Mấy thằng bạn cùng trang lứa
thấy tôi may mắn “đắt hàng” trong chuyện “gái gú”
những lúc gần gũi thân tình
có thằng nửa thật nửa đùa tâm sự:
“Tao đôi khi muốn trèo lên đỉnh Vu Sơn
nhưng lực bất tòng tâm
chỉ mới vài bước
đã khuỵu gối giơ tay bỏ cuộc
tội nghiệp người bạn đường
nằm trên giường
bẽ bàng thất vọng”
Tôi cũng gặp những bài thơ
như cái bếp lò
chỉ loe ngoe vài thanh củi mỏng
nồi trên bếp chưa kịp nóng
lửa đã tàn
còn mong gì gạo nấu thành cơm
Căn bệnh của quý ông
“chưa đi đến chợ đã hết tiền”
chữa trị có lắm phương nhiều cách
ăn uống bồi bổ, thuốc men …
Riêng những bài thơ như bếp lửa tàn
cách tốt nhất là… cho thêm củi.
(Phạm Đức Nhì)
Lời bàn:
Đây là một bài Thơ Về Thơ, thơ bàn về Lý Thuyết Thơ. “Cho Thêm
Củi” không có phép ẩn dụ mà chỉ dùng thủ thuật so sánh để “tạo duyên” cho tứ
thơ và làm gọn sạch, thoáng mát, trơn tru con đường dẫn về “điểm đến của tứ
thơ”.
Thơ Kiếm Tông – chú trọng sự
sâu sắc của ý tứ, cái đẹp của ngôn ngữ, câu chữ, hình tượng - nên dài cũng được
mà ngắn cũng không sao. (Bởi nếu dài mà thuộc loại phân mảnh, đứt đoạn thì cũng
vẫn được gọi là thơ Kiếm Tông).
Còn thơ Khí Tông – chú trọng cảm xúc - thì độ dài rất cần thiết. Thi sĩ cần
“đất” để giới thiệu nguồn cơn rồi sau đó dàn trải những mảnh tâm trạng của
mình. Tứ thơ “nhất khí liền mạch” sẽ chảy thành dòng. Được gắn kết với dòng âm
điệu (nhờ hiệu ứng của vần liên tiếp) sẽ sinh ra dòng cảm xúc. Cả 3 dòng quyện
chặt lấy nhau cùng chảy về “điểm đến của tứ thơ”.
Lúc đó cần độ dài để dòng chảy có “sóng sau dồn sóng trước” cho
hồn thơ phát sinh và lớn mạnh.
Còn nếu thơ Khí Tông mà ngắn thì sẽ:
“như cái bếp lò
chỉ loe ngoe vài thanh củi mỏng
nồi trên bếp chưa kịp nóng
lửa đã tàn
còn mong gì gạo nấu thành cơm”
Đem ví von, so sánh với căn bệnh của quý ông:
“chưa đi đến chợ đã hết tiền”
thì 2 câu:
Riêng những bài thơ như bếp lửa tàn
cách tốt nhất là …. cho thêm củi
không thể chê trách tí nào. Vì quá hợp lý.
Phạm
Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét