Sau khi đăng bài viết Về “Bài Thơ” Đồng Dao Cho Người Lớn của tôi trên trang web văn học Vũ Nho Ninh Bình, bác Vũ Nho (PGS/ TS) - chủ trang web - đã vìết một bình luận ngay dưới bài viết.
Nếu
độc giả chưa đọc bài Về “Bài Thơ” Đồng Dao Cho Người Lớn có thể đọc theo link
sau đây:
http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2018/07/ve-bai-tho-ong-dao-cho-nguoi-lon.html
Bình Luận Của TS Vũ Nho:
Đây
là ý kiến cá nhân của tác giả Phạm Đức Nhì!
Về
định nghĩa thể loại thì Nguyễn Trọng Tạo gọi đây là đồng dao (Đồng là trẻ em,
dao là bài hát không thành chương khúc. Đồng dao là bài hát trẻ con). Nhưng ở
đây là đồng dao cho người lớn. Nguyễn Trọng Tạo chỉ "mượn" hình thức
đồng dao thôi. Cũng không nên căn cứ vào tuyên bố của tác giả để quyết rằng đồng
dao là một loại VÈ như Phạm Đức Nhì đã làm.
Cũng
không thể nói rằng VÈ thì kém THƠ. Vè là một thể loại văn học dân gian. Một bài
VÈ Hay thì quý gấp nhiều lần một bài THƠ Dở. Đó là điều không thể phản bác.
Nhưng "Đồng dao cho người lớn" có phải là VÈ không thì câu chuyện
không đơn giản.
Những
bài đồng dao, hay vè, yếu tố cá nhân, cái tôi của tác giả hầu như khá mờ nhạt.
Ngay cả khi kể vè: "Ve vẻ vè ve, lặng nghe tôi kể... thì cái
"tôi" ấy cũng không có nét riêng. Thường thì dân gian bắt đầu:
"Ve vẻ vè ve, cái về thằng Nhác...".
Bài
“đồng dao cho người lớn” thể hiện CÁI TÔI của tác giả rất rõ. Chỉ hai câu đầu
thôi, đã thấy cảm xúc mạnh mẽ của tác giả về sự SỐNG Và CHẾT. Tại sao anh Nhì lại
thấy rằng những dòng này "không có tâm hồn và cảm xúc" nhỉ? Đó là
chuyện riêng của anh. Riêng câu nhận xét của chị Kim Phương rằng bài đó
"khô" cho nên hoài nghi không biết có phải thơ không thì... thật là
phiến diện. Có thơ trữ tình, có thơ trí tuệ, có thơ văn xuôi... sao cứ phải
"ướt" hay "không khô" mới là THƠ?
Chẳng
ai được giao trách nhiệm canh giữ vườn thơ cả. Là thơ hay không thơ là do người
đọc cảm nhận. Là THƠ hay hoặc THƠ dở cũng do cách đánh giá riêng của mỗi người.
Cứ việc bàn luận. Nhưng chớ nghĩ rằng mọi người sao... lơ mơ thế, chỉ có ý kiến
mình là đúng đắn thôi. Tôi muốn nhắn anh Phạm Đức Nhì mấy lời và dù khác ý kiến
của anh, tôi vẫn tôn trọng đưa bài viết này!
Phạm Đức Nhì:
Tôi
đã đọc bình luận của bác dưới bài viết và thấy rằng nhìn nhận và đánh giá của
bác và tôi về bài ĐDCNL của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, quả thật, có khác nhau.
Xin phép được làm rõ vài điểm trong bình luận của bác.
1/
Xét về mặt hình thức, ĐDCNL có phải là Vè không?
Theo
Đỗ Trọng Khơi, “Đồng Dao của Nguyễn Trọng Tạo viết ở nhịp 8 chữ nhưng soi chẻ rạch
ròi vẫn thấy cái dư khí của hồn bốn chữ dân gian”. Tôi đồng ý với anh ở điểm
này. Cho nên ĐDCNL – đúng như cái tựa của nó – là một bài đồng dao (biến thể).
Mà đồng dao, theo đoạn trích trong Wikipedia Tiếng Việt ở trong bài viết của
tôi, là một loại vè. Chính vì thế, theo tôi, khi chọn cái tựa ấy, về mặt hình
thức, tác giả đã vô tình tự xếp loại nó là vè.
Tuy
nhiên, để khỏi lầm trường hợp mà theo bác, “Nguyễn Trọng Tạo chỉ “mượn” hình thức
đồng dao thôi” nên tôi phải nhìn vào nội dung.
Nếu
nó có cảm xúc từ cái tôi riêng tư của tác giả thì đúng là một bài thơ mượn hình
thức đồng dao. Nếu nó tuyệt nhiên không có một tý ty cảm xúc của “cái tôi riêng
tư” thì trong trường hợp này, vì đã có hình thức đồng dao, nó sẽ là bài Vè. Tôi
sẽ bàn về điểm này ở phần số 4.
2/
Cũng không thể nói rằng VÈ thì kém THƠ. Vè là một thể loại văn học dân gian. Một
bài VÈ Hay thì quý gấp nhiều lần một bài THƠ Dở. Đó là điều không thể phản bác.
Tôi
đã gặp một y tá già, giầu kinh nghiệm lại mát tay nên chạy rong chữa bệnh cho
bà con trong thôn xóm được nhiều người thích. Có người phát biểu: “Y tá mà như
ông M. thì còn hơn mấy anh bác sĩ mới ra trường”. Nói thì nói thế chứ đi vào thực
tế thì y tá và bác sĩ ở hai đẳng cấp khác nhau, cao thấp cách nhau một trời một
vực.
Chẳng
ai là y tá mà dám coi mình ngang hàng với bác sĩ. Làm thế người ta cười chết.
Phòng tổ chức của một đơn vị y tế cũng không dám bổ nhiệm một y tá vào cương vị
của bác sĩ. Làm thế là sai luật, trái nguyên tắc.
Vè
với Thơ cũng thế. Vè là Vè, Thơ là Thơ. Hai loại ở hai đẳng cấp riêng biệt, cao
thấp khác nhau. Tôi có thằng bạn nói đùa về thơ một thằng bạn khác “Thơ của mày
cứ như Vè ấy”. Thằng làm thơ coi đó là điều sỉ nhục, và hai đứa giận nhau rất
lâu. Hồi mới bập bẹ làm thơ, thầy giáo môn Việt Văn của tôi thường nhắc “Khéo đấy!
Coi chừng thơ thành vè thì tổ làm trò cười cho thiên hạ.”
Vì
thế tôi cho rằng y tá có kinh nghiệm cách mấy cũng không thể vỗ ngực coi mình
ngang hàng với bác sĩ; và Vè rõ ràng không thể cùng đẳng cấp với Thơ.
3/
Bác Vũ Nho viết: “Những bài đồng dao, hay vè, yếu tố cá nhân, cái tôi của tác
giả hầu như khá mờ nhạt”.
Theo
tôi, nếu đúng là đồng dao thì cái tôi riêng tư của tác giả không phải là “hầu
như khá mờ nhạt” mà hoàn toàn vắng bóng. Bởi chỉ cần một tý tẹo teo cái tôi
riêng tư thì nó đã không còn là vè nữa mà được nâng cấp thành thơ.
4/
Bài đồng dao cho người lớn thể hiện CÁI TÔI của tác giả rất rõ. Chỉ hai câu đầu
thôi, đã thấy cảm xúc mạnh mẽ của tác giả về sự SỐNG Và CHẾT.
Trong
câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo:
“Có
cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi”
chữ
“tôi” nằm sờ sờ ra đó nên rất dễ hiểu lầm là “cái tôi” của tác giả đã có mặt
trong câu thơ.
Có
hai điểm cần lưu ý trong “câu thơ” này:
a/
Cụm từ “Có cánh rừng chết” nói chung chung, không cụ thể, không nói rõ “cánh đồng
chết” nào nên chỉ là một hình tượng đã lôi ra từ trong ký ức, là sản phẩm của
lý trí chứ không phải cảnh thơ. Nếu có một đoạn trước đó nói về “cánh rừng chết”
và ở đây dùng cụm từ “Cánh rừng chết ấy” thì chúng ta đã có cảnh thơ. Thí dụ
như đoạn thơ dưới đây:
Cánh
rừng sát bên Xóm Đạo
sau
những đợt mưa bom, mưa pháo
đã
thành cánh rừng chết
với
người đời
nhưng
trong tôi
vẫn
tươi mát một màu xanh.
“Cánh
rừng chết” đã là cảnh thơ nên 2 câu thơ cuối:
nhưng
trong tôi
vẫn
tươi mát một màu xanh
đã
là tâm tình của cái tôi riêng tư (tác giả), ít nhiều đã có cảm xúc và đã xứng
đáng được gọi là thơ. (Hay dở chưa bàn đến).
b/
Sự xuất hiện của chữ “Có” đã khiến chữ “tôi” trở thành nhân vật trong “câu kể”
của tác giả chứ không phải chính tác giả - người đang sáng tác thơ. Thi sĩ Nguyễn
Trọng Tạo ở đây phải đóng 2 vai. Một, là nhân vật “tôi” trong “câu kể”, đã xuất
hiện trong quá khứ và đã trốn trong ký ức, giờ bị lôi ra trình làng. Hai, là
người bằng xương bằng thịt đang ngồi cầm bút làm thơ.
Kết
quả là câu “Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi” chỉ là hình tượng được lội ra
từ ký ức, không có cái tôi riêng tư của tác giả dự phần nên không có cảm xúc và
không phải là thơ.
Bài
ĐDCNL chỉ có câu đầu dễ hiểu lầm là thơ, còn lại những câu khác đều là những
“câu kể” phát xuất từ bề mặt ý thức, rất dễ nhận ra.
Sau
khi đã chấp nhận phần giải thích lý do tại sao câu đầu không phải là thơ, độc
giả có thể tự kết luận cả bài không phải là thơ. ĐDCNL có hình thức là đồng dao
- một loại Vè – nên nó là một bài Vè.
5/
Riêng câu nhận xét của chị Kim Phương rằng bài đó "khô" cho nên hoài
nghi không biết có phải thơ không thì... thật là phiến diện. Có thơ trữ tình, có
thơ trí tuệ, có thơ văn xuôi... sao cứ phải "ướt" hay "không
khô" mới là THƠ?
Theo
tôi hiểu, chị Kim Phượng nói “khô” với nghĩa không có tý cảm xúc riêng tư nào của
tác giả. Thơ trữ tình thì không nói làm gì, còn thơ trí tuệ, thơ văn xuôi hay
thơ… gì gì nữa cũng phải có cảm xúc riêng tư của tác giả thì mới gọi là thơ. Chứ
“khô queo” thì nếu không là vè thì cũng là thứ dị chủng, khác loại với thơ.
6/
Bàn thêm về câu thơ “sinh tình”
ĐÀN
BÀ
Có
hai loại đàn bà
loại
chính chuyên chung thủy với chồng
Loại
không lấy chồng
suốt
đời đến với đàn ông
chỉ
để thỏa mãn nhu cầu xác thịt
tìm
vui trong chốc lát.
Sáu
câu trên chỉ là cách nhìn của tác giả về đàn bà, đến từ bề mặt ý thức, chưa phải
là thơ. Nhưng chỉ cần thêm câu sau đây:
Tôi
thích loại đàn bà thứ hai
thì
đã có cảm xúc, tình đã xuất hiện, cả bài đã trở thành thơ. Câu “Tôi thích loại
đàn bà thứ hai” là câu thơ sinh tình.
Bài
ĐDCNL, tôi trộm nghĩ, do cấu trúc của đồng dao “không thành chương khúc” nên
khó đưa vào một câu thơ sinh tình thích hợp.
Kết Luận
Với
tôi, trang web Vũ Nho Ninh Bình của bác là một trang văn học đứng đắn. Tôi rất
thích câu chào “Đây là quán tha hồ muôn khách đến!” Cám ơn bác đã cho tôi hân hạnh
có một số bài được đăng ở đấy. Phần cuối của bình luận về bài viết bác đã nhắn
“dù khác ý kiến với anh tôi vẫn tôn trọng đưa bài viết này”. Đó là thái độ người
lớn, công tâm trong giao lưu văn học.
Với
nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, tôi một lòng kính trọng ở tài năng và uy tín
của ông. Mặc dù chưa trực tiếp trò chuyện, tôi đã “gặp” ông nhiều lần trong những
Ngày Thơ Nguyên Tiêu ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhận xét về tính thơ của bài
ĐDCNL của ông tôi đâu dám giỡn chơi. Tôi đã tra cứu, vận dụng kiến thức của
mình về thơ ca và viết rất cẩn trọng.
Bình
luận của bác đã cho tôi cơ hội nhìn lại bài viết của mình một cách kỹ càng hơn
để trả lời những chất vấn của bác. Tôi tin ở những điều mình viết, nhưng với đề
tài liên quan đến lý thuyết thơ, ai dám chắc là mình không sai sót? Ai dám chắc
là mình được sự đồng thuận của mọi người? Tôi sẵn sàng đón nhận những phê bình,
góp ý của bác và của những độc giả khác.
Một
lần nữa, xin chân thành cảm ơn bác.
TRAO ĐỔI VỀ “BÀI THƠ” ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN (Phần 2) / Phạm Đức Nhì
Sau
đó trên trang Vũ Nho Ninh Bình TS Vũ Nho viết mấy lời giới thiệu rồi gom những
trao đổi giữa ông và tôi thành một bài mới với cái tựa Thảo Luận Bài ĐỒNG DAO
CHO NGƯỜI LỚN Của Nguyễn Trọng Tạo. Dưới đây là lời giới thiệu:
vunhonb.blospot.com
Sau khi chúng tôi đưa lên trang bài của tác giả Phạm Đức Nhì về bài "Đồng
dao cho người lớn" của Nguyễn Trọng Tạo, (ngày 14 tháng Bảy năm 2018) kèm
nhận xét ở phần cuối; tác giả Phạm Đức Nhì đã có phản hồi trao đổi lại. Tôi
nghĩ đây là vấn đề lí thú nên đưa lên đây như là một chủ đề, mời mọi người cùng
đọc và trao đổi.
Và TS Vũ Nho viết bình luận
tiếp theo:
Cám
ơn anh Phạm Đức Nhì đã hồi âm về nhận xét của tôi!
Việc
tranh luận học thuật là bổ ích. Tôi và anh không nhằm mục đích THẮNG/THUA.
Chúng ta tranh luận là để nhận thức đúng hơn, sâu hơn về vấn đề được quan tâm.
Ai cũng tin vào nhận thức của mình và quan điểm mình bảo vệ. Đó là điều bình
thường.
Xin
vắn tắt một chút về THƠ và VÈ. Anh so sánh Y tá lành nghề với Bác sĩ. Kết luận
đó là 2 đẳng cấp cũng như Vè và Thơ là 2 đẳng cấp. Chỗ này anh có một ngộ nhận
lớn.
Y
tá và Bác sĩ là 2 chức danh cùng ngành y. Y tá đào tạo ngắn hạn. Bác sĩ đào tạo
dài hạn. Nhưng Thơ và Vè không phải như vậy. Vè là thể loại, Ca dao (thơ dân
gian) là một thể loại khác. Không thể ví như Y tá với Bác sĩ. Hai thể đó bình đẳng
với nhau, không có cao hay thấp.
Anh
có biết rằng trong sách giáo khoa Ngữ văn, Vè được trích học ngang hàng với ca
dao, với thơ (những bài hay nhất). Bài "Vè con dao", "Vè
rau" thuộc loại những viên ngọc của thơ ca dân gian (Bác Vũ Nho có học vị
PGS, Tiến Sĩ). Việc chê Thơ dở như Vè là cách chê nôm na, dân dã có tính chất
khẩu ngữ. Không thể dựa vào đó để bình giá chất lượng một bài Vè đặc sắc hay
bài Thơ đặc sắc được.
Tôi
đã khẳng định một bài VÈ hay quý hơn một bài THƠ dở. Vì vậy anh cố công chứng
minh bài "Đồng dao cho người lớn" là một bài Vè sẽ không ảnh hưởng mấy
đến chất lượng của nó. Cốt là bạn đọc thấy ĐDCNL hay!
Trả Lời Của Phạm Đức Nhì
Giữa vè và thơ có thêm 2 khác biệt nữa:
1/
Trong vè ý tưởng bừa bộn, như trong đồng dao “không thành chương khúc”. Trong
thơ có thế trận chữ nghĩa, “đấu pháp toàn đội” mà dân phê bình thường gọi là cấu
tứ.
Hồi
tiểu học tôi mê túc cầu. Mẹ mua cho trái banh, thường rủ mấy đứa cùng trang lứa
ra khu đất trống chia làm 2 phe “chiến đấu”. Cũng cởi áo ra làm mốc khung thành
đàng hoàng nhưng khi banh lăn thì mạnh ai nấy đá, “hồn ai nấy giữ”. Có banh
trong chân là cứ một mình thẳng tiến khung thành đối phương.
Lớn
lên mới biết chơi như thế không hiệu quả. Đội banh phải biết phối hợp công thủ,
tiếp ứng để vừa không cho đối phương chọc thủng lưới mình vừa tạo cơ hội cho
hàng tiền đạo chọc thủng lưới đối phương.
Có
“đấu pháp toàn đội” thơ hơn hẳn vè ở mặt tổ chức.
2/
Vè không có cảm xúc, trong khi với thơ, cảm xúc không thể thiếu; cảm xúc đóng
vai trò quan trọng đối với sự thành bại của bài thơ. Đến với vè, hiểu được ý của
tác giả rồi… thôi. Đến với thơ, “bắt” được tứ thơ còn vương vấn chữ… tình.
TS Vũ Nho:
Chỗ
này anh Nhì lại nói không có căn cứ rồi. Tại sao trong VÈ ý tưởng lại "bừa
bộn"? Anh căn cứ vào tài liệu nào mà quả quyết như vậy? Vè chỉ khác thơ
dân gian (ca dao) ở chỗ về giàu yếu tố tự sự (kể chuyện). Vẻ chàng Lía, Vè thất
thủ kinh đô... kể chuyện chàng Lía, chuyện kinh đô thất thủ... Tác phẩm Vè hay
vẫn cần mạch lạc, nhất quán.
Làm
gì có chuyện "ý tưởng bừa bộn"? Anh đọc lại bài vè Rau và vè CON DAO
xem chỗ nào thể hiện "ý tưởng bừa bộn"? Anh nói "vè không có cảm
xúc" lại là nói lấy được! Bất cứ một tác phẩm văn chương nào, dù thể loại
gì, cũng được tạo ra trong cảm xúc của người sáng tạo.
Có
điều có loại cảm xúc "lặn vào trong", có loại cảm xúc "bong ra
ngoài"; có loại cảm xúc mãnh liệt, có loại cảm xúc vừa phải; có cảm xúc
trào tuôn, có cảm xúc kìm nén. Sao lại bảo chỉ đến với THƠ mới vương vấn chữ
TÌNH, còn với VÈ, (hoặc các thể loại khác) thì... thôi? Tôi cảm thấy anh Phạm Đức
Nhì vẫn sai lầm khi coi THƠ cao hơn VÈ, chỉ có THƠ là có "đấu pháp toàn đội",
còn VÈ thì không. Nhưng bài thơ dở thì tìm đâu ra "đấu pháp toàn đội"?
Phạm Đức Nhì Trả Lời:
Một
Vài Tra Cứu Về Đặc Tính Của Vè
Để
nói có sách, mach có chứng, tôi đã vào một số trang Web Văn Học và ghi lại mấy
nhận xét về đặc tính của vè như sau đây:
1/
Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, vè là chuyện khen chê có ca vần.
2/
Những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A8
3/
Vè mang tính thời sự, các sự kiện trong quá khứ ít được vè quan tâm. Vè xuất hiện
tức thời, nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện, ghi nhanh, rồi truyền đi để gây dư
luận.
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A8
4/
Vè xuất hiện nhằm đáp ứng sự phản ánh tức thời một sự việc, sự kiện, ngôn ngữ
vè mộc mạc, đơn giản, không trau chuốt, gọt dũa, phần lớn các bài vè lại có vận
mệnh ngắn ngủi.
https://dotchuoinon.com/2015/02/10/dan-ca-dan-nhac-vn-ve-ba-mien/
5/
Phần lớn các bài vè lại có vận mệnh ngắn ngủi, thời gian cần thiết để đạt tới một
hình thức hoàn chỉnh, trau chuốt ít có được.
http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Van_Hoc_Dan_Gian_2/chuong1.htm#A-I
Kết
hợp lại cho dễ hiểu, những người nghiên cứu về vè, viết về vè có những nhận xét
sau đây:
1/
Những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.
Vì
là tầng lớp dưới của xã hội nên tác giả của vè về kiến thức và “tay nghề” văn
chương thường non nớt nếu so sánh với các thi sĩ làm thơ. Ở cái thời vè phát
sinh và sau đó là phát triển, thi sĩ làm thơ phần nhiều thuộc giới khoa bảng,
thành đạt trên đường học vấn. Hoặc nếu lận đận bước đường thi cử thì cũng là những
Ông Đồ làu thông kinh sử, nắm vững quy luật sáng tác các thể loại kinh nghĩa,
chiếu, biểu, phú, văn sách… và đặc biệt là các loại thơ.
2/
Vè là chuyện khen chê có ca vần; chuyện xuất hiện tức thời, mang tính thời sự,
tác giả nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện, ghi nhanh rồi truyền đi để gây dư luận.
Mục
đích của vè là truyền sự việc, sự kiện thật nhanh cho “kịp thời vụ”; giá trị
nghệ thuật là thứ yếu, có thì tốt, không có cũng không sao. Viết vè là kể chuyện
bằng văn vần nên thường kể hết chuyện thì thôi, không có đoạn kết. Nếu có thì
cũng nhạt phèo, không gây ấn tượng.
Thí
dụ 1: Vè Rau. “Nghe vẻ nghe ve – Nghe vè các rau”, cứ thế kể đến loại rau cuối
“Giục ngựa buông cương – Là rau mã đề” thì hết.
Thí
dụ 2: Vè Chàng Lía
Bài
vè rất dài (134 câu), âm điệu lục bát, à ơi nghe rất chán. Đoạn kết thì nhạt nhẽo,
“có cũng như không”
Chuyện
Lía nay kể như y
Giúp
vui cô bác một khi việc rồi
Đầu
đuôi có thế mà thôi
Xin
chào chư vị, quê tôi tôi về.
https://cadao.me/ve/ve-chang-lia
3/
Ngôn ngữ vè mộc mạc, đơn giản, không có đủ thời gian cần thiết để đạt tới một
hình thức trau chuốt, hoàn chỉnh.
“Đội
bóng vè”, vì thời gian gấp rút, tiếp nhận cầu thủ một cách vội vàng, thiếu huấn
luyện, thao dợt nên dàn cầu thủ thô ráp, xô bồ, trong khi “đội bóng thơ”, không
bị áp lực thời gian, tuyển lựa cầu thủ kỹ càng hơn, được huấn luyện, thao dợt
chung để có sự ăn ý với đồng đội, sau đó còn tuyển đi chọn lại trước khi ra sân
thi đấu. Nói rõ hơn, “đội bóng vè” là đội thành lập vá víu để đá “chầu”, đá
theo “phong trào”, “đội bóng thơ” là đội tuyển, đã có tính chuyên nghiệp.
Thêm
vào đó, những thủ pháp nghệ thuật của thơ (ẩn dụ toàn bài, “Gợi, Không Kể”), những
đấu pháp toàn đội (cấu tứ) đặc biệt để tạo bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho “lối
đá” của các “đội bóng thơ” – do không đủ thời gian và trình độ của “huấn luyện
viên” chưa “tới” – nên các “đội bóng vè” đành cho qua.
4/
Kết quả là phần lớn các bài vè có vận mệnh ngắn ngủi.
Tính
thời sự là cốt tủy của bài vè. Rất nhiều bài vè, do mất tính thời sự, không còn
“hợp thời”, rủ nhau đi vào quên lãng. Dĩ nhiên, cũng có những bài vè còn sống
sót. Nhưng lý do để được sống sót phần lớn là nhờ tính lịch sử của những sự kiện,
sự việc được lưu truyền (Vè Chàng Lía), cực hiếm có trường hợp do giá trị nghệ
thuật của bài vè.
Ngoài
ra, một số vè còn đang được lưu truyền, cất giữ là để làm tư liệu, tài liệu
trong giáo dục văn học, đặc biệt trong những tác phẩm nghiên cứu Văn Học Sử lớn,
bao gồm những giai đoạn lịch sử mà vè được phát sinh và phát triển.
Trích
Dẫn Mấy Bài Vè:
VÈ
RAU
Ve
vẻ vè ve
Nghe
vè các rau
Thứ
ở hỗn hào
Là
rau ngành ngạnh
Trong
lòng không chánh
Vốn
thiệt tâm lang
Đất
rộng bò ngang
Là
rau muống biển
Quan
đòi thầy kiện
Bình
bát nấu canh
Ăn
hơi tanh tanh
Là
rau dấp cá
Có
mẹ không cha
Rau
má mọc bờ
Thò
tay sợ dơ
Nó
là rau nhớt
Ăn
cay như ớt
Vốn
thiệt rau răm
Sống
trước ngàn năm
Là
rau vạn thọ
Tánh
hay sợ vợ
Vốn
thiệt rau co
Làng
hiếp chẳng cho
Đó
là rau húng
Lên
chùa thờ cúng
Thiệt
dạ hành hương
Giục
ngựa buông cương
Là
rau mã đề
VÈ BÌNH DÂN HỌC VỤ
Lẳng
lặng mà nghe
Cài
vè học vụ
Đồng
bào mù chữ
Ở
khắp mọi nơi
Chiếm
chín phần mười
Toàn
dân đất Việt
Muôn
bề chịu thiệt
Chịu
đui, chịu điếc
Đời
sống vùi dập
Trong
vòng nô lệ
Hơi
đâu mà kể
Những
sự đã qua
Chính
phủ Cộng hòa
Ngày
nay khác hẳn
Đêm
ngày lo lắng
Đến
việc học hành
Mấy
triệu dân lành
Còn
đương tăm tối
Bị
đời hất hủi
Khổ
nhục đáng thương
Ngơ
ngác trên đường
Như
mù không thấy
Những
điều như vậy
Không
thể bỏ qua
https://cadao.me/ve/ve-chang-lia
VÈ THỊT CHUỘT
Nghe
vẻ nghe ve
Nghe
vè thịt chuột
Đứa
nào ở đó
Bắt
nước cạo lông
Đứa
nào ở không
Đi
mua đồ nấu
Đứa
nào xấu xấu
Xắt
sả nạo dừa
Đứa
nào không ưa
Thì
đi chỗ khác
Kiên
tâm một lát
Là
có món ăn
Đừng
làm lăng xăng
Người
ta đàm tiếu
"
Con chuột nhỏ xíu
Sáu
bảy người ăn"
https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20081105010143AAY5yfp/
Cảm
Xúc Trong Văn, Thơ, Và Vè:
Do
thi sĩ ngày càng ít câu nệ về mặt hình thức nên khoảng cách giữa thơ và văn
xuôi, có thể nói, ngày càng giống như sợi tơ mong manh, không rạch ròi như xưa.
Nhưng có một sự khác biệt rất rõ nét – không thể nhập nhòe - là cảm xúc.
Nhiệm
vụ chính của văn xuôi là chuyển tải thông điệp. Cảm xúc cũng có thể có đấy,
nhưng chỉ là sản phẩm phụ, không có cũng không sao. Hợp đồng thương mại, án quyết
của tòa là những thí dụ.
Còn
với thơ, cảm xúc là cốt tủy. Thông điệp của thơ nhiều khi chỉ là cái cớ, là
phương tiện để nhà thơ bày tỏ tâm trạng, cảm xúc của mình. Thiếu cảm xúc - thứ
cảm xúc của cái tôi riêng tư - thơ sẽ trở thành một chủng loại khác chứ không
còn là thơ nữa.
Riêng
với vè, nó là văn vần nhưng khác văn xuôi thêm một điểm là tuyệt nhiên không có
cảm xúc của cái tôi riêng tư. Người viết vè kể chuyện nhưng là kẻ bàng quan, đứng
ngoài câu chuyện của bài vè.
Ba
Trạng Thái Tâm Lúc Làm Thơ:
1/
Tranh cãi, tranh luận, phản biện, nói lý lẽ:
Với
tâm thái này nếu tác giả biết đưa cái tôi riêng tư vào khung cảnh của cuộc
tranh cãi thì tác phẩm, dù có hơi khô khan, vẫn có chút ít cảm xúc, nên vẫn là
thơ. Ngược lại, nếu không khéo, cứ sa đà vào lý, để cái tôi riêng tư đứng ngoài
làm kẻ bàng quan, thì tác phẩm sẽ là “cái gì đó” chứ không phải là thơ.
Xin
cử 2 bài của Thái Bá Tân để làm thí dụ.
MẮNG CON
Mày
láo, dám khuyên bố
Mai
không đi biểu tình.
Chuyện
ấy có nhà nước,
Không
liên quan đến mình.
Mày
nói y như đảng.
Không
liên quan thế nào?
Nước
là của tất cả,
Của
mày và của tao.
Biểu
tình chống xâm lược,
Chứ
có lật ai đâu.
Không
lẽ mày không biết
Cái
dã tâm thằng Tàu?
Mày
bảo có nhà nước.
Nhà
nước hèn thì sao?
Mà
ai cho nhà nước
Quyết
việc này thay tao?
Xưa
đánh quân Mông Cổ,
Vua
còn hỏi ý dân.
Sao
không thấy nhà nước
Xấu
hổ với vua Trần?
Đành
rằng thế mình yếu,
Phải
thế nọ, thế này.
Nhưng
ở đời, con ạ,
Mềm
nắn, rắn buông ngay.
Bố
biết con thương bố,
Lo
cho bố, cảm ơn.
Con
“biết sống”, có thể.
Xưa
bố còn “biết” hơn.
Chính
vì khôn, “biết sống”,
Tức
ngậm miệng, vờ ngây,
Mà
thế hệ của bố
Để
đất nước thế này.
Ừ,
bố già, lẩn thẩn,
Nhưng
vẫn còn là người.
Mà
người thì biết nhục,
Biết
xấu hổ với đời.
Mai
biểu tình, thế đấy.
Bố
không bắt con đi,
Nhưng
cũng đừng cản bố.
Cản
cũng chẳng ích gì.
Rõ
ràng ở đây có giọng tranh luận, nói lý lẽ, giọng bố “dạy” con. Nhờ đóng vai bố,
Thái Bá Tân đã đưa được cái tôi riêng tư vào khung cảnh của bài Mắng Con. Bên cạnh
lý, có tinh nên Mắng con đích thị là thơ.
HÔM NAY XỬ WILL NGUYỄN, KHÓ ĐẤY
Kể
cũng khó cho đảng.
Biết
xử thế nào đây
Chàng
Việt kiều Will Nguyễn?
Vấn
đề là thế này:
Nếu
tha, đuổi về nước
Thì
sẽ vướng đồng bào.
Rất
nhiều người bị bắt.
Nhà
nước định tính sao?
Vì
không thể có chuyện
Cùng
một “tội” như nhau,
Người
thì được tha bổng,
Người
bị giam tù lâu.
Rồi
các bác sẽ thấy,
Will
Nguyễn sẽ được tha.
Không
tha Mỹ nó oánh.
Cho
nên ở nước ta
Thực
sự đếch có luật.
Cứ
mềm nắn rắn buông.
Thích
gì cứ làm ấy.
Nôm
na là diễn tuồng.
Cũng
may mà da mặt
Của
chính quyền khá dày,
Nên
sẽ không xấu hổ.
Thì
vẫn thế xưa nay./-
Thái
Bá Tân
(Mới
lưu truyền trên mạng)
=>
https://youtu.be/km9fqPbUOIM
Ở
bài này ông cũng phân bua, cũng nói lý lẽ, nhưng cái tôi riêng tư lại đứng
ngoài khung cảnh của câu chuyện. Những điều ông trình bày phát xuất từ “trí” chứ
không phải “tâm” nên Hôm Nay Xử Will Nguyễn, Khó Đấy không có chất tình, không
phải là thơ. Theo tôi, nó cũng không phải là vè. Là “cái gì đó” thì tùy độc giả
chọn tên.
Như
vậy gọi thơ của Thái Bá Tân là “vè thời đại” có đúng không? Theo tôi, gọi thế
là không đúng. “Thơ” Thái Bá Tân có hai loại:
Loại
đúng là thơ như: Mắng Con, Lời Nhắn Của Ông Thiệu, Thương Dân Hà Nội Gốc… thì
phải gọi là thơ.
Loại
“không phải thơ” như: Nói Thẳng, Trí Thức, Khẩu Hiệu, Gửi Bác Trọng, Cách Chức,
Không Muốn Mà Phải Nói, Phạm Nhật Vượng, Không Lấy Chồng Việt Nam, Đừng Dây Với
Việt Nam… thì miễn đừng gọi nó là thơ, còn gọi là “cái gì đó” thì tùy mỗi người.
2/ Chia sẻ
cảm xúc, tâm trạng:
Đây
là tâm thái mà thi sĩ đã viết ra đại đa số những bài thơ ta thường gặp. Tùy
“tay nghề”, tùy trình độ kỹ thuật thơ, tùy mức độ cao hứng, lượng cảm xúc trong
bài thơ nhiều ít khác nhau.
3/
Nổi điên lên, xả hết dồn nén, uất ức, chất chứa trong lòng (Get it off your
chest):
Đây
là loại tâm thái mà người bình thơ mỏi mắt trông chờ. Ở vào trạng thái tâm này
thi sĩ nói vung tít mẹt không còn giữ ý, giữ tứ, không còn e ngại, sợ sệt. Cái
tôi văn hóa bị lùa đi chỗ khác chơi để cái tôi đích thực trọn quyền đạo diễn
bài thơ.
Nếu
kỹ thuật thơ đạt tới một trình độ nào đó, bài thơ sẽ có hồn, lời thơ sẽ là tiếng
lòng chân thật. Độc giả nếu may mắn đọc bài thơ sẽ được vinh dự giao tiếp với
tác giả bằng thứ Tiếng Người (viết hoa) mà vì mải mê tự điều chỉnh mình để phù
hợp với cuộc sống của xã hội văn minh, ông (bà) đã quên mất từ lâu. Bài thơ như
thế đã đạt được phần thưởng cao quý - được bước vào Bến Bờ Thơ Ca.
Chỉ
có một số rất ít bài thơ loại này như: Hồ Trường (Nguyễn Bá Trác), Say Đi Em
(Vũ Hoàng Chương), Trái Tim Rao Bán (Đinh Thị Thu Vân), Tạ Lỗi Trường Sơn (Đỗ
Trung Quân), Nhìn Từ Xa… Tổ Quốc (Nguyễn
Duy)…
Vè
Thì Khác
Người
viết vè không tranh biện và cũng không xả bầu tâm sự. Họ vận dụng vốn kiến thức
và khả năng chọn chữ xếp vần giới hạn của mình nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện,
ghi nhanh rồi truyền đi để gây dư luận.
Kết Luận
Tôi
không có ý phân định thắng thua với bác Vũ Nho nên chỉ trình bày một số góc cạnh
của vấn đề để độc giả tự rút ra kết luận.
Cũng
cần phải công nhận tôi đã sai khi viết “Trong vè ý tưởng bừa bộn”. Lỡ bấm vào
chỗ “xuất bản” rồi nên khi đọc kỹ lại thấy sai cũng không sửa chữa được. Nhưng
dù có sai vì lý do gì đi nữa thì cũng là sai. Bác Vũ Nho sửa lưng tôi là đúng.
Tuy
nhiên, dù trong vè ý tưởng không bừa bộn đi nữa, về “thế trận chữ nghĩa”, đấu
pháp toàn đội, vè vẫn không thể sánh với thơ. Tôi xin phép độc giả được lập lại
lần nữa đoạn viết về sự khác biệt ấy.
“Đội
bóng vè”, vì thời gian gấp rút, tiếp nhận cầu thủ một cách vội vàng, thiếu huấn
luyện, thao dợt nên dàn cầu thủ thô ráp, xô bồ, trong khi “đội bóng thơ”, không
bị áp lực thời gian, tuyển lựa cầu thủ kỹ càng hơn, được huấn luyện, thao dợt để
có sự ăn ý với đồng đội, sau đó còn tuyển đi chọn lại trước khi ra sân thi đấu.
Nói rõ hơn, “đội bóng vè” là đội thành lập vá víu để đá “chầu”, đá theo “phong
trào”, “đội bóng thơ” là đội tuyển, đã có tính chuyên nghiệp..
Thêm
vào đó, những thủ pháp nghệ thuật của thơ (ẩn dụ toàn bài, “Gợi, Không Kể”), những
đấu pháp toàn đội (cấu tứ) đặc biệt để tạo bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho “lối
đá” của các “đội bóng thơ” – do không đủ thời gian và trình độ của “huấn luyện
viên” chưa “tới” – nên các “đội bóng vè” đành cho qua.
Trở
lại Đồng Dao Cho Người Lớn, theo Đỗ Trọng Khơi, nó là bài đồng dao, một loại
vè. Nói như thế không sai nhưng cũng chưa hoàn toàn chính xác. Sau khi xem xét,
soi mói, từng chữ, từng câu cũng không tìm thấy tý cảm xúc nào từ cái tôi riêng
tư của tác giả nên tôi có thể vững bụng nói rằng nó là thứ cây dị chủng trong
vườn thơ. Còn muốn đặt cho nó cái tên chủng loại gì đó thì tùy mỗi người.
Một
lần nữa, cám ơn bác Vũ Nho đã cho tôi có cơ hội trao đổi với bác về một để tài
lý thú.
TRAO ĐỔI VỀ “BÀI THƠ” ĐỒNG DAO
CHO NGƯỜI LỚN
(Tiếp theo và hết)
TS Vũ Nho
Anh
Phạm Đức Nhì đã công phu tra cứu về thể loại VÈ. Nhưng công phu quá, anh lại bỏ
quên bài "Đồng dao cho người lớn" của Nguyễn Trọng Tạo. Tôi không quá
câu nệ vào những gì mà người ta đã viết thành sách này, sách kia. Nếu vè
nghiêng về tự sự (kể chuyện), thì ĐDCNL có chuyện gì?
Nếu
người đặt vè là trình độ văn hóa thấp (nói thế cũng là nói lấy được, vì khối
ông quan, ông cử, ông tú về sống giữa dân chúng, họ vừa là tác giả THƠ, cũng lại
là tác giả VÈ). Và tôi đố anh Nhì dám bảo tác giả Nguyễn Trọng Tạo là "văn
hóa thấp".
Nếu
bảo tác giả vè không thạo "đấu pháp toàn đội" của THƠ, thì cũng không
đúng với Nguyễn trọng Tạo, vì bản thân anh Tạo là nhà thơ có thành tựu. Nói tóm
lại, anh Nhì có thể không thích bài ĐDCNL, đấy là quyền của anh. Nhưng cố chứng
minh ĐDCNL là VÈ để chê bai thì không thuyết phục!
Phạm Đức Nhì
Vè
Truyền Thống
1/
Những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.
Vẫn có một số “ông này, ông kia” nhưng rất ít.
2/
Vè là chuyện khen chê có ca vần; chuyện xuất hiện tức thời, mang tính thời sự,
tác giả nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện, ghi nhanh rồi truyền đi để gây dư luận.
3/
Ngôn ngữ vè mộc mạc, đơn giản, không có đủ thời gian cần thiết để đạt tới một
hình thức trau chuốt, hoàn chỉnh.
4/
Kết quả là phần lớn các bài vè có vận mệnh ngắn ngủi.
Tôi
xin phép được gọi những bài vè mang đặc tính này là vè truyền thống.
Đồng
Dao Cho Người Lớn
1/
Nếu cắt mỗi câu làm hai thì ĐDCNL sẽ có nhịp bốn chữ. Đỗ Trọng Khơi viết “Đồng
Dao của Nguyễn Trọng Tạo viết ở nhịp 8 chữ nhưng soi chẻ rạch ròi vẫn thấy cái
dư khí của hồn bốn chữ dân gian” là có ý đó. Như vậy, ĐDCNL có hình thức là bài
đồng dao.
2/
Đồng dao là một loại vè nên nếu bảo ĐDCNL có hình thức giống một bài vè cũng có
thể đúng.
3/
ĐDCNL không có cái tôi riêng tư của tác giả (một đặc điểm của vè truyền thống)
nên chắc chắn không phải là thơ. Lập luận cho rằng Nguyễn Trọng Tạo mượn hình
thức đồng dao để làm thơ cũng không có chỗ đứng.
4/
Nhưng ĐDCNL cũng không phải vè truyền thống vì 3 lẽ:
a/
Nội dung không mang tính thời sự mà chỉ là một tập hợp “hổ lốn” những câu nói
mang tính triết lý về cuộc đời.
b/
Tác giả không phải tầng lớp thấp trong xã hội
c/
Ngôn ngữ không thô ráp, mộc mạc mà tương đối trau chuốt, đẹp một cách sang trọng.
Như
vậy, ĐDCNL không phải là thơ, có hình thức vè nhưng không phải là vè truyền thống,
cũng không phải là “vè thời đại” như có người gọi “thơ” Thái Bá Tân.
Dựa
vào hình thức của “bài thơ” và đặc điểm không có cái tôi riêng tư của tác giả để
gọi ĐDCNL là vè (như tôi trong bài viết Về “Bài Thơ” Đồng Dao Cho Người Lớn) là
có phần gượng ép vì không hoàn toàn chính xác.
Ở
đây tôi chỉ nhấn mạnh ĐDCNL không phải là thơ. Còn gọi nó là gì thì tùy cao kiến
của độc giả.
Một
Bài Khác Nữa
Tôi
đọc khá nhiều “thơ” Thái Bá Tân thì thấy số lượng những bài “không phải thơ” lại
nhiều hơn thơ đích thực. Tôi vào thivien.net để đọc thêm một số thơ của nhà thơ
Nguyễn Trọng Tạo, với hy vọng có thể kết luận ĐDCNL chỉ là trường hợp cá biệt.
Trong số 438 bài thơ của ông ở trang web này tôi mới đọc đến bài thứ 35 thì “gặp”
một bài “không phải thơ” nữa. Xin copy xuống dưới đây để trình làng.
CHÚ
MÈO ĐI HỌC
Mèo
mẻo mèo meo
Chú
mèo đi học
Áo
quần trắng muốt
Đôi
giày xanh xanh
Chân
chú bước nhanh
Bên
dòng mương nhỏ.
Gặp
bông hoa đỏ
Mèo
mải ngắm nhìn
Gặp
chú chuồn kim
Chơi
trò đuổi bắt
Gặp
chim sắt sặt
Gây
chuyện cãi nhau
Trèo
tít cành cao
Chim
vù bay mất...
Chú
mèo bực tức
Lao
mình đuổi theo
Sẩy
chân té nhào
Mực
giây bẩn áo...
Mèo
ta mếu máo
Chạy
vội tới trường
Vừa
buổi học tan
Bạn
bè rảo bước...
Tất
cả cùng thuộc
Bài
hát rất hay
Chú
mèo mải chơi
Muốn
hoà giọng hát
Nhưng
chú chỉ biết
Meo
mẻo
Mèo
meo...
Tác
giả quan sát chú mèo trắng dạo chơi và đem trí tưởng tượng phong phú của mình vẽ
thêm hoa hòe hoa sói để giúp vui cho các cháu thiếu nhi. Chú Mèo Đi Học – dù là
sự biểu lộ một tấm lòng đáng quý đối với tuổi thơ - chỉ là sản phẩm của lý trí,
không có một mảy may cảm xúc của cái tôi riêng tư. Nó cũng “không phải thơ” mà
là một thứ cây dị chủng trong vườn thơ.
Thi
sĩ làm thơ mà không để ý rất dễ mắc lỗi này. Thay vì chia sẻ với độc giả cảm
xúc, rung động của mình đối với cảnh thơ, ngài lại cho lý trí độc quyền đạo diễn.
Phần lớn “thơ” của Thái Bá Tân và một vài bài của Nguyễn Đức Tùng là những thí
dụ điển hình. (1)
Tôi
viết loạt bài về phân biệt thơ hay “không phải thơ” như một lời cảnh báo. Tôi
không muốn phải thấy những tài thơ, còn non trẻ hay đã chin mùi, bỏ tâm huyết,
công sức vào một tứ thơ độc đáo, mà vì một lỗi lầm (có thể tránh được) biến đứa
con tinh thần của mình, lẽ ra sẽ là một bài thơ hay lại trở thành một thứ cây dị
chủng trong vườn thơ. Như thế uổng phí lắm.
Bác
Vũ Nho nói “… bản thân anh Tạo là nhà
thơ có thành tựu”. Tôi hoàn toàn không phủ nhận điều đó. Ngay cả khi đang viết những dòng chữ này,
lòng kính trọng và sự nể phục của tôi đối với thanh tựu (về thơ) của nhà thơ
Nguyễn Trọng Tạo cũng không hề thay đổi.
Bình
thơ, tôi không chủ ý “nâng” hay “hạ” thi sĩ mà chỉ dốc lòng tìm công lý cho
thơ.
TS Vũ Nho
Cám
ơn tác giả Phạm Đức Nhì đã trao đổi thẳng thắn.
Nói
tóm lại, việc cảm nhận bài thơ "Đồng dao cho người lớn" gây ra sự
tranh luận vì anh Nhì đã coi bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo là một bài VÈ. Và ra
sức chê bai vè. Nhưng Vè là thể loại văn học dân gian, có chức năng riêng.
Không thể đem thơ dở gán cho vè để chê. Một thể loại văn học dân gian khác xa với
một bài thơ có tác giả, dù là mượn hình thức "đồng dao".
Bởi
thế nên anh Nhì đã thấy được sự không chính xác của mình trong kết luận "Ở
đây tôi chỉ nhấn mạnh ĐDCNL không phải là thơ. Còn gọi nó là gì thì tùy cao kiến
của độc giả". Bài đồng dao đó có phải là THƠ không, đó là tùy quan niệm của
mỗi người. Nó hay hoặc dở, cũng tùy vào độc giả! Vậy là có thể khép lại cuộc thảo
luận này. Một lần nữa trân trọng cám ơn anh Phạm Đức Nhì!
Phạm
Đức Nhì
Cám
ơn bác Vũ Nho đã trao đổi với tôi về một đề tài lý thú. Nhờ thế tôi đã "thấy
ra" vài điều bổ ích. Chúc bác vui khỏe.
CHÚ THÍCH:
1/
Ngoài bài thơ Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết tôi còn thấy có 2 bài nữa là Sống
và Đàn Ông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét