CON TIM ỐM ĐÓI
Trong cơn
mơ
ta thấy mình trẻ lại
Cũng
bao người cũng
vậy cũng
như ta
Ta thấy bình minh thấy bóng tùng già
Thấy hoàng hôn nhỏ từng giọt đỏ
Không biết uống
Vỡ cả đời không biết uống
Để đấy mà trông
Trông rượu chảy trong hồn
Mùi nho thơm
Mùi dâu chín
bâng khuâng
Cho cảm giác mình còn tỉnh táo
Ngồi một góc nhìn cuộc đời xông xáo
Họ đi
đâu
xe và cộ dập dìu
Chuyện mưu
sinh chuyện muôn thuở ngoài kia
Duy góc tối chỉ có mình tư
lự
Sống chậm lại
Dầu tay chưa
chống gậy
Tập buông xuôi
Cho nước chảy qua cầu
Mình nhớ gì nhớ cũng
thật lâu
Là khờ khạo là con tim ốm đói.
LTQD
BÀI CẢM NHẬN CỦA CHÂU THẠCH:
Bài
thơ “Con Tim Ốm Đói”
quả là khó hiểu. Khó hiểu nhưng
tôi thấy hay bằng thứ cảm giác mập mờ không dễ nói ra ngay được. Vậy bây giờ, xin hãy cùng tôi đi
vào từng khổ thơ,
để tìm cho ra, làm sáng tỏ phần nào cái hay mà ta cảm nhận được mập mờ từ lúc ban đầu.
Mời đi
vào khổ thơ
đầu tiên:
Trong cơn
mơ
ta thấy mình trẻ lại
Cũng
bao người cũng
vậy cũng
như ta
Ta thấy bình minh thấy bóng tùng già
Thấy hoàng hôn nhỏ từng giọt đỏ
Nhà thơ
“thấy mình trẻ lại trong cơn
mơ”
tức là nhà thơ
đã
già. Đã
già nhưng trong cơn mơ nhà thơ thấy lại thế giới lúc trẻ của mình, thấy người xưa
không thay đổi, thấy bình minh chiếu trên cây tùng, thấy hoàng hôn nhỏ từng giọt đỏ.Vì mơ
nên tất cả cái thấy đó
như một cuốn phim diển ra trong lặng lẽ.
Cuốn phim thấy đó,
đem
buồn hay đem
vui tác giả không nói.
Vậy thì cuốn phim đó
phải không sống động, phải không có hồn, phải làm cho tác giả tê cứng người trong sự vô cảm giác. Câu thơ
“Thấy hoàng hôn
nhỏ từng giọt đỏ” có cái gì rờn rợn như
nói lên phần nào tâm trạng của người đi
trong cơn mơ.
Bốn câu thơ
trên mô tả cơn
mơ
như bốn dòng cát
trên sa mạc chảy về quá khứ, đưa
tâm hồn người đọc trôi vào môt thể giới khô, khô đến độ niềm vui không có mà nỗi sầu cũng
cháy đi bốc khói. Bóng
người đi
không tiếng động, bình minh trên cây tùng già,
tùng già tất nhiên xơ
xác, hoàng hôn le lói, chảy từng giọt máu, tất cả cho ta một quá khứ đau,
một quá khứ cô đơn,
một quá khứ xa lạ với người và với chính cả mình, không tình yêu, không hận thù và không lý tưởng. Thơ
vậy tôi cho là hay, vì nó nói thật bâng quơ
mà nó làm xót lòng ta!
Vậy thì ta vào khổ thơ
thứ hai:
Không biết uống
Vỡ cả đời không biết uống
Để đấy mà trông
Trông rượu chảy trong hồn
Mùi nho thơm
Mùi dâu chín
bâng khuâng
Cho cảm giác mình còn tỉnh táo
Lạ nhỉ? Đang
nói về cơn
mơ
lại nhảy qua làm thơ
về rượu. Cả đời không biết uống mà lại “rượu chảy trong hồn”. “Vỡ cả đời không biêt uống” là sao? Chữ “Vỡ " khó hiểu quá đi.
Thôi cứ hiểu là dầu cuộc đời phải nhận chịu bao nhiêu tan vỡ nhưng
cũng
chẳng bao giờ uống rượu gĩai
sầu. Không uống rượu thì rượu ở đâu
mà “chảy trong hồn”, mà rượu đó
lại là rượu hảo hạng, có “Mùi nho thơm/Mùi
dâu chín bâng khuâng”?.
À hiểu rồi, hóa ra đây
chỉ là phản ứng tự nhiên trong cơn
mơ,
là chất bạch cầu của tâm hồn, là chất kháng thể của tâm trí phát tiết ra để chống lại các tác nhân gây hại, khử độc những tư
duy yếm thế gây cho tâm thần phiền muộn, lo âu và chán nản. Bởi vậy tác giả dùng thứ rượu tự phát sinh trong tâm hồn của mình, để làm “Cho cảm giác mình tỉnh táo trong cơn
mơ”
Bốn câu thơ
của khổ hai như
một lời thách thức với hoàn cảnh, với số phận với đời. Tác giả tự tạo cho mình sinh khí, nguồn vui để yêu cuộc sống. Nhà thơ
ưỡn ngực thách thức với khó khăn
và nói lớn: Để đó
mà trông, ta sẽ làm cho tâm
hồn ta đầy hương
thơm của mùi rượu nho, rượu dâu và ta sẽ tỉnh táo để nhận lãnh sự ngọt ngào mà ta đấu tranh để có.
Thế rồi qua khổ thơ
thứ ba ta mới biết rõ rằng tác giả không mơ,
nhà thơ chỉ muốn ví cuộc đời như
một giấc mơ
mà thôi. Cảnh vật và sinh hoạt diễn ra trước mắt tác giả, nhưng
tâm trí nhà thơ phiêu lưu vào dòng sông ký ức của mình, đi
như một giấc mộng du:
Ngồi một góc nhìn cuộc đời xông xáo
Họ đi
đâu
xe và cộ dập dìu
Chuyện mưu
sinh chuyện muôn thuở ngoài kia
Duy góc tối chỉ có mình tư
lự
Khổ thơ
nầy cho thấy tác giả ngồi một mình, nhìn người qua lại, tư
lự, nhớ quá khứ, rồi ví cuộc đời trải qua như
một cơn
mơ.
Từ những phút giây nhìn đời đó,
nhà thơ tự hứa với lòng mình, sẽ sống như
thế nào để có hạnh phúc trong tương
lại:
Sống chậm lại
Dầu tay chưa
chống gậy
Tập buông xuôi
Cho nước chảy qua cầu
Mình nhớ gì nhớ cũng
thật lâu
Là khờ khạo là con tim ốm đói.
Với khổ thơ
chót, tác giả tự nhủ lòng minh, nhưng
cũng
như khuyên đời bằng những lời triết ly đơn
sơ
ma chí lý:
- Sống chậm lại/ Dầu tay chưa
chống gậy: Là một phương
pháp sống nghịch với thời đại hiện nay, nhưng
có ích cho mọi người, kể cả những người trai trẻ.
- Tập buông xuôi/ Cho nước chảy qua cầu: Hai câu thơ
mang trọn vẹn tư
tưởng Lão Giáo, hòa nhập thiên nhiên, vô vi giữa trời đất, thanh thản trong linh hồn
- Mình nhớ gì nhớ cũng
thật lâu/ Là khờ khạo là con tim ốm đói:
Hai câu thơ nầy xuất sắc nhất, như
đôi
cánh thiên thần nâng bài
thơ bay bổng lên trời cao, như
một triết thuyết mới mẽ mà Quỳnh Dung vừa đặt ra, vừa truyền bá cho đời.
Nhà thơ
khuyên nhớ thật lâu, tức là nhớ cả vui và cả buồn để làm hành trang tốt cho mình đi
đến suối nguồn hạnh phúc. Nhà thơ
khuyên mình và khuyên người làm khờ khạo, làm con tịm ốm đói
để khao khát sự khôn ngoan, để khao khát lòng nhân ái, để khao khát hạnh phúc, để khiêm nhường, ẩn nhẫn, vì chỉ ai đói
thì mới biết mình cần gì, còn ai no thì không đòi
hỏi nữa.
Lời kinh Thánh nói: “Hễ ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên." (Mt 23,12). Quỳnh Dung không theo đạo Thiên Chúa, nhưng hình như
lời Chúa tự nhiên được mặc khải trong lòng.
Quả tim khờ khạo và ốm đói
của Quỳnh Dung chính là quả tim của người làm theo luật nước Trời mà Chúa Jesus đã
dạy một lần trên núi cao tại xứ I- Sơ-Ra-El,
2021 năm trước đây.
Nhà thơ sẽ mang một con tim ốm đói
nhưng chắc chắn con tim đó
làm đẹp lòng Đấng Cứu Thế vì nó luôn luôn có rượu chảy trong hồn, có mùi nho thơm
và có mùi dâu chín của bông trái
Thánh Linh ướp thơm
tâm hồn mình và tỏa ngát cho đời! ./.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét