答 國 祚 之 問
杜 法
順
国 祚 如 藤 絡
南 天 里 太 平
無 爲 居 殿 閣
處 處 息 刀 兵
Phiên âm:
ĐÁP QUỐC TỘ CHI VẤN
Đỗ Pháp Thuận
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch:
TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ NGÔI NƯỚC
Ngôi nước như mây quấn,
Trời Nam mở thái bình,
Vô vi trên điện gác,
Chốn chốn tắt đao binh.
Đoàn
Thăng dịch
(Theo cuốn VIỆT NAM BÁCH GIA
THI
Nhà xuất bản văn hoá Sài Gòn năm 2005)
Đây
là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học viết Việt Nam.
Tìm hiểu chúng tôi được biết, vào khoảng thời gian từ năm 879 – 881, thời điểm
Lê Hoàn vừa lên ngôi hoàng đế, lập nên nhà Tiền Lê thay nhà Đinh. Tình hình
trong nước còn rối ren, nguy cơ ngoại bang rình rập xâm lăng, nhà vua đã hỏi ý
kiến các nhà sư cố vấn. Chúng ta đều biết vào các thời Đinh, Lê, Lý...Đạo Phật
là quốc đạo, các nhà sư có vị trí rất quan trọng trong triều. Khi được hỏi:
"Vận nước ngắn dài thế nào?". Thiền sư Đỗ Pháp Thuận đã trả lời bằng
bài thơ này. Bài thơ ngắn gọn, chỉ có 4 câu, 20 chữ nhưng có giá trị như một bản
tổng kết kinh nghiệm, một kế sách xây dựng, giữ gìn đất nước.
Về
mặt văn bản, bài thơ này còn có một số nhan đề khác: 答 國 王 國祚 之 問 “Đáp
quốc vương quốc tộ chi vấn” (Trả lời câu hỏi của quốc vương về ngôi nước”, và 國 祚 “Quốc tộ” (Ngôi nước). Tuy tên dài ngắn khác nhau, nhưng vẫn chung nhất
hai chữ “quốc tộ” có nghĩa là “ngôi nước” (hay “vận nước”)
Bài
thơ này có nhiều người dịch. Ở câu thứ nhất, hai chữ “đằng lạc” có bản dịch lâ
“mây quấn”, bản khác lại dịch là “mây cuốn”. Theo thiển ý của chúng tôi, bản dịch
của học giả Đoàn Thăng vừa kiệm lời, vừa sát nguyên tác lại khá ổn về vần điệu.
người đọc dễ thuộc, dễ nhớ.
Tư
tưởng chủ đạo của bài thơ là kế sách xây dựng, giữ gìn đất nước độc lập, yên
bình. Tinh tuý của bài thơ cô đọng trong 4 chữ “Đắng lạc” và Vô vi”
-
“Đằng lạc” (mây quấn): Đoàn kết vua tôi, quân dân thành một khối, bền chắc như
muôn nghìn sợi dây mây bện lại với nhau, không dễ gì gỡ ra, chặt đứt được.
-
“Vô vi”: hai chữ này theo cách hiểu thông thường liên quan đến thuyết vô vi, gắn
liền với Lão Tử: “Vô vi” hiểu một cách đơn giản, là lối sống an nhiên, tự tại,
không màng thế sự, không tham gia chính trị…Đó là lối sống ích ký không còn phù
hợp đạo đức thời đại ngày nay.
Trong
bài thơ này, “vô vi” có nghĩa: không làm điều xấu, trái với luân thường, đạo
lý. “Vô vi” là lối sống trong sáng, gương mẫu của vua quan, tướng lĩnh (thường ở
nơi cao sang, điện: cung điện, các: lầu gác). Tư tưởng này còn được thể hiện
trong một câu Hán văn: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, được người bình dân Việt
Nam diễn đạt bằng câu ca dao: Người trên ở chẳng kỷ cương / Để cho kẻ dưới lập
trường mây mưa.
Lịch
sử Việt Nam hơn bốn ngàn năm đã chứng tỏ: Đoàn kết là ý chí, là sức mạnh để dân
tộc ta chiến thắng quân xâm lược, xây dựng đất nước thanh bình. Khi những người
lãnh đạo đất nước sáng suốt, đồng thời làm gương đạo đức, thực hành lối sống
trong sạch, lành mạnh sẽ được nhân dân tin tưởng, ủng hộ và yên tâm làm ăn sinh
sống. Đất nước sẽ không có cảnh loạn ly, chém giết.
Hải Trung, tháng 4 – 2017
NGUYỄN
MỘNG NHƯNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét