NẾU THI SĨ CHẾT
Nói
đến thơ
có câu thơ sang cả
có câu thơ hèn hạ
có câu thơ thẳng như đường đạn, lằn tên
có câu thơ ngả nghiêng
xiêu vẹo
có câu thơ tỏa ngát hương thơm
có câu thơ nực mùi xú uế
có câu thơ ngàn năm còn nhớ
có rất nhiều câu thơ
viết để rồi quên
Một ngày nào đó
sẽ có nghĩa trang riêng
để chôn Thi Sĩ
Khi tôi chết
nếu may mắn
không bị chôn ở khu mộ
Thi Sĩ Vô Danh
(thơ của họ đã đi vào quên lãng)
tôi rất sợ
phải chôn cùng khu
với những thi sĩ quyền hành ngất ngưởng
(Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hữu Thỉnh)
mà chỉ muốn nằm đâu đó
với những nhà thơ dân thường
như … Vũ Hoàng Chương (2)
Sống cho Thơ
và nếu cần
sẵn sàng chết vì Thơ.
(Phạm
Đức Nhì)
Nhận Xét
1/
Đây là thơ Khí Tông, tứ thơ nhất khí liền mạch, chảy thành dòng từ khởi đầu cho
đến hết.
2/
Ngôn ngữ hình tượng dễ tiêu, không có chữ, nhóm chữ khó hiểu, cần phải “ngẫm”, không có mô
gò cản đường, dòng chảy của tứ thơ trơn tru.
3/ Tứ
thơ “trôi xuôi, phải đạo”: Tâm trạng của tác giả tuy
cách diễn tả thì đậm nét riêng tư nhưng vẫn “phải đạo”, “trôi xuôi” (chữ của
Nguyễn Duy) chứ không “ngược dòng” với lối suy nghĩ, cách hành xử chung của xã
hội, người đời.
Vì
vậy, thi sĩ phóng bút thoải mái, không nơm nớp lo sợ như khi đi vào vùng cấm.
4/
Vần chân liên tiếp, không cứng ngắc nhưng vẫn đủ ngọt tạo dòng âm điệu khá du
dương.
5/
Nhịp điệu: Lúc khoan lúc nhặt, uyển chuyển, sinh động, không đều đều tẻ nhạt.
Lý do: Số chữ trong câu thay đổi với biên độ rộng. Câu ngắn nhất 3 chữ “Nói
đến Thơ”, câu dài nhất 9 chữ “có câu thơ thẳng như đường
đạn, làn tên”
6/
Vờn bóng giữa sân quá nhiều - phần dàn cảnh quá dài
(từ “Nói đến thơ” đến “Hữu Thỉnh” – 118 chữ). Chỉ có đoạn kết ngắn (29 chữ) là
nhắm thẳng hướng cầu môn đối phương tiến tới:
mà
chỉ muốn nằm đâu đó
với những nhà thơ dân thường
như … Vũ Hoàng Chương
Sống cho Thơ
và nếu cần
sẵn sàng chết vì Thơ.
nên
mặc dù cảm xúc tầng 1 và tầng 2 khá mạnh nhưng dòng cảm
xúc bắt đầu chảy trễ và ngắn.
7/ Tứ thơ có
cao trào nhưng dòng cảm xúc ngắn, cũng có sóng trước, sóng sau
nhưng chỉ “dồn nhau” được “chút xíu” thì đã hết - hồn thơ chỉ phơn phớt nhẹ.
Bài
thơ như một cuộc mây mưa có “khúc nhạc dạo đầu” khá tốt. Nàng thơ “nước
nôi dầm dề” đang nằm háo hức chờ đợi giây phút “lên đỉnh vu sơn”. Nhưng khi thi
sĩ cho “chốt nhập cung” thì “chưa đi đến chợ đã hết tiền”.
Nếu
Thi sĩ Chết thật ra là của tôi - người viết bài này. Tôi đem vào bài viết để
làm thí dụ lót đường. Thơ Khí Tông như vậy là không thành công. Mong độc giả
tha cho cái tội “Bình thơ mà đem thơ của mình vào bài bình”.
Phạm
Đức Nhì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét