Ai đã từng một lần được nghe các cô Văn công Tây Nguyên hát đều có một ấn tượng sâu sắc. Vì, họ chỉ là chiến sĩ giao liên, y tá, hoặc những thanh niên vừa được giải phóng khỏi “ấp chiến lược“ của địch, với lòng yêu thích văn nghệ mà vào văn công. Họ chưa được học qua các lớp thanh nhạc chính quy nào, mà chỉ là khổ luyện thành tài, học trong thực tiễn và học lẫn nhau mà thành diễn viên.
Minh Nguyệt mồ côi cả cha lẫn mẹ, được giải phóng, nay được tham gia vào đoàn văn công Quân giải phóng Tây Nguyên từ năm 1965. Đã biết bao đêm dòng, cô luyện cho đôi bàn tay đến được vẻ mêm mại uốn cong hình bán nguyệt trong đêm biểu diễn điệu múa “Công tua“ sáng tác của Ka – pa – púi. Không chỉ hát, cô còn biết ngâm thơ, đánh đàn măng rô lin và đàn tơ rưng.
I –Bơ –lơn, người con gái dân tộc Gia lai, ngày mới vào văn công còn chưa biết chữ, nói tiếng Kinh chưa sõi. Cô đã phấn đấu hết sức bền bỉ, để bây giờ hát dước các bài “Người lái đò trên sông Ba –Cô“, “Rừng xanh vang tiếng
Ta lư“... hay đến mức mà cô hát rồi, bộ đội yêu cầu cô hát lại, và đã hát rất nhiều lần như thế. Hồi tháng 6 năm 1973, tôi đi công tác ở một cung đường vận chuyển, giữa buổi trưa, tôi thấy I Bơ- Lơn, một mình đứng trên một thân cây đổ, không có người đệm đàn vẫn say sưa hát. Chung quanh cô chỉ có chừng 5, 6 anh bộ đội vận tải, đặt các gùi hàng bên đường chăm chú ngồi nghe. I Bơ –Lơn từng có phong cách như vây, khi cần thì, ngay trên đường hành quân, chỉ một vài chiến sĩ yêu cầu, cô cũng dừng lại để biểu diễn. H Pem cũng thế, một lần tôi đi lấy tài liệu về đoàn văn công Đắc Lắc, tôi được gặp Hơ Pem, người con của dân tộc Hơ Mông, diễn viên văn công nữ giọng cao, Hơ Pem đã hát rất sáy sưa bài “Em là hoa Bơ lan“, mà người nghe lúc đó chỉ có tôi và đồng chí trưởng đoàn văn công Đắc Lắc.
Hôm đó Hơ Pem đã kể cho tôi nghe về đợt biểu diễn thọc sâu trong vùng giáp ranh. Tổ của Hơ Pem chỉ có 6 người, nhưng vẫn phải biễu diễn một chương trình hoàn chỉnh: ca múa nhạc, đơn ca độc tấu trong suốt thời gian dài 4 tháng. Có tháng Tổ của cô đã phải biễu diễn tới 28 lần. Để buổi biểu diễn được liên tục, Hơ Pem đã phải một mình hát tới hơn10 bài liền. Trong đoàn văn công Quân giải phóng Tây Nguyên có một diễn viên đơn ca nữ giọng cao là Thanh Lịch. Cô tham gia vào đoàn từ năm 1967. Đợt
đi biểu diễn phục vụ chiến dịch mùa Hè năm 1972, Thanh Lịch bị trượt chân bong gân, chân sưng to. Đoàn trưởng cho nghỉ, nhưng cô ghĩ mình là diễn viên hát dơn ca giọng cao, không thể vắng mặt, cô chống gậy theo Đoàn đi khắp các đơn vị, và không chịu bỏ sót một buổi biểu diễn nào. Giọng hát của cô đã góp phần cổ vũ hàng ngàn bộ đội trước khi bước vào trận đánh.
Đối với các cô gái văn công Tây Nguyên, không có gì quan trọng hơn là được đem giọng hát cây đàn của mình phục vụ đồng bào và chiến sĩ giải phóng. Nhiều khi phải cùng bộ dội đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, nhiều khi phải ăn sắn ăn khoai hàng tháng trời vẫn hoàn thành nhiệm vụ. I Liên diễn viên múa của đoàn văn công Kon Tum, là người của địa phương tỉnh Kon Tum, thế mà đã hơn 10
năm rồi cô chưa có một lần về thăm gia đình. Nhiều đêm nhớ mẹ già, Liên đã khóc, nhưng Liên vẫn không hề giảm sút ý chí phấn đấu học tập công tác để không chỉ là siễn viên múa, tốp ca mà còn là sáng tác viên của đoàn văn
công Kon Tum. Điệu múa “Giao Hkrong” của cô sáng tác đã được đồng bào và chiến sỹ Tây Nguyên ưa thích. Giờ đây, trong hội diễn nghệ thuật lần thứ 2 ở Tây Nguyên, các cô gái Tây Nguyên các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đak lak và văn công quân giải phóng Tây Nguyên lại về đây hát vang lên các bài ca chiến thắng của mình.
Các cô đã tổng duyệt lại các tiết mục, học tập lẫn nhau, sửa chữa thiếu sót bổ sung ưu điểm để sau hội diễn, lời ca tiếng hát của các cô lại có thêm sức bay xa, bay rộng khắp nơi phục vụ đồng bào và chiến sỹ tốt hơn trên vùng giải phóng rộng lớn của Tây Nguyên hùng vỹ.
Lê Văn Hy
(Nguồn: Báo Thống Nhất ra tháng 12 năm 1973)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét