Từ Một Bình Luận Trên Facebook
Dưới
bài “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” của Nguyễn Đức Tùng Có Phải Là Thơ?(1)
do tôi (Phạm Đức Nhì) viết và đăng trên Facebook đã khá lâu, chị Kim Phượng Ngọc
Huỳnh mới đây đã có bình luận như sau:
- Anh PĐN ơi! Bài thơ Đồng Dao Cho Người Lớn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, theo em thấy nó "khô" quá. Vậy có phải là thơ không anh?
Đọc
bình luận của chị xong tôi vào Google tìm đọc Đồng Dao Cho Người Lớn thì thấy
bài thơ đã đuợc khá nhiều người bình. Nó cũng được nhạc sĩ Đỗ Triệu An phổ nhạc
và còn được lấy tựa đặt tên cho cả một tập thơ của thi sĩ.(2)
Với
bài thơ được đọc và yêu mến rộng rãi như thế mà chị KPNH lại chê là “khô” và lại
còn đặt câu hỏi “Vậy có phải là thơ không anh?” thì đúng là chị đã hơi bị “to
gan” mà lại còn “làm khó” tôi nữa. Tuy nhiên, vì câu hỏi liên quan đến bài viết
của mình nên tôi bỏ thời gian đọc kỹ bài thơ và “gồng mình” viết thêm một bài
ngắn trả lời chị.
Dưới
đây là cả bài thơ:
ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN
Có
cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
có
con người sống mà như qua đời
có
câu trả lời biến thành câu hỏi
có
kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
có
cha có mẹ có trẻ mồ côi
có
ông trăng tròn nào phải mâm xôi
có
cả đất trời mà không nhà ở
có
vui nho nhỏ có buồn mênh mông
mà
thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
mà
đời vẫn say mà hồn vẫn gió
có
thương có nhớ có khóc có cười
có
cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.
Nguyễn Trọng Tạo - 1992
Trước
hết, xin cảm ơn chị Kim Phượng Ngọc Huỳnh. Chị có con mắt thơ rất tinh. Đúng
như chị nói, “bài thơ” ấy “khô”, chẳng có tý cảm xúc nào. Còn nó có phải là thơ
hay không thì bây giờ tôi sẽ giải thích.
Đồng Dao Và Vè
Đồng
dao là lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm một trò chơi nhất định.(3)
Sau
đây là một ví dụ:
DUNG DĂNG DUNG DẺ
Dung
dăng dung dẻ
Dắt
trẻ đi chơi
Đến
ngõ nhà Trời
Lạy
Cậu lạy Mợ
Cho
chó về quê
Cho
dê đi học
Cho
cóc ở nhà
Cho
gà bới bếp
Ngồi
xệp xuống đây
Theo Wikipedia Tiếng Việt thì:
“Vè
là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam. Vè được sáng tác bằng
văn vần, sử dụng nhiều hình thức khác nhau: câu bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát
giặm, nói lối. Có vè đồng dao, là những bài hát của trẻ em. Có vè thế sự, về
người thật việc thật, phản ánh, bình luận những câu chuyện thời sự địa phương,
những truyện đồi phong bại tục, những chuyện áp bức bóc lột của cường hào địa
chủ và đời sống khổ cực của dân nghèo trong làng xóm. Những người đặt vè, bẻ
vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.”
Dựa
vào thông tin trích dẫn ở trên có thể kết luận mà không sợ sai lầm, xét về mặt
thể loại, đồng đao cũng là một loại vè, không phải là thơ.
Trở Lại “Đồng Dao Cho Người Lớn”.
Theo
Đỗ Trọng Khơi, “Đồng Dao của Nguyễn Trọng Tạo viết ở nhịp 8 chữ nhưng soi chẻ rạch
ròi vẫn thấy cái dư khí của hồn bốn chữ dân gian”. Tôi đồng ý với anh ở điểm
này. Cho nên ĐDCNL – đúng như cái tựa của nó – là một bài đồng dao. Và theo
tôi, khi chọn cái tựa ấy, về mặt hình thức, tác giả đã vô tình tự xếp loại nó
là vè.
Về
nội dung thì “bài thơ” ấy chỉ là một tập hợp “hổ lốn” những câu nói, những phát
biểu của nhà thơ, xếp đặt tùy tiện, không theo một cấu trúc hay một thế trận
nào. Mỗi phát biểu là một “triết lý vụn” về một khía cạnh nào đó của cuộc đời.
Những
phát biểu kiểu “triết lý vụn” ấy đã được ông góp nhặt từ quá trình học hỏi cũng
như kinh nghiệm sống của mình. Lúc cơn hứng đến hoặc có gì đó khơi gợi, thôi
thúc, ông cho nó tuôn ra và dùng kỹ thuật thơ của mình ghi lại. Rất tiếc, ông
đã quên tạo ra một khung cảnh để mời tâm hồn của mình bước vào cho “tâm đối cảnh”
và “tức cảnh sinh tình”.
Cái
gọi là “tứ thơ” chỉ là dòng ý tưởng – hoàn toàn là sản phẩm của lý trí - tuy mở
ra nhiều miền nghĩa nhưng lại không có tâm hồn và cảm xúc làm bạn đồng hành nên
khô cứng như một cái xác không hồn.
Như
vậy, Đồng Dao Cho Người Lớn – đúng như tác giả đã vô tình tự xếp loại – là một
bài vè, không phải là thơ.
Những Vòng Nguyệt Quế
Đồng
Dao Cho Người Lớn không phải là thơ nhưng, không biết tại sao, lại được dân
chơi thơ chấp nhận, tán thưởng và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
1/
Được nhạc sĩ Đỗ Triệu An phổ nhạc.
2/
Được lấy tên đặt cho cả một tập thơ cùng tác giả(2)
3/
Được ít nhất 3 người viết lời bình. (Đỗ Trọng Khơi, Trần Kim Lan và Trần Trung)(4)
4/
Được chọn là một trong 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20.
5/
Bài do Trần Trung viết lời bình được đưa vào tập Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế
Kỷ XX - Tập Hai.
Kết Luận:
Nhận
diện thơ – phân biệt thơ với những thứ không phải là thơ - lẽ ra phải là bài học
đầu tiên cho thi sĩ, cho nhà phê bình và cả những người thưởng thức thơ. Nhưng
bài học nhập môn này thường không được giới chơi thơ coi trọng hoặc tìm hiểu đến
nơi, đến chốn.
Thỉnh
thoảng có một bài vè đi lạc vào vườn thơ cũng không phải là chuyện lạ. Vè được
nhạc sĩ phổ nhạc cũng chẳng có gì đáng nói. Vè mà được lấy tên đặt cho cả một tập
thơ, tuy có hơi ngược đời nhưng đó là quyền của tác giả. Vè mà được mấy người
chơi thơ xúm vào viết lời bình, tuy hơi lạ nhưng cũng dễ hiểu – đó là quyền của
người bình; hơn nữa họ thuộc trường phái bình thơ không bàn thi pháp - chỉ đem
ý tứ tán rộng ra – thì thơ có khác gì văn xuôi, thơ với “không thơ” cũng “cá mè
một lứa”.
Tuy
nhiên, để một bài vè như Đồng Dao Cho Người Lớn, một thứ cây dị chủng, chưa đủ
điều kiện để được gọi là thơ, không những lọt vào vườn thơ mà lại còn được đặt
vào chỗ trang trọng nhất, được chọn vào danh sách 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20,
thì quả là trái khoáy và bất công đến độ lố bịch.
Lạ
lùng thay, sự trái khoáy và bất công ấy vẫn cứ ung dung tồn tại suốt bao nhiêu
năm nay. Mãi cho đến tuần lễ cuối tháng 6 /2018
mới có người lên tiếng phản bác. Một lần nữa, cám ơn chị Kim Phượng Ngọc
Huỳnh, người có tấm lòng vàng với thơ, đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.
Xin
những người có trách nhiệm canh giữ Vườn Thơ Việt Nam và những người yêu thơ
khác cùng góp tiếng nói để lấy lại công đạo cho thơ.
Texas
ngày 10 tháng 7 năm 2018
Phạm Đức Nhì
phamnhibinhtho.blogspot.com
……………
CHÚ THÍCH:
1/ Trang Facebook nhipham
2/
Đồng Dao Cho Người Lớn, Nhà Xuất Bản Văn Học, Hà Nội 1994.
3/
https://www.rung.vn/dict/vn_vn/%C4%90%E1%BB%93ng_dao
4/
Đỗ Trọng Khơi trong Bàn Về Đồng Dao Cho Người Lớn Của Nguyễn Trọng Tạo
http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/08/ban-ve-ong-dao-cho-nguoi-lon-cua-nguyen.html
Trần
Kim Lan trong Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Đồng Dao Cho Người Lớn Của Nguyễn Trọng Tạo
Trần
Trung trong “Đồng Dao Cho Người Lớn”
Bình
Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20 (Tập Hai), Vũ Quần Phương Chủ Biên, Nhà Xuất Bản
Giáo Dục 2008.
Cả
3 người bình (Đỗ Trọng Khơi, Trần Kim Lan, Trần Trung) đều gọi ĐDCNL là thơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét