Định Nghĩa
Thi Pháp: Phương
pháp, quy tắc làm thơ.
https://vtudien.com/viet-viet/
Tôi chọn định
nghĩa này vì nó lấy thơ làm tâm điểm. Thi pháp ở đây hiểu theo nghĩa hẹp -
“thi” là thi ca chứ không phải văn học (như cách hiểu thi pháp của Nga và một
số nhà lý luận văn học Việt Nam theo trường phái này)
Bàn thi pháp là
bàn đến hình thức của bài thơ nhưng là những “thành phần của hình thức” liên quan, gắn bó với sự hay. dở của nội
dung mà giới chuyên
môn gọi là “phương
tiện thẩm mỹ”.
Những phương
tiện thẩm mỹ gồm: Ngôn từ, hình tượng, câu cú, biện pháp tu từ, thể thơ, vần,
nhịp điệu, kết luận, bố cục (thế trận) …
Tôi mượn
định nghĩa đơn giản ở trên rồi thêm vào vài điểm của việc “bàn thi pháp” để có
một định nghĩa chi tiết hơn, dễ hiểu hơn sau đây:
Thi pháp
(poetics) là phương pháp, quy tắc làm thơ - sử dụng các phương tiện thẩm mỹ nối kết các con chữ để chuyển tải
thông điệp và cảm xúc của thi sĩ đến độc giả.
Đây chỉ là sự
tổng hợp những thứ có sẵn của người khác – không có gì là của riêng tôi cả.
Các Phương Tiện
Thẩm Mỹ
1/ Ngôn từ, hình
tượng, câu cú
Đây là phương
tiện thẩm mỹ đầu tiên.
Ngôn từ, hình
tượng có nét đẹp quý phái, cao sang, hoặc bình dị, chân quê (như thơ Nguyễn
Bính), đặt đúng chỗ (đắc địa), câu gọn chắc, đúng cú pháp cho thấy thi sĩ đã có
căn bản của tay nghề thi pháp. Dĩ nhiên, bài thơ được nhìn với đôi mắt thiện
cảm ngay từ “lúc ban sơ”.
Ngôn từ hình
tượng thô ráp, gượng ép, câu rườm rà “bất thành cú” sẽ tạo ấn tượng không tốt
cho độc giả ngay lúc đọc mấy câu đầu tiên.
Đây là phần căn
bản nhất của thi pháp giống như kỹ thuật cá nhân của cầu thủ trong bóng đá.
2/ Biện pháp tu từ
Nói bóng gió, ẩn
dụ, hoán dụ, so sánh…
Có kín kẽ (về kỹ
thuật) không? Có tương hợp với nội dung hay không? Biện pháp tu từ nếu khéo
léo, thành công sẽ tăng nét đẹp, nét duyên dáng của bài thơ lên nhiều.
3/ Thể thơ
Truyền thống hay
hiện đại?
Nhất khí liền
mạch hay phân mảnh đứt đoạn?
Các mảnh tâm
trạng của tứ thơ chảy thành dòng dòng nối tiếp nhau hay chỉ là những “vũng thơ”
tách biệt?
Chọn thể thơ
cũng ảnh hưởng đến khả năng “tiến xa” của bài thơ. Nó là điểm cơ bản của Cái
Nền Kỹ Thuật Của Bài Thơ Đúng Hướng. (1)
4/ Vần và âm điệu
Vần thiếu
ngọt: Câu thơ khô cứng,
dòng âm điệu nếu có cũng trúc trắc, không thông.
Vần vừa ngọt: Câu thơ mềm mại, nếu tứ thơ chảy
thành dòng sẽ có dòng âm điệu thông thoáng, trơn tru.
Vần quá ngọt: Phát sinh “hội chứng nhàm chán vần” -
cảm giác chán ngán vì vần quá nhiều.
Nếu thể thơ phân
mảnh đứt đoạn: Âm điệu sẽ phát sinh một hay nhiều đoạn nhạc ngắn – âm vang chưa
kịp thấm tiếng nhạc đã ngừng.
Nếu thể thơ nhất
khi liền mạch, các mảnh tâm trạng được nối với nhau bằng cước vận liên tiếp, và
nếu vần vừa ngọt, dòng âm điệu sẽ là dòng nhạc du dương chảy suốt cả bài thơ.
Lúc đó cảm xúc
sẽ bám theo để ba dòng nhập một (tứ thơ, âm điệu, cảm xúc) – sóng sau dồn sóng
trước - cùng thẳng hướng “điểm đến của tứ thơ”. Tùy mức độ cao hứng của thi sĩ
bài thơ sẽ có Hồn ở tầng bậc khác nhau. (2)
5/ Nhịp điệu
Nhịp điệu đều
đều tẻ nhạt nếu số chữ trong câu, cố định, không đổi. Nếu bài thơ dài sẽ tạo
cảm giác chán ngán cho người đọc, giảm giá trị của bài thơ.
Nhịp điệu uyển
chuyển, sinh động nếu số chữ trong câu thay đổi. Độ uyển chuyển, sinh động càng
cao khi biên độ thay đổi của số chữ trong câu càng lớn (biên độ = số chữ của
câu dài nhất - số chữ của câu ngắn nhất). Độ uyển chuyển sinh động càng cao đọc
càng thoải mái, hứng thú (ít bị ngán), giá trị bài thơ được nâng cao hơn.
Hơn nữa, nhịp
điệu uyển chuyển, sinh động còn có khả năng vô hiệu hóa hoặc ít ra cũng giảm
thiểu “hội chứng nhàm chán vần” nếu có.
6/ Đoạn kết của bài
thơ
Giống như tựa
đề, đoạn kết cũng tóm gọn những điều cốt yếu của tứ thơ nhưng với vóc dáng mới
- thực hơn, sinh động hơn, bề thế hơn - nên cần nhiều “đất” hơn. Ít thì vài
câu, nhiều thì có khi một, hai đoạn.
Có hai cách
thường được dùng để kết thúc bài thơ:
a/ Tóm gọn những điều cốt yếu của tứ thơ.
b/ Lập lại, xác nhận lại điểm chính của tứ thơ một cách mạnh mẽ và hùng hồn
hơn.
Làm thơ mà không
biết kết luận giống như đội bóng chỉ vờn bóng giữa sân mà không có chân sút dứt
điểm, không biết phối hợp để đưa bóng vào lưới đối phương.
Nói khác đi,
đoạn kết hay hoặc dở sẽ ảnh hưởng khá lớn đến giá trị tổng thể của bài thơ. Cho
nên đoạn kết sẽ được người đọc (và người bình) để ý rất kỹ.
7/ Bố cục, thế trận
Phân chia và dàn
trải tứ thơ hợp lý, hợp tình dễ thu hút sự chú ý của người đọc kỹ tính, có
trình độ thưởng thức thơ cao hơn, sẽ nâng giá trị của bài thơ thêm một mức đáng
kể.
Cũng giống như
bóng đá - đấu pháp toàn đội hợp lý, sẽ giúp đội bóng mạnh hơn, thi đấu hiệu quả
hơn.
Bình Thơ Không
Thi Pháp
Đây là lối bình
thơ chỉ tiếp cận Tứ Thơ qua Ngôn Từ, Hình Tượng, Biện Pháp Tu Từ mà không chú ý
đến các phương tiện
thẩm mỹ khác của
thi pháp.
Bình thơ kiểu
này rất phiến diện, bỏ sót nhiều phương tiện thẩm mỹ nên không cho độc giả thấy
được hết những điểm hay, điểm dở của bài thơ. Đặc biệt, trong các phương tiện
thẩm mỹ bị bỏ sót có tất cả những phương tiện thẩm mỹ tạo nên tính thơ của bài
thơ. Nhà bình thơ đã đối xử với bài thơ như một bài văn.
Bình thơ như vậy
đã giết chết thơ.
PHẠM ĐỨC NHÌ
Chú Thích:
1/ (Cái Nền Kỹ
Thuật Của Bài Thơ Đúng Hướng, Phạm Đức Nhì)
https://lythuyetthoabc.
2/(Các Cung Bậc
Của Hồn Thơ, Phạm Đức Nhì)
https://lythuyetthoabc.
Vài Bài Viết Liên
Quan
Bài “Thi Pháp”
bàn về mấy điểm căn bản của Kỹ Thuật Thơ
Tôi thêm Vài Bài
Viết Liên Quan để làm rõ Ý của bài viết chính.
https://lythuyetthoabc.
https://lythuyetthoabc.
https://lythuyetthoabc.
https://lythuyetthoabc.
https://lythuyetthoabc.
https://lythuyetthoabc.
https://lythuyetthoabc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét