Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện một phát biểu của ông quan đầu ngành tòa án: “Phải mở lớp dạy chính tả cho các thẩm phán”. Người đọc mới giật mình, thì ra các quan cầm cân nảy mực còn viết văn bản và bản án sai chính tả; thì trách sao học sinh trung học viết một bài văn câu chữ dài loằng ngoằng, tràng giang đại hải mới chấm một dấu chấm câu. Đấy là các em học sinh thì chúng ta chỉ trách các thày cô trong ngành giáo dục mà thôi.
Một
điều chúng ta không khỏi ngạc nhiên cho những người tự cho mình là nhà thơ, dân
cầm bút đi tiên phong trong khai phá văn hóa Việt Nam, lại đang cố tình hủy hoại
ngữ pháp tiếng Việt. Về nội dung thơ xin miễn bàn, nhưng ý thơ thì thích xuống
dòng lúc nào là do tùy hứng không cần có một chuẩn mực nào cả. Có những bài thơ
“Tân con cóc” nói như nhà thơ, nhà phê bình Trần Mạnh Hảo; cả một bài thơ tuyệt
nhiên không hề có một dấu chấm, dấu phảy, chấm câu... thậm chí không hề có một
chữ viết hoa. Để minh chứng VT sẽ coppy một số bài thơ “Tân con cóc” lấy trên mạng
internet:
Bài 1. CẢM NHẬN HẠNH PHÚC
Tác
giả: KhaLy Chàm
(Bài số 7 trong 10 bài thơ
hay Nguyên Tiêu năm 2021 của HNV TP Hồ Chí Minh)
nắng ban mai đi vào những ô cửa
em có biết. hương thơm bắt đầu
nở trên môi chúng ta
có thể những hạt mầm còn đẫm
sương đêm
khao khát được uống trọn giọng nói của mùa xanh
dù chỉ một lần hân hoan cho
nhịp thở căng tràn
bầy chim giữa bầu trời giấc
mơ
như thế. chúng đang mang những
thanh âm xanh quay về
hót lên giai điệu tặng người
sắc màu lấp lánh
có khi nào chúng ta hôn mê
chìm sâu tận cùng ảo giác
ai sẽ cứu với tiếng cười bồng
bềnh kết tụ
thành đốm sáng dư vang?
ngày mới. hãy soi gương hình
dung âm bản chính mình... ( Hết trích)
Trong
bài thơ trên tác giả đã chấm câu ba chấm, một dấu chấm hỏi. Không bàn về nội
dung bài thơ, chỉ xét về ngữ pháp tiếng Việt, câu thơ rườm rà đọc hết hơi mới
thấy một dấu chấm câu; sau mỗi dấu chấm câu mà không viết hoa thì... Vô hình
trung HNV Sài Gòn đã cho bài thơ được giải và khuyến khích người ta cứ viết
tràn lan đại hải đi cần chi ngữ pháp?!
Sau
đây VT sẽ trích một số đoạn thơ của những tác giả viết theo kiểu “Tân hình thức”:
Bài 2- MẤT CHÌA KHÓA
Tác
giả: Xuân Thủy
Chiếc chìa khóa
số phận nó
phải chia lìa
như nàng... hay
hay nỗi nhớ
có thể không
thế nào bất
lực… hay vì
tôi quên chiếc
chìa khóa ví
như quên nàng
vì chiếc chìa
khóa nên phải
chia lìa còn... (Hết trích)
Bài 3- LY CÀ PHÊ VỈA HÈ
Tác giả: Nguyễn văn Vũ
dưới mỗi ly cà phê
phơi đáy một tờ năm
ngàn thẳng thớm như tờ
lịch ngày rút ra từ
mớ ký ức cũ kỹ
cất dấu những câu chuyện
đời thường câu chuyện có
một đầu dây cột vào
những cánh diều hài hước
gặp cơn hào hứng trào
lên theo ngụm cà phê
đắng nổ ra nổ ra...( Hết
trích)
Bải4- SÁNG NAY
Tác giả: Đinh thị như Thủy
tôi đã nghĩ về một điều gì đó
rất quan trọng kiểu như tôi sẵn
sàng
nuốt chửng cỏ cây hoặc tôi tự
nguyện
để cỏ cây cũng nuốt chửng tôi
cũng tự
nguyện ngưng thở mỗi lúc nhìn
những nụ
hoa ngơ ngác nứt ra từ nách lá
ồ lũ hoa hơn ai hết chúng biết
về những nỗi buồn cả nỗi buồn
sinh
sôi cả nỗi buồn tàn lụi có lúc
tôi mơ hồ không rõ chúng cả
lá
cả hoa cả cỏ dại cả gai xương
rồng cả xưa cũ cả tinh khôi mới...
(Hết trích)
Đọc
tới đây chắc quý vị thấy muốn buồn nôn... ra chữ theo kiểu rườm rà, cà kê dê ngỗng,
chả cần cấu tứ chi cả, cứ như người ta đang lẩm cẩm kể chuyện không đầu, không
đuôi cho chính bản thân họ nghe. Nhưng điều đặc biệt là chẳng hề có một dấu phẩy,
dấu chấm, chấm than... và viết hoa.
Thơ
“Tân hình thức” được nhập từ phương Tây, tất nhiên cái nào hay thì ta phải học;
nhưng những nhà thơ “con cóc” ra vẻ ta tân nên cũng bắt chước hình thức y
chang. Nói như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đại hội văn hóa toàn quốc
24/11/2021: “Nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm không
có chọn lọc. Nói nặng ra là “Vô văn hóa, phản văn hóa”.
Cũng
xin lạy cả nón những người tự vỗ ngực là nhà
thơ. Họ đang thể nghiệm một loại văn phong không cần qui tắc ngữ pháp,
câu cú, viết hoa gì cả.
Hỡi
những người đang tự vỗ ngực là những nhà thơ “Tân hình thức”; chính các người
đang phá hoại nền văn hóa Việt Nam chứ ai!
VŨ VIỆT THẮNG
Hội
viên HNV TP HCM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét