Nhà thơ Thế Lộc - Đà Nẵng vừa xuất bản tập thơ “Chỉ Là Hạt Bụi”. Châu Thạch tôi là một trong những người hân hạnh được tác giả tặng tập thơ trước khi nhà thơ tổ chức ra mắt.
Nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn có bản nhạc “Cát Bụi”, trong đó có những ca từ ở đầu bài hát
như sau: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi/ Để một mai vươn hình hài lớn dậy/ Ôi
cát bụi tuyệt vời/ Mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Vậy thì hạt bụi của Trịnh
Công Sơn khi làm người, nó không còn nhỏ bé, không còn tầm thường nữa, mà lớn
lên và mang sự vinh quang của mặt trời soi rọi để rong chơi trong kiếp nhân
sinh.
Có
lẽ “Chỉ là hạt bụi”của Thế Lộc cũng mang ý nghĩa đó. Nhà thơ có thể cho bản
thân mình, hay đời mình, hay thơ mình “Chỉ là hạt bụi”, nhưng khi đọc thơ của
ông tôi cảm nhận được hạt bụi đó đã thành con người của thời đại, hạt bụi đó đã
có một cuộc đời đầy ý nghĩa và hạt bụi đó đã thành những vần thơ soi rọi một kiếp
rong chơi đầy vẻ đẹp và vẻ sáng của văn chương
Thế
Lộc tuổi trẻ không được sung sướng vì cha mất sớm nhưng mẹ của ông là niềm hảnh
diện vô song cho ông vì mẹ đã “Gánh gồng mưa nắng đầy vơi/ Nuôi đàn con dại
không lời thở than/Thân cò nắng gội mưa chan/Sớm khuya không quản gian nan dãi
dầu”. Hạt bụi hoá thân Thế Lộc đã lớn lên nhờ sự tảo tần của mẹ, đã vào đại học,
đã đi dạy, đã vào lính, đã đi tù cải tạo và làm công dân bình dị nửa đời người.
Một đời như thế thì gian nan nhiều hơn sung sướng, nhưng với kiếp người, vẫn là
một cuộc rong chơi, vì cuộc rong chơi càng thú vị nếu phải băng đồi lội suối,
leo núi trèo non.
Hạt
bụi hóa thân thành Thế Lộc đã mang lý tưởng hào hùng cho đời mình, và sự thật
lý tưởng ấy đã thành hình trong một giai đoạn nào đó. Nhà thơ đã lấy Trương
Phi, một anh hùng thời Tam Quốc để dựng lại hình ảnh của mình đã có một thời
như thế. Bài thơ 16 câu, xin rút gọn còn 7 câu:
Vác
xà mâu đứng giữa cầu
Hét
to một tiếng mắt râu trợn trừng
Mấy
mươi năm ông lẩy lừng
Chỉ
trong gan tấc ông thành thiên thu
Tôi
từ binh lửa mịt mù
Cũng
giống ông chỉ ở tù mấy năm
…Tử
như ông thân nhẹ hều
Sống
như tôi, thân tựa bèo trôi sông
(Uống
rượu gạo nhớ Trương Phi)
Bài
thơ “Uống Rượu Gạo Nhớ Trương Phi” không chỉ nói lên ý chí phấn đấu, tinh thần
quật cường của một hạt bụi hoá thân thành Thế Lộc mà còn nói hộ cho hết thảy biết
bao nhiêu hạt bụi hoá thân thành những con người hào hùng của một thời đại chiến
tranh và hoà bình, đã phải chịu “Cuộc cờ hưng phế suy vong/ Kiếm cung bỏ dở tấm
lòng mang theo”.
Nhà thơ Thế Lộc
Thế
rồi, cho dầu cuộc đời có trải qua bao nỗi nhọc nhằn, hạt bụi cũng làm người và
Người viết hoa thật thụ, bởi hạt bụi đã giữ khí tiết trong mọi hoàn cảnh. Châu
Thạch tôi đã vịnh Thế Lộc trong một bài thơ dài, xin trích ra đây vài câu thơ
ngắn: “Râu hùm hàm én mày ngài/Không là Từ Hải cũng trai chiến trường”, “Một thời
uy dũng cân đai/Vẫy vùng cho thoả chí trai của mình”, “Câu Thơ viết giữa chiến
trường/hoả châu, đạn pháo, em thương chung dòng”, ”Cây cao gần áng mây
vương/Người già gần với văn chương thượng thừa”. Ngẫm nghĩ “Chỉ là hạt bụi” mà
thành Người như thế thì hạt bụi đó “Đã có một cuộc đời đầy ý nghĩa” như tôi đã
viết ở trên.
Vậy
thì “Chỉ là hạt bụi” hóa thân thành Thế Lộc có cuộc đời mang dáng dấp người
hùng trong thời đại nhiễu nhương, sống có ý nghĩa vì luôn là cây đứng thẳng
trong bão bùng. Bây giờ ta hãy xét xem qua “Chỉ là hạt bụi” đó đã có những vần
thơ soi rọi một kiếp rong chơi như thế nào.
Ta
hay nghe Thế Lộc viết về yêu ở một thời trai trẻ của mình:
Xưa
ta lính trận tiền phương
Yêu
em chết bỏ như đường đạn bay
Tháng
năm ta chiến chinh dài
Cuốn
theo trận chiến đạn bay… quên đời
(Có Còn ta
trong Em)
Người
lính trận “yêu em chết bỏ như đường đạn bay” là một tứ thơ mà tôi bắt gặp lần đầu
tiên trong đời, nó mang trọn vẹn hình ảnh bất ngờ tuyệt đẹp mà phôi pha của
tình yêu người lính.
Sau
đó, có lẽ có một ngày, khi đã trường đời, hạt bụi Thế Lộc gặp lại người xưa nào
đó, tình yêu lai sinh, dục vọng cháy bỏng:
MÊ DƯỢC
Gặp
em trùng mộng lai sinh
Cùng ta cạn chén rượu tình
giao hoan
Xiêm
y nửa mảnh ngỡ ngàng
Em lồng lộng trắng ta bàng
hoàng say
Gối
đầu lên đỉnh tuyết dày
Uống hương mê dược cay cay nồng
nồng
Duỗi
chân giữa chốn thinh không
Đê mê úp măt vào lòng thảo
nguyên
Thanh
tân nở nụ hiện tiền
Vô cùng thánh thể… giữa miền
trần gian.
Tất
cả phần thân thể của người nữ trong “Mê Dược” đều trở thành ngôn ngữ của đam
mê. Vẻ đẹp của người nữ trong “Mê Dược” trở nên trong trắng và vĩnh viễn. Bài
thơ còn tinh luyện ngôn ngữ thiên nhiên, ngôn ngữ thánh thiện lồng vào từng câu
thơ làm cho hình tượng lõa thể trở nên đặc sắc. Bài thơ vỏn vẹn có mười câu, mỗi
câu thơ gói trọn một ý. Toàn bộ bài thơ kết cấu một bố cục sít sao, chặt chẽ,
cuốn hút người đọc vào cơn say tương giao giữa dục vọng và thiên tánh hòa quyện
trong nhau.
Thơ
Thế lộc thường mang đầy tâm trạng, tâm trạng về cuộc đời bất đắc chí, tâm trạng
về những người thân ra đi, tất cả đem đến cho nhà thơ rất nhiều ưu tư, dằn vặt.
Những nỗi ưu tư đó “Chỉ là hạt bụi” đem vào thơ, lúc nào cũng buồn thắm thiết.
Riêng bài thơ dưới đây, nỗi buồn chẳng phải là không sâu, nhưng cái tư duy đổi
mới làm cho hình ảnh người ra đi cao đẹp làm sao, hùng tráng làm sao và khiến
cho tâm trạng người ở lại cũng vơi đi đau khổ khi nhìn qua bên kia thế giới
cũng thấy có niềm vui.
NGỰA VỀ GIỮA CHỐN BỤI MÙ
(Cho Dương Thế Kinh Luân)
Ngựa
đã về chốn an nhiên
Hí vang rừng núi cửa thiền rộng
thênh
Miên
trường, sinh diệt mông mênh
Yên cương hạnh ngộ bồng bềnh
thiên thu
Ngựa
về giữa chốn bụi mù
Mưa tâm đã tịnh, nghìn thu rạng
ngời
Nhịp
chuông ai thả chơi vơi
Ngựa thiên cổ đã vể trời vãng
sinh
Hình
ảnh con ngựa dựng bờm tung vó phi nước đại khiến bụi mù tung lên cả một vùng là
hình tượng oai phong, dũng mãnh và hùng tráng đã trở thành thông lệ cho bút
pháp tranh ngựa từ ngàn xưa cho đến ngàn sau. Thế Lộc dùng hình ảnh nầy để miêu
tả linh hồn con trai của mình đi về thế giới ngàn thu là một tư duy cách mạng,
phá bỏ những câu thơ ai điếu bi luỵ từ xưa đến nay, nhưng vẫn bày tỏ được không
những tình yêu vô bờ bến của một người cha đối với con mình, mà còn tôn vinh được
hào khí của linh hồn con trai đi vào nơi vinh hiển. Cái hào khí nầy, cái phong
độ nầy chắc chắn là hình ảnh tươi thắm khi con trai nhà thơ còn sống trên trần
đời.
Ngoài
những bài thơ tâm sự đời mình, thổ lộ vui buồn trần thế, bày tỏ tình yêu con
người, thiên nhiên và suy nghiệm triết lý nhân sinh, Thế Lộc còn có những bài
thơ đẹp như cánh bướm thánh thiện vờn bay quanh những đoá hoa tươi thắm như bài
thơ sau đây có 16 câu, xin rút lại còn 10 câu. Bài thơ vừa bụi đời, vừa ngang
tàng nhưng độc đáo bày tỏ tình yêu đơn phương:
Em
thánh thiện ta nửa đời du đãng
Gặp
bên đời ta chết đuối dung nhan
…Em
thánh thiện trong ta vừa chớm nụ
Xin
được làm hoa cỏ mọc trong vườn
…Em
thánh thiện như con chim sâu nhỏ
Đậu
giò lan ca hát khúc tình ca
…Ta
mê em và ngu ngơ từ đó
Máu
giang hồ ngừng lại mái nhà tranh
Ta
chỉ ước thôi, mộng chắc chi thành
Đời
du thủ mấy khi em nhìn xuống.
(Thánh Thiện)
Vậy
mà tôi được biết, tại cái “du đãng”, cái “giang hồ”, “Du thủ” đó, mà khi còn
trai trẻ, lắm em hậu phương chết con tim vì chàng thi nhân lính chiến Thế Lộc.
Tập
thơ “Chỉ là hạt bụi” dày gần 200 trang, có trên 150 bài thơ. Những dòng cảm nhận
trên đây của tôi chỉ là sự cảm nhận vội vàng, ngắn gọn, đơn sơ về sắc hương của
một vườn thơ mà người chăm bón là một thi nhân được ái mộ từ thời thanh xuân, đến
nay vườn thơ chắc chắn nhiều hoa thơm cỏ lạ. Xin mời khách bốn phương có thể,
hãy đi vào vườn thơ để đọc thơ của người tự xưng “Ta từ hạt bụi đánh rơi/Ngang
qua cõi động/Thấm lời khóc thương”, để thấy tiếng thơ vang vọng những cung vui,
cung sầu không chỉ của riêng tác giả mà còn của một thế hệ sinh ra cùng thế kỷ./.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét