Và cây mạ nẩy mầm từ hạt lúa, chưa đem cấy xuống đồng:
Những ngày gió táp mưa sa
Đau cho cây mạ nhập nhòa nước sâu
(trang 28)
Chỉ riêng bài “thăm mạ xuân” (trang 20, 21) tác giả đã có 7 câu thơ viết cây mạ:
Nhìn dảnh mạ xuân phơi phới hôm nay
Anh đo đếm từng cây mạ sống
Làm thui cây mạ
Trông mạ từng đêm thăm mạ từng ngày
Mạ theo tay người thợ cấy
Ôi mạ xuân hay mùa xuân xanh biếc
Xanh từ thảm mạ đầu xóm lan ra
Ngay cả hai bài thơ tả cảnh “Sáng xuân“, “Trưa hè“ cũng là cảnh ở nông thôn mới có được tiếng chim ríu rít trên rặng xoan đào, mới có được một không gian rộng lớn để cho tiếng chim tràn mặt đất và in lên mãi lưng trời. (Sang Xuân )
Vì giữa trưa hè ở nông thôn tĩnh mịch mới có thể nghe được tiếng ve kêu, nhìn được từng cánh hoa rơi từ cây phượng vĩ mà không bị cảnh ồn ào của những xe cộ, của phố dài che lấp:
Cỏ cây phăng phắc ngủ ban trưa
Ngân tiếng ve ra vọng vọng đơa
Cây phượng đầu làng hoa đỏ chói
Rơi rơi từng ánh biếc lưa thưa
(Trưa hè)
Cảnh nông thôn trong thơ Phạm Ngọc Khảnh thật sinh động và gần gũi bao nhiêu thì tình người trong thơ anh càng đằm thắm mặn nồng thiết tha trìu mến bấy nhiêu. Ta hãy xem bài thơ “Thương nhớ mẹ“ của tác giả mô tả một bà mẹ nông thôn sống cảnh nghèo khổ trong “Ngôi nhà nhỏ ba bề tường đất ngói thưa“, phải đi mót từng chét lúa dài (loại lúa tự mọc ra từ gốc rạ sau mùa gặt) để có gạo nuôi con ăn học. Mẹ đã qua những năm tháng chiến tranh “Ngày Tây càn, mẹ dìu con trên đường chậy giặc, dấu chị con dưới hầm bí mật trong nhà. Nhớ những kỷ niệm cháy lòng thời thơ ấu theo mẹ lên chùa những đêm trăng rằm có hương bưởi hương chanh, “có con ngựa hồng đeo nhạc“, “có hoa mào gà đỏ chói“ và, “Có cây mít sai đền cuồn cuộn rễ, gió xôn xao“. Con theo chân mẹ bước rụng bước rơi trên con đường làng chỗ cao chỗ thấp. Tác giả nhớ người bạn thơ quá cố, sống trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ rạn nứt“, đã đẻ lại cho đời bao vần thơ “Với tình người tình đất nước trung trinh “KHÔNG ĐỀ“, “VỂ THÔN MÃ ĐIỀN“)
HƯƠNG BẠCH ĐÀN như một bức tranh sinh động vẽ về nông thôn Việt Nam nhưng lại đầy ắp tình người. Ta yêu thơ anh là ở đó.
Lê Văn HyThị trấn Mỹ Lộc tỉnh Nam Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét