Nấu cơm
vợ tôi chờ nước thật sôi
mới đổ gạo vào nồi
rồi Nàng khơi lò, trở củi
để ngọn lửa cháy đều, cháy mạnh
cho đến lúc nồi cơm cạn nước
“Cơm sôi cả lửa thì ngon”
câu ca dao mẹ dạy
Nàng vẫn còn ghi nhớ
Qua chuyện gối chăn chồng vợ
Nàng với tôi đã ăn ý rõ ràng
phải đâu đó sẵn sàng
mới đưa “chốt nhập cung”
và rồi tấn công dồn dập, tưng
bừng
cho đến lúc gạo thành cơm
thơm dẻo
Bài thơ tôi đang viết
Nàng nhắc tôi đoạn kết
đừng giống cơm trương sình.
Phạm Đức Nhì
Lời Bàn Của Tác Giả
Đây
là Thơ Về Thơ - Thơ bàn về Lý Thuyết Thơ. Bài thơ Đừng Để Cơm Trương Sình bàn chuyện nấu cơm, làm tình, làm thơ là để
bóng gió dẫn về một điểm quan trọng trong cách tạo Hồn Thơ.
Câu
ca dao “cơm sôi cả lửa thì ngon” cùng 2 đoạn thơ:
Phải
đâu đó sẵn sàng
mới
đưa “chốt nhập cung”
và
rồi tấn công dồn dập, tưng bừng
cho
đến lúc gạo thành cơm thơm dẻo.
và:
Bài
thơ tôi đang viết
Nàng
nhắc tôi đoạn kết
đừng
giống cơm trương sình
là lối nói bóng gió đó.
Mỗi
chữ, mỗi câu trong bài thơ phải đóng một vai trò nào đó, phải có một nhiệm vụ
nào đó và phải hoàn thành nhiệm vụ của mình - giống như mỗi thanh củi trong bếp
phải cháy, phải góp lửa để tổng hợp lại, có sức nóng cần thiết nấu đến lúc nồi
cơm cạn nước.
Đừng
cho vào bếp những thanh củi không bắt lửa, không thể cháy, hoặc cháy mà tỏa nhiệt
ít. Hãy chọn những thanh củi khô, dễ bắt lửa, cháy đượm và tỏa nhiệt nhiều. Hơn
thế nữa, phải khơi lò, xếp củi như thế nào để thông gió, lửa từ thanh củi này bắt
sang thanh củi khác, cháy đều để cùng tạo nhiệt nấu chín nồi cơm.
Câu
chữ trong bài thơ phải thật với chính lòng mình và phải sắp xếp để có thể khơi
gợi tối đa cảm xúc trong lòng độc giả, phải nối kết nhau để lượng cảm xúc khơi
gợi được ở câu trước có thể cộng chung với lượng cảm xúc khơi gợi được ở câu
sau và cứ “sóng sau dồn sóng trước” nối tiếp cho đến câu cuối cùng của bài thơ.
Để
không có “thời gian chết” làm nguội lửa dục, lửa tình, trong lúc “yêu nhau” vợ
chồng thường tắt hết điện thoại khi bước vào phòng ngủ.
Cũng
vậy, mỗi bài thơ khi đọc lên đều tỏa ra một không khí (ấm áp, vui nhộn, yêu
thương, hờn giận …) như không khí trong một chương trình văn nghệ. Thi sĩ là
MC, đừng để có những khoảng “thời gian chết” ở giữa chương trình.
Nấu
cơm đừng để trương sình
Làm
thơ đừng để thình lình hết hơi.
Phạm Đức Nhì
lythuyettho.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét