Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

THƯ GỬI QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM ( Về Phạm Ngọc Thái có chân dung một thi nhân rất lớn của dân tộc) / PHẠM NGỌC THÁI

                                                                


               Nhà thơ Phạm Ngọc Thái

*  Mời đọc lại bài viết của Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm, có nhan đề:
               “Phạm Ngọc Thái một thiên tài – Thi nhân vĩ đại của thi ca hiện đại VN”.
             Đã gửi tới Quộc hội và Chính phủ ngày 30.7.2021- Mở link sau:
             http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=899365
  *  Hay bài “ Phạm Ngọc Thái cây đại thụ - Đại thi hào của thi ca hiện đại VN”
                 Cũng đã gửi tới QH & CP ngày 4.9.2021 – Link:
         https://tranmygiong.blogs...WYTEmNB4WtIKfHgBPblIqQ
 

 
                                                                           *****
Hàm thư này của chính Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái
                         Đã gửi theo các email - Tới: 
       QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VN
       * Qua các cơ quan: Văn phòng Quốc hội - Văn phòng Chính phủ - Văn phòng thủ tướng - Ban chấp hành Đảng QH - Ban chấp hành Công đoàn QH - Hội nhà báo QH - Ban Tuyên giáo Trung ương & Báo Đảng cộng sản...  
                                                            Ngày 27.12.2021 

                                                                 *****                         
                                     Hà Nội, tháng 12. 2021
         K/ gửi:  -   Ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
                                    Nguyễn Phú Trọng
                      -  Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN VN
                                   Nguyễn Xuân Phúc
                      -   Thủ tướng Chính phủ: Phạm Minh Chính
                      -   Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ
                      -   Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư: Nguyễn Trọng Nghĩa
        Cùng các Ban, phòng lãnh đạo của Nhà nước, Quốc hội & Chính phủ
 
     Tôi - Nhà thơ CCB Phạm Ngọc Thái
-   Hiện trú ngụ tại Ngõ 218, hẻm 27/8 – Số 19, phố Lạc Long Quân,
                                                         Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-   Sinh 17.01.1949                                
      Hội viên Hội nghệ sĩ Sân khấu Thủ đô.
 
     Kính thưa các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước và Chính phủ!
     Với tư cách một nhà thơ đất nước, đồng thời cũng là Cựu quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng: Từng trái qua giai đoạn dài của cuộc chiến tranh xưa, tới tận ngày kết thúc 30.4.1975.
      Tháng 3.1967 từ một sinh viên đại học, theo lời kêu gọi của tổ quốc! Tôi cùng lớp thanh niên, sinh viên yêu nước ở thủ đô hồi đó tình nguyện rời bỏ trường đại học, lên đường ra chiến trường đánh giặc.
  

Phạm Ngọc Thái thời chiến tranh

     Gần chục năm chinh chiến - Đêm 26.3.1968 theo Trung đoàn 209, Sư 312 hành quân vào Nam. Tham gia trận đánh đầu tiên tại cao điểm Chư Tan Kra (Kon Tum, Tây Nguyên), với một tiểu đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn Anh Cả Đỏ của Mỹ. Ngay trong trận đánh đầu tiên dữ dội và ác liệt ấy !? 70% lính Tiểu đoàn 7 thuộc trung đoàn với hơn 200 anh em chiến sỹ chúng tôi đã hy sinh, phải nằm lại trên đỉnh Chư Tan Kra không trở về được quê hương. Bản thân cũng bị thương phải vào viện chiến trường điều trị - Sau chuyển qua Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên – 1972 sang Trung đoàn 48 Sư 320...
      Trải qua trăm trận đánh lớn, nhỏ... Ngày 29.4.1975 tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù, chiếm Sài Gòn 30.4.1975 – Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước.
*  Ba lần bị thương, ba lần đổ máu.
*  Vẫn giữ vững kiên trung của một chiến binh cho tới phút cuối cùng
*  Được tặng thưởng 5 huân chương chiến công và kháng chiến cùng danh hiệu dũng sĩ.
 – Sau hòa bình (đông xuân 1976 – 1977) giải ngủ trở về quê hương, với một thân thể không lành lặn - Mảnh phảo vẫn găm sót lại trong người, không lấy ra được. Sức ép bom vào ngực, trở thành căn bệnh “tắc nghẽn phổi mãn tính” phải dùng thuốc khó thở đến hết đời. Bởi ngót chục năm sống nơi chiến trường rừng sâu, nước độc, ác liệt và cực khổ? Mắc thêm căn bệnh chảy máu bên trong... phải cắt bỏ 2/3 dạ dày.
     PHẠM NGỌC THÁI VÀ CON ĐƯỜNG VĂN HỌC
     Sáng tác thi văn là khát vọng lớn của đời tôi. Ngay từ những ngày còn ở chiến trường, tôi vẫn thầm mơ ước: Nếu trong cuộc chiến này, may mắn còn sống trở về? Tôi sẽ tiếp tục cầm bút đến hết đời. Cám ơn thượng đế, dẫu khi kết thúc chiến tranh -  PNT có trở về với một tấm “thân tàn ma dại”, nhưng đã... không chết!
      Hơn ba mươi năm vừa cùng gia đình lăn lộn mưu sinh và sáng tác văn chương, đến nay tôi đã cho ra đời gần hai mươi tác phẩm các loại:
1.  Xuất bản 11 tác phẩm thơ và bình luận văn học
     *  Những tác phẩm cơ bản:
-    Phê bình và tiểu luận thi ca                                   2013
-   PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại                        2014
-   PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN             2019 
-   Tuyển thơ chọn lọc,                                               2019
-   Cha khóc con                                                        2020
-   64 bài thơ hay                                                       2020
2.   Hai tiểu thuyết:      
-   Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm                             2019
-   Tiểu thuyết hai tâp “Chiến tranh và tình yêu”          2020
     Bộ tiểu thuyết đã được đăng trọn vẹn trên Website tiếng Việt lớn ở Hoa Kỳ, mời mở link sau đọc:
              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=893210
 


   Là một Bộ tiểu thuyết có tính dã sử khá đồ sộ, sâu sắc, điển hình của thời kỳ chiến tranh kháng Mỹ ở Việt Nam. Trên cả hai miền Nam Bắc. Trữ lượng thời đại chứa đầy ắp tác phẩm. Tính dân tộc hòa cùng tình yêu gái trai, quyện vào nhau tha thiết và cao đẹp! Song bị chìm trong sự thảm khốc, đau thương bởi chiến tranh.
3.   Năm kịch bản sân khấu lớn, nhỏ ( 2 dài, 3 ngắn): 
     Đều có tầm vóc công diễn trên các đoàn kịch quốc gia – Như: Nhà hát kịch Trung ương – Nhà hát kịch tuổi trẻ - Đoàn kịch nói của Tổng cục chính trị trong Quân đội
     Có thể đọc kịch bản qua các trang sau:
-  Kịch dài “Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng”:
                              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=900607
-  Kịch dài “Bản án dưới mồ”:
                              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=901204
-  Ba vở kịch ngắn:
                              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=901114
      Hiện vở kịch lớn “Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng” đã được giao cho ông Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội: NSND Trung Hiếu, xem xét để công diễn.
 
       THI CA MỚI LÀ SỰ NGHIỆP VĨ ĐẠI CỦA PHẠM NGỌC THÁI
-  Năm 2014 tôi cho ra đời tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại".
-  Đến 2019 tại Nxb Thanh niên, tôi lại cho ra đời tập "Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam".
*   Đánh giá về tác phẩm “ Nhà thơ lớn...” – Một văn sĩ đương thời Nguyễn Đình Chúc, nhận xét:
    “ Đó là cả một tuyển thơ dày dặn, tầm vóc của Phạm Ngọc Thái. Chưa từng có thi nhân nào viết được nhiều thơ hay đến thế! Thi ca Phạm Ngoc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn, mức độ hay mỗi bài khác nhau nhưng những tình thi có thể cảm hoá được trái tim người yêu thơ là rất nhiều.
     Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh, được hoà trộn trong khuynh hướng của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỉ XIX  đầu thế kỉ XX. Điển hình là thuyết "tương ứng cảm quan" của nhà thơ tượng trưng bậc thầy Charles Baudelaire (1821-1867), lúc đó chủ xướng “.
                                                (Trích tác phẩm “PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại”, 2014) 
 *  Còn Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng, gần đây thì nhận định:
      " Tập Nhà Thơ Lớn Phạm Ngọc Thái ra đời đã bảy năm, giữa văn đàn của thủ đô ngàn năm Văn Việt - Đến nay vẫn hiên ngang phát quang trong đương đại. Ngày càng được khẳng định chân giá trị của tác phẩm.
     ... Qua tháng năm, con đại bàng thi ca vẫn tung cánh bay, ngày càng cao, càng bay xa ".


 
        Nhà giáo nhấn mạnh:
    " Phạm Ngọc Thái đơn thương độc mã, không ô lọng che dù, không người nâng đỡ - Người chiến binh đã qua cả một giai đoạn dài cuộc chiến tranh xưa? Giờ trên con đường thiên lý của sự nghiệp thi ca, con chiến mã lại từng bước, từng bước...  phi lên tận đỉnh ngọn thi sơn của thi ca hiện đại Việt Nam".
      -   Vâng, đỉnh ngọn thi sơn hùng vĩ đó chính là:
*  “Tuyển thơ chọn lọc”, 2019... và
*  “64 bài thơ hay”, 2020.


 
      NÓI VỀ LỊCH SỬ NGÀN NĂM THĂNG LONG
      Thơ hay xưa nay, cũng Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng bình luận:
     “ Không kể Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể loại tiểu thuyết thơ. Thơ hay bậc nhất của ngàn năm Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, thơ của mọi thời đại.
     Đó là những thi phẩm có hàng đẳng cấp cao nhất, như
     Đèo ngang của BHTQ  /   Làm lẽ, Cảnh thu - Hồ Xuân Hương  /  Thương vợ - Tú Xương  /  Thu điếu - Nguyễn Khuyến  /  Tràng Giang - Huy Cận  /  Tranh lõa thể - Bích Khê  /  Tương tư - Nguyễn Bính  /  Đây thôn Vỹ Dạ;  Mùa xuân chín;  Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử  /  Hai sắc hoa ti-gôn - TTKH.  /  Thuyền và biển - Xuân Quỳnh  /  ...  
      Là những bài thơ tuyệt hay vào hàng đỉnh của thi ca ”.
      Trong bài viết:
                         PHẠM NGỌC THÁI CÂY ĐAI THỤ
                     ĐẠI THI HÀO CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VN
                           (Đã gửi đến Quốc hội và Chính phủ ngày 4.9.2021)
        Nhà giáo nhận định: “Trong ngàn năm văn hiến Thăng Long (trừ tác phẩm Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du), còn chưa có thi nhân nào để lại cho nền thi ca của nước nhà - Một “Tuyển Thơ chọn lọc” tầm vóc cao và hay như của Phạm Ngọc Thái”.
      Nói về hai tác phẩm đặc biệt này: Từ “Tuyển thơ chọn lọc” tinh chọn ra “64 bài thơ hay” - Các nhà bình luận trong tổ chức văn chương ở thủ đô Thăng Long, nhận định:
      “Một Tuyển thơ dầy 368 trang với trên 200 bài thơ chọn trong đời thi ca tác giả, là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng, siêu thực... Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi huyền thẳm, đặc sắc! Dựng lên như cả  trường-thành-thi-ca đối với nền văn học hiện đại Việt Nam”. 
     Từ trong tác phẩm “64 bài thơ hay” đó, cô giáo Nguyễn Thị Xuân – GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội và Tuyết Nga – GV Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia, đã chọn ra:
     “Bảy bài thơ tình hay vào hàng tuyệt phẩm thi ca” - Như:
     Sáng thu vàng  /  Nhìn trăng nhớ em  /  Váy thiếu nữ bay  /  Em về biển  /  Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối /   Anh đứng nhìn theo bóng chim câu  /  Người đàn bà trắng    
       Có thể mở link sau ra đọc:
               https://tranmygiong.blogs...tmmqBxOJKkSYuLHfOMU0Xw
     Nhà giáo Tuyết Nga nhận định: “Trong ngàn năm Thăng Long xưa nay, chưa từng có thi nhân nào sáng tác được nhiều tuyệt phẩm thi ca như ông” - Người viết thơ tình hay nhất thời đại.
 
                        XIN KẾT LUẬN
      Kính thưa:    -  Đồng chí Tổng bí thư Đảng cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng
                         -  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
                         -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
                         -  Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
                         -  Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa
         Cùng các nhà lãnh đạo của Nhà nước – Quốc hội và Chính phủ!
* Thiên tài Pushkin - Mặt trời thi ca của nước Nga, lúc đương thời Người đã viết:
                    Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết
                    Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
                    Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
                    Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi
      Nghĩa là, Đại thi hào Pushkin đã khẳng định sự bất tử, vĩ đại của mình -  Dù trên đời chỉ còn một thi nhân, thi nhân ấy là ông! Danh tiếng ông sẽ còn mãi mãi.
*  Đại thi hào Walt Whitman nước Mỹ - Lúc đương thời, tác phẩm "Lá cỏ" cũng bị rất nhiều văn sĩ nước Mỹ dè bỉu, chê bai, thông tục, tầm thường - Người duy nhất tin vào tương lai của tác phẩm... và khẳng định về sự vĩ đại của minh !? Chính là Whitman - Trong bài nói về thành phố New York, Ông viết:
     "Hỡi thành phố, sẽ có lúc Người trở nên nổi tiếng: Vì ta đã sống ở đây".
     Walt Whitman đã đúng! Ông chính là một Đại thi hào – Người sáng lập ra nền thi ca mới của Mỹ.
*  Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam ta cũng thế !!! Người rất biết tác phẩm KIỀU của mình bất hủ !? Bởi vậy, khi đưa Kiều vào trong chốn dân tình heo hút, lãng quên - Người đã than:
                  Bất tri tam bách dư niên hậu
                  Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
     Hơn ba trăm năm sau, nhân thế liệu có người khóc Nguyễn Du không?
    Trong “Bài ca mùa xuân 1961” ( 200 năm sau), nhà thơ Tố Hữu đã khóc Người:
                 Trải qua một cuộc bể dâu
                 Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
                 Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
                 Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều
*  Trở lại về thi nhân Phạm Ngọc Thái - Trong bài thơ “Ta khóc cho ta” để lại cho hậu thế mai sau, tôi đã viết:
                   Quan san muôn dặm sơn hà
                   Nguyễn Du người trước, tôi là người sau
                   Hôm nay rỏ chút lệ sầu
                   Thương Người rồi lại chạnh đau phận mình
                    ....    
                    Người Đường Cổ - Tôi Tân Thơ
                    Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người.
                                                           (Trích tập "64 bài thơ hay", Nxb Hồng Đức 2020)
     Hôm nay Phạm Ngọc Thái cũng xin gửi lên Trung ương và Chính phủ được biết!

     Thi nhân sẵn sàng tiếp đón Ban Tuyên giáo Trung ương tới gặp tại nhà riêng – Nếu Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cho trát đòi? Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái vẫn còn đầy đủ các tác phẩm cơ bản, khẳng định chân dung một thi nhân vĩ đại đối với nền văn học Hiện đại VN, sẽ mang đến để trình diện Người !!!

                       Hà Nội, mùa đông 2021
                                                                                                    Cựu quân nhân
                                                                       PHẠM NGỌC THÁI
                                                                                                 ĐT:  038 302 4194        
                                                                                         Email:  ngocthai1948@gmail.com
Sao gửi:
-  Viện văn học Việt Nam   
-  Ban chấp hành HNVVN
                         (để biết)
 
        Cuối cùng xin đăng một bài thơ về Đất mẹ yêu thương:
 
           ĐẤT NƯỚC TÔI YÊU

 Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương
Hát một bài ca về Đất Mẹ
Sông, núi, bàu trời qua bao thế hệ
Vẫn ngọt ngào như câu ca dao.
 
Mẹ đã nuôi ta trong mưa nắng dãi dầu
Ta lớn lên thành người con đất nước
Dân tộc tôi gặp nạn nhiều và cũng nhiều tủi cực
Nhưng rất giàu yêu thương bao la.
 
Việt Nam ơi!
Ta gọi tên hai tiếng của ông cha
Qua 4.000 năm dân vẫn còn nghèo đói
Hết giặc ngoại xâm, lại lũ quan tham giày xới
Đánh thắng bao quân thù mà mãi chửa “tròn Nhân”.
 
Ôi, đất nước ta yêu quí vô ngần
Thế kỉ XXI rồi, người ơi!
Chẳng lẽ cứ câu ca dao "ngày tám tháng ba" hát mãi
Hãy mở thật rộng cửa trời Mỹ, trời Âu
Vừa lấy thế chống giặc phương bắc tràn vào
Vừa mở mang kinh tế.
Ông cha ta đã dậy rồi:
"dân trị tức pháp trị"
Không có gì bằng "khai dân trí"! (*)
 
Ôi, đất nước tôi yêu!
Ta sống làm người của non sông. Chết làm ma đất nước.
Dẫu chưa theo được bước chân cường quốc
Hãy thương lấy ngọn cỏ quê hương
Đói khát, khổ nghèo lòng nguyện thủy chung
Không theo gót Tàu Bang hại giống nòi, dân tộc
Để con cháu muôn đời không ô nhục.
......
 (*) Lời của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh
 
                                     PNT.
                                  (Trích tập “64 bài thơ hay”, 2020)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét