Lời Nói Đầu
Ca khúc Thuyền Và Biển phổ thơ Xuân Quỳnh của Phan Huỳnh Điểu nhận được rất nhiều lời khen của những người yêu thơ, thích nhạc, trong đó có cả một số khá đông những nhà phê bình văn học.
Sau
đây là 2 lời khen đắt giá:
1/ “Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là
người đã phổ nhiều bài thơ thành những ca khúc hay, nhưng có lẽ Thuyền Và Biển
là ca khúc phổ thơ hay nhất của ông. Bởi ông không chỉ lồng vào thơ một giai điệu
trữ tình, lãng mạn mà còn tạo cho người nghe một cảm xúc dạt dào, mường tượng
như mình đang ngồi trước biển và nhìn thấy từng lớp sóng bạc đầu xô nhau…
Và
việc ông chọn Thuyền Và Biển làm nhan đề một tập nhạc của mình, đã được Nhà xuất
bản Thanh Niên tái bản đến 3 lần, có lẽ cũng nói lên điều này.” (Huy Miên)
https://www.sggp.org.vn/thuyen-va-bien-20171.html
2/ “… ca khúc Thuyền Và Biển,
nhạc Phan Huỳnh Điểu, thơ Xuân Quỳnh ra đời năm 1981 và trở nên nổi tiếng khắp
cả nước. Xuân Quỳnh viết bài thơ này - theo nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, bạn của
Xuân Quỳnh kể lại - vào những năm 1960 khi đang yêu đắm đuối và đau khổ trong
cuộc tình tuyệt vọng.
Sau
gần hai thập niên, bài thơ tình tuyệt vời của chị được chắp cánh bay cao, bay
xa qua bút pháp âm nhạc tài hoa của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. (Trương Quang Lục,
Nhạc Sĩ Phan Huỳnh Điểu Và Cuộc ‘Hôn Phối’ Thơ - Nhạc)”
https://www.sggp.org.vn/nhac-si-phan-huynh-dieu-va-cuoc-hon-phoi-tho-nhac-11309.html
Tôi
đã từng viết lời bình cho bài thơ, nghe ca khúc (nhiều lần) qua giọng hát
của nhiều ca sĩ khác nhau, nhưng về phương diện ca từ, lại có cái nhìn hơi
khác. Xin được chia sẻ với bạn đọc.
Lược Giải Tứ Thơ Của Thuyền Và
Biển
(Có
lập lại vài đoạn trong bài bình thơ)
Trong
Thuyền Và Biển tác giả sử dụng phép ẩn dụ toàn bài.
Tứ:
Câu chuyện thuyền và biển.
Ý:
Chuyện tình của chính tác giả - tác giả là biển, người yêu của chị là thuyền,
yêu nhau tha thiết.
Ngoài
2 câu mào đầu giới thiệu:
Em
sẽ kể anh nghe
Chuyện
con thuyền và biển
bài
thơ có thể chia làm 4 phần:
1/ Tình Yêu Mới Chớm
Từ
ngày nào chẳng biết
Thuyền
nghe lời biển khơi
Cánh
hải âu, sóng biếc
Đưa
thuyền đi muôn nơi
Lòng
thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa
Hai
đoạn đầu của bài thơ kể lại lúc tình yêu mới chớm. Chàng để ý đến nàng, cố công
theo đuổi; còn nàng trong lòng không biết thế nào chứ ngoài mặt thì cứ “tảng lờ
như không”.
Ở
đoạn thứ hai khi biết chàng trai đã có ý chinh phục trái tim mình:
“Lòng
thuyền nhiều khát vọng”
thì
tình cảm của tác giả Thuyền Và Biển đã được kín đáo bày tỏ:
“Và
tình biển bao la”
nhưng
vì là phụ nữ nên nàng vẫn “ý tứ” giữ một khoảng cách:
“Thuyền
đi hoài không mỏi
Biển
vẫn xa... còn xa”
Ẩn
dụ thật tuyệt vời.
2/ Khi Chúng Mình Yêu Nhau
Đến
đoạn 3 thì tình yêu đã bến rễ, nàng đã “mở cửa trái tim” chấp nhận tình yêu của
chàng và đã biểu lộ bằng hành động cụ thể:
Những
đêm trăng hiền từ
Biển
như cô gái nhỏ
Thầm
thì gửi tâm tư
Quanh
mạn thuyền sóng vỗ
Cũng
có khi vô cớ
Biển
ào ạt xô thuyền
(Vì
tình yêu muôn thuở
Có
bao giờ đứng yên?)
Và
cứ thế hai người yêu nhau tha thiết, tháng ngày quấn quýt chẳng rời xa.
3/ Tình Sâu Nghĩa Nặng
Chỉ
có thuyền mới hiểu
Biển
mênh mông nhường nào
Chỉ
có biển mới biết
Thuyền
đi đâu, về đâu
Qua
một thời gian yêu nhau, sống gần gũi quấn quýt bên nhau như đã bày tỏ trong 4
đoạn đầu nàng đã nhờ trải nghiệm nhận ra rằng hai người không chỉ là cặp vợ chồng
dành trọn tâm hồn và thể xác cho nhau mà còn rất tâm đầu ý hợp, đã trở thành
đôi bạn đời tri kỷ.
Thân
thể em, với anh, như tấm bản đồ mở rộng, anh đã rành rẽ đường đi nước bước; tâm
hồn em, những nghĩ suy toan tính đời thường, cả những ước mơ sâu kín, em cũng
chia sẻ với anh. Còn lộ trình của anh trong đời: điểm dừng, điểm đến, khi đi,
lúc về anh cũng ghi hết cho em.
Đây
chính là đỉnh điểm của tứ thơ – tình yêu của 2 người đã sâu đậm đến mức không
thể sâu đậm hơn được nữa.
Với
một tình yêu như thế thì quay quắt nhớ thương khi xa vắng là chuyện đương
nhiên.
Những
ngày không gặp nhau
Biển
bạc đầu thương nhớ
Những
ngày không gặp nhau
Lòng
thuyền đau - rạn vỡ
Những
ngày vắng anh em nhớ thương quay quắt; những ngày không gặp mặt nhau anh như
phát ốm, phát đau. Ý chỉ bình thường như thế nhưng không biết tác giả chọn được
điểm đứng đặc biệt như thế nào để khi nhìn sóng biển trắng xóa lại có thể tưởng
tượng là “Biển bạc đầu thương nhớ” và nhìn con thuyền tạm giã từ biển “lên ụ” để
sửa chữa mà có thể nghĩ là “Lòng thuyền đau rạn vỡ” thì quả là thật tài tình.
4/ Nếu Cuộc Tình Chia Xa
Nếu
từ giã thuyền rồi
Biển
chỉ còn sóng gió”
Nếu
phải cách xa anh
Em
chỉ còn bão tố
Khi
tình đã sâu, nghĩa đã nặng mà vì lý do này, lý do khác phải chia xa thì cả 2
bên đều đau khổ. Nhưng theo Xuân Quỳnh thì bên phía phụ nữ nỗi khổ đau sâu hơn,
lớn hơn gấp bội. Hai câu kết:
Nếu
phải cách xa anh
Em
chỉ còn bão tố
chính là nỗi đớn đau – dù chỉ là “nếu”, chưa thực sự xảy ra - đã lên đến tột độ, biểu lộ một tình yêu nồng thắm, mãnh liệt. Tác giả đã bước ra khỏi phép ẩn dụ, bôi hết son phấn trên mặt, cởi bỏ hết lớp vỏ hóa trang, không còn Biển Thuyền bóng gió và đã hét thật to, xưng gọi đúng tên hai kẻ yêu nhau say đắm. Bài thơ kết thúc ở cao trào.
Ba Đoạn Thơ Được Nhạc Sĩ Phan
Huỳnh Điểu Chọn Phổ Nhạc.
Nhạc
sĩ Phan Huỳnh Điểu khi phổ nhạc bài thơ Thuyền Và Biển đã chọn 12 câu của 3 đoạn
cuối (các đoạn 5, 6, 7).
Ông
cho rằng:
“Đó
là đỉnh điểm cao trào của bài thơ. Hơn nữa, như thế vừa gọn, vừa nói lên được đầy
đủ ý nghĩa chính của tác giả, và cũng vừa đủ cho một ca khúc trữ tình”. (Hà
Thu)
https://vnexpress.net/thuyen-va-bien-khuc-tinh-ca-bat-hu-3240925.html
Tôi
không nghĩ như vậy.
Trước
hết, xin mời độc giả cùng tôi nghe kỹ đoạn đầu của ca khúc:
Chỉ
có thuyền mới hiểu
Biển
mênh mông nhường nào
Chỉ
có biển mới biết
Thuyền
đi đâu, về đâu
Tôi
nhớ đến một đoạn thơ của người bạn cũng có ý tương tự:
Nàng
với tôi
là
tri kỷ
chưa
cần nói ra lời mà từ trong ý nghĩ
chúng
tôi đã hiểu nhau
khi
trái tim tôi dâng sóng dạt dào
muốn
dang tay ôm hết muôn triệu người đau khổ
đôi
mắt nàng như thì thầm to nhỏ
ngàn
vạn tiếng yêu thương.
(Mối
Tình Không Thể Nào Quên, Lê Hồng Danh)
Đoạn
thơ của Lê Hồng Danh không sâu sắc bằng đoạn đầu trong ca khúc nhưng cái tôi
riêng tư và cảm xúc của tác giả rất rõ nét.
Lý do:
Khi
nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tách rời 3 đoạn cuối ra khỏi bài thơ (để phổ nhạc) thì
đoạn ca từ này, vì không thể tiếp tục cùng trôi trên dòng cảm xúc với 4 đoạn
thơ trước nên tuy ý tứ sâu sắc, ẩn dụ kín kẽ đến mức tuyệt vời, nhưng - trong
ngữ cảnh của ca khúc - nặng chất lý trí, chỉ có giá trị như một phát biểu chung
chung về thuyền và biển chứ không chở nặng một khối tình riêng tư thấm đẫm cảm
xúc của tác giả như khi còn nằm trong bài thơ.
Còn 2 đoạn cuối:
Những
ngày không gặp nhau
Biển
bạc đầu thương nhớ
Những
ngày không gặp nhau
Lòng
thuyền đau - rạn vỡ
Nếu
từ giã thuyền rồi
Biển
chỉ còn sóng gió”
Nếu
phải cách xa anh
Em
chỉ còn bão tố
chỉ
là hệ quả tất yếu của đoạn trên. Yêu nhau sâu đậm như thế thì “Những ngày không
gặp nhau” nhớ thương quay quắt là lẽ đương nhiên. Khi phải mãi mãi cách xa nhau
thì người phụ nữ khổ đau như phải trân mình chịu đựng giữa cuồng phong bão tố
là điều dễ hiểu.
Cao Trào Là Gì?
Một
vài thuật ngữ liên quan đến cao trào:
1/ Đỉnh điểm tứ thơ: Chỗ tứ
thơ (ý chính của tác giả) đã được bộc lộ đầy đủ, trọn vẹn. Còn được gọi là điểm
đến của tứ thơ.
2/ “Vùng đỉnh điểm tứ thơ”: Nếu
bài thơ có nhiều đoạn cùng mang ý nghĩa là đỉnh điểm tứ thơ (như 3 đoạn cuối của
Thuyền Và Biển của Xuân Quỳnh) tôi gọi là “vùng đỉnh điểm tứ thơ”.
Bởi
tuy ba mà một - cả 3 đoạn, về ý nghĩa, đều quy về tình yêu sâu đậm.
Đoạn
5: Tình yêu sâu đậm nên hai người tâm đầu ý hợp đến mức trở thành tri kỷ.
Đoạn
6: Tình yêu sâu đậm nên vắng nhau là quay quắt nhớ thương.
Đoạn
7: Tình yêu sâu đậm nên nếu phải chia tay thì vô cùng đau khổ.
3/ Đỉnh điểm cảm xúc: Chỗ cảm
xúc dâng cao nhất, mạnh nhất.
4/ Cao trào: Chỗ gặp nhau của
đỉnh điểm tứ thơ và đỉnh điểm cảm xúc.
5/ Kết thúc ở cao trào: Nếu
cao trào nằm ở cuối bài thơ. Đối với những người bình thơ, đây là lời khen đắt
giá.
Ca Khúc “Thuyền Và Biển” Có
Cao Trào Không?
Trong
ca khúc Thuyền Và Biển, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đi tắt ở phần ca từ (bỏ cả 18
câu đầu của bài thơ) nên chỉ bằng một đoạn 4 câu, 20 chữ (“Chỉ có thuyền mới hiểu
… Thuyền đi đâu về đâu”) đã đưa người nghe nhạc tới đỉnh điểm của tứ thơ.
Những
người đã thân quen với bài thơ, lúc ấy, nhờ ký ức của những hình ảnh yêu thương
nồng thắm từ 18 câu đầu của bài thơ, có thể hiểu và cảm đoạn này của ca khúc
không khó khăn lắm. Nhưng những người còn xa lạ với bài thơ sẽ phải khựng lại một
lúc để suy nghĩ. Sau đó có thể cũng sẽ hiểu nhưng là cái hiểu nặng tính lý trí,
thiếu vắng chữ tình.
Vì
cảm xúc thì rất khác. Không thể một bước là đã ngự ở trên Đỉnh Vu Sơn. Phải có
thời gian. Phải trèo từ từ. Nếu tứ thơ thông thoáng, dòng chảy mạnh, cảm xúc có
thể trèo nhanh một chút. Nếu dòng chảy của tứ thơ lững lờ, cảm xúc sẽ phải trèo
chậm hơn.
Còn
nếu bài thơ ngắn - hoặc bằng cách nào đó (đi tắt như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chẳng
hạn) - tứ thơ đi lên đỉnh điểm quá nhanh, cảm xúc không theo kịp, bài thơ sẽ được
xếp vào loại “chưa đi đến chợ đã hết tiền”.
Như
vậy, đỉnh điểm tứ thơ và đỉnh điểm cảm xúc không gặp nhau, nên có thể nói, ca từ
của ca khúc Thuyền Và Biển không có cao trào.
Một Chút Ví Von
Thuyền
Và Biển của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh giống như một cuộc ái ân
không có “khúc nhạc dạo đầu”. Không có những vòng tay ôm ấp yêu thương, những
mơn trớn vuốt ve, những nụ hôn nồng cháy.
Chàng
chỉ vội vã tìm đến chỗ nhạy cảm nhất của nàng để giải tỏa cơn động cỡn của
mình. Tệ hơn nữa, anh ta còn chẳng thèm để ý đến khuôn mặt và những bộ phận
khác trên cơ thể của người phụ nữ đang “ân ái” với mình.
Cái
tôi riêng tư đầy cá tính của tác giả bài thơ được phổ nhạc trở nên vô cùng mờ
nhạt. Ngay cả chữ “em” trong câu:
“Em
chỉ còn bão tố”
nghe
cũng xa lạ - hình như là của ai đó chứ không phải của người đã moi tim óc viết
nên bài thơ.
Kết
quả là chàng đã “hết tiền” mà nàng thì chỉ mới bước vài bước đầu tiên trên đường
đến chợ.
Kết Luận
Khi
vua Sở sai quân lính đem một người nước Tề (“cho” phạm tội ăn trộm) ra trước
bàn tiệc để làm nhục nước Tề thì sứ giả Án Tử của nước Tề đã có một phát biểu để
đời:
Chúng
tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất
Hoài Bắc thì hóa quất chua. Cành, lá giống nhau mà quả chua, ngọt khác nhau là
tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy.
Nay
dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp.
Có nhẽ cũng tại vì cái thuỷ thổ khác nhau nó xui khiến ra như thế chăng! (Ứng Đối
Giỏi, Cổ Học Tinh Hoa)
https://bachngocsach.com/reader/co-hoc-tinh-hoa/kwof
Nay
3 đoạn thơ của Thuyền Và Biển để ở bài thơ thì tuyệt vời, thấm đẫm chất tình,
nhưng tách riêng đem đi phổ nhạc như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu thì lại khô khan
không cảm xúc là tại làm sao? Tại bị bứng ra khỏi khu đất “đắc địa” mà Xuân Quỳnh
đã chọn để ươm trồng chúng.
Xin đón nhận tất cả những ý kiến, phê bình của độc giả.
PHẠM ĐỨC NHÌ
Vân Anh
Trả lờiXóaKính anh Nhi Pham
Tất cả mọi bài bình luận về thơ ca của anh, với em đều vượt ngưỡng. Bài nào cũng đủ CHẤT và LƯỢNG.
Trong bài này, anh so sánh đoạn vào đầu bài hát của cố NS Phan Huỳnh Điểu với một khổ thơ (của người bạn), em thấy hơi thiên vị. Một bên là hàm ngôn, bên kia là hiển ngôn. Anh có ý nghiêng về phía khổ thơ kia, nên chỗ này em chưa đồng cảm được.
Em nghĩ:
- Xuân Quỳnh đang đứng ở đầu cuộc tình để nói tiếng lòng.
- Phan Huỳnh Điểu đứng ở giai đoạn tình yêu đã khăng khít.
P/S: Với bài bình rất tuyệt này của anh, em còn vài điều cần thọ giáo. Hẹn anh ngày mai...
Nhi Pham
Trả lời bình luận cuả Vân Anh:
Trước hết, đoạn thơ (của người bạn) anh lấy làm thí dụ nói thẳng điều muốn nói, còn đoạn thơ của Xuân Quỳnh - đã chuyển hóa thành ca từ của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - sử dụng phép ẩn dụ.
Điều khác biệt anh muốn đề cập đến là “cái tôi riêng tư” – có xuất hiện trong đoạn thơ của người bạn nhưng trong đoạn ca từ của NS Phan Huỳnh Điểu lại vắng bóng.
Lý do: Khi còn là đoạn thơ của Xuân Quỳnh thì, NHỜ NỐI KẾT VỚI NHỮNG ĐOẠN TRƯỚC, “cái tôi riêng tư” ấy vẫn hiện diện. Nói rõ hơn, đó là kết quả của những trải nghiệm của Xuân Quỳnh từ những đoạn trước của bài thơ.
Nhưng khi NS Phan Huỳnh Điểu tách đoạn thơ ấy ra khỏi bài thơ để làm ca từ cho ca khúc của mình thì sự nối kết ấy không còn nữa. Đoạn ca từ lúc ấy không còn là TRẢI NGHIỆM của Xuân Quỳnh mà chỉ là một phát biểu chung chung về Thuyền Và Biển.
NS Phan Huỳnh Điểu đã vô tình giết chết “cái tôi riêng tư”, “đuổi cổ” Xuân Quỳnh ra khỏi đoạn thơ của mình. Hai đoạn cuối chỉ là hệ quả tất yếu của đoạn thơ này nên cũng cùng chung số phận.
Vì thế, bên tách trà ly rượu, anh và đám bạn thường nói đùa “Khi phổ nhạc bài thơ Thuyền Và Biển của Xuân Quỳnh NS Phan Huỳnh Điểu đã phạm tội Ngộ Sát.