Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

MỜI ĐỌC VÀ XUẤT BẢN THI PHẨM HAY BẤT HỦ

        (Trong nước cũng như cộng đồng Việt ở hải ngoại)




       Sau đây là bài viết của nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng về tập thi ca bất hủ... mong muốn được xuất bản đó.
 
       * Bài giới thiệu của Nhà giáo đã được in trong Tạp chí “THĂNG LONG VĂN VIỆT” của HNVVN
       (Trang báo tết năm Quý Mão* Tháng 1.2023 vừa qua) do chính Chủ tịch Hội nhà văn Nguyễn Quang Thiều làm Tổng biên tập. 
 
 
      GIỚI THIỆU THI TẬP “THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN” CỦA PHẠM NGỌC THÁI

                   

                           
   
                      Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI
 
       Tập "Thơ tình hay kiệt xuất thế gian" này do chính tác giả biên soạn, gồm 70 bài thơ tình (sách dày khoảng 200 trang), trích ra từ trong các tác phẩm thi ca hiện đại của ông. 
       Nói về thi ca, nhất là thơ tình Phạm Ngọc Thái - Nhà bình luận đương thời Nguyễn Đình Chúc nhận xét: 
       "Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu thơ. Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh được hòa trộn trong khuynh hướng của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Điển hình là thuyết " tương ứng cảm quan" của nhà thơ tương trưng bậc thầy ở Pháp Charles Baudelaire (1821 - 1867) lúc đó chủ xướng ".
       (Trích "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại", 2014)


       Thế nào là thơ hay của ngàn năm Thăng Long? Chính Nhà thơ – Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái trong bức thư gửi lên "Bộ chính trị, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ" ngày 29.9.2022 đã viết:
              “... Thơ hay bậc nhất của ngàn năm Thăng Long phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà - Đó là loại thơ có hàng đẳng cấp cao nhất. Thí dụ:
              Những bài thơ ngắn tuyệt hay trong thi đàn Thăng Long xưa nay (không kể KIỀU bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể loại tiểu thuyết thơ):
       - Bà Huyện Thanh Quan: Qua Đèo Ngang.
       - Hàn Mặc tử: Đây thôn Vĩ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn.

       - Nguyễn Khuyến: Thu điếu; Khóc Dương Khuê.
       - Tú Xương: Thương vợ; Sông Lấp.
       - Huy Cận: Tràng Giang; Các vị La Hàn chùa Tây Phương;
       - Xuân Diệu: Yêu; Vội vàng; Đây mùa thu tới; Tương tư chiều.
       - Nguyễn Bính: Chân quê; Lỡ bước sang ngang;  Tương tư; Những bóng người trên sân ga.
       - Hồ Xuân Hương: Làm lẽ; Cảnh thu; Động Hương Tích; Cái quạt; Thơ tự tình.
       - Thời sau này có Xuân Quỳnh: Với tuyệt tác “Thuyền và biển”... 
 
              Mở đầu tập sách tác giả công bố "Tám bài thơ tình hay hàng tuyệt phẩm thi ca":
      Người đàn bà trắng / Váy thiếu nữ bay / Sáng thu vàng / Nhìn trăng nhớ em / Tôi khóc em tôi / Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối / Em về biển / Anh đứng nhìn theo bóng chim câu. 
              Tôi xin phân tích khái quát vài bài trong số những bài thơ tình hay tuyệt tác đó!? Để thấy tầm vóc thi nhân lớn hàng kiệt xuất của ông. 
 
       1.  TRƯỚC HẾT NÓI VỀ BÀI "NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG" 
 
      Một trong tám tuyệt phẩm thi ca -  Cũng như "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử (thuộc trong ít bài thơ nổi tiếng nhất thế kỷ XX) với bài "Người đàn bà trắng" của Phạm Ngọc Thái: Cả hai thi phẩm tuy ra đời cách nhau hơn nửa thế kỷ nhưng đều được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu, ẢO và THỰC đan nhau tạo nên sự huyền diệu.
       - Liệu NĐBT đã hay được như ĐTVD của HMT chưa? Theo nhận thức của tôi: Hơn thì không dám nói nhưng chắc là cũng hay không kém. 
       Như nhận xét: Thơ HMT nhẹ nhàng, đầy ánh trăng và thanh... dễ đi vào lòng người – Thơ PNT thăm thẳm triết luận, càng đọc càng thấy hay!? Hay ở từng câu chữ, chứa đựng cả những trăn trở của nhà thơ trong đó.
      Một đời thơ có được một bài thơ hay như "Đây thôn Vĩ Dạ"... cũng đã bất tử!!! Chưa nói là ngoài "Người đàn bà trắng", PNT vẫn còn cả một vòm trời thơ hay các loại.
 
       2.   THIÊN TÌNH CA "SÁNG THU VÀNG" 
 
      Cũng như “Người đàn bà trắng” -   “Sáng thu vàng” được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu đầu thế kỷ XX - Một trong tám bài thơ hay hàng tuyệt phẩm thơ tình của thi nhân.
       Trong ngàn năm Thăng Long có hai bài mùa thu nổi tiếng nhất, đó là "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến và "Cảnh thu" Hồ Xuân Hương... (Tiếc là bài "Tiếng thu" tuyệt hay của Lưu Trọng Lư... bị cho là cóp lai hình ảnh “rừng thu...” từ bài thơ của Nhật từ thế kỷ XVI – Bởi vậy cố thi nhân mất không một tình thi bất hủ)
              Tuy không thể đem “Sáng thu vàng” ra ướm thử với “Thu điếu” của cụ Nguyễn Khuyến - Vì hai bài thi pháp và giọng điệu rất khác nhau, so sánh sẽ khập khiễng!? Song nó cũng là một trong những tình thơ mùa thu hay nhất thời hiện đại.
 
              3.  “VÁY THIẾU NỮ BAY” 
 
      Hay hàng tuyệt tác, như nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc đã viết:
        “... Trong nhân sinh quan ta thấy rõ ràng nhà thơ đứng về phía nhân gian, ca ngợi tình yêu sự sống ở chốn cộng đồng. Bài thơ nói lên rằng, ở nơi "bờ bãi con người..." em như hoa trái của sự sống. Sự sống mà không có hoa trái thì sẽ khô xác, chỉ như là cái xác chết...
              ... Từ thuở thiên thai khi mà người đàn bà còn chưa biết mặc váy? Cái đó đã có rồi - Nó mãi mãi là một bích phẩm bất hủ nhất, của cả tạo hoá lẫn xã hội con người. Thơ đã mang màu sắc triết học, nghĩa kết vào nhau rất chặt chẽ.
      Còn về ý nghĩa tiến hoá vạn vật trong vũ trụ hay của thế giới nhân quần, khởi thuỷ và muôn năm cũng là ở trong cái ấy mà ra. Sự sống và văn minh, tiến bộ thế giới... đều phải bắt đầu từ đấy!
      Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
       ... Như nhà thơ Nga M.Lermôntốp đã viết những câu thơ bất hủ về tình yêu với người đàn bà:
      Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
      Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ.
      Cái mà đã dấu trong chiếc váy của người thiếu nữ lại bao trùm lên cả hồn thời đại? Làm say đắm thế gian? Không phải chỉ bây giờ, mà từ xa xưa đến mai sau, vẫn thế.
       ... Với ý nghĩa chân chính, lòng ham muốn cái đó là đỉnh cao tột cùng trong sự thăng hoa của tình yêu con người! Cái hạnh phúc vô giá, niềm đam mê vô tận. Nó vừa tạo nên những sướng vui, đồng thời cũng là nguồn gốc của nỗi đau khổ. Nó mang đến ý nghĩa thánh thiện, đức nhân ái và bao dung. Nó chính là hạt nhân của tình lứa đôi.
              Và nhà phê bình văn học kết luận: “...Từ khi có vũ trụ cùng thế giới con người - Đến nay đã có cái gì được coi là cao hơn, vĩ đại hơn “cái ấy” đâu!? Dù nhân loại có tiến triển đến hàng triệu năm nữa, nó vẫn vĩ đại nhất!
      “Váy thiếu nữ bay” một bài thơ hoàn hảo, có đầy đủ phẩm bích ca ngợi về cái kiệt tác của thượng đế đã ban cho con người - Nó xứng đáng là một tuyệt phẩm thi ca”!!!
        (Trích tập “Phê bình & tiểu luận thi ca PNT”, 2013)
 
       4 + 5.  “NHÌN TRĂNG NHỚ EM” & “TÔI KHÓC EM TÔI”
 
             Đều là hai bài thơ tình tuyệt hay của PNT! Độ dài và phong dáng có thể ví hay nghiêng ngửa với tuyệt tác “Thuyền và biển” – Đỉnh thi ca cao nhất của nữ sĩ tài danh Xuân Quỳnh.
      * Người thì nhận xét: Thơ Xuân Quỳnh triết lý sống đơn giản, dễ nhận biết, dễ vào lòng người – Thơ PNT trác Việt, cao siêu, nặng về triết lý....
      *  Nhận xét khác:  Thật tuyệt vời với 2 bài thơ tình cực hay (cả PNT và XQ)! Tôi thích bài thơ của Phạm Ngọc Thái - Vì nó mang tính khái quát, triết lý sâu sắc.
              * Lại có cảm nhận: Hai thỏi son đắt giá tô đẹp cho đời. Hai bài thơ mỗi bài một nét khâc nhau, nhưng đều có chung một cái tình lãng mạn, da diết, cháy bỏng,  cuốn hút bạn đọc...
 
       6. “ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI” 
 
       Là một thiên tình ca  được viết theo thể kể chuyện bắt đầu bằng lời thổ lộ của người tình gái... Đọc thơ ta tưởng cứ như là câu chuyện tình đêm khuya... thường phát trên Đài tiếng nói Việt Nam. Về độ dài, phong dáng gần giống như bài "Hai sắc hoa ti-gôn"...
              Cô giáo Nguyễn Thị Xuân - GV Trường THPT Ba Đình HN, khi bình bài thơ đã đánh giá "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" hay hàng kiệt tác thơ tình! Có đoạn viết:
       -  Có lẽ qua hơn nửa thế kỷ, từ khi trên thi đàn Việt xuất hiện bài thơ tình nổi tiếng "Hai sắc hoa ti-gôn" của nữ sĩ TTKH... (được mệnh danh là một thiên tình ca bất hủ, làm rung động trái tim mọi thời đại), đến nay mới lại có một áng thơ tình của nhà thơ đương đại Phạm Ngọc Thái hay thế!
              ... Cô giáo phân tích: “Trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái, bài thơ "Người đàn bà trắng" đã rất có danh tiếng trên văn đàn và được đánh giá cao! Song, theo nhận định của tôi (tức cô giáo): Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối", còn có thể hay hơn, hấp dẫn hơn !? Độ hay trong tính nghệ thuật thi ca của mỗi bài khác nhau, nhưng chí ít đều đạt là hai tình thơ tuyệt tác của nền văn học nước nhà – Tình thi xứng đáng là một kiệt tác thơ tình của ngàn năm Thăng Long”.
       (Trích tập "Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN", 2019)
 



       Đấy là mới nói đến những bài thơ hay hàng tuyệt phẩm thi ca – Còn các bài thơ hay, đặc sắc khác (cả thơ TÌNH lẫn thơ ĐỜI) của ông thì nhiều lắm!? Chưa từng có thi nhân nào trong ngàn năm văn hiến Thăng Long viết được nhiều phẩm bích thi ca như thế!
 
       Xin kể ra vài chục bài tiêu biểu:
              *  Khoảng trôi trong lá -  Em bán xoài -  Em sống mãi bên anh -  Đất nước tôi yêu – Trong mưa -   Con đường phượng đỏ -   Mẹ quê hương -  Người thôn nữ miền sông nước -  Tiếng hát đời thường -  Phố thu và áo trắng -   Khóc Hàn Mặc Tử - Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau  - Thế là Hà Nội văng con -  Xem tranh bán lõa thể -  Trước Núi Mỹ Nhân  -  Cô quét lá đêm hồ  -   Em ơi! Thành phố lại mưa – Mưa bay trong tiếng chuông  -  Anh vẫn ở bên Hồ Tây -  Một góc Hồ Tây -  Nghe tin em sốt  -  Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ  -  Đêm tóc đá  -  Em là người tình của lính  -  Sáng xuân nay -  Trái tim tan vỡ  - Thời áo trắng  v.v...

        NGUYỄN THỊ HOÀNG
 Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm
         (Bài viết này cũng lấy làm lời giới thiệu cho tập thơ xuất bản)
 
       Note:  Nếu tổ chức hoặc cá nhân - Như các Công ty sách, Nhà xuất bản trong nước hay hải ngoại? Muốn com măng xuất bản thi phẩm, phát hành bán rộng rãi ra thị trường - Xin trực tiếp liên hệ:
              Nhà thơ Phạm Ngọc Thái
       -  ĐT: 038 302 4194
       - Email: ngocthai1948@gmail.com
          (địa chỉ có ghi trong tập bản thảo )

 

     * Quí hữu nào có nhã ý muốn com măng xuất bản thi phẩm để bán ra thị trường - Xin liên hệ trực tiếp với nhà thơ!

     - Tác giả sẽ cung cấp bản thảo bằng vi tính qua "Hộp thư điện tử”.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét