Lớp phòng viên khóa 6 TTXVM - Ảnh: Kiều Xuân Sơn. Nhà báo Lê Văn Hy áo trằng ngoài cùng bên phải hàng ngồi
Trong số hội viên Hội Nhà báo Nam Định hiện nay không ai có thâm niên nghề nghiệp và có thời gian làm báo ở chiến trường dài như Nhà báo Lê Văn Hy.
Học xong lớp phóng viên khóa 6 của TTXVN, ông được làm phóng viên thường trú tỉnh Hà Tây, năm 1968 , ông được biệt phái sang quân đọi làm phóng viên chiến tranh tại Mặt trận B3 (Tây Nguyên), sau đó về làm việc tại phòng địa phương Ban biên tập tin trong nước, rồi làm trưởng phân xã TTXVN liên tục từ Hà Nam Ninh, Thuận Hải, Nam Hà rồi Nam Định cho đến năm nghỉ hưu 2.000.
Làm tin Thông tấn xã, yêu cầu là phải nhanh nhậy kịp thời. Lam phóng viên báo chí ở chiến trường, điều kiện thông tin liên lạc khó khăn lại càng đòi hỏi phải nhanh nhậy trong thông tin liên lạc khó khăn lại càng đòi hỏi viết nhanh chuyển nhanh để tin chiến sự đến với đồng bào, chiến sĩ cả nước... Tác phong làm báo như vậy đã “ngấm vào máu“ khiến cho đến sau này cũng vậy, đã thành thói quen, ông lặng lẽ làm việc, cẩn trọng từng mẩu tin ngắn. Do kiệm lời nên ông dễ bị mờ khuất trước đám đông ồn ào. Tuy vậy, nhà báo Lê văn Hy vẫn được đồng nghiệp nể trọng bởi tính khiêm nhường, chẳng cạnh tranh, tị hiềm với bát cứ ai.
Sau ngày nghỉ hưu, những tưởng đã hoàn thành nhiệm vụ, mọi sự đã an bài, ông có thể an hưởng vui thú cùng gia đình, con cháu tại thôn Lê Xá, thị trấn Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định, trong ngôi nhà hương hỏa có vườn cây ao cá của tổ tiên để lại. Vậy mà ông vẫn cần mẫn làm việc, viết báo làm thơ, viết sách. Đều đều có bài đăng trên các báo Trung ương, địa phương và tạp chí của Hội văn học nghệ thuật tỉnh. Còn nhớ vào dịp kỷ niệm giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông đã cho ra một loạt bài 9 kỳ đăng trên báo Kon-Tum, nơi ghi dấu kỷ niệm làm báo của mình thời chiến tranh. Thì ra khi còn công tác, do phải tập trung làm nhiệm vụ phóng viên, nay vè hưu, ông mới có điều kiện viết về những điều đã chất chứa trong lòng và sử dụng ít vốn Hán Nôm để dịch thuật, làm thơ Đường luật. Đến nay, nhà báo Lê văn Hy đã cho in gần chục đầu sách : “Nỗi niềm gửi bạn“ (NXB Thanh niên – 1999), “ Tìm hiểu học thuyết ngũ hành và bát quái trong kinh Dịch” (Hội VHNT Nam Định 2004) , “Chu công giải mộng toàn thư“ (dịch từ Hán văn – Hội VHNT Nam Định 2005), “Thời trai trẻ“ (NXB Thông Tấn 2006), “Thơ ca đôi điều cảm nhận“ (NXB Thanh Hóa 2008), Tập thơ “Trường Sơn và miền quê“ (NXB Văn Học 2011), “Một thoáng Đường thi” (NXB Văn học 2012). Với cuốn “Thời trai trẻ“, nhà báo Lê văn Hy còn muốn nói lên lời cảm tạ cuộc đời đã đưa mình đên nghiệp bó chí, cảm ơn những người đã từng giúp mình trong những ngày chập chững vào nghề và cả quá trình làm báo ở Thông tấn xã Việt Nam. Tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm về những ngày gian lao vất vả của nhà báo nơi chiến trường nhưng đầy lòng tự hào vì được hòa mình vào cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Từ ngày nghỉ hưu không sử dụng xe máy nữa, nhưng họp hội nhà báo tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật, và cả gặp gỡ đồng nghiệp trong Chi hội nhà báo TTXVN, Ngày nhà báo Việt Nam 2 tháng 6 hàng năm, ông đều có mặt. Coi đó là dịp để gặp gỡ, chia sẻ với đồng nghiệp trong đại gia đình báo chí mà ông đã gửi găm cả cuộc đời vào đó. Thi thoảng gọi điện thăm hỏi qua bà Trần Thị Quang, vợ ông cho biết, lúc thì ông đang ở trại sáng tác Vũng Tầu, khi đang giao lưu Hội thơ Đường luật ở Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, hoặc có khi đang giúp các địa phương trong và ngoài huyện dịch một tấm bia hay gia phả của một dòng họ nào đó. Đến năm nay (2021) đã qua tuổi 80 mà sức làm việc của nhà báo Lê Văn Hy vãn dồi dào, tay bút còn sung mãn và vẫn còn lắm duyên nợ với nghề ./.
Phan Thanh Phương
(Chi hội trưởng Chi hội Nhà báo TTXVN tại Nam Định )
…………..
* Đăng theo nguyên bản do nhà báo Lê Văn Hy gửi ngày 24-3-2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét