Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ THÁNG 5/2024 (4 bài) CỦA TRẦN KIỀU AM

 



 

                TÓC MÂY

 

Một thưở dại khờ chớm tuổi xanh,

Từng mơ tha thướt dáng kinh thành.

Ngõ xưa dời gót bao bồng bột,

Nẻo mới chồn chân những cạnh tranh.

Thỏ thẻ lời yêu trong gió sớm,

Thì thầm tiếng hẹn dưới trăng thanh.

Tóc mây thương nhớ “...niềm duyên dáng,

Che nửa phong ba, nửa mát lành”.(*)

 

   15/5-2024

Chú thích:  * Câu thơ mượn của Hồ Dzếnh trong bài Trong Nắng Trưa (1943):

“Tóc mây vắt lỏng niềm duyên dáng

Che nửa phong ba, nửa mát lành”

 

CHÙM THƠ ĐƯỜNG LUẬT THÁNG 5/2024 - Tác giả: Văn Cường, Hà Nội

 



         

1. ĐIỆN BIÊN (1954÷2024)

 

Đồi cao đại bác bừng hoa lửa

Dốc thẳm xe thồ đẫm bụi sương

Lũ giặc ươn hèn xua tử khí

Đoàn quân dũng cảm lướt sa trường

Tâm hồn liệt sĩ còn vương khói

Số phận anh hùng mãi tỏa hương

Võ bị nghìn năm màu đất đỏ

Tình yêu vạn thuở sắc ban hường.

 

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2024

VIỄN DU 1 – 2 (Thơ Lục Bát 2024) / Lê Kim Thượng

 


 

1.

 

Có người nhớ lắm… “Quê Xưa”

Chìm trong ảo mộng, hương thừa chiêm bao

Tháng ba Hoa Gạo vẩy chào

Hoa Xoan tím rụng, người sao chưa về?

Hoa Cau rụng trắng bốn bề

Trầu Không mướt lá, xanh quê bóng dừa

Tre già ngã bóng đong đưa

Tiếng kêu Bìm Bịp giữa trưa bồng bềnh…

Khói đồng nhè nhẹ bay lên

Đàn trâu khua mõ, chông chênh tiếng cười

Em còn gánh lúa bên đời

Áo nâu, nón trắng in trời thân thương…

Bếp nghèo khói tỏa mờ sương

Mái tranh bạc phếch, vấn vương lá dừa

Bữa cơm đạm bạc ngày xưa

Cải ngồng ngắt ngọn muối dưa bốn mùa…

Giọt trăng rơi cửa song thưa

Hiên ngoài Mai nở, gió đưa một mình

Hồn quê còn giữ trung trinh

Thả hồn vào đá tạc hình Vọng Phu…

 

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN / Vũ Thị Hương Mai

 



 Lứa tuổi mới lớn đánh dấu bước trưởng thành ban đầu của đời người. Những thay đổi về sinh lý, những sự biến động về tâm lý là những khó khăn, thách thức đối với các cô, cậu học trò mới lớn. Để cho chúng tự vượt qua ải cam go của giai đoạn này sẽ rất khó khăn đối với chúng. Vai trò của cha mẹ đối với con cái ở lứa tuổi này phải được coi như người thầy đầu tiên trong việc giáo dục nhân cách, giới tính - tình yêu và định hướng nghề nghiệp giúp con. Chúng đang học làm người lớn chứ chúng chưa phải là người lớn thực sự. Suy nghĩ của chúng vẫn còn hạn chế bởi kinh nghiệm sống, hành động thường bồng bột và nông nổi. Nhiều bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình khôn lớn nên người, thành tài, thành danh nhưng lại không nhận thức được vai trò của mình với tư cách là người thầy đầu tiên của con. Họ cho rằng, việc giáo dục và dạy dỗ con thành tài là thuộc về trách nhiệm của nhà trường, họ phó mặc trách nhiệm ấy cho các thầy cô giáo, còn trách nhiệm của cha mẹ chủ yếu là nuôi dưỡng. Đó là một quan điểm hết sức phiến diện, chủ quan và có phần vô trách nhiệm đối với con cái. Lẽ đương nhiên, giáo dục trong nhà trường là quan trọng trong việc bồi dưỡng tri thức, nâng cao năng lực bản thân, hình thành nhân cách. Song đó mới chỉ là một nửa về phía nhà trường, còn gia đình là nửa còn lại mới có thể tạo nên phần hoàn thiện trong việc giáo dục, nuôi dưỡng và dạy dỗ. Nếu các bậc cha mẹ coi thường vai trò giáo dục của mình đối với con cái thì quả là sai lầm nghiêm trọng. Cha mẹ đóng vai trò quyết định đến sự trưởng thành của con cái, còn trường học chỉ là nơi gửi gắm tạm thời, gia đình mới là cội rễ.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

GẶP GỠ - ƯỚC MƠ – CHUNG TÌNH / Trần Đăng Tính

 


(Kỷ niệm ngày hội khóa học (1961- 1964) 19/5/2024 Trường cấp 3 Lê Hồng Phong, tp. Nam Định)

 

Sáu mươi xuân đã chia xa

Đến nay gặp lại ngỡ là mới qua

       “Trai đô”(1) tếu táo… ba hoa

“Gái đẹp”(2) duyên dáng nết na dịu dàng

       Bên nhau quấn quít hân hoan

Chúc nhau cuộc sống đàng hoàng tự do

       Mừng nhau hạnh phúc ấm no

Vui bên con cháu ước mơ chung tình.

 

                     Trần Đăng Tính

………….

(1)        Cụ ông.

(2)        Cụ bà.      

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

Sách mới: ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP : Trường ca / Trần Mạnh Hảo

 



       Trang chủ vừa nhận được sách từ nhà thơ Trần Mạnh Hảo gửi tặng, cuốn:

       ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP : Trường ca / Trần Mạnh Hảo. – Tái bản lần thứ 2. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2024. – 95 tr. ; 21 cm.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

Sách mới: NHỮNG NGÔI SAO TRƯỜNG SƠN

 



       Trang chủ vừa nhận được sách do nhà thơ Vương Văn Kiểm gửi biếu:

       NHỮNG NGÔI SAO TRƯỜNG SƠN : Những tác phẩm đoạt giải thưởng và vào chung khảo cuộc thi viết “Chiến sĩ Trường Sơn anh hùng năm xưa và trong cuộc sống hôm nay” / Nhiều tác giả. – H.: Nxb. Dân Trí, 2024. – 511 tr. ; 21 cm. – Trên đầu trang tên sách ghi: Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam.

 

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

TRÁCH NHAU 1 – 2 (Thơ Lục Bát 2024) / Lê Kim Thượng

 


 

1.

 

Em sang… mang chút nắng vàng

Em sang, mang chút điệu đàng áo tơ

Nắng mai lắng đọng mắt mơ

Cuộc tình thơ trẻ nhiều chờ, lắm mong…

Em sang… sương sớm đò đông

Hàng cây đứng đợi, cánh đồng lặng im

Trầu cau tôi mãi đi tìm

Vườn yêu xanh lá, tiếng chim chuyền cành…

Thèm nghe giọng nói Yến Oanh

Êm như gió thoảng, ngọt lành, liêu trai

Ngả đầu tựa ngủ bờ vai

Vòng tay nồng ấm cho dài lả lơi

Cho tôi con mắt giếng khơi

Cho tôi nguyên nụ hoa môi dịu dàng

Khép đôi mắt biếc nằm ngang

Cho tình tôi đậu xuống hàng mi hoa

Em về… mưa bỗng khóc òa

Ướt hoàng hôn, ướt đường xa… một mình

Em – Anh… chung một gánh tình

Nghiêng vai rơi xuống, chúng mình… lạc nhau…

 

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2024

CHƠ VƠ LẠC GIỮA CUỘC NGƯỜI / Đặng Xuân Xuyến

 



Chơ vơ lạc giữa cuộc người

Tôi ngồi lặng nhặt tiếng cười chát chua

Nửa đời lăn lộn được thua

Ngậm ngùi tự bán tự mua bóng mình.

 

THƠ ĐƯỜNG LUẬT XƯỚNG HỌA THÁNG 4/2024 CỦA TRẦN KIỀU AM

 



 

            VÀO HÈ

(Bài xướng, thơ của nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo Dương Bá Trạc (1884-11944)

 

Ai xui con cuốc gọi vào hè,

Cái nóng nung người, nóng nóng ghê!

Ngõ trước, vườn sau um những cỏ,

Vàng phai, thắm nhạt ngán cho huê.

Đầu cành kiếm bạn, oanh xao xác,

Trong tối đua bay, đóm lập loè.

May được nồm nam cơn gió thổi,

Đàn ta ta gảy khúc Nam nghe.

                Dương Bá Trạc

 

THUỞ MẸ RU / Khê Kinh Kha

 




1.
mẹ ngồi ru con đêm khuya mưa tới
mẹ ngồi ru con ru tình sông núi
mẹ ngồi ru con đong đưa năm tháng vào nôi

mẹ ngồi ru con âm vang tiếng hát
mẹ ngồi ru con ru lòng sỏi đất
mẹ ngồi ru con ru thêm mái tóc bạc phơ

thuở mẹ ru
ru gió qua sông, ru mưa về nguồn
ru mây qua rừng, ru trăng âm thầm
ru con nghiêng nằm, ru mãi nghìn năm

Thuở mẹ ru
ru nước lênh đênh, ru sông muộn phiền
ru thân phận buồn, ru tim âm thầm
ru con yên nằm, ru mãi nghìn năm

lời mẹ ru con lênh đênh trong gió
lời mẹ ru con chan hòa nước mắt
lời mẹ ru con câu thơ ngây ngất hồn con

lời mẹ ru con bên hiên trăng xuống
lời mẹ ru con qua đời mưa nắng
lời mẹ ru con êm như tiếng suối đầu non

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

MỐT THÍCH TRỒNG CÂY CỔ THỤ CỦA CÁC QUAN CHỨC VIỆT NAM / Việt Thắng

 



       Cách đây hơn 60 năm, ngày 28/11/1959 với bút danh Trần Lực; chủ tịch Hồ Chí Minh đã đăng bài trên báo nhân nhân, phát động phong trào trồng cây. Vào dịp tết nguyên đán năm 1960, trong không khí mừng xuân của cả dân tộc, Bác đã trồng cây đa (nhỏ) tại công viên hồ Bảy Mẫu. (Sau đổi là công viên thống nhất, và bây giờ là công viên Lê Nin).

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

MẢNH ĐẤT ĐIỆN BIÊN / Phạm Ngọc Khảnh

 



Điện Biên ngày bẩy tháng năm

Người xe rầm rập, vang ngân điệu hò…

Toang Đồi A1 còn trơ

Tướng quân Đờ cát thất cơ cúi đầu!

Vui mừng rộn cả năm châu

Tự hào, ý chí, sắc mầu Việt Nam.

Mảnh đất này mãi âm vang

Mốc son chói lọi, nét vàng nghìn thu…

 

P.N.K

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

ÔNG LỢN : Truyện nhặt / Trần Mỹ Giống

 


 

Bà nhà văn Ngày Mới vừa đi thăm chiến trường xưa về kể:

- Chị khoe chị có bạn cũng là hội viên Hội chiến sĩ bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972 tên là M, thằng Lợn bảo: “Không có thằng này đâu. Tôi là sĩ quan quân lực, nắm hết danh sách ai vào ai ra…” Chị bảo: “Bạn tôi có Huân chương chiến công giải phóng, Dũng sĩ Quyết thắng…” thì hắn dè bửu: “Úi dào! Mua cả đấy! Bây giờ có tiền là mua được hết!”  Chị tức lộn ruột…

 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

VƯƠNG VẤN BÓNG GIAI NHÂN / Phạm Đức Nhì

 

 


           (Tặng người phụ nữ tôi yêu)

 

Anh đã thấy một số bậc tu hành

trói gô “kẻ xa lạ” (1)

treo lên thập tự giá

đóng đinh cho đến chết

(những truyền thống đạo đức, lễ giáo

những lợi, những danh…)

để giành lại tự do

trong mỗi suy nghĩ

mỗi hơi thở

mỗi lời nói

mỗi cử động