1- NHÀ VĂN CHU VĂN (1922 – 1994)
Ông quê Thái Bình, công tác ở Nam Định.
Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, UVBCH HNVVN khóa 3, Chủ tịch Hội VHNT
Hà Nam Ninh khóa I và II.
Tôi
biết về nhà văn Chu Văn qua tiểu thuyết Bão biển của ông. Năm 1969 lớp đại học
Thư viện khóa 6 chúng tôi mời ông giao lưu về tiểu thuyết Bão biển tại đình
làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh (nơi chúng tôi học sơ tán). Khi ấy danh tiếng
ông đang nổi như cồn.
Dáng
ông cao gầy, trông hơi khắc khổ. Ông ăn mặc giản dị, quần ka ki màu rêu đá, áo
bông Tàu màu xanh lá cây, chân dép cao su. Người trợ lý đi theo ông ăn mặc com
lê ca ra vát, bên trong là áo sơ mi trắng tinh, quần ka ki màu đá là thẳng tắp,
chân đeo giày da đen bóng, đầu mượt. Bên cạnh người trợ lý của mình, trông ông giống
một ông nông dân quê mùa.
Sau
khi ông giới thiệu quá trình viết Bão biển, chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi xoay
quanh phương pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật, tính cách nhân vật, đặc biệt
là nhân vật cán bộ xã hội chủ nghĩa… Ông trả lời chúng tôi thật giản dị dễ hiểu
và thực tế. Tôi có cảm giác ông không hề phô diễn hiểu biết lý luận văn học của
mình, nghĩ và viết thế nào, từ thực tiễn cuộc sống vùng Xuân Trường Nam Định
quê tôi ra sao mà xây dựng nhân vật…
Đó
là lần duy nhất trong đời tôi được gặp ông. Ấn tượng về ông là người giản dị,
thật thà còn đọng trong tôi đến giờ.
Tác
phẩm của Chu Văn: - Ai qua Phát Diệm (truyện thơ, 1955). - Con đường lầy (tập
truyện ngắn, 1957). - Cô lái đò sông Ninh (tập truyện ngắn, 1960). - Tiếng hát
trên sông (tập bút ký, 1963). - Ánh sáng bên hàng xóm (tập truyện ngắn, 1964).
- Bão biển (tiểu thuyết, 2 tập, 1969). - Hương cau, hoa lim (tập truyện ngắn,
1971). - Đất mặn (tiểu thuyết, 2 tập, 1975). - Bông hoa trắng (tập truyện ngắn,
1977). - Sao đổi ngôi (tiểu thuyết, 1984). - Giáp mặt (tiểu thuyết, 1986)…
Mời
đọc thêm:
PHỐ CHU VĂN / Trần Huy Thuận
http://tranmygiong.blogspot.com/2019/05/ong-noi-ung-giai-thoai-tran-huy-thuan.html
2- NHÀ VĂN TRẦN HUY THUẬN (1935 – 2013)
Nhà văn Trần Huy Thuận và tôi là đôi bạn tâm giao. Chúng tôi
thường chia sẻ bàn bạc với nhau về những vấn đề gay cấn trong sáng tác, và cả
chuyện riêng tư…, đối đãi với nhau bằng tình cảm chân thành, đồng cảm, tôn trọng,
trọng phục nhau.
Xin
trích lời ông viết về tôi trong bài “Chân dung văn học Trần Mỹ Giống” trên blog
“Ngang qua cuộc chơi” của ông:
“…Khi tập NGANG QUA CUỘC CHƠI vừa được
NXB Văn Học xuất bản, Đặng Văn Sinh bạn tôi đưa tôi đến nhà Trần Mỹ Giống để gửi
tặng sách cho Thư viện tỉnh. Mục đích ban đầu chỉ có thế, nhưng không ngờ sau
đó, chúng tôi trở thành bạn tâm giao.
Trước khi cầm bút, ông đã từng cầm súng
trực tiếp chiến đấu. Năm 1972 tham gia chiến dịch Quảng Trị và chiến dịch Cửa
Việt, được tặng danh hiệu Dũng sĩ, Huân chương chiến công. Đến năm 1979 lại lên
Lạng Sơn chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Là cán bộ quản lý thư viện, nhưng Trần
Mỹ Giống còn là tác giả nghiên cứu phê bình, dịch và sáng tác văn học. Đọc những
đầu sách đã xuất bản của ông, tôi thực sự kính nể. Tôi còn kính nể ông hơn khi
được biết ông là người trực tính, hết lòng với công việc, có tinh thần tự học
cao và đặc biệt là thực sự không màng danh vọng, đã từng từ chối khi cấp trên định
đề bạt chức tước cho ông…”.
Trần
Huy Thuận là cây bút phiếm luận, trào phúng từng giành giải cao cuộc thi Thơ văn
trào phúng ở tỉnh, Giải thưởng “Làm báo cùng tuổi trẻ” của báo Tuổi trẻ… Sau khi
kết bạn với ông, tôi mới biết ông nguyên Trưởng ban kiểm tra của Hội Văn học
Nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh. Trưởng ban kiểm tra tất phải là ủy viên Ban chấp
hành. Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội VHNT Nam Định, Chủ tịch hội Trần Đắc Trung vẫn
gửi giấy mời ông dự với chức danh nguyên Trưởng ban kiểm tra của Hội. Điều bất
thường là các cuốn kỷ yếu Hội VHNT Nam Định, không có một thông tin nào về nhà
văn Trần Huy Thuận.
Nhà văn Trần Huy Thuận bất đồng chính kiến với vị chủ tịch kế
nghiệp chủ tịch Chu Văn nên đã xin ra khỏi hội. Ông coi cái Hội VHNT cũng chỉ
là một cuộc chơi mà ông từng ngang qua. Từ ý tưởng này, ông sáng tạo ra blog
“Ngang qua cuộc chơi” và tác phẩm “Ngang qua cuộc chơi” (Nhà xuất bản Văn học ấn
hành, tái bản tới ba lần).
Năm 2013 ông mất ở tuổi 78. Ông là nhà văn có tài, có nhân
cách cao đẹp, dũng cảm, thẳng tính, ủng hộ cái tốt cái đúng hết mình, không
khoan nhượng với cái tiêu cực, giàu tình nhân ái với bạn bè… Với tôi, ông không
chỉ là bạn tâm giao, mà còn là người anh đáng kính trọng.
TMG
Mời đọc thêm:
ÔNG NÓI ĐÚNG / Trần Mỹ Giống
(Giai thoại về cố nhà văn Trần Huy Thuận)
Cố
nhà văn Trần Huy Thuận là người thẳng tính, trung thực, không kiêng nể ai, thấy
ngang tai trái mắt là phê phán liền… Cứ đọc “Ngang qua cuộc chơi” của ông là
rõ.
Ông
có thời gian tham gia Hội Văn nghệ địa phương cùng thời với ÔNG TA, và từng làm
Trưởng ban kiểm tra, nhưng bất mãn với người chủ trì, ông đã xin ra khỏi hội.
Còn ÔNG TA, sau “Đại hội hạ bệ” chủ tịch Chu Văn, ÔNG TA được ngồi vào ghế Chủ
tịch.
Kỷ
niệm 20 năm thành lập hội, ÔNG TA đã không cho mời nguyên Trưởng ban Kiểm tra
Trần Huy Thuận.
Kỷ
niệm 30 năm thành lập hội, chủ tịch Trần Đắc Trung đã mời nguyên trưởng ban kiểm
tra Trần Huy Thuận và các vị nguyên chánh phó chủ tịch hội về dự. Ngồi cạnh nhau,
ÔNG TA ghé tai Trần Huy Thuận bảo:
-
Ngày ấy ông bỏ hội là đúng. Chúng nó toàn là những thằng đểu cả…
Trần
Huy Thuận nhìn thẳng vào mặt ÔNG TA, trả lời:
-
Vâng, ông nói đúng. Ngay tôi là nguyên Trưởng ban Kiểm tra mà kỷ niệm 20 năm
thành lập hội nó cũng không mời.
ÔNG
TA nghệt mặt ra như ngỗng ỉa.
Nguồn:
Truyện nhặt / Trần Mỹ Giống. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2021. – Tr. 109.
- ĐỌC
TẢN VĂN “NGANG QUA CUỘC CHƠI” CỦA TRẦN HUY THUẬN
https://tranmygiong.blogspot.com/2018/04/oc-tan-van-ngang-qua-cuoc-choi-cua-tran.html
- SAO
VỘI BẤY, BÁC THUẬN ƠI!
http://tranmygiong.blogspot.com/2017/08/sao-voi-bay-bac-thuan-oi-tran-my-giong.html
Ảnh minh họa:
- Ảnh nhà văn Trần Huy Thuận phát biểu khi nhận 2 giải cuộc thi “Thơ văn trào phúng” do Nhà báo Giang Phong thành viên Ban giám khảo ký tặng.
- Lãnh đạo báo Tuổi trẻ trao giải thưởng “Làm báo cùng tuổi trẻ” năm 2013 cho nhà văn Trần Huy Thuận trước khi ông mất không lâu.
- Ảnh Trần Huy Thuận và Trần Mỹ Giống.
- Bìa sách Ngang qua cuộc chơi in lần thứ ba 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét