Nhà thơ Phạm Ngọc Thái
Bản nghị luận dưới đây xin gửi tới:
QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA
XHCN VIỆT NAM
(Bằng các
trang điện tử của Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam)
- Qua những cơ quan: Văn phòng Quốc hội - Ban
chấp hành Đảng QH - Ban chấp hành Công đoàn QH - Hội nhà báo QH - Ban Tuyên
giáo Trung ương - Lãnh đạo văn phòng QH...
Cùng các tổ chức
khác trong Chính phủ được biết.
- Để nghiên cứu phương hướng chỉ đạo, xác nhận, vinh danh và, có thể công bố ra ngoài thế giới?
Như hai bản nghị luận mà người trong tổ chức
văn chương ở thủ đô chúng tôi, đã viết gửi đến Quốc hội và Chính phủ vào các
ngày 29.3 - 25.6.2021 mới đây - Hiện văn bản cũng được chúng tôi cho đăng lại
trên web. "Việt Nam thư quán" - Mời mở đọc ở link sau:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=899365
* Hoặc xem bài
trên các trang mạng trong nước:
Trong nghị luận đã có nói đến pho sách:
MINH CHỨNG VỀ
CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC
"Tuyển văn học" này dựng lên cả một
sự nghiệp thi ca lớn Phạm Ngọc Thái!!! Độ dày khoảng 400 trang, gồm 100 bài thơ
tiêu biểu chọn ra trong đời thi ca tác giả - 46 bài bình thơ hay, tiểu luận đặc
sắc về chân dung, thân thế, sự nghiệp văn học của thi nhân. Chúng tôi biên soạn
từ những tập sách đã xuất bản của anh, nhất là các tác phẩm chính:
-
PNT phê bình và tiểu luận thi ca, 2013
-
PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại 2014
-
PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN, 2019
-
Tuyển thơ chọn lọc, 2019
-
64 bài thơ hay, 2020
Cùng số bài
bình luận mới đây trên văn đàn.
Pho sách cũng đã được chúng tôi cho đăng trên "Việt Nam thư quán", theo link dưới đây: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=897650
A. NHÀ VĂN - NHÀ THƠ CCB TÀI NĂNG
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái là một cựu chiến
binh, từng chiến đấu cả chục năm trên chiến trường Tây Nguyên - Nam Bộ. Theo trọn
cuộc chiến tranh đánh Mỹ của dân tộc... đến tận ngày 30.4.1975 giải phóng Sài
Gòn, Mỹ rút về nước. Anh thuộc lớp sinh viên, trí thức yêu nước của những năm
sáu mươi thế kỷ trước. Tự nguyện từ bỏ mái trường đại học, theo tiếng gọi
thiêng liêng của tổ quốc lên đường cầm súng ra chiến trường đánh giặc.
Mùa xuân Mậu
Thân 1968, Phạm Ngọc Thái một chiến sỹ súng máy đại liên thuộc tiểu đoàn 7, tiểu
đoàn chủ công của trung đoàn mũ sắt 209, Sư 320 hành quân vào chiến trường. Trận
đánh lịch sử, đầu tiên đời anh là cùng E209 - F312 của quân đội nhân dân Việt
Nam, đánh nhau với tiểu đoàn Anh Cả Đỏ của Mỹ vào đêm 26.3.1968 trên đỉnh Chư
Tan Kra, tỉnh Kon Tum.
Đó là một trận
đánh khốc liệt, đẫm máu trong đời một người lính trận của anh!? Các chiến sỹ của
Tiểu đoàn 7, E209 đều chiến đấu rất ngoan cường, dũng cảm. Không một chiến sỹ
nào run sợ, đầu hàng địch...
(Dựa theo tiểu
thuyết "Chiến tranh và tình yêu" của Phạm Ngọc Thái)
...Nhưng họ cũng
bị thương vong, hy sinh rất nặng nề. Theo ghi chép trong cuốn "Lịch sử
Trung đoàn 209...", Nxb Quân đội 2004 mà chính nhà văn Phạm Ngọc Thái đã
mô tả trong Bộ tiểu thuyết lịch sử của mình, rằng: Trong trận Chư Tan Kra, trên
200 chiến sỹ của tiểu đoàn 7 đã không trở về ! Vì trận đánh quá ác liệt đã
không thể dứt điểm, nên xác các chiến sỹ tử trận không thể lấy ra được... nằm
phơi trên mặt đồi. Sau bị bọn Mỹ lấy xe ủi ủi xuống các hố lớn, tẩm xăng đốt...
rồi lấp đất vùi lên. Hơn 200 người chiến binh ấy, hầu hết đều là những thanh
niên trai tráng thủ đô ở độ tuổi 18, đôi mươi. Họ là những người con anh hùng của
dân tộc này, đã ngã xuống một cách rất thảm khốc, nhưng chí khí kiên cường -
Cũng như hàng vạn các liệt sĩ của đất nước ta, đã đổ máu trên chiến trường...
trong cuộc chiến tranh đẫm máu năm xưa !? Vì mảnh đất thiêng liêng của dân tộc...
vì tổ quốc Việt Nam thân yêu hôm nay: Chúng ta và cả hậu thế mai sau, không có
quyền được quên đi sự hy sinh oanh liệt, vẻ vang ấy của họ!!!
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái chính là một chiến binh trong trận đánh Chư Tan Kra đẫm máu của Trung đoàn 209, sư 312 nói riêng... và trong cả cuộc chiến tranh đánh Mỹ của dân tộc. Anh cùng với hàng vạn thanh niên Việt Nam anh hùng khi đó, đã hiến cả tuổi xuân và xương máu cho cuộc sống được yên bình của tổ quốc hôm nay. Chính anh cũng bị thương trong trận chiến Chư Tan Kra... phải đi viện điều trị lành vết thương rồi lại tiếp tục về chiến đấu, cho đến phút chót của cuộc chiến tranh.
Suốt mười năm chiến trận, qua các Trung đoàn
209, Sư 312 - Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên - Trung đoàn 48, Sư 320 - Phạm Ngọc
Thái tham gia hầu hết các trận đánh lớn trên chiến trường Tây Nguyên - Nam Bộ:
Như trận đánh giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh 1972, giải phóng Kon Tum 1973... rồi
trận chiến quyết liệt ngày 29.4.1975 ở căn cứ Đồng Dù, một hang ổ kiên cố của
Sư đoàn 25 Mỹ, được mệnh danh là "tia chớp nhiệt đới", cửa ngõ án ngữ
vào Thành đô Sài Gòn...
(Theo tiểu
thuyết "Chiến tranh và tình yêu")
Dù chỉ trước một
ngày, đến 30.4 toàn miền Nam được giải phóng: Nhưng trong trận chiến Đồng Dù
29.4.1975, chỉ tính riêng Sư 320 của anh, hàng trăm chiến sỹ cũng lại phải bỏ mạng...
nằm lại chiến trường, không bao giờ trở về quê hương được nữa. Trong tiểu thuyết
nhà văn diễn tả lại: Đó là một trận chiến "quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh" !? Những người chiến binh đã phải vượt qua cả xác đồng đội của mình
lẫn xác quân thù, để xông lên giành chiến thắng.
Suốt mười năm
đánh trận: Nhà thơ cựu chiến binh Phạm Ngọc Thái đã ba lần bị thương, ba lần đổ
máu. Anh được tặng thưởng 5 huân chương chiến công và kháng chiến, cùng danh hiệu
dũng sĩ và những hình thức khen thưởng khác.
Nguyễn Thị Hoàng
B. MỘT
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC LỚN
Từ một người
lính trận, qua cả chục năm chiến tranh đến khi kết thúc mới trở về quê hương ở
thủ đô. Phạm Ngọc Thái lại tiếp tục theo học đại học mà năm xưa anh phải bỏ dở
đi chiến đấu... rồi trở thành người cán bộ của ngành ngoại thương Việt Nam
- Với một khát vọng vô biên trên con đường
văn chương? Trong ba mươi năm vừa công tác và lăn lộn cuộc sống mưu sinh, vừa
lao mình vào sáng tác. Đến nay, đã cho ra đời gần hai mươi tác phẩm các loại:
- Xuất bản 11 tác phẩm thơ và bình luận văn học
- Hai tiểu thuyết
- 5 kịch bản sân khấu lớn, nhỏ.
Ở lĩnh vực nào
Phạm Ngọc Thái cũng đạt được tác phẩm có tầm vóc:
1.
KỊCH BẢN SÂN KHẤU
Sáng tác cả thảy
5 vở kịch nói: hai dài, ba ngắn.
* Khi tác giả đưa 3 vở kịch ngắn đến "Nhà
hát kịch tuổi trẻ" ở Hà Nội? Nhà hát chuyên dựng 2-3 kịch ngắn để diễn
trong một tối - NS Chí Trung, đoàn trưởng
Đoàn kịch 1 lúc đó (hiện ông là giám đốc của Nhà hát): Xem xong kịch bản, đã
nói với tác giả:
... Kịch của anh
thì hay nhưng là hay với anh, với em? Khó diễn - Gu của khán giả thời nay người
ta thích... cười nhiều - Tóm lại, kịch của Phạm Ngọc Thái hay... nhưng thiếu
"chất hài' !!! Rồi đoàn trưởng kịch Chí Trung đã biếu tác giả một xê-ri
vé, xem cả tháng kịch của Nhà Hát miễn phí.
-
Còn với vở kịch dài "Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng" lớn
nhất của anh. Thời gian tác giả đưa kịch bản đến "Đoàn kịch nói Trung
ương"? Giám đốc của nhà hát kịch lúc đó là NS Anh Dũng, Ông nói:
... Vở
kịch này khá, diễn được... nhưng phải chờ đến khi hợp thời? "đánh"
hơi mạnh quá! Vị giám đốc Đoàn kịch Trung ương nói thêm: Tôi sẽ lưu kịch bản lại
đây !? khi thời thế thích hợp, thì sẽ diễn !!! Hiện vở kịch "Người nhạc
trưởng và dàn hợp xướng" đó, đang được tác giả trao cho NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội, là một
đoàn kịch lớn cỡ quốc gia - Nghe nói, Ông giám đốc Nhà hát kịch Trung Hiếu đã đọc
kịch bản và bảo, sắp tới sẽ đưa ra Hội đồng nghệ thuật xem xét.
Tôi diễn giải như thế, chỉ để muốn nói rằng:
Kịch bản của Phạm Ngọc Thái, từ kịch ngắn tới kịch dài? Đều đủ tầm để công diễn
trong các đoàn kịch quốc gia.
2.
VỀ TIỂU THUYẾT
Khi tự thấy đã hoàn thành sự nghiệp thi ca.
Tác giả nói như vậy - Phạm Ngọc Thái bắt đầu chuyển sang viết tiểu
thuyết. Điều đặc biệt là? Tuy chỉ mới viết tiểu thuyết, nhưng vừa sáng tác
xong: Anh đã được công ty sách com măng xuất bản ngay... và phát hành rộng rãi
trong quân đội. Tác giả không phải bỏ tiền in sách mà được hưởng tiền nhuận
bút. Trong hai năm Phạm Ngọc Thái trình làng liền hai tác phẩm:
-
Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm
2019
-
Chiến tranh và tình yêu
2020
"Chiến
tranh và tình yêu" là bộ tiểu thuyết dài hai tập, có tính dã sử khá đồ sộ.
Nó đồ sộ không phải về trang sách mà là tầm vóc, trữ lượng thời đại chứa đầy ắp
trong tác phẩm - Bởi tác giả chính là một chiến binh đã từng tham gia suốt cuộc
chiến tranh đánh Mỹ, nên các tình tiết lịch sử và chiến trường được mô tả rất
sinh động, sắc bén. Tính dân tộc cùng tình yêu gái trai quyện vào nhau nồng
nàn, tha thiết, cao đẹp! Diễn biến được khắc họa ly kỳ, chìm trong sự thảm khốc
đau thương bởi chiến tranh - Tiểu thuyết có tính xã hội sâu sắc, điển hình
trong thời kỳ chiến tranh đánh Mỹ ở Việt Nam.
Nghe tác giả nói: Anh chuẩn bị trình làng một
thiên tiểu thuyết mới: "Tình yêu của em và đứa con"...
C. MỘT THIÊN TÀI THI CA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Thi ca mới là sự nghiệp chính, chân dung văn
học căn bản của Phạm Ngọc Thái - Tôi nói Phạm Ngọc Thái là một thiên tài của
thi ca hiện đại Việt Nam !? Bởi vì, trong lịch sử của ngàn năm văn hiến Thăng
Long - Kể cả thơ cổ và thơ hiện đại (trừ KIỀU bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du,
thuộc loại tiểu thuyết thơ) - Còn những thi phẩm "thơ ngắn"? Chưa có
thi nhân nào sáng tác được một khối lượng nhiều thơ hay như Phạm Ngọc Thái, nhất
là thơ tình. Anh là nhà viết thơ tình hay nhất của đương đại hiện nay.
(Xem trong "Tuyển thơ chọn lọc" và
"64 bài thơ hay")
Cũng chưa có thi nhân nào có nổi một tuyển
thơ thật sự tầm vóc như "Tuyển thơ chọn lọc", Nxb Hồng Đức 2019 của
anh: Với trên 200 bài thơ chọn lọc trong đời thi ca !? Số lượng bài thơ tình
tuyệt hay vào hàng kiệt xuất, và thơ hay đã đạt được... nhiều nhất trong thi
đàn xưa nay !!! Dựng lên như một "trường thành thi ca" đối với nền
thơ hiện đại Việt Nam.
Trong hai bản nghị luận trước gửi lên Quốc hội
và Chính phủ, cũng đã nói. Tôi sẽ xin dẫn giải kỹ sau
Nói về thơ hay? Tôi đã từng bình luận rằng:
Thơ hay bậc nhất của ngàn năm văn hiến Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng
sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời, thơ của mọi thời đại: Đó là loại
thơ có hàng đẳng cấp cao nhất. Như:
Đèo ngang của BHTQ / Làm
lẽ, Cảnh thu - Hồ Xuân Hương / Thương vợ - Tú Xương / Thu
điếu - Nguyễn Khuyến / Tràng Giang - Huy Cận /
Tranh lõa thể - Bích Khê / Tương tư - Nguyễn Bính / Đây
thôn Vỹ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử / Hai
sắc hoa ti-gôn - TTKH. / Thuyền và biển - Xuân Quỳnh / ...
Đó là những bài thơ tuyệt hay của ngàn năm
văn hiến.
Trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái dù là
"thơ tình" hay "thơ đời", anh chỉ sáng tác loại thơ có khả
năng sống trường cửu đó. Qua thời gian đã sàng lọc những đánh giá trên văn đàn,
tôi nhận định: Loại thơ tuyệt hay hàng đỉnh, tương đương với những tuyệt phẩm
trong ngàn năm Thăng Long như đã nêu trên - Phạm Ngọc Thái có 7 bài:
* Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối / Em về
biển /
Anh đứng nhìn theo bóng chim câu
/ Người đàn bà trắng / Váy
thiếu nữ bay / Làm ma em vợ
/ Em bán xoài.
Còn những bài
thơ hay, thơ tinh sắc khác của anh thì nhiều lắm:
* Khoảng trôi trong lá; Đất nước tôi yêu; Người thôn nữ miền sông nước; Tiếng hát đời thường; Phố thu và áo trắng; Khóc Hàn Mặc Tử; Trước Núi Mỹ Nhân; Khóc bên Hồ Núi Cốc; Cô quét lá đêm hồ; Em ơi! Thành phố lại mưa; Anh vẫn ở bên Hồ Tây; Một góc Hồ Tây; Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau; Em tắm;
Con đường phượng đỏ; Nghe tin em
sốt; v.v...
(Các bài thơ đều có trong tập "64 bài thơ
hay")
KẾT LUẬN:
Trong văn hiến của ngàn năm Thăng Long nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng?
Trừ truyện Kiều của cụ Nguyễn Du - Chưa có thi nhân nào sáng tác được nhiều thơ
hay đến thế !!!
Nghìn năm qua chưa
có - Nghìn năm sau không biết có có không ???
Bởi vậy, chúng
tôi mới nói rằng: Phạm Ngọc Thái là một thiên tài. Thi nhân vĩ đại của thi ca
hiện đại Việt Nam.
D. CÁC THI NHÂN VĨ ĐẠI THƯỜNG HỌ ĐỀU BIẾT
MÌNH VĨ ĐẠI
Hầu hết các nhà thơ vĩ đại trong nhân loại,
khi đương thời đang sống? Họ đều biết mình vĩ đại!
- Thiên tài Pushkin, mặt trời thi ca của nước
Nga từng viết:
Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết
Hồn
ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và
trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi
Nghĩa là, Ông khẳng định sự bất tử và vĩ đại
của mình. Dù trên đời chỉ còn một thi nhân, thi nhân ấy là ta ! Danh tiếng ta sẽ
vang đời đời, mãi mãi...
- Đại thi hào Walt Whitman nước Mỹ?
Lúc đang còn sống, tác phẩm "Lá cỏ" của Ông bị rất nhiều văn sĩ nước
Mỹ dè bỉu, chê bai: Nào là thấp kém, thông tục, tầm thường... Có nhà thơ rất
tên tuổi thời đó, được Whitman gửi biếu sách? Để tỏ rõ thái độ khinh mạn của
mình, nhà thơ này đem xé đôi cuốn sách rồi gửi bưu điện trả lại cho Ông - Người
duy nhất tin vào tương lai của tác phẩm "Lá cỏ", và khẳng định về sự
vĩ đại của minh !? Chính là bản thân Whitman ! Trong bài thơ viết về thành phố
New York, Ông viết:
"Hỡi thành
phố, sẽ có lúc Người trở nên nổi tiếng: Vì ta đã sống ở đây " - Ông đã
đúng, chính tập thơ "Lá cỏ" đã đưa Walt Whitman trở thành đại thi
hào... và Ông đã được phong là người sáng lập ra nền thi ca mới của Mỹ.
- Đại thi hào Nguyễn Du của Việt
Nam chúng ta cũng thế !!! Người rất biết truyện KIỀU của mình là một tác phẩm bất
hủ, để tên tuổi Người có thể vang danh đến muôn thu !? Nên khi đưa Kiều vào đọc
trong chốn dân tình heo hút, lãng quên... Người đã than:
Bất tri
tam bách dư niên hậu
Thiên hạ
hà nhân khấp Tố Như
Không biết hơn ba trăm năm nữa, liệu nhân
thế có ai người sẽ khóc Nguyễn Du?
-
Trở lại về thi nhân Phạm Ngọc Thái - Vào mùa đông 2019, khi xuất bản
"Tuyển thơ chọn lọc" : Anh đã
viết một "huyết thư" gửi cùng với tác phẩm, cho ông Chủ tịch HNVVN và
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện văn học Việt Nam.
Lá thư đề ngày 26.12.2019 có đoạn viết:
"Hôm nay, tôi cho xuất bản TUYỂN THƠ CHỌN
LỌC Phạm Ngọc Thái... với hơn 200 bài thơ tự do hiện đại các loại, chọn lọc
trong suốt đời sáng tác thi ca của tôi.
Đánh giá về Tuyển thơ?... Tôi tin chắc chắn
rằng: Trong dãy thi sơn có nhiều ngọn, tôi đã lên đến điểm đỉnh một ngọn
"Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ gì đó...! Nhất là thơ tình, của thi ca hiện đại
Việt Nam.
...Nay tôi đã ngoài 70 xuân, sức khỏe cũng
không tốt, chắc chẳng còn sống được bao lâu nữa? Nếu để cho tôi nói lên tiếng
nói từ trong thẳm sâu tâm tư của lòng mình, thì tôi xin nói rằng: Trong văn hiến
nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam đã có một Nguyễn Du
- Thì thơ ca hiện đại Việt Nam cũng có Phạm Ngọc Thái. Vâng, tôi tin chắc như vậy!
... Nguyễn Du năm xưa còn phải than:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Huống chi ngày nay, theo tôi: Tuy khả năng
thông tin xã hội có bùng nổ mạnh lên, nhưng sự nhận thức về thi ca, nhất là thơ
tự do hiện đại lại hỗn loạn và manh mún hơn.
Nam mô a di đà phật ! Cầu mong tất cả được
quang minh. ".
Thi
nhân đã khẳng định mình như vậy! Đồng thời, anh còn để lại cho đời một bài thơ
tự thán: "Ta khóc cho ta", có đoạn viết:
Quan san muôn dặm sơn hà
Nguyễn Du người trước, tôi là người
sau
Hôm nay
rỏ chút lệ sầu
Thương
Người rồi lại chạnh đau phận mình
....
Nguyễn
Du ơi, đón tôi cùng
Một mai
tôi sẽ lập hương khói thờ
Người Đường
Cổ - Tôi Tân Thơ
Ngàn năm
văn hiến xin thưa cùng Người.
(trích "64 bài thơ
hay")
Kính
thưa Quốc hội và Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
Hiện
nhà thơ Phạm Ngọc Thái đang trú ngụ tại:
Ngõ 218,
ngách 27/8 số 19, phố Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
- ĐT:
038 302 4194
- Email:
ngocthai1948@gmail.com
Quốc hội và Chính phủ có thể cử người - Hay
trực tiếp Ban Tuyên giáo Trung ương, tới gặp nhà thơ tại nhà riêng. Nhà thơ vẫn
còn đầy đủ những tác phẩm chính, phát hành ở các nhà xuất bản của quốc gia… để
biếu các Quí ngài.
Hoặc Quốc hội và Chính phủ cho trát mời !
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái sẵn sàng lên trình diện Trung ương.
Hà Nội, cuối tháng 7.2021
Nguyễn Thị Hoàng
Nguyên
GV Trường ĐH Sư phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét