(Trích trong tập “Cha khóc con”, 2020)
Phạm Ngọc Bảo
Phạm Ngọc Bảo
(7.3.1992 - 22.7.2019)
THẾ LÀ HÀ NỘI VẮNG CON
Cha nhìn phố. Một sáng mùa đông chớm
Sương đêm còn vương vấn những cành cây
Người và xe rộn rã bước sang ngày
Không có con, cha ngồi trong quạnh quẽ
Biết đau thương làm khổ lòng con trẻ
Gượng vui nhưng cười được đâu con
Cha cũng chết rồi, Con ạ! Giữa thế gian
Linh hồn đang ở thiên đàng, bên con đó.
Hồ Tây sớm nay màn sương bay trắng xóa
Mặt nước chưa xanh, chỉ tăm cá sủi lên
Chẳng nhìn thấy khoảng trời trong
Mây lãng du bay vào miền vô cực
Bóng trẻ còn đâu đây quấn quít
Cha con mình hạnh phúc dạo bên nhau
Vẩn vơ mơ mộng giữa trời cao
Viết những dòng thơ ngợi ca cuộc sống.
Chỉ thiếu mình con thôi...
Đứng giữa Hà Thành hoang vu như mộ vắng
Cha gượng sống đây. Biết trụ nổi hay chăng?
Sợ không qua... còn bao chuyện dở dang
Thân già héo đau con, đất trời cùng tan hết.
Chả cách nào có thể còn gỡ được?
Con đi... đem cả hồn cha sống theo rồi
Giờ đến cuối cuộc đời
Giành viết “thơ khóc” mang con vào vĩnh cửu.
Ôi, Hà Nội!
Hồ Gươm, Tháp Rùa với hàng sấu buông bốn mùa dan díu
Người có buồn khi vắng bóng con tôi?
Xin gửi lời chia tay. Cùng con, tôi cũng đi rồi
Chỉ còn dấu quê hương trong miền xanh ký ức.
5.8.2019
CHUYỆN VỀ HAI NGÔI MỘ
CHA CON MAI SAU
Gió vi vút ngàn năm thổi vọng
Khói sương chiều quấn quít bay đưa
Kể rằng: Ngày xửa ngày xưa
Có hai cha con nhà thơ, hồi còn sống...
*
Trời Hà Nội. Cha hay dắt con ra Hồ Tây chơi lắm
Vọng bên chùa Trấn Quốc tiếng nam-mô
Qua bốn mùa, ngày tháng thoi đưa
Đứa bé lớn khôn rồi trở thành sinh viên, thạc sỹ
Hai thế hệ ở trong cùng thế kỷ
Người cha dần cũng già đi
Con lại đỡ cha, chăm sóc sớm khuya
Nam mô a di đà Phật!
Nghĩa phụ tử trên dòng sông nước Việt
Bóng trời Nam in dấu ngày đêm
Mây bay, gió thổi triền miên
Tình cha con mãi thiêng liêng sống còn.
Bỗng một hôm bão giông, sấm sét
Cắt người con ra khỏi người cha
Lá vàng thì vẫn còn kia
Đầu xanh đã bỏ, chia ly trọn đời.
Nỗi đau uất rụng rời trời, đất
Vì khóc con, cha ngất nhiều phen
Hận đời, giận cả địa thiên
Đã sinh thượng đế, sao còn ác tâm?
Người cha những kêu Quan Âm, Phật Tổ
Giúp một tay nâng đỡ sinh linh
Dù không cứu được đứa con
Thì xin Người đón về trên niết-bàn.
Người cha thề ra tay hay bút
Viết đoản thiên tuyệt tác lưu danh
Con mình vào với sử xanh
Bao giờ non nước tan tành mới tan
Một đời đã dọc ngang thi phú
Hẹn về bên Hàn Mặc Tử, Nguyễn Du
Miếu thờ tôi ở thiên thu
Mong hậu thế cho con thơ cùng vào.
Vài lời trăng trối trời cao
Nay xin để lại rồi chào, tôi đi...
Xác người cũng chẳng còn chi
Gió đưa đôi mộ vu vi vọng hồn
"Tình cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"...
2019
Cha Phạm Ngọc Thái
CHA CON MAI SAU
Gió vi vút ngàn năm thổi vọng
Khói sương chiều quấn quít bay đưa
Kể rằng: Ngày xửa ngày xưa
Có hai cha con nhà thơ, hồi còn sống...
*
Trời Hà Nội. Cha hay dắt con ra Hồ Tây chơi lắm
Vọng bên chùa Trấn Quốc tiếng nam-mô
Qua bốn mùa, ngày tháng thoi đưa
Đứa bé lớn khôn rồi trở thành sinh viên, thạc sỹ
Hai thế hệ ở trong cùng thế kỷ
Người cha dần cũng già đi
Con lại đỡ cha, chăm sóc sớm khuya
Nam mô a di đà Phật!
Nghĩa phụ tử trên dòng sông nước Việt
Bóng trời Nam in dấu ngày đêm
Mây bay, gió thổi triền miên
Tình cha con mãi thiêng liêng sống còn.
Bỗng một hôm bão giông, sấm sét
Cắt người con ra khỏi người cha
Lá vàng thì vẫn còn kia
Đầu xanh đã bỏ, chia ly trọn đời.
Nỗi đau uất rụng rời trời, đất
Vì khóc con, cha ngất nhiều phen
Hận đời, giận cả địa thiên
Đã sinh thượng đế, sao còn ác tâm?
Người cha những kêu Quan Âm, Phật Tổ
Giúp một tay nâng đỡ sinh linh
Dù không cứu được đứa con
Thì xin Người đón về trên niết-bàn.
Người cha thề ra tay hay bút
Viết đoản thiên tuyệt tác lưu danh
Con mình vào với sử xanh
Bao giờ non nước tan tành mới tan
Một đời đã dọc ngang thi phú
Hẹn về bên Hàn Mặc Tử, Nguyễn Du
Miếu thờ tôi ở thiên thu
Mong hậu thế cho con thơ cùng vào.
Vài lời trăng trối trời cao
Nay xin để lại rồi chào, tôi đi...
Xác người cũng chẳng còn chi
Gió đưa đôi mộ vu vi vọng hồn
"Tình cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"...
2019
Cha Phạm Ngọc Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét