Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

“LÒNG MẸ“ VÀ “XƯA MẸ TÔI“ CỦA PHẠM TRƯỜNG THI / Lê Văn Hy


 


Trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng, từ xưa đến nay phần đông (nếu không nói là tất cả) các tác gia đều dành tình cảm sâu sắc nhất để viết về mẹ.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.

  “Xưa mẹ tôi“ – Tạp chí Văn Nhân số 7- quý III năm 2005 của Nhà thơ Phạm Trường Thi (Lúc này anh đương là Phó chủ tịch Hội VHNT Nam Định), đã khắc họa hình ảnh, nêu bật người mẹ nông thôn Việt Nam  thương con, yêu nước. Đời mẹ nghèo, nghèo nhất trong cái nghèo chung của làng xóm, trong hoàn cảnh đất nước còn đang chiến tranh.

Mẹ tôi nghèo nhất làng tôi

                              (Xưa mẹ tôi)

Số mẹ ngang trái khổ đău. Thứ nhất là về đường tình duyên trắc trở, phải chịu cảnh góa bụa trong lúc còn xuân sắc:

  Cha tôi mất sau tháng năm tù tội

  Giặc đổ ăn xin vạ vật chợ Rồng

  Hơn một tuổi, mẹ đưa về bà ngoại

  Rồi lặng thầm cắp nón sang sông

                                              (Mẹ Tôi)

Trong cái nghèo nhất, hoàn cảnh đáng thương nhất  mà mẹ phải gánh chịu, mẹ đã vượt lên số phận, phải lao động cực nhọc, vất vả sớm hôm  cũng chỉ để nuôi con khôn lớn, cũng chỉ để sống cho qua thời đói, khỏi thời loạn.

Mô tả đức tính chịu thương chịu khó, thương con ngoài mặt trận, Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần .

Hoặc như:

Tháng tư mùa ruộng mưa sa

Bóng mây, bóng mẹ nhoài ra phía đồng

                                (Lê Thi Hữu – Ninh Bình)

Và:

Mồ hôi trộn với sương sa

Mồ hôi vắt tự thịt da mẹ nghèo

                      (Mồ hôi của mẹ - Trần Trọng Nghiêm)

Trong 2 bài thơ nói về mẹ, nhà thơ Phạm Trường Thi  cũng có những câu thơ da diết:

Da tím tái, dáng hao gầy

Quanh năm bó với cuốc cầy nắng mưa

                                         (Xưa mẹ tôi)

Và:

Cha mẹ đi coi lúa ngoài đồng

Trần trụi sống nhờ ngô khoai cua ốc

  Ấm nước chè xanh bòn nhặt từng đồng

                                                    (Mẹ tôi)

   Nhưng nổi hơn hết là lòng mẹ thương con, đúng cái nghĩa “Như nước trong nguồn chẩy ra”.

  Càng nghèo khổ, lòng mẹ càng thương con hơn ai hết, hơn bao giờ hết.

Về tình thương của mẹ đối với con, nhiều tác giả thơ đã nói: Tác giả Trần Lâm Bình  (Tạp chí Phụ nữ, ngày 21 tháng 7 năm 2003)  đã có bài thơ kể về bà mẹ phải tái giá, gửi con cho bà, nhưng mỗi lần về ăn giỗ chồng cũ, nhìn con mà nước mắt cứ rưng rưng:

Mẹ tôi bước tiếp đường đời

Tôi còn đánh đáo vui chơi cùng bà.

 

        Nhớ ngày giỗ bố mẹ sang

        Mắt tôi, mắt mẹ hai hàng rưng rưng

Và còn nữa:

Mẹ tôi lam lũ một đời

        Thương con như đất như trời thương cây

  (Phạm Thế Quỳnh – Giải nhì thơ lục bát)

Vẫn còn cánh võng đu đưa

Lời ru của mẹ say sưa ngọt ngào

Gom bao tục ngữ ca dao

Nâng niu kho báu gửi vào hồn con

                               (Phận thơ của tác giả Nguyễn Hải Chi)

Lòng mẹ thương con trong thơ Phạm Trường Thi  như sợi chỉ đỏ xuyên suốt  cả hai bài thơ. Lòng thương con ở đây còn là tình yêu Tổ quốc, các bà mẹ nông thôn Việt Nam  luôn sẵn sàng đưa những đứa con trai  duy nhất  đi chiến trường đánh giặc. Mẹ chỉ biết cầu trời khấn Phật cho con mau chóng trở về.

Chỉ một lần mẹ khóc thôi

Chiến trường Quảng Trị, này tôi trở về

                                    (Xưa mẹ tôi)

Tôi như mầm cây lớn lúc nào chẳng biết

Xếp sách bao gai khoác súng lên đường

Những năm đối mặt cùng cái chết

Mẹ ở nhà đền phủ khói hương

….

Lời mẹ thỉnh cầu nghe thắt ruột

Nếu cao xanh trời phật có thương

Ngàn ấy con thế nào cũng được

Xin trừ cho đứa con ở chiến trường

        “Gia bần tri tử hiếu“ (nhà nghèo mới biết con có hiếu). Người con trong bài thơ “Mẹ Tôi“  đã cảm nhận được tình thương của mẹ đến với mình, dù đi đâu ở đâu cũng luôn thấy mẹ đang che chở:

Dẫu đi đâu, ở đâu  tôi cũng thấy

Trong vành mê nón mẹ che tôi ./.

Lê Văn Hy

Nam Định.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét