Từ trái qua phải: Đồng Ngọc Hoa, Trần Mỹ Giống, Trịnh Thị Nga, Hoàng Dương Chương, Phạm Văn Huyên
Tôi và anh Hoàng Dương Chương có nhiều
năm cùng công tác trong Thư viện tỉnh Nam Định. Chúng tôi thường ký tên cả hai
người là đồng tác giả những bài viết in trên báo tạp chí và sách (chủ yếu viết
về nhân vật Nam Định) để làm kỷ niệm một thời công tác cùng nhau.
Nhưng sau khi nghỉ hưu, anh Hoàng Dương Chương yêu cầu tôi tách riêng tác giả trong những bài viết đã ký hai tác giả, bài của ai trả về cho người đó, để anh làm Tuyển tập riêng thuận lợi, tránh rắc rối như trường hợp ông Đỗ Đình Thọ và ông Trần Quát cùng trong Bộ môn nghiên cứu phê bình(1).
Nghe anh Hoàng Dương Chương yêu cầu như vậy
tôi đành đồng ý để anh thuận lợi khi làm Tuyển tập riêng. Tôi đã công bố sự việc
trên trang blog của mình.
Nhưng thực tế đến nay vẫn có nhiều bạn
đọc thắc mắc tại sao bài trước ghi hai tác giả, nay chỉ còn một? Có trường hợp
người thân của anh Hoàng Dương Chương đưa bài nhận định không đúng sự thật, buộc
tôi phải nhắc lại sự việc.
Một lẫn nữa, tôi tuyên bố rõ ràng sự việc
trong khi tôi và anh Hoàng Dương Chương còn sống đang cùng sinh hoạt trong Bộ
môn Nghiên cứu phê bình Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định, tránh rầy rà cho
con cháu có lòng muốn làm tuyển tập của cha ông, khi chúng tôi không còn nữa.
Dưới đây là một số cuốn sách, bài báo ghi hai
tác giả, nhưng sự thật chỉ có một tác giả đích thực:
1-
Bản thảo hai cuốn sách ghi tên hai tác giả Hoàng Dương Chương và Trần Mỹ Giống
đã nhận tiền tài trợ của Hội VHNT Nam Định, gửi tặng nhiều thư viện tỉnh thành.
Khi xuất bản đã trả về cho tác giả đích thực là Trần Mỹ Giống:
- Các nhà khoa bảng
Nam Định thời phong kiến / Trần Mỹ Giống. – Nam Định: Hội Văn học
Nghệ thuật, 2009. (Sách đã được tặng Giải thưởng VHNT Lương Thế Vinh). Năm
2017, Nxb. Quân đội nhân dân đã bao cấp xuất bản phát hành trong hệ thống thư
viện quân đội.
- Tác giả Hán Nôm
Nam Định thế kỷ XI – đầu thế kỷ XX / Trần Mỹ Giống. – Nam Định:
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định, 2008.
2-
Cuốn “Danh nhân Nam Định thế kỷ XX được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh”
do Sở Văn hóa Thông tin Nam Định xuất bản năm 2001 có ba bài ghi tên Hoàng
Dương Chương và Trần Mỹ Giống đồng tác giả là:
- Nghệ sĩ Vũ Năng
An (tr. 26 – 30)
- Nhạc sĩ Văn Cao
(tr. 52 – 55)
- Kiến trúc sư
Nguyễn Cao Luyện (tr.202 – 206)
Ba bài này in nguyên bản bài của Trần Mỹ
Giống đã từng công bố trước đó. Riêng bài “Nhạc sĩ Văn Cao” anh Hoàng Dương
Chương có viết thêm một đoạn 13 dòng cuối bài, từ “Viết về Văn Cao…” đến hết
bài.
Ba
bài này trả về cho tác giả đích thực là Trần Mỹ Giống.
Riêng bài về Văn Cao khi sử dụng tôi sẽ cắt bỏ 13 dòng anh Hoàng Dương Chương
thêm vào.
3-
Cuốn “Danh nhân văn hóa Nam Định tập 1” (Sở văn hóa thông tin Nam Định
xuất bản năm 2000) có 4 bài ký tên Hoàng
Dương Chương và Trần Mỹ Giống đồng tác giả là:
- Trần Tung, vị tướng,
nhà thiền học, nhà thơ (tr. 83 – 93).
- Tiến sĩ Đào Toàn
Bân (tr. 184 – 188).
- Trạng nguyên Đào
Sư Tích (tr. 191 – 202).
- Trạng nguyên Trần
Văn Bảo (1524 – 1610) (tr. 237 – 244)
Bốn bài viết trên đều của Trần Mỹ Giống được
in nguyên bản trong sách. Nay bốn bài này trả về cho tác
giả đích thực là Trần Mỹ Giống.
4- Cuốn “Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc
Tuấn và quê hương Nam Định”. – H.: Quân đội nhân dân, 2000. – 488 tr. ;
21 cm.
Đây là kỷ yếu Hội thảo khoa học Anh hùng
dân tộc Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân tỉnh Nam Định và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức tại thành
phố Nam Định ngày 16 - 9 - 2000.
Trong sách có bài “Trần
Quốc Tuấn một con người vì nghĩa lớn” (tr. 209 – 214) ký tên
Hoàng Dương Chương và Trần Mỹ Giống đồng tác giả. Bài do Trần Mỹ Giống viết nên
nay trả lại cho tác giả đích thực là Trần Mỹ Giống.
5- Cuốn “Văn hóa Nam Trực
cội nguồn và di sản”. – Nam Định: Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện Nam Trực xuất bản, 2000.
Cuốn sách trên có 3 bài ký tên hai tác giả
là Hoàng Dương Chương và Trần Mỹ Giống.
Trả
lại cho tác giả Trần Mỹ Giống hai bài là:
- Các vị đại khoa
thời Nho học huyện Nam Trực. Bảng tra các nhà khoa bảng huyện Nam Trực xếp theo
triều đại. (tr.143 – 153).
- Trạng nguyên Trần
Văn Bảo (1524 – 1610) (tr. 181 – 189).
Trả lại cho tác giả Hoàng Chương Chương
bài:
- Tiến sĩ Ngô Thế
Vinh (1803 – 1856) (tr. 190 – 199).
6- Cuốn “Danh tướng thời
Trần”. – H.: Thanh Niên, 2020. Có bài “Nhà
quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ, Thiền sư Trần Tung (1230 – 1291)”
(tr. 59 – 70) ký tên hai tác giả là Hoàng Dương Chương và Trần Mỹ Giống. Bài viết
này lấy nguyên văn bài “Trần Tung vị tướng,
nhà thiền học, nhà thơ” của Trần Mỹ Giống (đã in trong Tuyển tập
văn học nghệ thuật Nam Định thế kỷ XX), biên tập cắt gọt cho ngắn lại. Có lẽ do
ban biên tập cuốn sách nhầm lẫn ghi thêm tên tác giả Hoàng Dương Chương vào bài
của tôi. Chỉ là người biên tập không thể là đồng tác giả được(2).
7- Trong tập kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Hệ thống đặc điểm đội ngũ tác giả Hán Nôm Nam Định thời phong
kiến” (lưu tại Sở Khoa học và Công nghệ Nam Định) có 29 bài ghi
đồng tác giả Hoàng Dương Chương và Trần Mỹ Giống. Nay những bài đó được trả về
cho tác giả đích thực như sau:
Các bài của tác giả Trần Mỹ Giống:
1- Thiền sư Dương Không Lộ
2- Trần Tung
3- Trần Quốc Tuấn
4- Tiến sĩ Đào Toàn Bân
5- Trạng nguyên Đào Sư Tích
6- Tiến sĩ Phạm Đạo Phú
7- Trạng nguyên Trần Văn Bảo
8- Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường và…
9- Tiến sĩ Phạm Thế Lịch
10- Hoàng giáp Phạm Văn Nghị
11- Bùi Thúc Trinh
12- Thủ khoa Hoàng Văn Tuấn
13- Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh
14- Phó bảng Lã Xuân Oai
15- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên
16- Tiến sĩ Đặng Hữu Dương
17- Lê Trọng Hàm
Các bài của tác giả Hoàng Dương Chương:
1- Trần Quang Khải
2- Hoàng đế Trần Minh Tông
3- Tiến sĩ Đặng Phi Hiển
4- Tiến sĩ Vũ Huy Trác(3)
5- Tiến sĩ Ngô Thế Vinh
6- Tiến sĩ Đỗ Tông Phát
7- Phó bảng Đặng Đức Địch
8- Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng(4)
9- Tiến sĩ Vũ Hữu Lợi
10- Tam nguyên Trần Bích San
11-
Phó bảng Nguyễn Âu Chuyên
12- Tú tài Trần Tế Xương
8 – Một số bài đăng tạp chí, báo ký tên đồng tác giả Hoàng
Dương Chương và Trần Mỹ Giống. Nay trả về cho tác giả đích thực.
Bài của Trần Mỹ Giống:
- Giai thoại về Tiến sĩ Vũ Huy Trác //
Khoa học và công nghệ Nam Định. – 2004. – Số 2. – Tr. 34 – 35.
- Giai thoại về Trạng nguyên Đào Sư
Tích // Khoa học và công nghệ Nam Định. – 2004. – Số 1. – Tr. 24 – 27.
- Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện // Khoa
học công nghệ và môi trường Nam Định. - 2001. - Số 3. - Tr. 7 -10.
- Phạm Đạo Phú, một ngôi sao sáng trong
hội Tao Đàn // Văn hoá Nam Định. - 2003. - Số 1. - Tr. 26 - 28.
- Thủ khoa Hoàng Văn Tuấn, một lãnh tụ
trong phong trào Cần Vương chống Pháp // Nam Định. – 2001. – Ngày 10 – 8.
- Tiến sĩ Phạm Đạo Phú một ngôi sao
trong Tao Đàn nhị thập bát tú // Khoa học công nghệ và môi trường Nam Định. -
2003. - Số 1. - Tr. 18 - 20.
- Tiến sĩ Vũ Huy Trác // Văn nhân. –
2000. – Số 31. – Tr. 59 – 60.
- Từ người lính kèn trở thành nghệ sĩ
nhân dân // Nam Định. – 2001. – Ngày 28 – 12.
- Xuân Trình nhà viết kịch tài danh //
Văn hoá Nam Định. – 2001. – Số 2. – Tr. 30
- Xuân Trình nhà viết kịch tài danh //
Văn hoá Nam Định. – 2005. – Số 2. – Tr. 51 – 52.
Bài
của Hoàng Dương Chương:
- Kỷ niệm 125 ngày mất Tam nguyên
Trần Bích San // Khoa học công nghệ và môi trường Nam Định. – 2002. – Số 2. –
Tr. 21 – 23.
- Một nhà giáo tài năng tâm huyết,
một danh nhân văn hoá của quê hương // Văn nhân. - 2003. - Số 40 Xuân quý mùi.
- Nguyễn Thế Rục người chiến sĩ cách mạng
tiền bối, người con của quê hương Nam Định // Nam Định. - 2001. - Số ra ngày 5
- 10.
- Tiến sĩ Đỗ Tông Phát, tác giả Hán Nôm
tiêu biểu của vùng quê Hải Hậu // Khoa học và công nghệ Nam Định. – 2003. – Số
4. – Tr. 37 – 39.
*
Có thể còn một số bài đăng báo tạp chí
khác nhưng tôi không nhớ. Do tình huống bắt buộc nên tôi đành làm phiền mọi người,
mong được lượng thứ.
Thành
Nam, tháng 5 – 2023
TMG
…………………..
Chú
thích:
(1) Bài viết “Cô đào hát và người
tử tù” ký tên hai tác giả Đỗ Đình Thọ và Trần Quát. Sau khi Trần Quát qua đời,
Đỗ Đình Thọ tái bản bài viết này chỉ ghi tên Đỗ Đình Thọ với lý do bài viết của
riêng ông, trước đây ghi thêm tác giả Trần Quát cho vui thôi. Con cháu Trần Quát
kiện lên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Vụ việc ầm ĩ một dạo, để lại dư âm không
hay.
(2) Nói thêm
cho rõ: Khi Bộ môn NCPB làm cuốn Danh tướng thời
Trần, tôi đăng ký viết về Trần Tung, Trần Nguyên Đán, Đào Sư
Tích, Trần Quốc Tuấn, Trần Dụ Tông… vì những nhân vật này tôi đã có bài viết in
tạp chí và trong sách, nhưng không được Ban biên tập chấp nhận. Họ phân cho tôi
viết bốn nhân vật mà tôi lạ hoắc chưa từng nghe tên. Biết mình không đủ tài tô
vẽ các nhân vật đó thành “danh tướng” được, nên tôi quyết định không tham gia nữa.
Về sau anh Hoàng Dương Chương (trong Ban biên tập) trao đổi với tôi, xin lấy
bài “Trạng nguyên Đào Sư Tích” của tôi cắt bớt cho ngắn lại, thay cho bài người
được phân công viết không đạt yêu cầu. Bài viết về Trần Tung thì tôi giao cho
Ban biên tập bài đã in trong sách “Tuyển tập văn học nghệ thuật Nam Định thế kỷ
XX : Nghiên cứu – Lý luận – Phê bình” để họ tùy nghi sử dụng. Còn bài về Trần
Nguyên Đán thì Ban biên tập cho rằng ông không phải danh tướng thời Trần
(???!!!).
(3) Trần Mỹ Giống cũng có bài Vũ
Huy Trác viết riêng đã công bố trên tạp chí và sách trước đó.
(4) Trần Mỹ Giống cũng có bài Đặng
Xuân Bảng viết riêng công bố trước đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét