Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

TRÁCH NHAU 1 – 2 (Thơ Lục Bát 2024) / Lê Kim Thượng

 


 

1.

 

Em sang… mang chút nắng vàng

Em sang, mang chút điệu đàng áo tơ

Nắng mai lắng đọng mắt mơ

Cuộc tình thơ trẻ nhiều chờ, lắm mong…

Em sang… sương sớm đò đông

Hàng cây đứng đợi, cánh đồng lặng im

Trầu cau tôi mãi đi tìm

Vườn yêu xanh lá, tiếng chim chuyền cành…

Thèm nghe giọng nói Yến Oanh

Êm như gió thoảng, ngọt lành, liêu trai

Ngả đầu tựa ngủ bờ vai

Vòng tay nồng ấm cho dài lả lơi

Cho tôi con mắt giếng khơi

Cho tôi nguyên nụ hoa môi dịu dàng

Khép đôi mắt biếc nằm ngang

Cho tình tôi đậu xuống hàng mi hoa

Em về… mưa bỗng khóc òa

Ướt hoàng hôn, ướt đường xa… một mình

Em – Anh… chung một gánh tình

Nghiêng vai rơi xuống, chúng mình… lạc nhau…

 

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2024

CHƠ VƠ LẠC GIỮA CUỘC NGƯỜI / Đặng Xuân Xuyến

 



Chơ vơ lạc giữa cuộc người

Tôi ngồi lặng nhặt tiếng cười chát chua

Nửa đời lăn lộn được thua

Ngậm ngùi tự bán tự mua bóng mình.

 

THƠ ĐƯỜNG LUẬT XƯỚNG HỌA THÁNG 4/2024 CỦA TRẦN KIỀU AM

 



 

            VÀO HÈ

(Bài xướng, thơ của nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo Dương Bá Trạc (1884-11944)

 

Ai xui con cuốc gọi vào hè,

Cái nóng nung người, nóng nóng ghê!

Ngõ trước, vườn sau um những cỏ,

Vàng phai, thắm nhạt ngán cho huê.

Đầu cành kiếm bạn, oanh xao xác,

Trong tối đua bay, đóm lập loè.

May được nồm nam cơn gió thổi,

Đàn ta ta gảy khúc Nam nghe.

                Dương Bá Trạc

 

THUỞ MẸ RU / Khê Kinh Kha

 




1.
mẹ ngồi ru con đêm khuya mưa tới
mẹ ngồi ru con ru tình sông núi
mẹ ngồi ru con đong đưa năm tháng vào nôi

mẹ ngồi ru con âm vang tiếng hát
mẹ ngồi ru con ru lòng sỏi đất
mẹ ngồi ru con ru thêm mái tóc bạc phơ

thuở mẹ ru
ru gió qua sông, ru mưa về nguồn
ru mây qua rừng, ru trăng âm thầm
ru con nghiêng nằm, ru mãi nghìn năm

Thuở mẹ ru
ru nước lênh đênh, ru sông muộn phiền
ru thân phận buồn, ru tim âm thầm
ru con yên nằm, ru mãi nghìn năm

lời mẹ ru con lênh đênh trong gió
lời mẹ ru con chan hòa nước mắt
lời mẹ ru con câu thơ ngây ngất hồn con

lời mẹ ru con bên hiên trăng xuống
lời mẹ ru con qua đời mưa nắng
lời mẹ ru con êm như tiếng suối đầu non

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

MỐT THÍCH TRỒNG CÂY CỔ THỤ CỦA CÁC QUAN CHỨC VIỆT NAM / Việt Thắng

 



       Cách đây hơn 60 năm, ngày 28/11/1959 với bút danh Trần Lực; chủ tịch Hồ Chí Minh đã đăng bài trên báo nhân nhân, phát động phong trào trồng cây. Vào dịp tết nguyên đán năm 1960, trong không khí mừng xuân của cả dân tộc, Bác đã trồng cây đa (nhỏ) tại công viên hồ Bảy Mẫu. (Sau đổi là công viên thống nhất, và bây giờ là công viên Lê Nin).

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

MẢNH ĐẤT ĐIỆN BIÊN / Phạm Ngọc Khảnh

 



Điện Biên ngày bẩy tháng năm

Người xe rầm rập, vang ngân điệu hò…

Toang Đồi A1 còn trơ

Tướng quân Đờ cát thất cơ cúi đầu!

Vui mừng rộn cả năm châu

Tự hào, ý chí, sắc mầu Việt Nam.

Mảnh đất này mãi âm vang

Mốc son chói lọi, nét vàng nghìn thu…

 

P.N.K

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

ÔNG LỢN : Truyện nhặt / Trần Mỹ Giống

 


 

Bà nhà văn Ngày Mới vừa đi thăm chiến trường xưa về kể:

- Chị khoe chị có bạn cũng là hội viên Hội chiến sĩ bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972 tên là M, thằng Lợn bảo: “Không có thằng này đâu. Tôi là sĩ quan quân lực, nắm hết danh sách ai vào ai ra…” Chị bảo: “Bạn tôi có Huân chương chiến công giải phóng, Dũng sĩ Quyết thắng…” thì hắn dè bửu: “Úi dào! Mua cả đấy! Bây giờ có tiền là mua được hết!”  Chị tức lộn ruột…

 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

VƯƠNG VẤN BÓNG GIAI NHÂN / Phạm Đức Nhì

 

 


           (Tặng người phụ nữ tôi yêu)

 

Anh đã thấy một số bậc tu hành

trói gô “kẻ xa lạ” (1)

treo lên thập tự giá

đóng đinh cho đến chết

(những truyền thống đạo đức, lễ giáo

những lợi, những danh…)

để giành lại tự do

trong mỗi suy nghĩ

mỗi hơi thở

mỗi lời nói

mỗi cử động

 

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

CÔN SƠN - KÝ ỨC SƠN TÂY – HOA MỘC MIÊN – BÁT THẬP XUÂN / Đào Đình Bảng

 

                              Nhà thơ Đào Đình Bảng

 

C Ô N  S  Ơ  N

 

       Ngàn thông than khóc trên đồi,

Máu loang đỏ đất, một thời Côn Sơn.*

Chín tầng mây, nặng dây oan,

Vẫn trong giếng ngọc, ngập tràn dâng lên.

Muôn đời sau, cõi nhân gian,

Tâm hương thành kính dâng lên viếng Người.

Côn Sơn 20-4-2024

 

          *Nguyễn Trãi 1380-1442.  Hiệu là Ức Trai anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân thế giới, là nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn hoá lớn kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Ông bị án oan (Lệ chi viên) bị tru di tam tộc. Năm 1464 vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho ông.

 

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

NGUYỄN TRUNG NGẠN CHÍNH LÀ NGƯỜI ĐÃ CHÚNG KIẾN CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA TRẦN HỮU LƯỢNG VỚI QUÂN NGUYÊN MÔNG QUA MẤY BÀI THƠ CỦA TÁC GIẢ / Vũ Bình Lục

 

Có thể là hình ảnh về 1 người
Tất cả cảm x

                                        Tác giả Vũ Bình Lục


MỚI RA KHỎI TRẠI VĨNH BÌNH

 

Việc vua việc nước bận rộn đâu dám ngại khó nhọc,

Gió sớm hắt sương thấm ướt chinh bào.

Từ phía Nam sao Bắc Đẩu nhìn về cung khuyết nhà vua thấy còn gần,

Nơi phương Bắc sông Ngân Hà vượt qua bao núi cao hiểm trở.

Gió ù ù thổi, ngọn cờ nhà Hán phấp phới lướt dạt ngọn cỏ,

Nghe tiếng ngựa rợ Hồ kêu khiến lòng rùng rợn, mà cung đao đeo bên mình (họ) dường như phát tiếng kêu.

Nếu sớm biết đường đời nhiều gian nan nguy hiểm như thế,

Thì lúc còn trẻ tuổi đừng tự phụ cho rằng mình có thể chịu đựng nổi những nỗi gian lao.

 

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

ĐỌC “ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP” TRƯỜNG THI CỦA TRẦN MẠNH HẢO / Châu Thạch

 



       -Vì sao nhà thơ Trần Mạnh Hảo dùng tia chớp đề làm hình ảnh đại diện cho đất nước? Theo tôi có lẽ bởi vì tia chớp có vẻ đẹp hùng vĩ nhất  , bởi vì tia chớp có năng lương rất lớn, và bởi vì tia chớp có đường đi sáng rực và ngoằn ngoèo. Dùng hình ảnh tia chớp làm đại diện cho đất nước, Trần Manh Hảo muốn tôn vinh đất nước, muốn hóa hình đất nước vào hiện tượng thiên nhiên kỳ vỹ,  để người đọc thấy đất nước qua 5 giác quan và qua tâm linh của mình.

 

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

QUÊ SỚM / Đặng Xuân Xuyến

 


 

Có gì nhộn nhạo sớm nay

Chim chèo bẻo sải cánh bay ngập ngừng

Phất phơ hương bưởi thơm lừng

Nắng non chộn rộn lưng chừng ngõ quê

 

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

THƠ TRẦN KIỀU AM BẮT NGUỒN TỪ CẢM HỨNG Ý THƠ CỦA TÁC GIẢ KHÁC (4 BÀI)

 



 

     NHỚ LỐI HẸN HÒ

 

Mãi tiếc bao lần cứ đắn đo,

Lời thư không gửi đốt thành tro.

Mùa thu phai nhạt dần trong mắt,

Đám lá rụng vàng phía cửa ô.

Sóng vỗ đìu hiu ngày giã biệt,

Dốc lên phơ phất áo gió lùa.

Xa sông cách núi nhiều thương mến,

“Và nhớ bao nhiêu lối hẹn hò.*

                      28/2-2024

Chú thích: *Mượn câu thơ của Trần Dạ Từ trong bài Khi Em Mười Sáu.

 

 

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

BỘ CUỐN THƯ, CÂU ĐỐI CỔ CỦA CỤ NGUYỄN THẾ HƯNG

 

 

          Cụ Nguyễn Thế Hưng ở cùng ngõ tôi. Cụ đã ở tuổi bát tuần, nhưng còn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Cụ có thú chơi đồ cổ. Trong nhà cụ có cả chục cái xe đạp, trống đồng, đồ sứ cổ… Tôi thường sang chiêm ngưỡng bộ cuốn thư, đại tự, câu đối chế tác cách đây một thế kỷ của cụ treo ở phòng khách. Tôi không biết chữ Hán, nhưng vẫn cảm nhận được cái đẹp qua đường nét, màu sắc, hoa văn, dáng chữ. Bộ cuốn thư câu đối này là đồ  cổ quý mà cụ rất tự hào và giữ gìn cẩn trọng.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

Sách mới: LÀNG ĐỔ : Tập truyện ngắn / Nguyễn Văn Hiên

 



 

       Nhà văn Nguyễn Văn Hiên tặng trang chủ sách mới:

 

       LÀNG ĐỔ : Tập truyện ngắn / Nguyễn Văn Hiên. – Tái bản lần thứ 1. – H. : Nxb. Thanh Niên, 2024. – 222 tr. ; 21 cm.

 

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

13 BÀI THƠ ĐỘC VẬN 7 CHỮ / Đặng Xuân Xuyến

 



 

TÔI BIẾT

 

Tôi biết người ta cố quên tôi

Ước thề chỉ để thoảng đầu môi

Gặp tôi người cứ ne né vội

Như sợ chạnh buồn phía xa xôi

.

Tôi đã dằn lòng phải thế thôi

Người ta giờ đã khác xa rồi

Chữ tình khéo bẻ thành trăm lối

Dụ khách say tình, lén chuốc vôi.

.

Tôi sẽ về thăm lại lần thôi

Để nghe gió lạnh thốc mé hồi

Để xem u uẩn chiều loang lối

Để ngó mây trời lững lững trôi.

 

Hà Nội, ngày 06 tháng 03-2024

 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Sách mới: LUẬN VỀ BINH PHÁP / Phạm Minh Đạo

 



       Cảm ơn Nhà văn Phạm Hồng Loan kính biếu trang chủ bộ sách 2 tập vừa xuất bản của Nhà nghiên cứu Phạm Minh Đạo – anh trai nhà văn Phạm Hồng Loan:

       LUẬN VỀ BINH PHÁP / Phạm Minh Đạo. – H.: Nxb. Hồng Đức, 2024. – 2t, ; 21 cm.

       T.1: 2024. – 257 tr.

       T.2: 2024. – 238 tr.

 

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2024

BÙN ĐẤT 1-2 (Thơ Lục Bát 2024) / Lê Kim Thượng

 

      


 

1.

Một ngày về với Quê hương

Tôi đi về phía người thương mong chờ

Tôi đi về phía… dại khờ

Tìm về làm đứa trẻ thơ trên đồng…

Tôi qua sông rộng đò đông

Nương ngô, bãi mía, mây hồng, trời xanh

Nghe câu Lục Bát ngọt lành

Lẫn vào hương lúa, hương chanh cuối mùa

Nắng qua kẽ lá chen đua

Đường quê rợp bóng lá dừa buông lơi

Tôi đi tìm… thuở thiếu thời

Nhặt câu thơ cũ đánh rơi… thuở nào…

Nắng sông óng ánh lụa đào

Bờ tre nghiêng ngả xanh xao gọi mời

Lá vàng nhè nhẹ rơi rơi

Cánh cò bay giữa khoảng trời xanh tươi

Lấm lem bùn đất mặt người

Còn nguyên vẹn những nụ cười thân thương

Bếp nghèo khói tỏa như sương

Mờ mờ mái lá vấn vương xoay vần…

 

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

MỘT BÀI THƠ VÀO LOAI KIỆT TÁC CỦA TRẦN ÍCH TẮC! / Vũ Bình Lục

 



 

       SINH NHẬT TỰ CHÚC THỌ

       Đất trời bao la bát ngát, (ta như) một cánh cỏ bồng chuyển xoay theo gió,

Thời gian vô hạn, niềm vui vô cùng.

Ba ngàn tân khách như hồng bay lạc nhạn, giờ ở nơi đâu?

Ông lão sáu mươi tuổi như ta được sống lâu như loài rùa và hạc.

Khóm trúc xanh xanh trong cung cấm hãy còn giống như ngày xưa không?

Lại thêm gió thu thổi qua đám rau tần trắng ở bên sông (Lô).

Sáng sớm ở lầu quỳnh uống rượu ngon say chếnh choáng,

Thân mình như gần kề tầng mây phía đông chỗ sao Bắc Đẩu mọc.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2024

BIỆN GIẢI VỀ TRẦN ÍCH TẮC Ở TƯ CÁCH NHÀ TÌNH BÁO CHIẾN LƯỢC VĨ ĐẠI! / Vũ Bình Lục

 



 

1.

BỐI CẢNH TRẦN ÍCH TẮC ĐƯỢC LÃNH ĐẠO TRIỀU TRẦN “BIỆT PHÁI” SANG NGUYÊN MÔNG

 

Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc tự cho rằng mình thông minh tài giỏi hơn các vị Hoàng tử khác, hoàn toàn xứng đáng được làm Hoàng Đế. Nguyện vọng không thành thì đâm ra bất mãn, bèn đem theo cả gia quyến bỏ chạy sang hàng Nguyên Mông. Sách ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ (ĐVSKTT) do Ngô Sĩ Liên đời Hậu Lê chủ biên, chép như vậy.

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2024

TÔI BIẾT / Đặng Xuân Xuyến

 


 

Tôi biết người ta cố quên tôi

Ước thề chỉ để thoảng đầu môi

Gặp tôi người cứ ne né vội

Như sợ chạnh buồn phía xa xôi

Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

ĐỌC “BÓNG NÚI VÀ ANH” THƠ VẠN LỘC / Châu Thạch

  



     BÓNG NÚI VÀ ANH

(Nhớ nhà thơ Tường Linh!)

 

Duyên thơ mới được gặp anh

Bốn mươi năm nhớ thời xanh một thời

Yêu thơ lại được gặp người

Khiêm nhường bóng núi, dáng ngồi cao hơn

 

Nhớ anh, nhớ Ngũ Hành Sơn

Nhớ mây đầu ải Hải Vân, Sơn Trà

Mỗi làng, mỗi xóm anh qua

Quảng Nam đâu chỉ ruột rà yêu thương

 

Nhúm nhau mẹ chôn sau vườn

Quế Sơn, Trung Phước nương hồn về quê

Chim vịt kêu chiều đèo Le

Trà My, Tiên Phước, sơn khê chín chiều

 

Thơ anh từng chữ chắt chiu

Nỗi niềm xa xứ luôn neo tim người

Lúc vui đọc nghe thơ vui

Khi buồn thơ cũng ngậm ngùi với ta

 

Bây giờ vời vợi chiều xa

Ngó bóng núi, thương quê nhà thơ anh

                       VẠN LỘC

 

LỜI BÌNH CỦA CHÂU THACH

 

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG (3 bài) / Trần Kiều Am

 



 

       SẮC XANH BIÊN GIỚI

 

Sắc xanh biên giới vững nghìn năm,

Dấu tích chiến tranh chỉ lặng thầm.

Khe đá máu in đồng đội ngã,

Thung sâu cỏ khuất bạn tôi nằm.

Vị Xuyên xanh lượn dòng Nho Quế,

Quản Bạ mây bay dốc Pắc Sum.

Phố cổ Đồng Văn khèn núi gọi,

Thiêng liêng hồn nước vọng âm âm.

                       30/4-2018

 

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

TRẦN NGHỆ TÔNG / Vũ Bình Lục

 

       

Tác giả Vũ Bình Lục

 

       VUA HIỀN QUÁ HÓA NGU!

       Như đã trình bầy ở phần mở đầu cho “chuyên mục” VỪA ĐI VỪA NGHĨ, một lần nữa, tôi thành thật cầu mong được quý vị là hậu duệ xa xôi của một nhân vật lịch sử nào đó, thông cảm và thứ lỗi cho. Một nhân vật lịch sử, dù bất cứ ở cương vị nào, đều có phần tốt và phần chưa tốt. Tất nhiên! Chúng ta nhìn lại lịch sử, xem xét và suy ngẫm về lịch sử, rút ra những bài học sâu sắc từ lịch sử, tước bỏ những ghi chép không khách quan, hoặc thiếu chính xác, hoặc sai lầm, để có cái nhìn công bằng hơn, khoa học hơn, đầy đủ và minh bạch hơn. Đấy mới là điều cần thiết!

GIẢI PHẪU THẨM MỸ VÀ KỲ VỌNG CẢI SỐ / Đặng Xuân Xuyến (Kì 2)

 

Nhà nghiên cứu Đặng Xuân Xuyến


       (tiếp theo của bài viết: CA SĨ CHUYỂN GIỚI LÂM CHÍ KHANH VÀ CHUYỆN GIẢI PHẪU ĐỂ CẢI SỐ (Kì 1:  http://tranmygiong.blogspot.com/2022/11/ca-si-chuyen-gioi-lam-chi-khanh-va.html )

 

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2024

BÌNH THƠ PHẠM NGỌC THÁI / Châu Thạch

 


                          Cố nhà thơ Phạm Ngọc Thái

 

ĐÔI LỜI PHI LỘ:

Nhà thơ Phạm Ngọc Thái, một thi nhân tự do của miền Bắc vừa qua đời ngày 2/2/2024. Lúc sống tên tuổi ông gây nhiều tiếng vang trên văn thi đàn vì thơ ông hay một phần, một phần vì ông dám thách đố thi thơ với cả Hội Nhà Văn Việt Nam, vì ông gởi thư cho nhà nước đòi khẳng định mình là chân dung thi nhân vĩ đại nhất của của thi ca hiện đại, đồng thời ông cùng nhóm người ái mộ có ý định gởi tác phẩm thơ ông đi tham dự giải NoBel.

Cách đây khoảng 10 năm, khi tôi mới cầm bút, lúc đó tôi chưa biết ông là ai, đọc thơ ông trên trang Văn Nghệ Quảng Trị, tôi có cảm xúc và viết 2 bài cảm nhận thơ của ông. 

Tôi chỉ gởi bài đăng trên Văn Nghê Quảng Trị, nhưng sau đó thấy bài viết của tôi đăng trên nhiều trang web miền Bắc. Rất tiếc khi ông xuất bản tập “Phạm Ngọc Thái Chân Dung Nhà Thơ Lớn Thời Đại” trong đó đăng nhiều bài bình tôn vinh thơ ông của nhiều tiến sĩ, nhà báo, nhà văn…thì không có 2 bài viết của tôi. Có lẽ vì tên tuổi tôi là vô danh tiểu tốt nên bị loại ra là đương nhiên.

Mấy ngày qua biết tin ông qua đời, tôi có sự cảm động, bởi thấy một người hăng say cho văn học như thế mà khi ra đi, diễn đàn văn học hình như quên mất ông ta, chỉ có vài Tin Buồn được đăng và rất ít lời chia buồn trên mạng. Không biết nhóm người hô hào đưa thơ ông ta đi tham dự giải Nobel giờ ở đâu?

Tôi lục tìm lại trang cũ và xin đăng một bài cảm nhận về bài thơ “Hàng Cây Lá Đổ” của Phạm Ngọc Thái, như gởi theo ông một đoá hoa tiễn đưa linh hồn ông về với cõi thi ca vô biên và trong sáng!                                                                      

Châu Thạch

 

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

THƠ ĐƯỜNG LUẬT (Tung hoành trục khoán) THÁNG 1-2024 của Trần Kiều Am (3 bài)

 

 


 

            SUỐI TÓC

   (Khoán trục dọc ngang)

 

              “Có ai bên cửa ngồi hong tóc,

Cho chảy lan thành một suối hương”

                                   (Xuân ý - Hồ Dzếnh)

 

CÓ một mùa xuân đẹp khác thường,

AI rằng có thấu nỗi tha hương.

BÊN hiên nắng dọi mai ngan ngát.

CỬA mở mây bay chiều vấn vương.

NGỒI tựa song đào mơ cánh nhạn,

HONG khô mái gội nhớ người thương.

TÓC buông mềm xõa trên vai ấm,

CHO CHẢY LAN THÀNH MỘT SUỐI HƯƠNG.

     3/1-2024

 

GẶP TRẦN QUANG ĐẠO "TRONG MƯA XUÂN" / Đặng Xuân Xuyến

 



Sáng nay, lang thang ngắm "phố phường" làng facebook, tôi gặp lại chàng thi sĩ Trần Quang Đạo "đầu trần chân đất" "đi mê mải" "dưới mưa xuân rây lộc" ngắm phố phường Hà Nội bằng tâm thế tĩnh tại của người đã ngộ được Đạo của cõi Người, với những câu thơ phảng phất chất men Thiền:


TRONG MƯA XUÂN

 

Dưới mưa xuân rây lộc

ta đầu trần

mưa cứ rơi đều

 

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2024

NGÀY TẾT, BÀN THƠ TẾT KHA TIẸM LY VÀ TÚ XƯƠNG - Châu Thạch

 

 


 

          ĐÓN TẾT

(Gởi Nguyễn vô Cùng)

            Kha Tiệm Ly

 

Chẳng hẹn mà mi lại tới rồi

Hè nhau nhằm tớ lấy đùa chơi?

Ngoài sân chủ nợ la khàn tiếng

Dưới bếp thằng cu vét lũng nồi!

Nhuận bút leo heo chờ mỏi cổ

Cháo hoa lỏng bỏng húp cầm hơi

Người vui, ta cũng vui ra phết

Kéo xệch hai môi, Đọ! Cũng cười ./.

                     (Trích web datdung.com)