Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

XIN MẠO MUỘI GÓP VUI VỀ COMMENTS CỦA ÔNG PHAN MINH CHÂU / Thái Quốc Mưu

Tác giả Thái Quốc Mưu

         - Mời đọc thêm:

        Tôi vừa được đọc những tranh luận về một số từ (tính từ) trong bài thơ CHIỀU LẠ của Đặng Xuân Xuyến. Bên cạnh những lời bình luận mang tính học thuật, với tinh thần xây dựng thì có một vài ý kiến có vẻ nằm ngoài phạm vi trao đổi về học thuật, điển hình là những “tranh luận” của ông Phan Minh Châu, ví dụ:
        Đùa với anh cho vui chứ chơi chữ kiểu này đọc chối lắm. Tôi đi nhiều và đọc rất nhiều anh ạ, ngôn ngữ thì phải được sự đồng thuận của người đọc, từ ngữ được đưa vào từ điển qua sự sàng lọc của những người có uy tín và chuyên môn cao. Khi từ điển ghi chữ nào mang dấu hỏi, ngã, chữ nào có G chữ nào không v..v và vâng vâng. Còn những chữ tôi vừa nêu trên anh cho rằng có lẽ họ quên đưa vào từ điển là một cách nói liều lĩnh, còn anh nói dân Bắc thường dùng lại càng hồ đồ. Chúng ta là những người làm thơ, viết văn hoặc những ai đang làm cái việc phê bình văn học thì việc đầu tiên là làm trong sáng tiếng Việt. Chữ nghĩa gì lại mang tính đánh đố người đọc hay cố tình tạo ra cái mới mang tính phản cảm như thế đều không thể chấp nhận.”

        Người đọc sẽ chất vấn ông Phan Minh Châu: Ông hiểu gì về ngôn ngữ mà dám nói: "Đùa với anh cho vui chứ chơi chữ kiểu này đọc chối lắm.”! Ông đi những đâu? đọc những sách gì mà khoe đi nhiều, đọc lắm? Ông rất sai khi nói ngôn ngữ thì phải được sự đồng thuận của người đọc. Ông càng sai hơn khi không hiểu mà dám chê chữ nghĩa người ta phản cảm. Vậy ông cho biết phản cảm chỗ nào?
        Tôi đồng thuận với quan điểm của ông Văn Thanh: “TE TẺ là trạng từ ghép mà tác giả mới sinh, vì trạng thái cần biều cảm chưa tìm thấy trong từ điển. Đó là sáng kiến của tác giả để sử dụng. Mọi người tự do có ý kiến nhưng không có quyền phủ quyết. Nếu được đa số công nhận và sử dụng thì nó sống nếu không thì nó chết thôi. Khỏi bàn!”
        Nhân đây, tôi xin giải thích hai chữ ngôn ngữ mục đích giúp ông Phan Minh Châu hiểu thêm:
        Ngôn ngữ là sự đồng thuận của ĐỊA PHƯƠNG, của SẮC TỘC, của DÂN TỘC, và của MỘT QUỐC GIA. Các nhà làm TỰ ĐIỂN hay TỪ ĐIỂN LUÔN BỊ THIẾU XÓT NHỮNG PHƯƠNG NGỮ. Bởi, họ không thể đi hết các địa phương trong một Đất Nước."
        - Những cuốn TỰ ĐIỂN là sách chỉ giải nghĩa từng TỪ một. Do đó, trong TỰ ĐIỂN không có giải thích tục ngữ, thành ngữ, phương ngữ, ca dao,...
        - Còn, TỪ ĐIỂN là sách giải nghĩa những TỰ đã kết hợp lại thành TỪ (ngôn ngữ). Sự kết hợp nầy ít nhất phải có từ HAI TỰ TRỞ LÊN. Và trong TỪ ĐIỂN có giải thích cả thành ngữ, phương ngữ, ca dao, phong dao,…
        Còn cuốn sách giải nghĩa CẢ TỰ LẪN TỪ, ta không thể gọi SÁCH TỪ TỰ ĐIỂN, mà phải gọi là TỪ THƯ.
        Các từ: “XÁO XÁC, CHÊNH CHAO, TE TẺ, NHỚN NHÁC”.
        - Tính từ XÁO XÁC, chỉ sự rối loạn (thường về tinh thần), biểu lộ sự nhớn nhác lo sợ vì mình (cá nhân) bị lạc lõng trong / giữa đám đông, hoặc khi lạc đường… hoặc trong một đám đông đang yên ổn bổng bị đăt chất nổ hay pháo kích thì trong đám đông đó trở nên XÁO XÁC,…
        - Tính từ CHÊNH CHAO, dùng để so sánh một sự việc xảy ra trước mắt của vật chất hoặc tinh thần mà ta biết nhưng chưa khẳng định được. Như, “Đầu óc tôi cảm thấy chênh chao quá!”
        - Tính từ: NHỚN NHẮC, để chỉ sự sợ hãi lo lắng khi trốn tránh vì bị kẻ nào đó săn tìm.
        - Tính từ, TE TẺ, tôi chưa nghe qua, nhưng chắc chắn có địa phương nào đó đã dùng. Có dùng mới có người nghe, viết lại hoặc có thể đây là cặp từ do tác giả Đặng Xuân Xuyến sáng tạo.
        Còn các nhà là TỰ hoặc TỪ Điển hay TỪ THƯ chưa đến địa phương đó, nên trong sách họ viết ta không thấy.  Còn tôi chưa nghe nên không dám luận bàn.
*.
THÁI QUỐC MƯU
Địa chỉ: 6395 GlenBrook Dr.
             Tucker, GA 30084, USA - Hoa Kỳ.
Email: thaiquocmuu1@aol.com

Điện thoại: 404-747-5025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét