Cuốn sách “
Trời trai trẻ” với bìa sách mộc mạc , thậm chí hơi đơn giản quả là cũng không
gây ấn tượng cho tôi nhiều lắm. Nhưng khi lật giở từng trang sách, tôi bị cuốn
hút dần và khi đọc hết hơn 200 trang sách, tôi cảm nhận được sau những dòng chữ
mộc mạc, chân thật có chút vụng về là cả một tấm lòng tình cảm và trái tim đầy
nhiệt huyết của một Nhà báo trẻ tình nguyện đi vào cuộc chiến đấu gian lao của
dân tộc.
“Cái quý nhất của con người là cuộc sống…
cũng có thể nói thời quý nhất của con người là thời trai trẻ” đó chính là lời
bộc bạch mở đầu cho cuốn hồi ký “Thời trai trẻ” của Nhà báo Lê Văn Hy, nguyên
trưởng phân xã TTXVN tại cac tỉnh Hà Nam
Ninh. Nam Hà và Thuận Hải.
Tác giả tâm sự
“Thời trai trẻ” là cuốn sách tâm đắc nhất trong thời gian cầm bút, “là những cảm
xúc chân thực quý giá, những trang nhật ký người thật việc thật ghi lại sinh động thời trai trẻ của tôi, đồng thời
gắn với những truyền thống, con người của cơ quan đơn vị trong những năm dài chống Mỹ, cứu nước.
Trong khoảng 10 năm của thời trai trẻ ấy (từ 25 đến 35 tuổi), sau khi học xong
lớp phóng viên khóa 6 của Thông tấn xã Việt Nam, anh được cử làm phóng viên
thường trú ở tỉnh Hà Tây, sau đó chuyển
sang quân đội làm phóng viên chiến trường tại Mặt trận B3 Tây Nguyên. Do thói
quen nghề nghiệp và lòng yêu văn học, ngay những ngày đầu ra công tác, nhà báo
Lê văn Hy đã hình thành thói quen hàng
ngày ghi lại những sự việc quang cảnh ấn tượng của mình với công việc của mình
trong thời kỳ đầu làm báo, thời kỳ làm báo ở chiến trường, khi hành quân trên
đường Trường Sơn, và đường sang nước bạn. Những trang nhạt ký trở thành người
bạn tinh thần theo anh suốt trong những ngày gian khổ hào hùng để bây giờ thành
pho tư liệu sống động quý giá, anh tâm sự:
“Lúc đầu tôi viết với nhu cầu ghi lại cảm
xúc ấn tượng về sự việc mình trải qua, đã chứng kiến chứ không có ý định sau
này xuất bản. Lúc đó tôi chỉ thấy một nhu cầu càn phải viết, bởi đây là những
tư liệu thật sự quý giá mà sau này ngồi ôn lại không thể tái hiện sinh động như
thế được về thời trai trẻ của mình và đồng đội, cái thời đã qua không trở lại
bao giờ”.
Với anh TTXVN là chiếc nôi lớn trong suốt
quá trình 35 năm làm công tác phóng viên TTXVN, khoảng 20 tháng ở Hà Tây và gần
6 năm ở chiến trường Tây Nguyen, trước hết là cảm ơn cơ quan TTXVN, nhất là anh
chị em ở phòng tin miền Bắc lúc đó đã dìu dắt tôi nhanh chóng trưởng thành về
nghiệp vụ báo chí, nó là thời gian thực tập công tác thời kỳ tích lũy kinh
nghiệm phóng viên, nhất là phóng viên trẻ vừa mới ra trường như tôi”.
Anh đã ghi lại chân thực những ngày đầu
tác nghiệp, đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tấm lòng những người anh, những người
lãnh đạo dành cho mình: Nhà báo Đỗ Phượng (lúc đó là Phó tổng biên tập chuyên
trách tin Miền Bắc) luôn đi sâu sát thực tế, ân cần thăm hỏi động viên anh em
phóng viên.
Trưa ngày 30
tháng 5 năm 1968 trở thành dấu mốc thieng liêng không bao giờ quên đối với anh.
Đó là giây phút anh chị em trong VNTTX đưa tiễn đoàn phóng viên chuyển sang
quân đội, trong đó có anh, vào chiến trường B. Thế là bắt đầu những ngày gian
khổ “hành quân vượt Trường Sơn vào chiến trường Tây Nguyên. Bao điều mới lạ mở
ra trước mắt, cùng với sự gian khổ khốc liệt của cuộc chiến đấu hào hùng của dân
tộc. Với anh đây là môi trường thứ hai tôi luyện người phóng vien. Những lần
lạc đường, những trận sốt rét rừng, những chuyến công tác đầy nguy hiểm để bảo
đảm làm tin phát về Tổng xã, rồi cả việc tăng gia sản xuất đều được anh ghi lại
một cách chân thực xúc động: “Lần đầu tiên tôi đi phát rẫy mới. Tôi chặt cây được
vài ngày thì thấy người mệt, vì trước đó tôi mới sốt khỏi. Một buổi sáng tôi đi
phát rẫy thì cứ phát chặt linh tinh không đâu vào đâu. Bởi vì thế anh Vỹ cho
tôi về nhà nghỉ. Tôi nằm trên võng và thấy mình lên cơn sốt. Trưa ăn cơm tôi đã
không cảm giác gì. Suốt từ tối đến đêm, anh Luân đồng hương Nam Hà tiêm thuốc
cho tôi. Mãi nửa đêm cũng không qua khỏi. Anh Luân kể lại là đồng tử tôi lúc đó
đã giàn ra trông dễ sợ…”.
Thế rồi từ một sinh viên khoa Ngữ văn
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội anh đã biết trồng ngô tỉa lúa, đốn đổ những cây
cổ thụ to người ôm không xuể. Chiến trường cũng tôi luyện cho người phóng viên
trưởng thành hơn về nghiệp vụ, biết viết đủ các thẻ loại tin từ tin chiến sự đến
bài tường thuật các trận đánh, tình đồng đội đồng chí đồng hương trong cuộc
kháng chiến gian lao và anh dũng. “Trở về” miền Bắc sau gần 6 năm làm phóng
viên chiến trường Tây Nguyên, những trang viết của anh đã ghi lại cảm xúc chân
thực. Từng trang nhật ký thấm đẫm tình đồng đội tình quân dân khiến những ai
từng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đều không khỏi bùi ngùi nhớ lại kỷ niệm
một thời gian khổ mà hào hùng.
Chương cuối “Đường sang nước bạn” khép
lại cuốn hồi ký với những tình cảm của tác giả, với đất nước với người thân đặc
biệt là tình cảm với nhân dân các nước Bun
Ga ri, Lien Xô và Trung Quốc...
Trong chương cuối, tác giả trích nguyên văn nhật ký chuyến công tác ở nước
ngoài hai tháng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ nội tâm của những người chiến sĩ
càm bút.
“Thời trai trẻ” đã được Nhà xuát bản
Thông tấn cho ra mắt vào cuối năm 2006] món quà xuân đầy ý nghĩa của tác giả dành
tặng những người đồng nghiệp – đồng chí cùng bền vai sát cánh một thời trong sự
nghiệp của cơ quan cũng như sự nghiệp cách mạng của dân tộc./.
THỤC
HIỀN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét