Ảnh minh họa lấy trên mạng |
Một tổ chức (doanh
nghiệp) làm ăn có hiệu quả cần phải có sự tâm đầu ý hợp từ trên xuống
dưới. Nhân viên có tinh thần vững vàng, tư tưởng tập trung mọi khả năng để làm
việc. Bên cạnh đó, người lãnh đạo nên có một đường lối khôn khéo điều hành, chỉ
đạo có hiệu quả. Tuy nhiên, dù có khôn khéo đến mấy cũng không tránh khỏi
những phần tử cố ý chống đối. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số tình huống
và cách đối phó để các bạn tham khảo.
1. Khi cấp
dưới cố tình trì hoãn, không làm việc.
Biểu hiện rõ ràng là khi
cấp trên ra chỉ thị, mệnh lệnh, cấp dưới cố tình trĩ hoãn công việc, nếu có làm
việc anh ta cũng tỏ ra thờ ơ không tha thiết với tình trạng tốt xấu của công
việc. Có khi, họ là người sống không có lập trường, cách sống không dứt khoát;
lúc thế này, lúc thế khác nên rất hay chạy theo bè nhóm. Ngoài ra, họ còn lạm
dụng quyền thế của cấp trên để có hành vi chống đối lại cấp trên.
Là
một lãnh đạo, bạn phải làm gì với trường hợp như thế? Tốt nhất bạn nên tìm cách
tiếp xúc, gặp gỡ họ để tìm lý do chống đối. Nếu nguyên nhân do sự lãnh đạo của
mình, bạn phải thẳng thắn tự sửa sai, càng sớm càng tốt. Bạn không nên gây áp
lực, bạo lực. Điều đó rất dễ gây nên sự chống đối chung, làm mất lòng cả tập
thể nhân viên và sẽ bị cả tập thể nhân viên chống lại.
Nếu mình không có lỗi gì,
bạn nên đối xử với họ một cách khoan hồng, rộng lượng. Càng giảm trừng phạt
theo kỷ luật càng tốt. Hãy coi đó là biện pháp bất khả kháng và cũng là biện
pháp cuối cùng. Điều kiện cho phép, bạn có thể dành cho nhân viên của mình đặc
quyền phát biểu ý kiến và bày tỏ sáng kiến.
Bạn cũng có thể trao đổi
thân tình, khích lệ họ trở lại với công việc nghiêm túc hơn. Đây là một cách
làm có hiệu quả nhất mà nhiều người làm công tác lãnh đạo vẫn áp dụng.
2. Khi cấp
dưới cố tình không tuân theo chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
Đây là thành phần rất
nguy hiểm. Họ có thể làm hại tổ chức, làm việc một cách tuỳ hứng, không chấp
hành mệnh lệnh của cấp trên theo đúng lề lối quy củ. Những người thuộc loại này
không chịu khép mình vào kỷ luật, luôn có đầu óc chống đối. Họ sẵn sàng chống
chọi lại cấp trên và không bao giờ tin ở lời nói của ai khác. Đôi khi, họ còn
có hành vi, lời nói khôi hài với chủ ý trêu chọc cấp trên. Chính họ đã tự biến
mình thành cái gai của tập thể. Đó là tình trạng thực sự nghiêm trọng, có thể
nói là vô kỷ luật.
Giải quyết vấn đề này vô
cùng khó, đòi hỏi người lãnh đạo phải thật sự khôn khéo. Bạn không nên sử dụng
hình phạt ngay mà hãy thuyết phục hoặc phân công cho họ một công việc khác.
Trong trường hợp này, cấp
trên không nên nổi nóng, cần phải đưa họ vào tình thế cô lập với một công việc
thích hợp hơn theo sự phân công của tập thể lãnh đạo.
Bạn đừng nghĩ rằng quyền
lực có thể quy phục được hết thảy mọi người. Nếu quyền lực được sử dụng mù
quáng, là vũ khí ghê sợ đe doạ sẽ khiến nhân viên bất bình mà nổi loạn. Cho
nên, chỉ có công bằng, nhân ái mới làm mọi người khâm phục.
Cấp trên không nên gây áp
lực hoặc kiếm cớ để gây sự với nhân viên. Khi cần thiết, có thể dành cho nhân
viên của mình quyền được nói lên ý kiến, bày tỏ sáng kiến.
3. Khi cấp
dưới gây mất đoàn kết nội bộ.
Biểu hiện của họ là ngấm
ngầm hay công khai xúi giục người khác làm xảy ra các cuộc va chạm, có khi ẩu
đả với các thành phần nhân viên với nhau. Mục đích của họ là làm xáo trộn nội
bộ, uy tín của lãnh đạo bị giảm sút. Có khi họ còn tụ họp nhau lại để “lật
đổ” cấp trên.
Tình hình vô cùng nghiêm
trọng. Họ có thể xúi giục nhân viên làm đơn thôi việc hay từ chức để ngày càng
có nhiều nhân viên bỏ đi làm nơi khác. Tệ hại hơn, họ còn tuyên truyền để nhân
viên không tới cơ quan, làm tinh thần làm việc của mọi người ngày càng đi xuống
mọi người làm việc uể oải, chán nản, thờ ơ.
Trước tình hình như vậy,
người lãnh đạo phải hết sức bình tĩnh, đưa vụ việc ra bàn luận tìm cách giải
toả. Dùng biện pháp mạnh là không thể tránh khỏi nhưng tốt hơn cả là sự uyển
chuyển với những lý lẽ chính đáng được sử dụng.
Cấp
trên không nên đơn phương lo liệu mà cần có sự giúp đỡ của cả ban lãnh đạo. Vấn
đề cấp thiết đầu tiên là phải ngăn chặn ngay những âm mưu hoạt động phá hoại.
Có thể kêu gọi tập thể cơ quan bình tĩnh, sáng suốt nhận định tình hình.
Cách giải quyết có hiệu
quả nữa là cấp trên cần đáp ứng những yêu cầu của họ bằng cách cải thiện về vật
chất và tinh thần, động viên họ bằng những lời lẽ khoan dung, độ lượng nhưng
cần nhất vẫn là thái độ chân thành và thiện chí.
4. Khi cấp
dưới là kẻ hay ăn cắp vặt.
Sở dĩ cấp dưới có hành
động như vậy là vì xuất phát từ những đòi hỏi của cá nhân cộng với những hành
vi thiếu ý thức. Nhưng cũng có trường hợp, hành vi ăn cắp vặt không phải vì
lòng tham. Nếu bị bắt quả trang thì họ nói: "Tôi thấy hay hay nên lấy để
xem thôi".
Cho nên gặp trường hợp
như vậy, cấp trên phải áp dụng biện pháp cứng rắn kết hợp với giáo dục. Sau đây
là một số biện pháp hữu hiệu:
- Nếu ăn cắp vặt nhiều
lần, cấp trên có thể giao cho pháp luật trừng trị hoặc xử lý hành chính.
- Sau khi xử lý hành
chính hoặc kỷ luật, cần áp dụng chính sách giáo dục. Ví dụ: Mở một lớp giáo dục
đặc biệt.
- Tự kiểm điểm lại mình
xem trong quá trình lãnh đạo điều hành có còn những sơ hở, thiếu sót nào để còn
kịp chấn chỉnh, sửa sai.
5. Khi cấp
dưới là người vô trách nhiệm.
Cơ quan nào cũng có người
nọ, người kia, người có trách nhiệm và người không có trách nhiệm với công
việc. Tuy vậy người vô trách nhiệm với công việc chỉ chiếm số ít. Họ là những
người chỉ đâu đánh đấy. Có khi không cần biết kết quả ra sao, làm hết giờ thì
thôi, không cần quyền lợi lâu dài. Chính vì vậy, họ làm việc rất tắc trách. Họ
làm việc vô trách nhiệm vì mất lòng tin vào lãnh đạo. Vì thế cấp trên phải làm
cho nhân viên thật sự tin tưởng ở mình. Muốn vậy, họ phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
Thứ nhất, có kiến thức
rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không ngừng học hỏi để có kiến thức chuyên
sâu và ứng dụng vào thực tế.
Thứ hai, làm cho công
việc thực sự có hiệu quả.
Thứ ba, phải can đảm đối
đầu với mọi khó khăn thử thách, dám nhận trách nhiệm về mình. Đó là yếu tố quan
trọng thúc đẩy mọi người lao vào công việc với lòng hăng say. Mặt khác, cấp
trên cũng phải dứt khoát khi chỉ huy hoặc ra mệnh lệnh để tạo niềm tin đích
thực cho nhân viên của mình. Trong lãnh đạo, cần có sự công bằng trong việc
phân công công việc. Vì như vậy sẽ tạo cho mọi người tin tưởng vào nănglực của
từng nhân viên.
Thứ tư, luôn bình tĩnh
trong mọi trường hợp, nêu gương sáng để mọi người làm việc không mệt mỏi và
hăng say.
Thứ năm, trong tác phong
và lề lối làm việc phải luôn tự trọng, chững chạc trong từng lời ăn tiếng nói,
nên tỏ ra hiểu biết nhưng nhã nhặn với mọi người. Làm được như vậy, cấp trên sẽ
gây được lòng cảm mến cho mọi người.
6. Khi cấp
dưới gây chuyện với cấp trên.
Cấp dưới gây gổ với cấp
trên, thì quả là khó chịu. Nhất là khi nhân viên đó kém tuổi mình mà có những hành
động xấc xược, lời nói xúc phạm mình. Đối phó với trường hợp này bạn phải hết
sức mềm mỏng. Ở vào hoàn cảnh đó, cấp trên rất dễ nổi nóng. Nên nếu lấy quyền
lực của mình mà trấn áp họ thì không đem lại kết quả tốt đẹp. Thận trọng sẽ
giúp người lãnh đạo giải quyết sự việc dễ dàng hơn.
Nếu bạn nổi nóng và đấu
khẩu với họ thì mọi người sẽ đánh giá thấp về bạn. Tự bạn đã làm mất đi phong
thái của một cấp trên mà tự mình biến thành kẻ "cá mè một lứa" của
anh ta.
Cơ quan là nơi làm việc
nên ai quấy rối, làm mất trật tự bị coi là vi phạm kỷ luật. Cả bạn và nhân viên
kia không kiềm chế được mà tranh cãi với nhau thì đều bị cho là gây rối. Là
người lãnh đạo, chính bạn phải là người nhắc nhở không vi phạm kỷ luật.
Nếu anh ta vẫn lấn át,
không thôi thì bạn cũng nên im lặng đừng tranh cãi. Không ai cười bạn là cấp
trên hèn yếu, khi bạn là người biết nhịn để duy trì trật tự trong cơ quan. Làm
được như vậy là bạn đã nêu được gương tốt, biết nhận thức đúng đắn. Nhịn để
điều hoà chứng tỏ bạn là người lãnh đạo tinh khôn, có bản lĩnh.
Trong trường hợp này, cấp
trên không nên báo ngay cho cấp trên cao hơn. Khi nào cảm thấy thật sự bình
tĩnh mới báo cáo. Làm như vậy, cấp trên của bạn khỏi bị quấy rầy mà sinh ra bực
tức. Tránh cho cấp trên cao hơn sự bực bội đột ngột là ý thức tinh khôn của
người lãnh đạo.
Tóm lại, một trong những
bổn phận phải làm của người làm lãnh đạo là duy trì trật tự nội bộ và kỷ luật
của cơ quan để đảm bảo công việc được trôi chảy, đạt hiệu quả. Không làm được
điều đó là một khiếm khuyết lớn của bạn. Vì vậy đòi hỏi người lãnh đạo phải có
kinh nghiệm về tâm lý con người, am hiểu cách xử lý về các vấn đề của nhân viên.
Trên đây chúng tôi đưa ra
một số tình huống điển hình để các bạn tham khảo. Những gì trình bày không
tránh khỏi thiếu sót nhưng chúng tôi mong rằng nó không trở thành vô nghĩa và
giúp ích cho bạn trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo.
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319
quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét