Nguyễn
Nam Chung là nhà giáo dạy văn của một trường trung học tại
huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk. Từ quê tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Nam Chung đã
đi
vào những cuộc chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đọc tập hồi ký “Khoảng đầu đời” thì biết ông đã là lính trinh sát tham gia các
chiến dịch Khe Sanh (Quảng Tri 1968), chiến
dịch Đường chín nam Lào (1971), rồi chiến
dịch Quảng Trị (1972)... Đi nhiều
nơi
Nguyễn Nam Chung đã
chứng kiến bao cảnh: Đầu rơi máu chảy
nên khi đọc bài thơ “Trong Thành Cổ
Quảng Trị” của Đồng Thị Chúc, ông xúc động và cùng cảm xúc với tác giả thơ rồi viết ra những lời cảm nhận thật đồng điệu , thật xúc động.
Tác
giả thơ trân trọng cảm ơn nhà giáo Nguyễn
Nam Chung.
Nhân
dịp kỷ niệm 30-4 CDT giới thiệu
với
bà con bài bình của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Nam Chung cho bài
thơ “Trong Thành Cổ
Quảng Trị”.
Trân
trọng. CDT
ĐỒNG THỊ CHÚC VỚI BÀI THƠ “TRONG THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ” / Nguyễn Nam Chung
Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ mảnh đất Quang trị từng là nơi:
Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền…
(Thơ
Lê Bá Dương)
Riêng
với thành cổ Quảng Trị sau 81 ngày đêm
năm
1972, còn để lại sự ám ảnh như
một "Oa- Téc- Lô" ở Việt Nam với bao thế hệ. Từ những người trực tiếp tham gia cuộc chiến may còn sống sót đến những thế hệ sau, đi
thăm được chứng kiến những hiện vật, những bức ảnh và được nghe các hướng dẫn viên thuyết minh, chỉ dẫn cho những người đến tham quan nơi
mảnh đất cổ thành về diễn biến của 81 ngày đêm.
Hầu như
tất cả mọi người họ đều có tâm trạng giống nhau.
Đồng Thị Chúc là một trong những khách đến tham quan như
thế. Chị không thuộc lớp
người của những thế hệ sau, chị cũng
từng là người lính nhưng
chỉ biết về thành cổ Quảng Trị qua Bản đồ, đài
và báo chí; mãi 40 năm sau chị mới có dịp đặt chân tới… Chị đến thành cổ với tư
cách của một cựu chiến binh, một khách tham quan cùng một tâm hồn thơ
ắp đầy trong chị. Những đoàn
người nhẹ bước nối tiếp nhau theo ngữ điệu bổng trầm của người hướng dẫn viên, để trở về sống lại. Rồi dần chìm vào quá khứ của mảnh đất này. Đã
có những tiếng nấc to và những dòng nước mắt tuôn trào khi đi
qua ngôi mộ chung và
nghe người hướng dẫn viên thuyết minh hầu như
tất cả mọi người đã
khóc còn chị thì không,
chị tâm sự: "mọi người thì khóc, nhưng
mình đã không thể khóc"…
Có phải chị là người lạnh lùng vô cảm? Có lẽ là không! Bởi nếu là người vô cảm thì không thể có những giây lắng lại để "Động giấc nồng chiến binh". Bằng lối tư
duy rất "Bồ Đề", chị cảm nhận thấy dưới lớp đất mà "Bước chân… nhẹ như
không"… này còn biết bao người đang
sống ở cõi mênh mông huyền ảo bên kia; dường như
tất cả họ đều còn rất trẻ. Nói như
nhà thơ Nguyễn Hồng Hà thì họ còn là "Những chấm hồng trong tranh" còn với Đồng thị Chúc thì họ là… "những kiếp trung trinh / Ngã rồi chưa
một chút tình lứa đôi"…
Những người đã
ra đi hầu hết họ còn rất trẻ; vào thành cổ phần đông
họ đang
là sinh viên của các trường Đại học, hồi ấy thanh niên dù bất kỳ là ai dù bất kỳ ở đâu cũng
đều hướng về tiền tuyến tất cả đều rất sẵn sàng cho giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà. Có những người thuộc diện được miễn hoãn như
Lê Xuân Chinh mồ côi cha từ nhỏ còn một mẹ một con mà anh vẫn tình nguyện lên đường đi
chiến đấu, để làm nên một "nụ cười chiến thắng"- qua ống kính của nhà nhiếp ành, nhà báo dũng
cảm và tài hoa: Đoàn
Công Tính; ngay trên mảnh đất cổ thành Quảng Trị, nơi
mỗi người phải hứng chịu hàng trăm
quả đạn pháo, hàng nghìn tấn bom để giữ từng tấc đất thấm đẫm máu của hàng chục nghìn người… Nụ cười ấy đã
gặp chị Đồng Thị Chúc, và có lẽ nói cho chính xác hơn
là nhà thơ đã gặp được nụ cười ấy, để mà thổn thức, để mà suy tư
về những nụ cười vô tư
của những chiến sĩ
đang
ở trong cái tầm máu xương
chồng chất ấy; nụ cười vô tư
ấy mách bảo với chị về cái tư
thế sẵn sàng chiến đấu và cũng
rất sẵn sàng hy sinh; để rồi giúp chị nhận ra một điều như
là chân lý mới nghe thấy hơi
là lạ theo chị đó
là: "Chân lý cho người vô tư"…
…Vô
tư
chết, vô tư
cười
Cứ như
chân lý cho người vô tư"…
Có
lẽ đỉnh của sự vô tư
ấy là nụ cười… sẽ còn lưu
lại mãi trong viện bảo tàng, để lại mãi mãi cho các thế hệ con cháu mai sau; cùng với những sơ
đồ trận đánh;
cùng với những bảng thống kê đầy ắp những chiến công và đồng thời còn đó
là đầy ắp những nỗi đau
lan tỏa trong tâm thức của mỗi người dân Việt cho đến bây giờ. Đến đó
mới thấy sự kinh hoàng đến không thể tin nổi cũng
từng là người lính mà chị đang
trực tiếp mắt nhìn những hiện vật, tai nghe những số liệu thống kê mà chị đâu
có tin bởi vậy nên chị đã
kinh ngạc đến ngỡ ngàng mà thốt lên:
Chuyện nghe thực tưởng là hư
Sao
mà tin được thế ư
nơi
này?...
Là
một nhà thơ
đấy, và đây
cũng
là những câu thơ
ở chính giữa bài thơ
đấy nhưng
chẳng thấy một chút thơ
nào, mà đấy chỉ là những lời kể, lời tự sự trần trụi trở thành lời than, ngay trong chị những những giây phút ấy đã
có sự chuyển đổi: Biến những cảm nhận thành nỗi đau,
chỉ nỗi đau
đến đỉnh điểm mới thốt ra những lời than vụng về dân dã như
vậy: "Sao mà tin được thế ư
nơi
này" chẳng khác nào
những tiếng kêu trời, than trời khi gặp những nỗi đau,
khi thấy những điều tai bay vạ gió, nó như
sự phản ứng tự nhiên diễn ra bất chợt trước một sự bất ngờ nhưng
được trào ra từ tim, từ óc!...
Cũng
là một người lính trong những năm
tháng ấy tôi cùng đơn
vị cũng
có mặt tham gia
trong cuộc chiến khốc liệt này tại thành cổ; tôi cũng
từng ôm bạn đã
hy sinh, mà máu đồng đội thấm đẫm vai áo mình; nhưng
với tôi lúc đó
chỉ coi đấy là nhiệm vụ chứ làm gì có thời
gian mà sợ hãi đến kinh hoàng. Ở trong cái sự thật "sống" ấy chỉ lo đến giải quyết công việc… chứ còn đâu
chỗ giành cho
những giây phút
ngậm ngùi, nếu có chăng
chỉ là khi đã
xong công việc rồi có lúc nhớ lại nhưng
cũng
nuốt vào trong
bởi khi ấy luôn nghĩ
rằng: "Biết đâu
lúc nữa, biết đâu
ngày mai rồi sẽ đến lượt mình…"
Cám
ơn
chị Đồng Thị Chúc đã
khơi dậy trong tôi
cái cảm xúc mà chính
người trực tiếp trong cuộc thường không có cái cảm xúc ấy, bởi có lẽ sự thật phũ
phàng ác liệt thường làm cho con người lì lợm thêm chăng…
…Trở lại với bài thơ
chị Chúc kể: Từ khi rời khu thành cổ lên xe chị im lặng và tối đó
đặt bút viết câu đầu tiên:
"Tôi
về thành cổ chiều nay
Giữa chang chang nắng, giữa say say nồng…
Chẳng biết cái say ấy của chị là "say nắng" hay say vì bị chuyếnh choáng của những nỗi đau
mà chị vừa chứng kiến rồi liên tưởng thấy. Thế là chị viết, viết như
người "Thăng
đồng" vậy, viết một mạch chỉnh chang sơ
qua rồi gửi đến trang Nguyễn
Trọng Tạo (NTT) ngay trong đêm.
Sáng ra mở máy đã
thấy bài thơ
lên trang rồi; thật lạ, bất kỳ một tác giả nào khi bài viết của mình nhất là thơ
được đăng
ở đâu
đó
thì thường rất mừng sẽ ngồi mà nhâm nhi đọc lại; nhưng
chị thì không!
Chị đã
"đóng máy bởi cảm thấy đầu óc quay cuồng"… Có phải đây
là một hiện tượng lạ trong thế giới của những người viết lách. Bài thơ
TRONG THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ của chị đã
ra đời như
thế! Một bài thơ
có thể nói rất "mộc". Chị cho biết: Trước và trong khi viết bài này chị lặng im không khóc nhưng
nếu đọc kỹ bài thơ
thì thấy chị đã
khóc nhiều thậm chí rất nhiều… chị như
một người vừa gặp sự cố gì đó
đau
đớn lắm giống như
một sự mất mát thương
đau
mà chị đang
vừa khóc vừa kể lại với bạn mình; mà lời kể như
thế thì sẽ rất thật thà mộc mạc chứ làm sao mà chau chuốt đánh
bóng được ngôn từ…
Đọc thơ
chị hầu như
ta thấy bài nào cũng
được sử dụng những từ ngữ hình ảnh giản dị mà đầy ắp yêu thương,
lấp lánh giá trị nhân văn.
Với bài Trong thành cổ Quảng trị cũng
không là ngoại lệ.
Đăk Lăk tháng 12-2017
Nguyễn Nam Chung
TRONG
THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
Đồng
Thi Chúc
Tôi
về Thành cổ chiều nay
Giữa
chang chang nắng giữa say say nồng
Bước
chân dù nhẹ như không
Mà sao thấy
động
giấc nồng chiến binh.
Ở đây những kiếp trung trinh
Ngã rồi
chưa một chút tình lứa đôi
Vô
tư
chết vô tư
cười
Cứ
như chân lý cho người vô tư.
Chuyện
nghe thực tưởng là hư
Sao mà tin được.
Thế ư, Nơi này?
Giá
như chỉ có một ngày
Máu xương
đâu
dễ chất dày... giá như...?
Hỏi
Người, Người chỉ ậm ừ
Ngước
lên tôi cũng vô tư hỏi Trời
Biết
rằng
Trời chẳng trả lời
Thôi đành
tự
quất vào người, mà đau.
TCTr
tháng 6-2012 ĐTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét