Thầy bị ghép
tội, thì học trò cũng nằm trong số “cửu tộc”, phải “tru di”, cũng sẽ bị giết,
hoặc đuổi khỏi chức quan. Ví như Nguyễn Trãi ở thời Lê Sơ, có rất nhiều học trò
làm quan to trong triều, nhưng khi thầy Nguyễn Trãi bị gian thần khép tội “tru
di tam tộc”, (giết cả ba họ). thì học trò của thầy Trãi biến đâu mất tiêu.
Không có ai dám lưu lại một bài thơ nào của thầy Trãi cả. Chả lẽ GS Mai cũng
không biết điều đó hay sao?
Về
bài thơ “Xuất Quốc” của Trần Ích Tắc, GS Mai chỉ trích dẫn hai câu thơ đầu và
cho rằng, Trần Ích Tắc đã làm cái việc “tự rửa mặt” cho hành vi phản quốc của
ông. Tuy nhiên, GS Mai không hề phân tích đầy đủ cả bài thơ “Xuất Quốc”, chính
là di ngôn vĩ đại của ông, về việc ông phải bỏ nước ra đi là vì trọng nghĩa với
triều Trần, với non sông đất nước Đại Việt. Việc ông phải ra đi, chỉ có trời
xanh mới biết mà thôi! Chúng tôi đã bình giải kỹ bài thơ này, trong sách VỪA ĐI
VỪA NGHĨ.
Thực
ra, lãnh đạo triều Trần đã sắp xếp kế hoạch tình báo rất chu đáo và tinh vi,
khiến Hốt Tất Liệt hoàn toàn tin tưởng vào Trần Ích Tắc mà trao cho ông những
chức vụ rất to lớn, khiến Trần Ích Tắc có được cơ hội không thể tốt hơn, để thực
hiện kế hoạch chiến lược của mình. Sử sách nào chép ư? Không có! Nhưng qua diễn
biến thực tế lịch sử, cùng với thơ Trần Ích Tắc để lại, người đời sau có thể
hình dung ra cái điều tất yếu đó.
Với
chức vụ rất cao được Hốt Tất Liệt trao cho Trần Ích Tắc là chức HỒ QUẢNG BÌNH
CHƯƠNG CHÍNH SỰ, tức Tể Tướng kiêm phụ trách quản lý vùng đất Hồ Nam và Quảng
Tây, Quảng Đông, rất rộng lớn. Rộng gấp mấy lần nước Đại Việt nhỏ bé. Chẳng phải
là cơ may cực lớn cho Đại Việt hay sao?
Với
bài HỒI QUỐC, ông GS Mai cũng với cảm hứng “mặc định”, cho nên vẫn không hiểu
được việc Trần Ích Tắc trở về nước sau nhiều năm xa Tổ quốc. Kế hoạch tấn công
Đại Việt lần thứ ba của Hốt Tất Liệt, đã được Trần Ích Tắc mật báo cho Tiết Chế
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Còn ông chỉ có việc “theo chân ngựa chiến”
trở về thăm lại quê hương”, chứ đâu phải trở về làm AN NAM QUỐC VƯƠNG? Tin tưởng
rằng Tiết Chế Hưng Đạo Vương đã biết rõ kế hoạch tấn công của Hốt Tất Liệt và
đã có kế sách đối phó với 50 vạn quân Mông Nguyên từ ba mũi tiến công, cho nên,
Trần Ích Tắc mới có thái độ ung dung mà “theo chân ngựa chiến về thăm lại quê
hương” (hồi quốc)…
Thực
tế lịch sử đã diễn ra đúng như vậy. Hưng Đạo Đại Vương đã không bố trí chặn
đánh mũi tiến công chủ lực của quân Nguyên, do Tổng Tư lệnh Thoát Hoan chỉ huy.
Thăng Long bỏ ngỏ cho Thoát Hoan và Ích Tắc vào nghỉ tạm ít ngày. Quân Đại Việt
chỉ chặn đánh đội quân 5 ngàn lính, do hai tên hàng tướng người Việt là Lê An,
Lê Tắc hộ tống đứa con 9 tuổi (Trần Dục) của Trần Ích tắc. Tướng Nguyễn Thế Lộc,
viên tướng người Tày, được giao chặn đánh đội quân này, nhưng vẫn mở cửa hướng
Bắc, để cha con Trần Ích Tắc được an toàn trở về phủ Tư Minh bên kia biên giới,
đúng vào ngày Nguyên Đán năm 1288. Chẳng lẽ đó là sự “ngẫu nhiên” hay sao? Chả
lẽ ông GS Mai không biết thực tế này, liên quan đến thơ của Trần Ích Tắc hay
sao?
Sử
ta (ĐVSKTT) chép, khi quân Mông Nguyên chuẩn bị tấn công Đại Việt lần thứ 3,
vua Trần hỏi Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương rằng, thế giặc năm nay thế
nào? Đại Vương trả lời: “Thế giặc năm nay dễ phá”! Có bản dịch là “Năm nay đánh
giặc nhàn”!. Chắc chắn sẽ có người thắc mắc, rằng tại sao vua phải hỏi Hưng Đạo
Đại Vương? Chả lẽ vua Không biết hay sao? Thưa rằng, tất nhiên, kế hoạch tấn công
của Hốt Tất Liệt đã được Trần Ích Tắc sai người bí mật mang về nước, trước hết
là đến tay Trần Quốc Tuấn. Sao vậy? Là bởi Trần Quốc Tuấn là Tổng Tư lệnh tối
cao của cuộc kháng chiến. Cả vua và các vương hầu đều phải chịu chỉ huy, điều động
quân binh của Tiết Chế Tổng Tư lệnh. Hưng Đạo Đại Vương là người được nhận kế
hoạch tấn công của Hốt Tất Liệt sớm nhất. Thứ hai, An Bang là phủ đệ của Hưng Đạo
Đại Vương, gần biên giới hơn. Giao liên tình báo dễ dàng truyền tin đến Hưng Đạo
Đại Vương Tổng Tư lệnh. Tất nhiên, theo lễ, Hưng Đạo Đại Đại Vương sẽ về triều
để trình bày kế hoạch tác chiến với hai vua. Vua hỏi ông năm nay đánh giặc thế
nào, là vì lẽ ấy!
Cả những bài thơ của Trần Ích
Tắc ca ngợi vua Nguyên là Thiết Mộc Nhi (Nguyên Thánh Tông), ông GS Mai cũng không
hề hay biết thực chất tình cảm và lòng biết ơn chân thực của Trần Ích Tắc vớí
vua mới Thiết Mộc Nhi (cháu nội Hốt Tất Liệt). Khi đăng quang, Thiết Mộc Nhi
bèn lập tức ban chiếu bãi binh, chấm dứt cuộc xâm lăng lần thứ Tư của Mông
Nguyên xuống Đại Việt. Đó chính là một sự may mắn chưa từng có đối với Đại Việt,
là hạnh phúc vô cùng to lớn của quân dân hai nước. Trần Ích Tắc cảm cái ơn sâu ấy
của vua mới Nguyên Thánh Tông, mà bày tỏ tình cảm sâu nặng của ông và nhân dân
Đại Việt đấy! Ông GS Mai không biết được điều này, cho nên mới thốt ra những lời
lên án cay độc và hết sức sai lầm như vậy.
Ông
GS Mai cho rằng đó là thơ nịnh hót khi được dự yến, là thơ của kẻ phản quốc,
ngàn đời sau còn nguyền rủa. Chúng tôi lại thấy thương và có phần nào thông cảm,
bởi GS Mai không hề biết việc Trần Ích Tắc đã đóng góp công lao vĩ đại, khi ông
đã góp phần tác động vào tư tưởng của vua mới Thiết Mộc Nhi, ngay từ khi ông
vua mới nhà Nguyên còn ở ngôi Đông Cung Thái tử. Không biết, cho nên mới có những
lời phán xét rất sai lầm và tệ hai về Trần Ích Tắc như vậy. Do vậy, mà các môn
đệ trung thành của GS Mai, cũng cứ thế mà “ăn theo nói leo” thế thôi. Nguyễn
Trãi nói rằng “Đọc sách phải thông đòi nghĩa sách” (Thơ Nôm). Dẫu đọc cả ngàn vạn
cuốn sách, mà không “thông đòi” được nghĩa lý của sách vở, thì cũng vô ích mà
thôi!
Chúng
tôi đã nghiền ngẫm, xem xét những điều đã ghi chép trong các sách sử, đối chiếu
thơ ca của Trần Ích Tắc với diễn biến lịch sử đã diễn ra cách nay bảy tám trăm
năm, để chứng minh rằng Trần Ích Tắc là một thiên tài trác việt, một nhà tình
báo chiến lược vĩ đại. Do những công lao góp phần làm tan rã nội bộ triều đình
Mông Nguyên và sau đó, Trần Hữu Lượng, con trai Trần Ích Tắc đã tiếp nối sự
nghiệp cha, xây dựng được một đội quân vũ trang, gồm 65 vạn quân tinh nhuệ và hạm
đội lớn hàng ngàn chiến thuyền lớn nhỏ, chiến đấu với quân Nguyên, làm chúng
tan rã, phải bỏ chạy lên phương Bắc, thành lập triều đại Bắc Nguyên.
Trần
Hữu Lượng đã xưng Hán Đế, lấy quốc hiệu Đại Hán, giương cờ Hán chiến đấu với
quân Nguyên. Quân đội của ông gồm chủ yếu là người Bách Việt, trên chính quê
hương cũ của người Bách Việt, của họ Trần từ Phúc Kiến. Nếu không thua trong trận
đại thuỷ chiến trong hồ Bà Dương (Bành Lãi), thì làm gì còn có nhà Minh nữa? Có
tài liệu gần đây nói rằng, sau trận Bành Lãi thất bại, hàng vạn người Bách Việt
bỏ nước di tản sang In đô, sinh sống ở một số hòn đảo, cho đến ngày nay.
Sách
ĐVSKTT chép việc Trần Hữu Lượng đã ba lần sai sứ về Đại Việt, yêu cầu Trần Dụ
Tông giúp sức đánh Mông Nguyên, nhưng Dụ Tông từ chối. Chỉ lần thứ 3, Dụ Tông mới
sai KINH LƯỢC SỨ LẠNG GIANG Nguyễn Trung Ngạn đem theo một đội quân nhỏ, sang
bên kia biên giới để nghe ngóng tình hình chiến sự thế nào.
Bài
thơ VĨNH BÌNH TRẠI SƠ PHÁT (Mới ra khỏi trại Vĩnh Bình), thơ Nguyễn Trung Ngạn
có câu:
Gió
ù ù thổi, ngọn cờ nhà Hán phấp phới lướt dạt ngọn cỏ,
Nghe
tiếng ngựa rợ Hồ kêu, khiến lòng rùng rợn, mà cung đao đeo bên mình (họ) dường
như phát tiếng kêu.
Đã
thể hiện một cách chân thực nhất hình ảnh cuộc chiến đấu của Trần Hữu Lượng,
xưng Hán Đế, quốc hiệu Đại Hán, giương cờ Hán đánh nhau với Mông Nguyên…
Có
người bảo rằng thời Trần Dụ Tông, Đại Việt còn đang mạnh. Mạnh như thế nào nhỉ?
Nhà nước kiệt quệ, đến mức Trần Dụ Tông phải bán tước cho nhà giàu, lấy lương
thực, tiền bạc cung ứng cho triều đình. Nông dân nổi lên khởi nghĩa khắp nơi,
tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Ngô Bệ ở Yên Phụ. Tham quan tha hồ vơ vét của dân.
Đến nỗi, Thầy Chu Văn An khuyên Dụ Tông không nghe, ông bèn treo mũ từ quan.
Vua Dụ Tông ăn chơi sa đoạ, chỉ thích chơi chim, chơi cây cảnh, gái gú. Đất nước
như vậy, triều đình như vậy, lại là “đang mạnh” hay sao? Trong khi đó, ở phương
Nam, Chiêm Thành đang trỗi dậy. Họ đã ba lần đem quân tấn công Đại Việt. Nếu không là suy yếu, thì
Chiêm Thành dám tấn công Đại Việt được sao? Thêm nữa, nên biết rằng, Trần Hữu
Lượng chiến đấu với quân Mông Nguyên ở phía Bắc, chẳng phải là để che chắn cho
Đại Việt được yên ổn đó sao? Chiến lược đánh giặc ngay trên đất giặc, ngay
trong lòng địch, để bảo vệ Đại Việt ở phía sau, như lãnh đạo nhà Trần đã giao
cho Trần Ích Tắc. Chẳng phải là ở bài thơ XUẤT QUỐC, chính Trần Ích Tắc đã nói
rằng, việc ông phải bỏ nước ra đi, là để làm cái việc như ngài Cơ Tử, làm cho
nhà Ân còn mãi đó sao? Chẳng phải là để cho Đại Việt còn mãi đó sao? Đâu phải
như Tấn Văn Công (tức công tử Trùng Nhĩ), bỏ nước ra đi để nhờ thế lực ngoại
bang, lại trở về làm vua nước Tấn?
Vua
Dụ Tông (Trần Hạo) nhờ có Trần Hữu Lượng đánh giặc ở bên kia biên giới, mà ông
được thảnh thơi ăn chơi, hưởng lạc. Ông ta cũng không thể biết rằng tại sao Đại
Việt lại được yên ổn như thế, huống chi là kẻ đọc sách đời sau, chỉ biết đọc mà
không biết suy xét thực tế như thế nào?
Lịch
sử đã diễn ra như vậy. Thơ Trần Ích Tắc đã thể hiện chân thực nhất tâm trạng của
ông, tấm lòng son sắt của ông với non sông đất nước Đại Việt.
Chúng
ta không thể biết Trần Ích Tắc đã hành động cụ thể như thế nào, nhưng từ thơ
ông, từ thực tế lịch sử đã diễn ra, kết nối với thơ ca đương thời, như thơ Nguyễn
Trung Ngạn và một số tác giả đời sau khi đi sứ sang Tàu, đã giúp chúng ta dựng
lên chân dung đích thực của Trần Ích Tắc, với tư cách là một nhà tình báo chiến
lược thiên tài, đơn tuyến. Hơn thế, ông là người anh hùng dân tộc vĩ đại của Đại
Việt ta, mà các loại nguỵ thư bên Tàu thường xuyên tạc, cố tình cố ý hạ thấp
vai trò của cha con Trần Ích Tắc-Trần Hữu Lượng, trong sự nghiệp làm tan rã giặc
Mông Nguyên, ngay trên đất của chúng ta thời Triệu Vũ Đế và Hai Bà Trưng từng
làm chủ.
Nhà
thơ Mỹ gốc Nga, giải Nobenl văn chương năm 1987 đã nói: “Để hiểu biết về một
con người, một dân tộc từ ngàn năm trước, thì chỉ có thi ca mới làm được điều
đó mà thôi”!
Nhà
văn GS-TS Mai Quốc Liên là một nhà nghiên cứu có công lao bảo tồn văn hoá dân tộc.
Vai trò của ông với văn chương trung đại là không thể phủ nhận. Ông đã cùng với
tập thể đồng nghiệp của mình, góp công lớn trong việc biên khảo một số tác phẩm
của người xưa. Tuy nhiên, bài viết của ông về nhân vật lịch lịch sử Trần Ích Tắc
thì không thể chấp nhận được.
(Trích
bài TỔNG LUẬN)
VŨ
BÌNH LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét