-1-
Thư khả đọc, điền khả canh, thử trung lạc
thú;
Thân vi phú, đạo vi quý, chi ngoại hà cầu.
(Đọc
được sách, cày được ruộng, ấy là thú vui;
Thân
trong sạch là giàu, đạo đức trung liêm là sang, ngoài ra không cần gì thêm).
Tác giả: Trần Trung Khánh (TK19). Ông quê xã
Cát Chử Nội, huyện Chân Ninh nay thuộc xã Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam
Định.
Ông
là bậc túc nho được Chánh dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ rất kính nể. Ông tận tâm
với việc lấn biển, khai hoang lập ấp và được bầu làm Chánh tổng đầu tiên của tổng
Ninh Nhất (thuộc huyện Trực Ninh, đến 1888 thuộc về Hải Hậu).
-2-
Thư thị lương điền canh bất
tận;
Thiện vi chí bảo dụng vô cùng.
(Sách
là ruộng tốt của nhà cấy cày không hết;
Thiện
ấy điều hay nên nhớ dùng mãi vẫn còn)
Tác
giả: Trần Hữu Thành (1558 - ?). Ông quê xã Đào Lạng, huyện Đại An nay thuộc xã
Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Năm
29 tuổi ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Bính Tuất niên
hiệu Đoan Thái 2 (1586) đời Mạc Mậu Hợp, được bổ chức Trấn đông tướng quân, rồi
Đề hình Giám sát Ngự sử. Sau ông theo nhà Lê.
Câu
đối của ông còn ở đình thờ Trần Thủ Độ tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Nguồn
trích:
-
Tác giả Hán Nôm Nam Định / Trần Mỹ Giống. - Nam Định: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
Nam Định xb., 2009.
- Các
nhà khoa bảng Nam Định thời phong kiến / Trần Mỹ Giống. – H.: Quân đội nhân
dân, 2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét