BÀ NỞ
CHÍ TUỆ
HƯỚNG
SEN
PHẠM CHÍNH CA
ANNA TRẦN
KHÔNG NHƯỢC SU PHA NI XỈN
Khu
vườn chuối xanh tốt, cạnh con đường bên dòng Châu Giang làng Đại Hoàng Nhân Hậu.
Buổi sớm
trong lành. Tiếng rao mua:
- Nào ai mua chuối tiến đẹp như tiên
đây!
- Nào ai mua chuối ngự đẹp như vua nào…
CÔ NỞ: (Lộng
lẫy duyên dáng như hoa hậu gánh hai buồng
chuối ngự đi đi lại lại… Bần thần phân
bua):
- Bà con ạ! Đời lạ lắm cơ! Mọi hôm chuối nhà tôi đắt như tôm tươi. Hôm nay ế… ế rồi! Ai trông thấy
tôi thế này đều không tin đây là chuối tiến vua. Họ bảo người bán không là người
thật thì chuối họ tin sao được. Cái đời nó lạ thế đấy bà con ạ. Tôi là Thị Nở ở
vườn chuối bờ sông Châu. Là vợ anh Chí Phèo bạn chí thân của chú Nam Cao viết
văn ấy mà!
Ơ ớ ớ hớ hớ… Bà con cũng không tin. Thế để tôi
rao lại xem bà con có nhận ra không nhé!
- Ai mua chuối tiến đẹp như tiên đây! Nào ai mua chuối
ngự rạng rỡ như vua nào?... Chuối đây! Chuối ngự đây! Chuối tiến vua đây! Thơm
ngon như thế này… Bà con có ngửi thấy mùi thông đầu, sảng khoái, dẻo ngon, mát
bổ không đấy!? Mà đời nhiều sự lạ lắm cơ! Chả hiểu đầu cua đuôi nheo thế nào mà
người ta đang đồn đại nhiều điều ghê gớm về cái đất vườn chuối nhà tôi…
(Có tiếng gọi: - Cô Nở! Cô Nở ơi!)
- Tiếng, tiếng ai thế nhỉ! Ôi,
Hướng!
Cháu
Hướng đấy à!?
HƯỚNG: - Chuối ngon, đắt thế! Sao cô lại gánh
về?
CÔ NỞ:
- Họ bảo hàng giả. Họ không mua. Chán mớ đời!
HƯỚNG: - Thưa cô! Người ta trông cô như hoa hậu,
như
tiên nữ thế này, người ta không tin cô là Thị Nở cũng phải. Đố ai dám bảo đây
là bà Bùi Thị Hoa chuối… nở ngọt thơm.
BÀ NỞ: - Thì cũng là nhờ ở vườn chuối, cây
chuối ngự
ông
cha mình… mới ra thế này!
HƯỚNG: - Điều bí mật của cô cháu biết.
Cũng
như bí mật của cháu. Cháu muốn được làm con cô.
Cô có đồng ý không ạ?
BÀ NỞ: - Rõ đồ dở hơi! Đừng có õng ẹo như con
gái thế!
Là
cán bộ thanh niên, đội giống mới là phải mạnh mẽ lên! Cả cái làng này bao nhiêu
trai gái… ai cô cũng coi như con cô cả.
HƯỚNG: - Thế cô ơi! Đi bán hàng, cô có khai
lý lịch
với
bà con?
BÀ NỞ: - Thì cô đã khai cả. Rằng tôi là Thị Nở,
là
Bùi Thị Hoa chuối nở ngọt thơm nữa cơ! Là vợ anh
Chí
Phèo ở bãi chuối làng Đại. Anh Chí Phèo là bạn chí tình của chú Nam Cao viết
văn, viết báo gì đấy! Cô còn bảo: Đất có tốt thì mới có người đẹp, người tốt; Mới
có chuối ngự ngọt thơm.
HƯỚNG: - Đất tốt, đất quý cô ơi! Vừa rồi trên
mạng
người
ta thông báo: làng ta sắp có khách, cả trong nước, cả nước ngoài… về tìm hiểu,
nghiên cứu, lên dự án, khai thác đầu tư mọi tiềm năng. Nghe ù cả tai. Đất vườn,
cây quả làng ta có giá lắm! Cháu vừa họp chi đoàn chỉ thị, thông báo, đề cao cảnh
giác. Không chừng rồi đất làng ta, cả củ chuối đào được, họ sẽ đem đi chế ra
thuốc chữa ung thư, chữa Si đa ết, chữa luôn cả chứng đầu nhỏ, bẹp não nữa.
BÀ NỞ: - Thế thì đúng rồi! Đúng là thế rồi! Đời
lạ lắm cơ!
HƯỚNG: - Thưa cô! Thế là sao ạ?
BÀ NỞ: - Đúng thế rồi! Hôm qua cô sang phố,
thấy người ta
đồn
to lắm! Đồn rằng làng ta, đất làng ta sinh ra bậc đế vương, sinh ra lãnh đạo
thông thái. Họ bảo nếu được gieo giống ở vườn chuối, ai được nằm trên đệm lá
chuối sẽ sinh ra thiên tài. Ối giời đất ơi! Miệng thiên hạ, lạ lắm cơ!
HƯỚNG: - Họ đồn, họ nói là có lý cả đấy cô ạ.
Đúng!
Đúng là đồng đất quê ta!...
(Giữa khi đó Phạm Chính Ca trịnh trọng đi tới).
PHẠM CHÍNH CA: - Dạ xin phép… Thưa cô!... Thưa anh!
(Hướng gật đầu)
CHÍNH CA: - Thưa cô, thưa anh! Đây có phải làng Đại,
có
nhiều sự trọng đại nổi tiếng!
(Bà Nở lui lại
đứng bên gánh chuối)
HƯỚNG (Mỉm
cười gật đầu nhìn Chính Ca từ đầu
xuống chân, từ
chân lên đầu):
- Ông khách, ông là ai? Từ đâu đến? Có việc gì? Ông
có biết đứng trước ông là ai không?
CHÍNH CA: - Thưa cô, thưa anh! Đứng trước tôi là
hai
người đẹp. Quả danh tiếng không sai. Đất
quý đất đẹp sinh người đẹp. Giá trị không tính đếm được. Vâng, tôi là doanh
nhân, muốn nhờ cô, nhờ anh cho tôi gặp bà Nở, gặp tiến sĩ nhân chủng học Chí Tuệ
chủ vườn chuối ngự. Anh và cô làm ơn chỉ giúp.
HƯỚNG: - Tôi là cán bộ Đoàn, đội trưởng đội
giống mới,
phó
ban an ninh. Giới thiệu với anh, người đứng kia là chủ vườn chuối – Bà chủ anh
mong gặp.
(Bà Nở xua tay
ra hiệu không nói)
CHÍNH CA: - Anh bạn cán bộ xã ơi! Xin chớ dối
nhau như
thế.
Cố gái đẹp như hoa hậu thế giới kia mà lại là Thi Nở?!
HƯỚNG: - Anh không tin bà con nhân dân, lệ
làng phép
nước
như… (Hướng lấy ra chiếc còi, thổi một
hơi dài. Hai thanh niên chạy từ hai phía tới: - Tráng cầm cây gậy điện, trị an.
- Sen đeo thanh kiếm Nhật, rất duyên dáng.)
HƯỚNG: - Đồng chí Tráng!
TRÁNG: - Có tôi!
HƯỚNG: - Cảnh giác với người này. Nếu cần đưa
về an
ninh
xã xác minh, giải quyết.
TRÁNG: - Rõ!
CHÍNH CA: - Ấy! Ấy! Thưa các đồng chí cán bộ! Giấy
tờ
của
tôi đây ạ! Rất mong các đồng chí…
HƯỚNG: (Xem
giấy tờ, trả lại) - Ở đâu thế nhỉ?
CHÍNH CA: - Vâng! Tôi chính là Giám đốc công ty
trách
nhiệm
bảo vệ đất trời và câu lạc bộ vui khỏe.
HƯỚNG: - Công ty trách nhiệm bảo vệ đất trời,
Câu lạc bộ
vui
khỏe. Anh lấy gì làm bằng chứng?
CHÍNH CA: - Thì tôi là người thực việc thực, đang
đứng
trước
đồng chí đây!
HƯỚNG: - Anh lấy gì làm chứng là người trung
thực?
Anh
là Phạm Chính Ca. Nhưng tôi bảo anh không phải họ Phạm, không phải là người thì
sao nào! Vì anh là giám đốc công ty trời đất, là kinh doanh cái gì? Làm sản phẩm
gì? Gốc gác anh thế nào. Nếu không nói thật thật rành rọt thì mới làm việc được.
CHÍNH CA: - Vâng, thưa các anh các chị! Tôi là
Phạm
Chính
Ca, 38 tuổi. Tôi ở làng bên kia sông, cũng gần làng ta. Tôi là cháu đời thứ 31
của tướng quân Phạm Ngũ Lão ở làng Phù Ủng ngày xưa. Cụ tổ tôi đã ngồi đan sọt
bên đường, dáo đâm vào người coi như không biết. Cụ tổ tôi đã là con rể của Tiết
chế Hưng Đạo Đại vương – Người cả trời đất nhân loại đều biết, đều kính phục. Bởi
vậy tôi phải có trách nhiệm gìn giữ bảo vệ trời đất tổ tiên cha ông tạo dựng.
Thưa cán bộ tiềm năng, tôi trình báo như vậy, được không ạ?
HƯỚNG: - Hạt giống cơ bản! Hạt giống cơ bản!
Chuẩn!
Chuẩn!
Nào bắt tay. Bây giờ đứng đó! Mời anh xem chương trình vui khỏe của chúng tôi.
(Hướng
tới trao đổi với bà Nở rồi nói với Sen):
-
Nào em gái, hãy báo cáo bài tập hôm nay nào.
(Sen Nâng
thanh kiếm Nhật, chuyển mấy thế, thế tấn uyển chuyển. Rút kiếm múa một bài. Mọi
người ngạc nhiên vỗ tay)
CHÍNH CA: - Trời đất! Đúng là tiên rồng. Con
cháu bà
Trưng,
bà Triệu, Các vị ơi! Các vị có biết tiên nữ này từ đâu đến? Sao lại có thanh kiếm
Nhật với tuyệt chiêu như vây?
BÀ NỞ: - Đời lạ lắm cơ! Nói cho mà biết nhá!
Là cháu ở
gần
đây thôi. Là cháu nội của võ sĩ Trần Khang đấy! Võ sĩ Khang đã đấm bốc đấm vác
với Tây. Lại đấu võ với võ quan Nhật nữa cơ! Võ quan Nhật kính nể lắm! nên mới
tặng thanh kiếm gia truyền làm kỷ niệm. Ờ… rồi thế nào nữa nhỉ. À à phải ồi, võ
sĩ Khang nhà ta làm tư tưởng cho võ quan Nhật. Võ quan Nhật phải lòng võ sĩ
Khang, khoái chí lắm! Lại được ăn mấy chùm chuối ngự. Thế là… Ừ, thế là làm sao
nữa nhỉ… Ừ thế là cái thằng Nhật ấy liền theo Việt Minh nhà ta, huấn luyện bắn
súng, lăn bò, tham gia đánh Tây. Công trạng lớn lắm! Lạ lắm cơ. Mà nghe đâu họ
còn kết nghĩa anh em đồng chí cơ đấy.
CHÍNH CA: - Quả là đất làng ta, trên mạng ca ngợi
chưa
tới!
Xin phép cô, xin phép anh, cho tôi xin một đề nghị: Xin cho tiên nữ đáng nể đây
biểu diễn lại mấy đường gươm, cho tôi xin ghi mấy khuôn hình. (Lấy ra chiếc máy ảnh, ngắm nhìn Sen): -
Nào, tiên nữ, múa giúp mấy đường nữa nhé!
(Giữa khi đó một người rất cao đẹp duyên dáng
gọn gàng cầm chiếc máy quay nhỏ gọn
tiến tới. Người tới là Anna Trần).
ANNA TRẦN: - Xin phép! Xin phép cho được ghi hình
với!
(Vừa nói vừa quay rất uyển chuyển)
(Sen biểu diễn
tiếp những đường kiếm. Ánh đèn chớp máy quay máy chụp sáng lên liên tục).
(Bà Nở gánh
chuối đi về nhà phía sau)
HƯỚNG: - Này chị kia! Có biết đây là đâu
không? Chưa
trình
báo, tự tiện thế không được! (Thổi còi.
Tráng cầm gậy tiến tới. Sen cầm kiếm nhìn Anna Trần… ngạc nhiên. Tất cả ngạc
nhiên vì Anna Trần quá giống bà Nở, chỉ khác chiều cao).
CHÍNH CA: - Giống! Giống quá! Bà con ơi!
HƯỚNG: - Chị… chị có phải là…?
(Anna Trần trình
giấy)
HƯỚNG (Đọc
giấy. Chuyển cho Sen. Quay ra Anna Trần):
-
Chị là hoa hậu thế giới gốc Việt?
CHÍNH CA: - Chị là người sáng lập Tạp chí “Ngôi
nhà
nhân
loại”?
SEN: - Cô… cô là Anna Trần? Đúng cô là Anna
Trần phải
không
ạ? Bố em, cả nhà em vẫn gặp cô trên mạng, gặp cả ở ti vi nữa! Ôi cô, thế là sao
ạ?
ANNA TRẦN: - Thì cô cũng gần được như em. Học giỏi,
kiếm
pháp đáng nể. Lại xinh đẹp thực sự cơ mà. Cô cũng là gái họ Trần đất ta!
SEN: - Thế mà em cứ nghĩ: người ta tuyên
truyền dựng lên.
ANNA TRẦN: - Thế em đã tin là người thật chưa?
SEN: - Nhưng mà thưa cô! Sao cô lại giống
bà Nở, cô Nở
như
vậy?
CHÍNH CA: - Giống, giống đến không thể tin được!
HƯỚNG: - Lạ! Không tin nổi.
BÀ NỞ (Đi
từ nhà phía sau): - Cái đời nó lạ lắm cơ! Là ai
gọi
bà Nở, cô Nở đấy? Ra đây… Ra đây!
(Bà Nở được vẽ
theo nguyên mẫu của nhà văn Nam Cao. Hai tay xách hai nải chuối ngự từ từ đi
ra. Vừa đi vừa múa đung đưa.)
– Chuối ngự đây! Chuối ngự đây! Mời bà con anh em. (Đi
riễu mộ vòng. Mọi người dãn ra hai bên chờ đợi. Lặng một lúc, quay 2 vòng, dừng.
Tháo bức vẽ treo lên cây cột. Đứng ngắm mình).
Tất cả: - Xin cháo bà Nở! Chào cô Nở làng chuối
ngự!
BÀ NỞ: - Ừ! Thế chứ! Là cái sự đời nó lạ lắm
cơ! Bà con ạ,
đây
là tôi. Là tôi đấy! Các vị coi có giống tôi không? Giống được mấy phần? Thì cái
sự đời nó lạ lắm cơ! Cứ là phải gọi chú Nam Cao dậy… hỏi mới ra nhẽ. Mà là chuối
ngự đây! Mời bà con các cô các bác ăn đã. Có thực mới vực được đạo. Này ăn đi!
Ăn đi! Rồi ngồi xuống để bà Nở, cô Nở giảng cho mà nghe. Mà ơ hay (Nhìn Anna Trần) Cái nhà chị này, cái cô
này, có họ hàng chị em gì với tôi không? Mà cứ như chị em sinh đôi, như hai giọt
nước vậy nhỉ?
ANNA TRẦN: - Thưa bà… Thưa cô… Điều đó…
Tôi
tới đây.
BÀ NỞ: - Ừ thôi, ăn chuối đã, cho nó mát cổ,
mát dạ. Rồi ta
gọi
chú Nam Cao dậy hỏi cho ra nhẽ. Là đời lạ lắm cơ! Chú Nam Cao ơi! Tôi, tôi là
Bùi Thị Nở… Bùi Thị Hoa chuối Nở ngọt thơm. Là vợ anh Chí Phèo, là mẹ thằng tiến
sĩ Chí Tuệ. Tôi chắp tay, tôi vái ông hai lậy rưỡi. Ông sống là nhà văn. Chết
cũng là nhà văn. Ông linh thiêng lắm. Ông về báo cho tôi biết. Ông đã họa hình
tôi cho thiên hạ biết. Ông là nhà văn, nên cái miệng tôi có bảy phân rưỡi, ông
lại viết vẽ lên 15 phân. Nó mới tiến lên từ tai nọ tới tai kia. Cái mắt tôi là
mắt lá khoai. Măt lá khoai nhìn chồng chồng chết, nhìn trai trai mù. Là mắt lá
khoai nước. Ông lại tả là mắt bồ câu trâu. Nó cứ định lồi ra. Đẹp thế! Cái mặt
tôi là cái mặt khác đời. Nó chẳng giống ai. Cái răng tôi quện chặt quýt trầu chỉ
bằng cái hạt na. Ông họa ra bằng cái hạt mít. Giời đất quỷ thần ơi! Ông Nam Cao
ơi! Ông tài ghê lắm! Ông đã họa được cái lòng tôi với anh Chí Phèo, với đời! Mà
cái đời, cái đời lạ lắm chú ơi! Bây giờ tôi như thế này.Tất cả, tất cả đều do
quả chuối ngự mà ra?
ANNA TRẦN: - Dạ, thưa cô. Cháu là Anna Trần. Cháu
rất
mong
được gặp… xin ý kiến cô. Cháu cũng hơi ngạc nhiên.
BÀ NỞ: - Sao ta lại giống nhau thế nhỉ?
ANNA TRẦN: - Dạ, thưa cô… điều đó…
BÀ NỞ: - Đời lạ lắm. Nếu không có anh em họ
hàng hang
hốc
gì…mà lại giống nhau!? Mà… mà họ Bùi với họ Trần có gì dính với nhau không nhỉ?
ANNA TRẦN: - Dạ, thưa cô… cũng có thể… Vâng, cháu
là
đời
thứ ba… Ông cháu ngày xưa là người họ Trần ở Nam Định, đã đi mộ phu khai mỏ ở
Tân thế giới. Ông cháu sinh ra bố cháu làm nghề sửa chữa cơ khí. Tới đời cháu
được đi học từ bé. Các trường học họ không phân biệt con nhà ai, màu da gì. Cứ
học giỏi tốt là đón vào. Nên cháu bây giờ mới như thế này.
BÀ NỞ: - Vậy ra tôi với cô đâu có họ hàng dây
mơ rễ má gì.
Ơ!
Thôi chết rồi! Đúng, đúng thế rồi. Cái tội này…
ANNA TRẦN: - Dạ, thưa, cô cứ dạy ạ.
CHÍNH CA: - Bà Nở, cô Nở. Xin cô dạy chúng cháu
nghe.
BÀ NỞ: - Tội này, lạ lắm cơ! Tại mấy ông bác
sĩ. Cái ông
Li
Chi Sun. Cả cái ông Kim Sang Ô, ấy nữa. Các ông ấy thích món chuối ngự nhà ta lắm!
Tất cả cũng từ quả chuối ngự mà ra.
CHÍNH CA: - Là từ quả chuối ngự, như cô?
ANNA TRẦN: - Là từ cây chuối ngự?
BÀ NỞ: - Giống chuối ngự nhà ta nó lạ lắm.
Nào ngồi
xuống!
Trật tự! Nghe cô. Ờ… nó thế nào nhỉ? Đúng rồi, tôi nuôi Chí Tuệ nên người là nhờ
cây chuối ngự đất này. Rồi tôi có đứa cháu được sang Hàn Quốc làm ăn, Tôi đã
bán chuối ngự cho tiền nó. Nó sang Hàn Quốc, lớ ngớ thế nào gặp ngay cái anh
chàng Li Chi Sin là con ông bác sĩ Li Chi Sun. Các vị có biết tên Việt Nam Li Chi
Sin là gì không? Mãi tôi mới hiểu ra nó là Lý Chí Tín. Còn bố nó, Li Chi Sun là
Lý Chí Chung. Chả hiểu giời xui đất khiến thế nào mà cái thằng Li Chi Sin ấy nó
lại phải lòng con Na cháu tôi. Thế là nó quyết cưới nhau bằng được. Rồi cái thằng
Sin với con Na nhà tôi, nó mời tôi sang Hàn Quốc. Tôi bán chuối, có ối tiền. Mà
cái chuyện tôi sang Hàn Quốc nó dài lắm. Nó dài bằng cái vườn chuối ngự ở sông
Châu này sang đến Sơ Un cơ. Các vị có nghe nữa không nào?
(Lặng
một lát, bắt đầu lảo đảo)
Ối… ơ ơ ơ… cô cô cô…! Ôi, cô sắp có sự lớn
rồi.
Tối
qua nằm mơ, mơ thấy bà công chúa An Tư đánh giặc Thát nhập vào. Bảo, hôm nay phải
nhập giá chầu chúa giết giặc giữ nước.
ANNA TRẦN: - Vâng! Thưa cô, chắc là…
Xin
cô kể tiếp cô ơi!
BÀ NỞ: - Cháu! Cháu Sen đâu?
SEN: - Dạ thưa, con.. cháu đây ạ!
BÀ NỞ: - Quạt! Quạt cho bà! Quạt cho cô đi
nào.
SEN: - Vâng! Vâng ạ! (Lấy chiếc quạt lụa quạt hầu)
(Lắng một lúc. Bà Nở đầu liêng biêng xoay đảo)
BÀ NỞ: - Ờ, ờ mà chuyện đến đâu rồi nhỉ?
ANNA TRẦN: - Là chuyện cô sang Sơ Un ạ.
CHÍNH CA: - Cô bán chuối ngự lấy tiền bay sang
Hàn
Quốc,
cô ơi!
BÀ NỞ: - Cái xứ Hàn Quốc, Sơ Un ấy, lạ lắm
cơ! Mua cái
gì
họ cũng bán. Bán cái gì họ cũng mua. Vậy là cái thằng Chi Sin với con Na nó dẫn
tôi đến thăm nhà bố nó là ông Chi Sun. Hóa ra ông ta là cháu đời thứ 41 của
hoàng đế Lý Công Uẩn bên nước ta. Này Sen, vua Công Uẩn là người thế nào, sinh
năm nào mà tài vậy?
SEN: - Dạ, dạ thưa, vua Lý Công Uẩn là người
làng Cổ
Pháp,
Bắc Ninh. Hoàng đế tuổi giáp tuất năm 974 ạ.
BÀ NỞ: - Cháu có nhớ nhầm không đấy. Vừa rôi
ta nghe
người
ta bảo vua Ngô Quyền ba lần chôn cọc ở sông Bạch Đằng, đánh tan quân Thát Mông,
bắt sống tướng Trương Văn Hổ ở đảo Vân Đồn. Hư thực, chả có giá chầu nào hát dâng
thế cả.
SEN: - Thưa cô, là của mấy ông Tiến sĩ giáo
sư họ giả vờ
nhắc
khéo dân ta, như Bác Hồ, đại trí thức đã dạy “Dân ta phải biết sử ta”.
BÀ NỞ: - Giời đất Tiên Phật ơi! Sao lắm sự lạ
thế. Cái ông
Li
Chi Sun Lý Chí Chung gặp tôi vui ơi là vui. Ông ấy vội điện cho bạn là một bác
sĩ nữa, Kim… Kim Sang Ô. Ông Sun với ông Ô bàn chuyện nhỏ to giời đất gì, tôi
chả hiểu. Rồi hai ông làm cơm tiệc đãi tôi. Thức ăn ngon ơi là ngon. Chỉ phải
cái hơi cay. Ăn xong tôi ngủ một giấc dài. Đến khi tỉnh lại, người tôi hóa ra
thế này (cười). Tôi vội gọi điện cho
con cháu Na. Bắt nó viết đơn kiện lên tòa án tối cao. Cái tội hai ông bác sĩ
làm biến dạng tôi, như thế này. Cháu gái tôi, cả thằng Sin nữa, quỳ lạy tôi như
tế sao. Cái thằng Lý Chí Tín nó lạy tôi liên hồi, xin lỗi tôi. Vái mãi tôi mới
nghe. Rồi hai ông Chung và ông Ô cùng tới. Cùng vái tôi. Xin lỗi tôi. Bảo tôi rằng:
“Thưa bà Nở! bà có trái tim đẹp lắm. Bà có tâm hồn đẹp lắm!... Chúng tôi mạn
phép bà, nên đã bàn nhau tu chỉnh một chút vóc dáng bên ngoài của bà. Rất mong
bà tha lỗi cho chúng tôi”. Đến cái nước ấy thì các vị bảo tôi còn biết mở mồm
ăn nói làm sao nữa. Tôi đành tha tội cho hai ông ấy. Tôi bảo con Na phiên dịch
cho tôi. Là tôi có tiền. Tôi trả tiền thuốc, tiền công, tiền máu cho hai ông là
bao nhiêu. Ông Chung, ông Ô cười rất tươi bảo tôi: “Chúng tôi chỉ xin bà mỗi
tháng gửi sang cho chúng tôi hai nải chuối ngự, là chúng tôi rất mãn nguyện.”
Tôi lại bảo: “Thưa hai ông nửa Hàn Quốc nửa Việt Nam? Vâng, thần tiên thì tôi
chưa thấy bao giờ. Vậy thì các ông là người ở thế gian, hay thần tiên.” Hai ông
ấy lại cười hiền ơi là hiền. Ngắm tôi như đứa trẻ mới tập đi, thế này này… (Đi vui… Chuông điện thoại reo). Rồi sao
nữa nhỉ? Hai ông Sun Ô đều mở điện thoại to như quyển sách. Ông Ô bắt tay tôi.
Nói gì tôi chả hiểu. Ông Sun Chung bảo: “Chúng tôi có việc. Có người bị nạn.
Xin phép bà!” Ông Ô lại nói cái gì nữa. Ông Chung lại bảo: “Chúng tôi sẽ sang
thăm bà, thăm vườn chuối nhà bà, muốn xin bà ít đất về nghiên cứu.
ANNA TRẦN: - Thưa cô, cháu hiểu ra rồi. Từ sự việc
đó
mà
mạng thông tin đã sôi lên.
BÀ NỞ: - Thế rồi hai ông ra xe đi luôn. Tôi ớ
người, chả
hiểu
hai ông này sao rỗi hơi thế. Lại đòi bay sang Việt Nam, tới làng Đại Hoàng, xin
ít đất về nghiên cứu.
CHÍNH CA: - Vâng! Họ đã hò nhau tăng giá vườn đất,
đòi
mua
chiếm, bất kỳ giá nào!
BÀ NỞ: - Tôi liền đánh điện cho thằng Tiến sĩ
Chí Tuệ ở
bên
châu Nam Mỹ.
ANNA TRẦN: - Thưa cô! Những nhà khoa học muốn tìm
hiểu
xem đất quê ta có gì quý lạ mới sinh ra quả chuối ngự ngọt thơm như vậy.
HƯỚNG: - Anh Tuệ đang công tác nghiên cứu bên
châu Mỹ
cơ!
BÀ NỞ: - Đúng rồi! Đúng thế rồi! Cái anh Tuệ
nhà tôi, nó
đang
nghiên cứu các tộc người châu Mỹ. Gốc rễ họ ở… ở cái nước gì nhỉ?
HƯỚNG: - Là ở Ác hen ti na, Mê hi cô, Pê ru.
BÀ NỞ: - Nó ở Ác hen ti na… Ở Pê ru nữa cơ. Gốc
rễ họ là
người
Mai a. Ô gi hay A gi gì ấy. Da họ nhẵn lắm! Luôn tươi đỏ. Mà mặt lại không có
râu. Nó còn bảo họ rất giống một số dân tộc ở rãy Trường Sơn bên ta. Vậy ra từ
xửa từ xưa tất cả đều chung một mái nhà. Tổ tiên giống nhau cả.
(Điện
thoại reo. Hướng mở điện thoại)
HƯỚNG: - Có kẻ xâm phạm vườn đất? Tới ngay… Tới
ngay.
Thưa cô! Thưa anh chị, có kẻ xâm phạm vườn đất nhà ta. Xin phép! (Chạy nhanh đi)
CHÍNH CA: - Thưa cô! Người ta đã tới đặt giá đất
vườn
nhà
ta bao nhiêu rồi ạ? Mấy cây vàng một mét vuông ạ? Nếu cô có ý định
nhượng bán. thì dứt khoát…
ANNA TRẦN: - Vâng! Thưa cô! Hôm nay cháu bay
nhanh
về,
cũng để xin được cụ thể biết chuyện vườn đất quê ta!... Thưa cô! Trên mạng người
ta nói ghê quá!?
BÀ NỞ: - Người ta nói về tôi, nói về vườn chuối
nhà tôi
sao?
Tôi có điên có rồ không mà các vị hỏi tôi như vậy?
CHÍNH CA: - Vấn đề nhượng bán đất đai đang bằng
mọi
cách,
rầm rộ như đã thấy. Cô cứ ra giá. Đất ở đây cao đến đâu cũng có người mua…
ANNA TRẦN: - Cô ơi! Tiền của có thể làm ra. Nhưng
đất
đai
thì không ai làm ra. Có phải thế không ạ.
BÀ NỞ: - Cái đời lạ lắm cơ, Ừ nhỉ! Đẻ ra người,
chứ xưa
nay,
kể cả Thánh Thần có ai đẻ ra đất bao giờ. Không đẻ ra được. Thì sao đổi thay
bán mua được. Bán đi! Chán mớ đời! Con cháu ta rồi nó sống nó ở vào đâu?
CHÍNH CA: - Thưa cô! Vậy là bằng giá nào cô cũng
không
bán?
BÀ NỞ: - Ơ, lạ cho cái anh này. Anh đã bảo là
cháu con
tướng
quân Phạm Ngũ Lão, ở làng Phù Ủng bên kia sông. Tướng quân là con rể đức Thánh
Đại vương bên này! Anh đã bán hết đất làng Phù Ủng. Bán hết cả giống nhãn lồng
Hưng Yên rồi chứ? Sao lại tới đây lẻo nhẻo đòi mua đất Tổ đất Thánh làng ta?
Anh giơ cái mặt ra ta coi… xem anh là cái giống con… con người gì? Anh có biết
là cô ta tối qua lại hiện về dạy ta bài ca dao, dân ca, chửi cho ủng mả lũ trộm
cướp thế nào không? Chớ có dớ dẩn trêu vào người đất này mà xơi no tám gánh cỏ
ngọn con ạ!
CHÍNH CA: - Dạ, cháu lỡ. Cháu xin lỗi cô. Cô tha
thứ cho
cháu.
(Tiếng còi rít lên báo động)
BÀ NỞ (Đeo
hình vẽ đi lượn một vòng) – Vườn đất nhà ta
hai
mặt là sông, trên là đường nhựa mới xây. Tới đây càn bậy là chui vào rọ rồi con
ơi!
CHÍNH CA: - Cô ơi! Toàn vườn chuối xanh mượt,
trĩu trịt
thế
này!
ANNA TRẦN (Vừa
đi chạt vừa quay băng): – Cô ơi, cô chờ
cháu
với!
BÀ NỞ: - Cứ đủng đỉnh ở đây, quan quân ta thế
nào cũng
bắt
được. Chán mớ đời quân trộm cướp. Vào vườn chuối nhà bà, có chạy đằng giời! Vào
rọ rồi con ơi!... Ờ ờ sao lại thế nhỉ? Lạ lắm cơ. Đúng thế rồi!
ANNA TRẦN: - Thưa cô! Là sao cơ ạ?
BÀ NỞ: - Đúng thế rồi! Là tối qua cả đêm
không ngủ được.
Bà
chúa Tiên Dung con gái vua Hùng, cùng ông thánh Chử Đồng Tử bên kia sông báo mộng
cho ta. Là đất vườn ta có kẻ nước ngoài nhòm ngó, lẻn đến cướp giật.
ANNA TRẦN: - Cô ơi! Thánh hiện về dạy sao nữa ạ?
BÀ NỞ: - Là phải bắt sống. Khóa tay nó lại.
Mà bà con có
biết
nó ra sao nữa không?
ANNA TRẦN: - Dạ thưa cô.
CHÍNH CA: - Cô dạy chúng cháu nghe ạ!
BÀ NỞ: - Mà sao lắm sự lạ thế. Bà con làng
xóm ơi! Bà con
ai
chả biết bà cô tôi. Ngày xưa bà bán cau, bán giầu, bán chuối nuôi tôi ở đất
này. Bà không lấy chồng, nên bà thiêng lắm! Bà luôn hiện về chỉ bảo cho tôi: “Sống
sao cho xứng kiếp người.” Mới tối qua, bà bắt tôi học thuộc bài văn tế sống lũ
trộm cướp cuồng xiên.
CHÍNH CA: - Người chết dạy người sống như cô?
ANNA TRẦN: - Văn tế! Cô cho chúng cháu nghe với,
thưa
cô!
BÀ NỞ: - Yên lặng! Yên lặng! Trật tự. Để ta để
bức hình lên
đây
đã. (Treo hình vẽ, quay ra khán giả).
Á à! Lũ nặc nô khốn kiếp. Lũ ôn dịch cuồng xiên. Mồ mả nhà mày lộn cả lên rồi
phải không? Chúng mày dám trêu vào vườn bà, trêu vào đất bà thì hết đường sống
rồi con ơi! Là cái thằng bố con mẹ mày đẻ ra mày, không biết dạy mày! Lại đây
bà đập váy vào mặt! Xem cái mặt mày dày bằng nào. Nó là cái mặt gì? Cha tổ bố
mày! Cha con mẹ mày! Cha năm đời mười đời nhà mày! Cha ông bà ông vải nhà mày!
Cha ngàn đời, vạn đời, cu ri tỷ muội, cao tầng tổ khảo nhà mày! Mày đi về đông
gông xiết cổ mày! Mày đi về tây dây cuốn xác mày! Mày đi về bắc, gió bắc bả độc
tống vào miệng mày! Mày chết trôi, chết nổi, chết chìm, chết chém, chết thối
thây dầy xác rồi con ơi! Này lũ mặt người dạ thú kia! Ai cho phép mày tới đây
cướp đất, chặt cây, bứt quả nhà tao. Bà đào mồ cuốc
mả nhà mày lên! Cùng đường sống rồi con ơi, là con ơi!
ANNA TRẦN: - Văn chửi của ta thống thiết quá, cô
ơi!
CHÍNH CA: - Hùng hồn! Hùng hồn, vô giá!
BÀ NỞ: - Nhưng mà này! Các anh các chị là người
đời nay,
có
ăn có học cả, đừng có theo bài ca bà cô ta dạy thế, mà kém tiến bộ đấy!
ANNA TRẦN: - Dạ, thưa cô cứ dạy! Theo cháu, có
xưa thì
mới
có nay chứ ạ!
CHÍNH CA: - Cháu thấy các cụ ta chí lý lắm!
BÀ NỞ: - Tha thứ! Phải là phải biết rộng
lòng. Tha thứ, thì
đời
mới vui được.
(Tráng
cầm súng. Sen cầm gươm. Hướng cầm đầu
dây trói giải Suphanixỉn từ từ đi
tới. Xuphanixỉn tay bị trói, mắt dán băng trắng, cổ đeo túi gấm nhỏ, vòng trước
ngực)
TRÁNG: - Tên này chạy luồn lách giỏi lắm!
SEN: - Mắt bị băng như vậy, mà nó đi chẳng
bị vấp ngã.
Hình
như nó có mắt ở chân hay sao đấy.
CHÍNH CA: - Làm gì có người có mắt ở chân!
ANNA TRẦN: - Dáng cao ráo, quân tử…
BÀ NỞ: - Thế nào? Ra sao? Hãy... hãy cởi mắt mở mắt ra
cho người ta!
HƯỚNG: - Vâng! Thưa cô! (Gỡ
băng mắt...)
(Suphanixin nhìn mọi người gật đầu chào)
CHÍNH CA: - Đeo gì ở cổ thế kia?
SUPHANIXIN: - Dạ, dạ thưa... là tí dúm đất ạ!
(Mọi
người cười lạ)
CHÍNH CA: - Là đất quý! Đất hiếm!
SUPHANIXIN (gật đầu): -
Vàng là đất ạ!
(Mọi
người lại cười)
BÀ NỞ: - Ta, ta có việc lớn rồi. Bà công chúa An Tư đang
gọi!
ANNA TRẦN: - Thưa cô!...
SEN: - Thưa cô! Con đây ạ!
BÀ NỞ: - Mau chuẩn bị khăn áo, Sen à...
(Bà Nở từ từ đi về phía nhà sau. Sen chỉnh lại trang phục, cầm gươm đi theo.)
(Khoảng lắng. Mọi
người nhìn Suphanixỉn).
HƯỚNG: - Đến đâu, là cứ phải
đàng hoàng. Trình báo!
Khai mau! Tên họ ba đời!
SUPHANIXIN: - Vâng thưa... Tôi là... ở bên Lào. Tên tôi là
Suphanixỉn. Tôi đang ở Luông phờ ra băng
HƯỚNG: - Phải thế không giám đốc công ty giời đất?
CHÍNH CA: - Đồng chí bảo gì nhỉ? Công ty bảo vệ giời đất
nhà tôi?
HƯỚNG: - Tôi bảo, nước Lào bên nước ta, xưa nay có ai tới
đây lấy trộm đất bao giờ?
CHÍNH CA: - Dân tộc Lào anh em, sống thanh bình
vui vẻ,
không
hề có trộm cướp liều lĩnh.
ANNA TRẦN: - Xứ sở Chăm pa, điệu Lăm vông, That
luông,
Cánh đồng chum kỳ diệu lắm.
(Chí Tuệ từ phía nhà sau đi tới)
HƯỚNG: - Ôi, kìa anh Tuệ! Anh vừa về?
CHÍ TUỆ: - Chào mọi người (Bắt tay mọi người)
ANNA TRẦN: - Chào anh!
CHÍ TUỆ: - Xin cháo tổng biên “Ngôi nhà nhân loại”!
Mà
sao
lại thế này. Mau cởi trói, cởi trói cho người ta đi.
HƯỚNG: - Nhưng mà anh ơi! Người này…
CHÍ TUỆ: - Phải thế không các bạn. Thời đại này
làm gì
còn
chuyện áp đặt, trói buộc? Mau cởi trói đi!
(Hướng cởi
trói cho Suphanixỉn)
SUPHANIXIN: - Cảm ơn! Cảm ơn ngài!
CHÍ TUỆ: - Không có gì! Không có gì! Anh là
khách ở đâu
nhỉ?
SUPHANIXIN: - Dạ, thưa! Tôi là người Lào ở
Luôngphrabăng.
HƯỚNG: - Anh ta khai tên là Suphanixỉn.
CHÍ TUỆ: - Dân tộc Lào? Lào Sủng, Lào Thông,
Lào Lum?
(Lắng một lát) Anh đứng ngay lên. Nhìn thẳng
vào tôi. (Lấy trong túi ra chiếc ê ke bằng
kim loại trắng, giơ lên ngắm, soi vào Suphanixin). Anh là người Lào ở
Luôngphrabăng?
SUPHANIXIN: - Vâng, tôi là người Lào, thưa ngài!
CHÍ TUỆ: - Không thể như thế! Vĩ độ 15 – 25,
không có
người
như thế. Phải là ở vĩ độ 27 đến 32. Hộp sọ, trán, xương cằm… chủng vượn, chủng
vượn…
SUPHANIXIN: - Thưa, ngài bảo sao ạ?
CHÍ TUỆ: - Gốc sông Nin Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ốc
ta
zơ.
Ấn Độ, Ả Rập, Arian, Giéc manh, Vi kinh. Cận xích đạo, Pích Mê, Xu Đăng. Chủng
da đỏ Mai A, Ôgi, Mexico, Pe Ru, Trên En det! Atlantich dưới Đại Tây dương.
Đông Nam Á: Thái, Mường… Tây Nguyên, Trung Á: Thổ Ốtôman. Mông - Tác ta. Ét ki
mô… Bắc Kinh? Anh không thể là người Lào. Hãy nói rõ nguồn gốc. Không có nhiều
thì giờ. Trông, ta biết, dòng dõi Trí Đức.
SUPHANIXIN: - Trông tôi ngài đã biết?
CHÍNH CA: - Là Tiến sĩ nhân củng học cơ mà!
HƯỚNG: - Khai ra mau! Không ta cho tiến ngay
tới pháp
trường.
SUPHANIXIN: - Dạ, thưa các ngài! Tôi là cháu đời
thứ một
trăm
(100) của đức Khổng Tử ở đất Sơn Đông nước Lỗ ngày xưa, cách đây 2.500 năm.
ANNA TRẦN: - Dòng Khổng Tử, nước Lỗ, cách 2.500
năm.
SUPHANIXIN: - Vâng, thưa các ngài. Tôi chính tên
là
Khổng
Nhược, cháu đời 100 của Khổng Tử. Tổ tôi là người viết sách, dạy học 2500 năm
trước.
CHÍ TUỆ: - Sao lại tới đây? Cháu Khổng Tử? Tên
tục cúng
cơm
là gì?
KHỔNG NHƯỢC: - Dạ thưa, tên cúng cơm tổ tôi là Khổng
Khưu,
Khổng Khâu sinh 551 tháng 8 ngày 27 trước công nguyên.
HƯỚNG: - Mau đưa gói túi đất đây!
KHỔNG NHƯỢC: - Dạ, thưa ngài (Đưa túi đất treo ở cổ).
Dạ
thưa, tôi trót…
CHÍNH CA: - Cẩn thận! Đất? Hay chất độc nguy hiểm?
KHỔNG NHƯỢC: - Chỉ là chút đất ở vườn chuối thôi ạ!
(Anna
Trần ghi hình túi đất. Chính Ca chụp ảnh)
CHÍ TUỆ: - Không đáng gì! Rộng lòng hơn rộng
nhà! Đất
lành
chim đậu.
KHỔNG NHƯỢC: - Thưa ngài! Tôi đã đọc hết sách của tổ
tôi.
Đọc nhiều sách khác nữa. Tôi đã xem thiên văn, tính quỹ đạo những vì tinh tú.
Thấy rõ những điều trên mạng đã đưa… Biết huyệt đất nơi đây sinh Trí Tuệ, Đế
Vương, sinh người cứu nhân loại khỏi thương đau, bể khổ. Nếu được nằm trên đệm
lá chuối… Tôi mong thế!
CHÍNH CA: - Này, nhưng sao đất quê anh to rộng
thông
thái
thế! Sao phải liều lĩnh tới đây?
CHÍ TUỆ: - Trả lời đi!
KHỔNG NHƯỢC: - Chắc các ngài đã biết: Người ta đã
đào
mả
tổ tôi, tung hê đi. Đào cả mả Gia Cát Lượng, mả Chu Nguyên Chương, Mả Viêm Đế…
Cả Từ bi Hồng… Không còn hiểu ra sao nữa. Con cháu nhà Khổng Khưu phải cắn răng
đi ẩn náu lưu tán khắp nơi. Tôi đã phiêu dạt sang đất Lào, là nước thực sự mênh
mông đồi núi yên bình. Tôi đã đổi tên họ như hôm nay.
HƯỚNG: - Hãy tự mở túi này ra coi!
(Khổng Nhược cầm túi đất từ từ mở ra cho mọi
người coi. Anna
Trần, Chính Ca ghi hình)
CHÍ TUỆ:
-
Con cháu Khổng Khâu, dòng Đức Trị 2.500 năm!
Vẫn
ngổn ngang gươm đao súng đạn! Nhân loại vẫn
trong
vòng cương tỏa mịt mù!
Nơi
nơi chung một mái nhà.
Thánh
nhân, Trí – Đức đang ở đâu?
HƯỚNG: - Đúng! Đúng đây là đất vườn chuối ngự
nhà ta,
anh
Tuệ ạ!
CHÍ TUỆ: - Thế này nhé! Để ta xin phép mẹ ta. Nếu
mẹ ta
đồng
ý, ta cho phép anh được tới cư trú ở đây. Được chứ?
ANNA TRẦN: - Kìa, anh Tuệ!...
CHÍNH CA: - Hắn là người nước ngoài!...
HƯỚNG: - Không được nhập cảnh trái phép, anh
Tuệ ơi!
KHỔNG NHƯỢC: - Tôi rất cảm ơn ngài! Cảm ơn các ngài
đã
rộng lòng với tôi.
CHÍ TUỆ: - Đạo đức cần được thức tỉnh. Tất cả
các dân tộc
trên
trái đất này đều là anh em, cùng nắm tay nhau chung sống. Tới đây, anh cũng có
thể là người Việt ta lắm chứ! (Khoảng lặng)
Nếu như vậy, thì bây giờ, chúng ta xưng hô với nhau
thế nào nhỉ?
KHỔNG NHƯỢC: - Dạ thưa… Tôi nghĩ cứ phải như các
cụ
xưa đã xếp, đã dạy.
CHÍ TUỆ: - Là thế nào?
KHỔNG NHƯỢC: - Từ xưa những người ở Trung Nguyên
Trung
Quốc tới đây – Người Việt Thường vẫn coi như anh em thân thuộc, coi như khách
quý. Vẫn gọi là chú Khách. Hay như ở Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh trong kia, vẫn
gọi là chú Ba Tàu. Tôi lúc nào cũng là hàng em các vị.
CHÍNH CA: - Các cụ ta thánh thật!
HƯỚNG: - Kể cả ta cũng là anh chú chứ? Nhưng
mà tới đây
ở,
thì dứt khoát phải xét duyệt tử tế.
KHỔNG NHƯỢC: - Dạ thưa, tôi chỉ xin được qua lại
thăm
hỏi
các anh, các chị, các bác. Chỉ mong một lần được nằm trên đệm lá chuối… Được
thưởng thức món chuối ngự, cho được thông đầu mở óc cho… cho vui đẹp khắp nơi.
SEN (Từ
nhà sau cầm cây sáo trúc dài chạy ra):
- Sắp đến giờ, sắp đến giờ rồi! Các anh các chị các
bác ơi! Có ai biết thổi sáo không?
(Mọi người nhìn nhau hỏi…)
KHỔNG NHƯỢC: - Dạ thưa, các bác, các anh chị cho
phép:
Nhà em xưa bên nhà Phùng Tử Tồn…
ANNA TRẦN: - Phùng Tử Tồn, thần sáo ngày nào.
KHỔNG NHƯỢC: - Vâng ạ! Ông ấy đã hy sinh tại Quỷ
Môn
Quan mà các bác gọi là Ải Chi Lăng. Nghe đâu khi sang Việt Nam biểu diễn về, xe
rơi xuống vực.
SEN: - Phùng Tử Tồn đã chết. Thế chú có biết
thổi không?
Đây!
Thử coi.
KHỔNG NHƯỢC: - Các bác cho phép em.
HƯỚNG: - Thử đi!
CHÍNH CA: - Cây sáo điêu luyện Phùng Tử Tồn xưa?
KHỔNG NHƯỢC (Dạo
bài “Bèo dạt mây trôi”).
(Tất cả lắng nghe)
CHÍ TUỆ: - Được lắm! Có thể vào giá chầu.
Nào
- cùng tới chỗ mẹ ta!
(Tất cả cùng đi về nhà phía sau)
Điện thờ:
(Ba bức tượng: -
Bà Trưng – Mẫu Địa.
-
Công chúa Liễu Hạnh – Mẫu Thiên.
-
Công chúa An Tư – Mẫu Thủy.)
(Cô
Nở vào giá chầu Công chúa An Tư).
GIÁ CHẦU
TRẦN TRIỀU CÔNG CHÚA AN TƯ
CUNG VĂN:
Lòng
thành thắp một tuần hương
Trần Triều thượng đẳng Thánh vương thuở
này.
Ớ ơi cô múa cô hát cô bơi thuyền rồng
Cô luyện gươm, cô cưỡi ngựa hồng
Cô
xông pha giết giặc lập công!...
Bà
con ơi! Bà con thấy không
Non nước ta thần oai dũng tướng
Giặc cướp vào không có đường ra
Khắp ruộng đồng sông núi biển khơi đều
là chiến tuyến
Trai gái trẻ già quyết chí xông lên!
Đất nước ta gấm vóc vững bền.
CÔNG CHÚA AN TƯ (Bà Nở):
-
Ta là Công chúa An Tư
Em vua Thánh Tông Trần triều bất tử
Lũ giặc Thát xâm lăng hung dữ
Dám coi thường bến nước trời Nam
Có ta đây quyết chí sẵn sàng
Bắt Thoát Hoan rơi gươm, rụng tóc!
TẤT CẢ: - Bắt Thoát Hoan rơi gươm, rụng tóc.
CUNG VĂN: - Thánh Cô! Thánh Cô! Sao sáng trời
Nam
Dải lụa đào vào hang bắt cọp
Linh thiêng, linh thiêng ngàn đời ghi tạc
Dòng giống Tiên Rồng: Công chúa An Tư!
TẤT CẢ: - Ngàn sao sáng tỏa lưng trời
Chiến công giữ nước ngàn đời vang xa
Công chúa An Tư! Công chúa An Tư
Một lòng cứu nước giữ nhà
Muôn đời ghi tạc bài ca anh hùng
Á a a á à à a!... Á a a á à à a!...
Lạy cô! Lạy cô!
Cô như mũi lao thần
Cô như mũi tên thần
Bay vào hang giết giặc!
Lạy
cô! Lạy cô!
Cô
đi giết giặc giữ nước giữ nhà
Phù
hộ cho con cháu bình an no ấm
Cho
mùa màng tươi tốt
Rực rỡ muôn hoa!
GIÁ
CHẦU CÔ BÉ THƯỢNG
(Mùa xuân! Thác nước trắng sương mây. Phía dưới cánh
đồng hoa rực rỡ.
Lời bài hát: “Bài ca gửi Noọng” của Nguyễn Tài Tuệ,
rộn ràng tha thiết).
- Xuân về nở hoa thắm ngàn nơi
Xuân về đời tươi thắm noọng ơi!
Khi gió ngàn gọi trăng về suối
Khi tiếng ca gọi tâm tình ơi noọng
Noọng ơi! Ơi noọng cùng ta, cùng chung
mái nhà
Noọng về cùng ta!...
Nghe gió chiều vi vu u ú ù u u…
Ta về noọng ơi!... Noọng ơi! Ơ ới noọng
ơi!...
(Sen
đóng cô bé Thượng)
HÁT
CHẦU CÔ BÉ THƯỢNG
Xinh thay muôn thú trên ngàn
Bầu trời cảnh Phật phong quang bốn mùa
Trên bát ngát trăm hoa đua nở
Dưới cảnh bày bách thú vui chơi
Chim bay phấp phới mọi nơi
Cá theo dòng nước ngược xuôi vẫy vùng
Trên ngàn tùng gió rung lác đác
Dưới sườn non đá chất cheo leo
Sông Thương nước chảy trong veo
Kẻ xuôi người ngược hò reo vang lừng
Núi đá xếp tầng tầng cao ngất
Ngàn cỏ hoa tăm tắp mộng mơ
Ngàn giang, ngàn nứa, trúc tre, ngàn vầu
Đông Cuông, Tuần Giáo, Bảo Hà
Sông Thao, sông Cả, thác Bờ, sông Dâu
Lệnh truyền bạch tượng chín ngà
Tiên cô Thượng ngự kèn hoa xập xình
Nửa đêm giờ tý hiện hình
Áo chàm, khăn trắng, đai xanh mỹ miều
Dận hài sảo, lưng đeo cung kiếm
Hú ba quân thẳng tiến rừng sâu
Á a a… á à à a…!
……………………………………
Màn
TRUNG
NGHĨA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét