1
Bài viết của chúng tôi dựa trên những tư liệu lịch sử ở trong và ngoài nước, cùng những câu chuyện dã sử, những ghi chép xuất hiện ở nhiều đời, để tiến hành việc “đãi cát tìm vàng”. Chúng tôi đã thực hiện phương pháp luận nghiên cứu sử học, văn học, nhân học, xã hội học, triết học v.v… để đối chiếu, so sánh đồng đại và lịch đại, thanh lọc những nghi vấn, những câu chữ lạnh lùng trong các loại sách vở. Đặc biệt là bộ sách AN NAM CHÍ LƯỢC của Lê Tắc, người đã chạy theo Chương Hiến Hầu Trần Kiện sang hàng Nguyên Mông. Mục tiêu cuối cùng, là để vén lên bức màn huyền bí của lịch sử, chẳng những chiêu tuyết cho một nhân vật lịch sử rất lớn ở đời Trần, mà còn làm sáng tỏ chân dung đích thực một người con vĩ đại của dân tộc Đại Việt.
Điều
đặc biệt quan trọng hơn, chính là việc giải mã 15 bài thơ của Chiêu Quốc Vương
Trần Ích Tắc được học giả Lê Quý Đôn sưu tầm, đưa vào bộ sách TOÀN VIỆT THI LỤC.
Thơ Trần Ích Tắc biểu hiện rõ nhất, trung thực nhất đời sống tâm hồn, tình cảm,
bản lĩnh và ý chí của ông. Chúng tôi cũng xin nói rõ rằng, bộ sách TOÀN VIỆT
THI LỤC của Lê Quý Đôn, đương thời, đã được vua Lê, chúa Trịnh phê duyệt, cho
khắc in để truyền bá rộng rãi. Bộ sách TOÀN VIỆT THI LỤC của Quế Đường tiên sinh,
hiển nhiên đã trở thành bảo vật vô giá của quốc gia. Sách hiện được lưu giữ, bảo
quản ở kho sách VIỆN HÁN NÔM, Việt Nam.
Như
vậy, tính pháp lý của thơ văn Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, không có gì phải
bàn cãi thêm nữa. Trước sau, ông vẫn là người mang quốc tịch Đại Việt, công dân
chính thức của Đại Việt. Hơn thế, ông còn là công dân vĩ đại, vào hàng bậc nhất
của Đại Việt ta!
Vấn
đề đặc biệt quan trọng là GIẢI MÃ thơ Trần Ích Tắc, để hiểu rõ tâm sự của ông,
bên cạnh việc đối chiếu các tư liệu lịch sử, ngõ hầu tìm ra sự thật, xác định
chân dung huyền thoại của nhà tình báo chiến lược thiên tài Chiêu Quốc Vương Trần
Ích Tắc.
Nhà
thơ quốc tịch Mỹ, gốc Nga, ông JOSEPH BRODSKY, giải thưởng Nobenl văn chương đã
viết: “Để hiểu được một con người, một dân tộc cả ngàn năm trước, thì chỉ có
thơ ca mới làm được điều đó mà thôi"!
Thơ
ca của Trần Ích Tắc để lại, là minh chứng chuẩn xác nhất, là di ngôn vô cùng
quý báu, để con cháu đời sau hiểu rõ công lao vĩ đại, sự hy sinh thầm lặng mà
cao cả của ông, tấm lòng son chói sáng của ông với đất nước Đại Việt.
Ngoài những vật liệu ngôn ngữ cần thiết, việc
nghiên cứu chân dung một nhân vật lịch sử khác thường, thấp thoáng ở phía sau
câu chữ, lại chưa có tiền lệ, cần phải có tư duy phản biện, xâu chuỗi, kết nối,
phân tích, định dạng các chi tiết bên ngoài chính sử, cùng với một cái tâm
trong sáng và tầm nhìn xa rộng, toàn cảnh, ngõ hầu phát hiện chân xác những điều
KHÔNG THỂ NHÌN THẤY, mà VẪN CÓ THỂ HÌNH DUNG THẤY. Chẳng khác gì tìm ngọc trong
đá vậy. Người viết cũng phải ít nhiều có hiểu biết về nghệ thuật quân sự, kiến
văn đủ tầm, nếu không muốn nói là sâu rộng. Không được như vậy, thì dẫu đọc ba
vạn quyển sách, cũng chẳng thấy gì. Nguyễn Trãi từng viết: “Đọc sách phải thông
đòi nghĩa sách” là vậy!
2
Trần
Ích Tắc (1253-1329) là Hoàng tử con vua Thái Tông Trần Cảnh, do bà Vũ Phi (Vũ
Thị Vượng), quê huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định sinh ra. Bà Phi thứ 5 (Vũ Phi) của
Thái Tông Trần Cảnh sinh hạ được 3 người con trai. Thứ nhất là Chiêu Đạo Vương
Trần Quang Xưởng. Thứ hai là Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc. Thứ ba là Chiêu Văn
Vương Trần Nhật Duật.
Các
sách sử nước ta không thấy ghi chép gì về người mẹ của các ông Chiêu Đạo Vương,
Chiêu Quốc Vương, Chiêu Văn Vương. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học xã hội
nhân văn đã phát hiện ở ngôi miếu cổ làng Miễu, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định,
có tấm bia ghi rõ nội dung cuộc gặp gỡ của vua Trần Cảnh với bà Vũ Thị Vượng,
khi nhà vua đi tuần thú vùng Thiên Trường. Nhà vua rất hài lòng, bèn đưa bà Vũ
Thị Vượng về cung, phong làm Vũ Phi.
Trần
Ích Tắc sinh năm 1253 ở Thăng Long. Ngay từ khi còn nhỏ, Hoàng tử Trần Ích Tắc
đã nổi tiếng thông minh, có tài “kinh bang tế thế”. Chiêu Quốc Vương còn rất giỏi
cả các ngón nghề văn chương thi phú, đá cầu, vẽ tranh … Ông là một nghệ sĩ tài
hoa đích thực, rất được người đương thời ngưỡng mộ.
Ở
thời kỳ làm quan cho nhà Nguyên, Chiêu Quốc Vương trổ tài nghệ sĩ, vẽ chân dung
Hốt Tất Liệt, Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, lấy đó làm phương tiện ngoại giao khôn
khéo. Tác phẩm của ông vẽ chân dung các nhân vật này hiện vẫn còn được lưu giữ,
như bảo vật văn hóa nghệ thuật vô giá của người phương Bắc.
Khi
14 tuổi, Trần Ích Tắc đã được phong tước Chiêu Quốc Vương. Năm sau, Trần Ích Tắc
được phong chức Phiêu Kỵ Đại Tướng Quân, trấn giữ tuyến phòng thủ thứ 2 ở mạn Bạch
Hạc, Việt Trì, Phú Thọ ngày nay. Trong khi đó, em trai Ích Tắc là Chiêu Văn
Vương Trần Nhật Duật trấn giữ tuyến đầu vùng biên cương phía Bắc.
Thời
gian còn ở Thăng Long, Trần Ích Tắc đã mở trường tư thục, ở ngay phủ đệ của
ông, bên cạnh trường Quốc Tử Giám. Ông bảo trợ, giúp đỡ trò nghèo và trực tiếp
giảng dạy. Học trò Thầy Trần Ích Tắc đều đỗ đạt rất cao, như các ông Trạng
Nguyên Mạc Đĩnh Chi, Bùi Phóng, Hoàng Giáp Nguyễn Trung Ngạn và cả ông Thiếu Bảo
Trương Hán Siêu nữa. Họ đều trở thành những danh thần trụ cột của triều Trần,
qua nhiều đời vua, từ Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông đến Dụ Tông. Như vậy,
Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc chính là người đầu tiên trong lịch sử Đại Việt mở
trường tư thục, mở ra cơ chế mới cho giáo dục, ngày nay vẫn còn đang tiếp tục làm theo. Ông là một nhân cách
lớn, một nhà giáo tuyệt vời.
Khi
Chiêu Quốc Vương đem theo cả gia quyến và một số tùy tùng thân tín chạy sang
“hàng” Nguyên Mông, triều Trần vẫn không tước bỏ danh tính họ Trần của ông, mà
chỉ gọi là Ả TRẦN, tức người họ Trần mà hèn nhát yếu đuối như đàn bà. Đó là một
sự bất thường, nhưng lại bình thường trong hoàn cảnh phải bí mật tuyệt đối, phải
tạo ra cái vỏ bọc hợp lý, như một chiêu thức thông thường của nghề tình báo.
Xưa thế, và nay cũng thế. Thực chất, Chiêu Quốc Vương chỉ trá hàng, để leo cao
chui sâu, chiếm được vị trí quyền lực đáng kể, giúp cho việc thực thi mục tiêu
chiến lược: ĐÁNH PHÁ ĐỊCH TRONG LÒNG ĐỊCH. Đó chính là một chi tiết thú vị, để
người đời sau tự tháo gỡ, tự làm sáng tỏ sự thật. Đây là một vụ tình báo chiến
lược, lâu dài, rất lâu dài, có thể diễn biến hàng trăm năm. Người đời sau sẽ có
trách nhiệm “đãi cát tìm vàng”.
Lịch sử đã chứng minh rằng, Hốt Tất Liệt
không bao giờ buông bỏ việc trả thù Đại Việt, một khi ông ta còn có mặt trên đời.
Trước khi rời cõi vĩnh hằng, Hốt Tất Liệt đã chuẩn bị kế hoạch giốc toàn lực cả
chín châu, tức cả nước Nguyên, quyết tấn công tiêu diệt Đại Việt lần thứ 4.
Nhưng năm sau (1294), Đại Hãn xuất sắc thứ 2, sau Thành Cát Tư Hãn, cũng bị
“triệu hồi” về âm cung. Cháu ông ta là Thiết Mộc Nhi lên ngôi kế vị, bèn ban
chiếu bãi binh. Cuộc xâm lược lần thứ 4 của đế quốc Nguyên Mông xuống Đại Việt hoàn
toàn chấm dứt từ đây. Có được may mắn này, là bởi có sự tác động kiên nhẫn,
khôn khéo của Trần Ích Tắc, kể từ khi Thiết Mộc Nhi (Nguyên Thánh Tông) còn ở
ngôi Đông Cung Thái Tử.
Từ
sau cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất (1258), nước Đại Việt có khoảng
30 năm yên ổn. Triều đình đã ra sức cải cách nhiều mặt, xây dựng đất nước vững
mạnh, đủ sức đương đầu với giặc Nguyên Mông. Năm 1285, giặc Nguyên Mông tấn
công Đại Việt lần thứ 2. Tổng chỉ huy quân Nguyên Mông là Trấn Nam Vương Thoát
Hoan. Trước thế giặc mạnh, lại thêm có bọn Lê Tắc, Trần Tôn dẫn đường, quân Đại
Việt bị bất ngờ, phải rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng. Trần Tôn, người
nước Tống trước đây chạy theo cha là Thiếu Sư Trần Trọng Trưng sang nương nhờ Đại
Việt, được vua Trần phong chức quan, hậu đãi. Nhưng khi Thoát Hoan dẫn đại binh
xâm lược Đại Việt, Trần Tôn lại đầu hàng quân Nguyên, dẫn đường cho chúng tập
kích vào căn cứ Vạn Kiếp (Hải Dương). Thời điểm này, Chiêu Quốc Vương còn đứng
bên cạnh vua tham mưu chiến sự.
Nhận
thấy cuộc chiến đấu với đế quốc Nguyên Mông sẽ không thể chấm dứt một sớm một
chiều và vĩnh viễn, thế nên lãnh đạo triều Trần đã bàn bạc rất kỹ lưỡng cho chiến
lược chống giặc phương Bắc lâu dài. Vì vậy, triều Trần đã bí mật tiến hành tổ
chức cho Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc sắm vai trá hàng, “đào tẩu” sang bên kia
biên giới trà trộn vào hàng ngũ đối phương. Nếu không là Chiêu Quốc Vương thông
minh tuấn kiệt, văn võ song toàn, thì không ai ở thời điểm này có thể gánh vác
được nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vô cùng nguy hiểm và khó khăn này!
Ngày
15.3.1285, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đã đem theo cả gia quyến, tùy tùng
thân tín, trốn chạy sang “hàng” nhà Nguyên. Ông được Hốt Tất Liệt tin dùng,
phong làm AN NAM QUỐC VƯƠNG chờ ngày về nước làm vua. Trước khi chạy sang
“hàng” nhà Nguyên, Trần Ích Tắc đã từng viết thư xin hàng, gửi sang nhà Nguyên
theo đường khách buôn ở Vân Đồn. Đó chính là cái mẹo phản gián, để mở đường cho
bước tiếp theo, trực tiếp đem theo cả gia quyến chạy sang hàng Nguyên Mông.
Trần
Ích Tắc được Hốt Tất Liệt hoàn toàn tin tưởng, giao cho ông những chức quan, tước
hiệu rất cao. Quan trọng nhất, đó chính là chức HỒ QUẢNG BÌNH CHƯƠNG CHÍNH SỰ,
tức Tể Tướng của triều đình Nguyên Mông. Ở chức vụ rất quan trọng này, Chiêu Quốc
Vương có cơ hội nắm chắc nội tình đối phương và các kế hoạch chiến lược của họ.
Ông sai người cập nhật thông tin tình báo thường xuyên về trong nước, khiến các
vua Trần (Thánh Tông, Nhân Tông) và Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần
Quốc Tuấn chuẩn bị kế hoạch đối phó với Nguyên Mông. Thực tế đã diễn ra, từ khi
Chiêu Quốc Vương chạy sang “hàng” quân Nguyên, nhà Trần không thua thêm trận
nào nữa. Hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần
thứ ba (1287,1288) Đại Việt đều toàn thắng.
Cuộc
xâm lược lần thứ ba (1287, 1288), Trần Ích Tắc đã biết rõ kế hoạch tấn công của
quân Nguyên. Hốt Tất Liệt sai Thoát Hoan đưa AN NAM QUỐC VƯƠNG Trần Ích Tắc về
nước. Khoảng 50 vạn quân Nguyên, do Thoát Hoan làm Tổng Tư lệnh, chia làm 3
mũi. Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy mũi chính diện, tiến thẳng vào Thăng Long.
Cùng đi, có AN NAM QUỐC VƯƠNG Trần Ích Tắc và cậu con trai 9 tuổi là Trần An.
Riêng Trần An được Lê Tắc (tác giả bộ sách AN NAM CHÍ LƯỢC) và Lê An đem theo 5
ngàn quân hộ tống.
Lãnh
đạo Đại Việt đã nắm được kế hoạch tấn công chi tiết của Thoát Hoan. Tiết Chế
Hưng Đạo Đại Vương lên kế hoạch tác chiến, sẵn sàng đối phó với quân Nguyên ở
chiến dịch đặc biệt quan trọng này. Đại Việt đã nắm chắc phần thắng trong tay.
Khi vua Trần hỏi Hưng Đạo Đại Vương, rằng năm nay thế giặc thế nào? Đại Vương
bình thản trả lời rằng: “Thế giặc năm nay dễ phá”! Sở dĩ có câu nói này, là bởi
Hưng Đạo Đại Vương đã nắm được kế hoạch tấn công cụ thể của Thoát Hoan, do Trần
Ích Tắc sai người đưa tin. Quốc Công Tiết Chế đã có kế sách chủ động chống giặc.
Binh pháp nói rằng “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”!
Mũi
tiến công chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy, đưa Trần Ích Tắc về nước, làm AN NAM
QUỐC VƯƠNG. Trần An 9 tuổi, sẽ được làm Thái Tử kế vị. Trần Ích Tắc thừa biết
diễn biến của kịch bản này. Ông bình tĩnh, tự tin theo chân Thoát Hoan về nước.
Nhà
Trần rút lui chiến lược, bỏ lại Thăng Long vườn không nhà trống, cho Thoát Hoan
ở trọ ít ngày. Thoát Hoan và Ích Tắc vào Thăng Long không thấy có lực lượng
đáng kể nào ngăn chặn.
Riêng
đội quân hộ tống “Thái Tử” Trần An 9 tuổi, bị tướng Nguyễn Thế Lộc chặn đánh rất
quyết liệt. Quân địch bị đánh tơi bời. Tuy nhiên, Nguyễn Thế Lộc vẫn để ngỏ hướng
bắc, cho Lê Tắc và Lê An ôm cậu bé Trần An lên ngựa chạy thoát về phủ Tư Minh,
bên kia biên giới, đúng vào ngày đầu tiên (Nguyên đán) của năm mới 1288. Kế hoạch
tác chiến được thực thi một cách hoàn hảo. Đánh thắng địch, mà vẫn phải bảo tồn
được tính mạng của cha con Trần Ích Tắc.
Từ
khi chạy sang “hàng” Nguyên Mông, Chiêu Quốc Vương đã sử dụng trí tuệ sắc sảo của
ông, âm thầm, khôn khéo tác động vào tâm lý tầng lớp quý tộc cao cấp của nhà
Nguyên, kết giao thân tình với họ. Ông đã gây được cảm tình chân thật với Đông
Cung Thái Tử Thiết Mộc Nhi, với tầng lớp tinh hoa của nhiều nước chư hầu. Có
người là Hoài Nam Vương. Có người là Thừa Tướng. Có người Tống, người Tây Hạ,
người Nga, người Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện và nhiều nước khác. Họ đều là
văn quan võ tướng cao cấp trong triều đình Nguyên Mông.
Quan
chức các nước chư hầu, đặc biệt là người nước Tống hiện đang bị Mông Cổ thống
trị. Người Tống, chẳng qua cũng phải cam chịu cái thân phận vong quốc nhục nhã.
Họ còn đau đớn hơn, nhục nhã hơn, ở chỗ họ mất nước, phải làm nô lệ cho Mông Cổ,
chịu cảnh vào luồn ra cúi trước ngoại bang, ngay trên quê hương của họ. Chiêu
Quốc Vương Trần Ích Tắc đã kiên trì, khôn khéo cảm hóa được họ, khiến họ mến phục,
dần chuyển sang thái độ căm ghét người Mông Cổ thống trị hà khắc, tàn bạo. Một
khi có thời cơ, chính họ sẽ là mồi lửa bùng lên mạnh mẽ, đốt cháy đế chế Nguyên
Mông. Thực tế lịch sử đã diễn ra như vậy.
Đặc
biệt hơn, ở vị thể Tể Tướng (Hồ Quảng Bình Chương Chính Sự), Chiêu Quốc Vương
Trần Ích Tắc còn âm thầm khôn khéo thuyết phục Đông Cung Thái Tử Thiết Mộc Nhi.
Khi Hốt Tất Liệt băng hà, Thiết Mộc Nhi lên kế vị, lập tức ban chiếu bãi binh,
đại xá thiên hạ. Thế là cuộc xâm lăng Đại Việt lần thứ 4 của nhà Nguyên đã được
bãi bỏ.
Cùng
với đấu trí chính trị cân não, Trần Ích Tắc và con trai ông là Trần Hữu Lượng
đã tổ chức, xây dựng được một đội quân hùng mạnh, đánh chiếm lộ Thái Bình (Quảng
Tây), rồi tiến quân mở rộng lãnh thổ đến đoạn trung lưu sông Trường Giang. Quân
bộ và quân kỵ, khoảng hơn sáu chục vạn người. Thủy binh gồm hạm đội lớn, chiến
thuyền lớn nhỏ rất nhiều. Trần Hữu Lượng xưng Hán Đế, treo cờ Hán, lấy quốc hiệu
Đại Hán, chiến đấu với quân Nguyên, khiến nhà Nguyên suy yếu, phải rút chạy lên
phía Bắc thành lập triều đại Bắc Nguyên. Tiếp đó, Trần hữu Lượng chiến đấu với
tập đoàn Chu Nguyên Chương hùng mạnh và cả Trương Sĩ Thành, tạo ra thế cuộc
tranh hùng tranh bá tương tự thời Tam Quốc. Trần Hữu Lượng muốn liên minh chiến
lược với Trương Sĩ Thành, cùng tấn công tiêu diệt Chu Nguyên Chương, nhưng tiếc
rằng, viên tướng này từ chối.
Trận
quyết chiến chiến lược giữa Hán Đế Trần Hữu Lượng với Chu Nguyên Chương diễn ra
ở hồ Bà Dương, tức hồ Bành Lãi, thông ra sông Trường Giang. Binh lực Trần Hữu
Lượng vượt trội hơn Chu Nguyên Chương. Cuộc đại thủy chiến diễn ra kéo dài hơn
hai tháng, khốc liệt còn hơn cả trận Xích Bích thời Tam Quốc. Có lúc, Chu
Nguyên Chương suýt bị bắt sống. Nhưng nhờ có trời giúp, lại thêm có quân sư Lưu
Bá Ôn tài giỏi, quỷ kế như thần, cuối cùng, Trần Hữu Lượng bất ngờ trúng mũi
tên lạc, hy sinh tại trận. Quân Trần Hữu Lượng mất vua, mất tướng Tổng chỉ huy,
nên thua trận và tan rã.
Chu
Nguyên Chương tiếp đó đánh bại Trương Sĩ Thành, rồi thành lập ra nhà ĐẠI MINH.
Chu Nguyên Chương tiếp tục Bắc phạt, đánh bại Bắc Nguyên. Các tập đoàn Mông Cổ
teo tóp dần, cuối cùng cũng tan rã.
Giấc mộng làm chủ Trung Hoa của
cha con Trần Ích Tắc không thắng lợi hoàn toàn, nhưng sự nghiệp của cha con
Chiêu Quốc Vương thật vĩ đại. Chính cha con Chiêu Quốc Vương đã góp phần lớn nhất,
làm tan rã đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Người Tàu
nên phải biết ơn cha con Chiêu Quốc Vương ở điểm nhìn trung thực này, là bởi lẽ,
cha con Trần Ích Tắc đã tạo ra cơ hội cho người Tàu giành lại quyền kiểm soát cả
Trung Nguyên, thành lập nhà Đại Minh.
Người
Đại Việt ta biết ơn cha con Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc vô cùng lớn, bởi các
ông đã đánh giặc từ xa, từ trong lòng địch, góp phần làm tan rã đế quốc Nguyên
Mông, ngay trên đất giặc, đặc biệt là đã ngăn chặn được cuộc tấn công xâm lược
lần thứ tư (1294) xuống nước ta. Đại Việt được an toàn đến khi nhà Hồ bị giặc
Minh tấn công tiêu diệt (1407).
Công
lao vĩ đại của nhà tình báo chiến lược, Anh hùng dân tộc Chiêu Quốc Vương Trần
Ích Tắc, thiết tưởng, không ai có thể so sánh với ông!
Niên
hiệu Thiên Lịch thứ 2 đời vua Nguyên Minh Tông, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc
qua đời tại Hán Dương, đất khách quê người, hưởng thọ 76 tuổi (1329). Ông như Hồng
Hạc bay mãi vào trời xanh thăm thẳm.
TÁC
PHẨM của Chiêu Quốc Vương hiện chỉ còn CỰC LẠC NGÂM TẬP, gồm 5 quyển. Một tác
gia lớn, một điệu thơ điêu luyện, uyên bác và tài hoa, Thế cũng đủ lắm rồi!
Hà Nội đầu tháng 3 năm 2023
VŨ BÌNH LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét