Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

CHOẢNG NHAU CHÍ TỬ - SUY NGẪM MÙ CĂNG CHẢI: Văn Cường



Theo tin từ Bộ Y tế, trong 3 ngày Tết đã có 2203 trường hợp đến khám, cấp cứu do đánh nhau, trong đó có 14 trường hợp tử vong ! Vậy có thơ rằng:

CHOẢNG NHAU CHÍ TỬ

Hai nghìn vị dính chưởng rồi a ?
Ẩu đả cuồng điên giữa Tết Gà
“Ăn quẩn cối xay” người đấm đá
“Tức nhau tiếng gáy” kẻ kêu la
Dân tình ứng xử nơi rừng rú
Quốc pháp coi khinh chốn sân nhà
Có phải nguyên do vì nhậu nhoẹt
Hay vì bức xúc quá, đâm ra … ?

3 Tết

ĐẦU XUÂN THÌ THẦM VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên

          TS. Ngữ văn Nguyễn Ngọc Kiên

          Gần đây thơ Nguyễn Khôi xuất hiện khá nhiều và đều đặn trên các trang báo mạng. Phần  lớn thơ anh là những bài thế sự, thời sự, chính trị mang tính ứng tác về cuộc sống diễn ra quanh ta. Kể ra, đã qua độ tuổi xưa nay hiếm từ lâu, nay bước vào độ tuổi 80 sức làm việc ấy cũng thật đáng nể. Nó hứa hẹn những bài thơ mới tươi rói đầy triển vọng. Nhà thơ Lê Mai thẳng thắn cho rằng: Thơ Nguyễn Khôi không độc đáo. Không lạ. Không sang trọng!  Nhưng thơ Nguyễn Khôi cuốn hút rất nhiều người đọc. Từ nam phụ, lão ấu. Từ những vị ni cô, sư nữ ở chùa tận Bình Dương và Huế cho đến những phụ nữ có học vấn, học hàm học vị cao ở trường ĐH Quốc Gia. Có người kín đáo thư từ cho Nguyễn Khôi, có người thì công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ nhà thơ  trên facebook.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

HÁT VỚI TÌNH YÊU: Thơ Tống Đức Hiển



Nhà thơ Tống Đức Hiển
I

Đất nước của riêng ai
Sao dám hết lòng mình
Khi vua Lia chia giang sơn
Cho ba người con gái?
Vua tin tiếng nói tình yêu
                            rung ngọt ngào nơi đầu lưỡi
Không tin tình yêu không nói thành lời
                            của người con gái thứ ba
Cho đến cuối đời, ai ân hận xót xa
Gõ cửa sang giàu xin những lời xua đuổi
Hãy sống hết lòng mình ư em
                            hãy nhân hậu ư em?
Anh không thể nào hiểu nổi
Khi vua Lia đi trong bão lốc điên cuồng
                           và ăn cỏ dại thay cơm
Khi vua Lia nếm nước mắt người con gái thứ ba
Rồi hỏi nàng: Nước mắt mặn không con?
Anh tin: Tình yêu nơi sâu thẳm trái tim, âm thầm lặng lẽ
Người con gái thứ ba đón cha về
Tình yêu là thế
Những điều nhân hậu của lòng người thường giản dị mà em

XUÂN HY KÝ SỰ NGUYỄN KIM TRÌ (Kì 7)


Tác giả Nguyễn Kim Trì

Đã đăng:

          MA LÀNG XUÂN HY

          Để viết loạt chuyện ma làng, nhặt nhạnh vài chuyện vặt cũng dính tí ma chen vào đây để mở đầu nhưng nó cũng có tí ý nghĩa. Ý nghĩa như sau:
          Đưa chai rượu thuốc cho tôi, ông Hải bảo:
          - Cũng có chỗ tôi cảm thấy chú hơi bịa, nhưng mà thôi, đã hứa trả nhuận bút cho chú chai rượu thuốc rồi thì thôi, chả nhẽ lại bớt lại một vài chén cũng chẳng để làm gì.  

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

CƯỜI GÀ – TRAI GIÀ – THÚ CHƠI ĐỀ: Chùm thơ vui Văn Cường, Trần Mỹ Giống, Trần Hùng Thắng



         CƯỜI GÀ

Gà đồng ngúng nguẩy - ứ ừ ư !
Gà cúm co ro - khục khặc khừ
Mái ghẹ si tình - ti tí tởn
Trống choai hám dục - lử lừ lư
Gà con hớn hở - chiềm chiêm chiếp
Gà bố khoan thai - cục cục cù
Gà chọi ra đòn - như nhứ nhử
Gà hoa cúng cụ - đứ đừ đư !

          2 Tết 2017
          Văn Cường

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 13-14)


Nhà văn Phan Đạt Ninh

          Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

          Đã đăng:
         
       XIII

          Rời nhà hơn một tháng đi “Học nghề” hôm nay Du mới về.
          Dũng tiễn Du ra bến xe và dặn rất kỹ Du về thái độ nghề nghiệp. Dũng nói:
          - Mở được nghề đã khó. Giữ được nghề còn khó hơn. Cậu không lúc nào cho phép mình làm ăn dối trá với khách hàng để tăng thu lợi nhuận. Làm như thế là tự tiêu diệt mình.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

LỐI NÓI KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM “HUYNH ĐỆ” CỦA DƯ HOA (Kì 1)


  
TS. Nguyễn Ngọc Kiên

          Về tác giả Dư Hoa
            Dư Hoa sinh năm 1960. Tác phẩm của ông gồm có bốn truyện dài, sáu tập truyện ngắn, ba tập tiểu luận. Tác phẩm của ông được dịch ra hơn hai mươi ngôn ngữ. Năm 2002, ông là tác giả Hoa Lục đầu tiên được trao giải thưởng James Joyce. Truyện dài “Brothers (Anh Em)” tên tiếng Trung Quốc là “Huynh Đệ” được vào chung kết của giải thưởng Văn học Man Asian và được trao giải thưởng Prix Courrier International của Pháp. Truyện dài “To Live (Muốn Sống)” được trao giải Premio Grinzane Cavour của Ý. Truyện dài “Muốn Sống” và “Chronicle of a Blood Merchant (Nhật Ký của người Bán Máu)” được Wen Hui Bao, nhật báo lớn nhất của Thượng Hải, đánh giá là hai trong mười quyển sách có ảnh hưởng rộng lớn nhất ở Hoa Lục trong mười năm gần đây. Bản Anh ngữ của dịch giả Allan H. Barr.
            Về tác giả Dư Hoa ở Việt Nam có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, có thể do lí do chính trị. Chúng tôi, những người viết bài này, không quan tâm tới những ý kến đó mà chỉ quan tâm tới giá trị của tác phẩm theo những đánh giá dưới đây.

TRẦN MỸ GIỐNG dịch thơ: XUÂN ĐỀ HỒ THƯỢNG - XUÂN NHẬT ĐỘC CHƯỚC (kỳ 1) - XUÂN SƠN NGUYỆT DẠ - XUÂN NHẬT NGẪU TÁC



MÙA XUÂN ĐỀ THƠ TRÊN HỒ

Bạch Cư Dị

Xuân về hồ nước đẹp bức tranh
Phẳng lặng mặt gương núi uốn quanh
Trên núi ngàn thông màu xanh ngắt
Dưới hồ sóng ngọc ánh trăng thanh
Đơm bông lúa sớm như thảm biếc
Nảy lộc cỏ bồ tựa lụa xanh
Chẳng bỏ Hàng Châu đi sớm được
Phần vì bịn rịn cảnh xuân tình

Trần Mỹ Giống dịch thơ

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Ý XUÂN – Ý NGHĨA ĐƯỜNG THI – CẢNH ĐẦU XUÂN: Chùm thơ Văn Cường


Nhà thơ Văn Cường

Ý XUÂN
(TNT, NTT, BVĐÂ)

Xuân đáo xuân hồi khéo điểm trang
Xuân xanh xuân khí giục lên đàng
Xuân giang xuân thủy bình minh rạng
Xuân đất xuân trời tiếng sáo vang
Xuân nhật xuân quang tâm sáng láng
Xuân miên xuân mộng cảnh huy hoàng
Xuân thi xuân tửu đời phiêu lãng
Xuân nữ xuân tình dạ xốn xang.

Cuối năm Bính Thân 2016

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Giai thoại về bài thơ "Phong kiều dạ bạc" của Trương Kế


                            
         Nguyễn Ngọc Kiên sưu tầm, tóm lược

CHÙA HÀN SAN VỚI BÀI THƠ NỔI TIẾNG CỦA TRƯƠNG KẾ KHẮC VÀO ĐÁ


          “Phong Kiều dạ bạc” (楓橋夜泊) là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756-  đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự..., đặc biệt rất thích làm thơ. Thơ của ông trong “Toàn Đường thi” có chép thành một quyển, nhưng chỉ một bài “Phong Kiều dạ bạc” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng “đại gia” và đã giúp ông lưu danh thiên cổ. Nguyên tác:
          滿 天,
         
眠。
         
寺,
         

BÁT Ý THƠ – CẢM TÁC BÀI HÀNH PHƯƠNG NAM / Văn Cường



BÁT Ý THƠ
(Mượn vần bài BIẾT DẠI của Dương Đoàn Trọng)


Nàng Thơ chán nản chuyện kim tiền
Nhạo báng Thơ cười phận đảo điên
Vía chữ soi đường Thơ giáng bút
Hồn Thơ lạc lối cảnh đào nguyên
Mua Thơ sách cũ tìm mua tứ
Bán sách Thơ tồn đợi bán duyên
Khí phách Thơ vươn tầm khoáng đạt
Tình Thơ thoát xác cũi ưu phiền.

25/1/2017

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN VĂN HÓA ẨM THỰC



Nghệ nhân Phạm Liên

          Phạm Liên



          Cứ  mỗi độ Tết đến Xuân về, ai nấy đều thấy lòng mình dâng lên một niềm vui cảm xúc lâng lâng xao xuyến. Xuân của đất trời muôn hoa khoe sắc tỏa hương. Xuân của lòng mình cũng dâng trào biết bao kỉ niệm:

          Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

          Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

          Nhân dịp năm mới tác giả bài viết này muốn bàn bạc thông tin chia sẻ với những ai quan tâm đến văn hóa ẩm thực, với những món ăn mang bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mà cha ông ta đã dầy công nghiên cứu, sáng tạo, đúc kết hàng ngàn năm để lại cho muôn đời con cháu.

GIAO THỪA – NÉT XUÂN: Chùm thơ Vũ Huy Tâm


Nhà thơ Vũ Huy Tâm

GIAO THỪA

Se lạnh màn đêm, đông sắp qua
Tưng bừng con trẻ khắp muôn nhà
Giao thừa ấm áp xuân vừa tới
Rạo rực canh năm rộn tiếng gà!


Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

XUÂN HY KÝ SỰ NGUYỄN KIM TRÌ (Kì 6)


Tác giả Nguyễn Kim Trì

Đã đăng:

          Thằng Lần

          Tôi có nhiều bạn lắm, nhiều đứa đi bộ đội chết rồi. Tôi kể chuyện ông Lần đang ở xóm Đoàn kết bây giờ. Ngày ấy tôi gọi là thằng Lần, bây giờ tôi cũng cứ gọi là thằng Lần. Thằng này ngày nào tôi cũng đi câu cá với nó, câu cá rô, câu chung, có lần được cả cá trê nữa, bé thôi, gọi là trê hen. Cá bỏ chung một giỏ, rứt đuôi đánh ghi, lúc về thì cá của thằng nào thì thằng ấy mang về. Mồi chung, mỗi ngày nghiền mồi nhà một đứa, thay phiên nhau kẻo thiệt. Cơm + mẻ + cám = mồi. Có hôm không kiếm được mẻ lại bắt cào cào ở làn khoai làm mồi.

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 11-12)


Nhà văn Phan Đạt Ninh

          Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

          Đã đăng:
         
       XI

          Gần chiều có hai người phóng xe máy và một con chó bị xích cổ chạy dọc đường làng rồi rẽ sang đường đến trụ sở xã. Một số người gần đấy lảng vảng ngoài vườn nhìn thấy. Họ tự động túm tụm lại với nhau để luận chuyện. Đám người cứ như những giọt sương nhỏ ly ty đọng trên lá sen dưới hồ bị cơn gió nhẹ thoáng qua túm lại thành giọt nước lớn.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Thơ tình của một số nhà thơ nữ đời Đường



           

Nguyễn Ngọc Kiên dịch thơ

          Nhà thơ Võ Tắc Thiên (624-705)

          Chúng ta từng biết đến Võ Tắc Thiên武則天 (624-705), một hoàng đế khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Võ Tắc Thiên còn có tên là Võ Chiếu 武曌, quê ở Văn Thuỷ (文水) quận Tinh Châu (幷州); nay thuộc thhành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây (山西. Năm 14 tuổi được tuyển vào cung, tên của bà ban đầu là cái tên không may mắn nên được Đường Thái Tông đổi tên thành Võ Mỵ Nương 武媚娘 khi bà còn làm Tài Nhân trong cung. Khi lên ngôi Hoàng đế bà đổi tên thành Võ Chiếu 武曌, chữ Chiếu trong tên bà vốn là chữ chiếu nhưng để may mắn bà đã tự tạo chữ mới (nhật nguyệt đương không 日月當空) và là một trong những chữ trong Võ Hậu Tân tự. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu 武周, và cai trị dưới cái tên Thánh Thần Hoàng Đế 聖神皇帝 từ 690 đến 705.
            Trong cuộc đời của Võ Tắc Thiên, bà không chỉ là một người phụ nữ nắm đầy quyền lực mà còn là một thi sĩ đích thực. Trong “Toàn Đường thi” có sưu tập 35 bài thơ của bà viết trong thời gian bà cai trị, những lúc nhàn rỗi dạo trong cung. Trong sách “Tân Đường thi” thiên “Nghệ văn chí” có chép bà làm thơ từ nhỏ, có lưu lại “Thùy Củng tập” và “Kim Luân tập” song bị thất lạc nhiều bài. Nay lưu truyền lại có “Võ Tắc Thiên thi tập” gồm 58 bài, trọn vẹn. Thơ bà hay ở tứ và rất chân thành, giản dị vì vậy được nhiều người yêu thích.

如意娘
看朱成碧思紛紛,
 憔悴支離為憶君。
不信比來長下淚,
開箱驗取石榴裙。

TIẾNG MƯA ĐÊM / Nghệ sĩ Guitaris Nguyền Văn Xuyên – NGHE TIẾNG MÙA XUÂN VỀ / Nhạc: Trần Công Thủy; Thơ: Trần Hồng Giang



TIẾNG MƯA ĐÊM
Nghệ sĩ Guitaris Nguyễn Văn Xuyên
(Nhà thơ – Giảng viên Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh)



Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

TUNG HÊ / Lê Mai – CƠN MƯA ĐẦU MÙA / Nguyễn Ngọc Kiên


Nhà thơ Nguyễn Ngọc Kiên và Nhà văn Lê Mai


           TUNG HÊ

Gió bị nhốt trong thung nên rú gào cuồn cuộn
Em bị trói trong  hôn nhân nên lặng lẽ phá rào.
Thôi, thì ta tung hê tất cả
Cho gió lại mơn man
Cho em lại dịu dàng
                      Chinh phục tình yêu!
                                       
 Lê Mai

XUÂN HY KÝ SỰ NGUYỄN KIM TRÌ (Kì 5)



Tác giả Nguyễn Kim Trì
Đã đăng:

          TRANH CÃI VỀ CÁI TỤC

          Tôi đem bản thảo “Xuân Hy ký sự” mới viết được 5 kỳ đăng blog Trần Mỹ Giống về quê, đưa cho ông Liễu, ông Từ đọc. Khi các ông đọc xong, tôi hỏi:
          - Có được không?
          Ông Từ bảo:
- Được.
          Ông Liễu bảo:
          - Cũng tạm được, không có gì đọc, cây nhà lá vườn thì đọc.
          - Vậy có viết nữa không?
          - Viết, viết chứ.
          - Nhưng các ông phải cung cấp tư liệu cho tôi.
          - Được.

DUYÊN NỢ - DỆT MỘNG XUÂN – MỘNG CHƠI XUÂN: Chùm thơ Phạm Liên


Nhà thơ Phạm Liên

DUYÊN NỢ

Bao nhiêu xuân cũ đã xa mờ
Lắng đọng một thời tuổi mộng mơ
Kim Trọng trách mình thương vẻ ngọc
Thúy Kiều than phận tiếc vàng xưa
Cội hòe cứ tưởng đâu còn lộc
Củ héo không ngờ trổ búp tơ
Bến ái thuyền ân nay gặp lại
Tình mai nghĩa trúc chẳng phai mờ!

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

VĂN CƯỜNG HỌA THƠ NGUYỆT THANH, ĐẶNG THỊ ANH THƯ




 HOA HƯỚNG DƯƠNG

Phảng phất xanh rờn NGỌN hướng dương
Đồng hoang vẫn mượt LÁ kiên cường
Ban ngày rực rỡ HOA vờn nắng
Buổi tối nồng nàn CÁNH điểm sương
Tiết hạ trời hanh ĐÀI đổi tím
Mùa thu đất ẩm HẠT thay hường
Cho người mến chuộng CÂY lành quí
Vị thuốc thân hoà RỄ cứu thương!

Nguyệt Thanh 19/1/2015

CÔNG DANH DƯỜNG ẤY - KHUYẾT DANH: Thơ Chu Đình An


Nhà thơ Chu Đình An

CÔNG DANH DƯỜNG ẤY

Công danh dường ấy phá tan hoang
Đội lốt tôm cua cũng rụng càng
Rửa mặt bằng bùn dơ dáng lắm
Lộn đầu ăn bẩn chết không oan
Hết khôn phản quốc lòng đen bạc
Thối chí hại dân sự nghiệp tàn
Em giúp anh bỏ làng trốn chạy
Nhà tù đang đợi nhóm quan tham

                                    2013

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

ĐỌC “CHÂN QUÊ” CỦA NGUYỄN BÍNH


          Trần Mỹ Giống
 
Nguyễn Bính và con đê đầu làng. Tranh: Hồ Y.

          Trong phong trào thơ mới 1930 – 1945, Nguyễn Bính có một vị trí riêng. Thơ ông vừa hiện đại, vừa truyền thống, mà thơ hiện đại rất hay, nhưng thơ truyền thống vẫn là nổi trội. Cùng viết về đồng quê, nhưng Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ… thiên về mô tả các bức tranh quê chân thực, còn Nguyễn Bính lại đi sâu diễn tả cái tình quê thấm đẫm hồn quê.

           Chân quê là một bài thơ tiêu biểu về cái hồn quê của Nguyễn Bính. Có thể coi Chân quê là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, ông đã trung thành với tuyên ngôn đó.

THĂM TRUNG HOA: Chùm thơ Trần Đăng Tính



           
      THĂM TRUNG HOA

          Đến thăm đất nước Trung Hoa
Ngỡ ngàng khi thấy bạn ta khoe mình
          Ra đường ngó ai cũng xinh
Về nhà lại thấy... vợ mình hay hơn...

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

TRẨY HỘI - BẾN ĐÒ XƯA: Thơ Lưu Tuấn Hùng


Nhà văn Lưu Tuấn Hùng

          TRẨY HỘI

Người về hội phủ đầy vơi
Dòng đời chan chứa dưới trời mưa bay
          Vai kề dạo bước tối ngày
Thời xuân dành cả xuân này cho nhau
          Duyên cười môi thắm hương cau
Cung đàn nhịp trống canh hầu khói hương
          Mùa sau hẹn ước lên đường
Tìm trong đêm hội màn sương bềnh bồng
          Đâu rồi hình bóng nụ hồng
Bâng khuâng đợi gió giữa đồng chờ mưa
          Nao nao ánh mắt tình xưa
Giọt xuân ân ái vẫn chưa phai mờ
          Xa rồi hội phủ đêm mơ
Xuân về thấp thoáng ai chờ trong tôi.

CHUYỆN KỂ NGUYỄN KIM TRÌ (Kì 3)


Tác giả Nguyễn Kim Trì

Đã đăng:


          4 - Các chú cú đỉn hơn bọ

          Chuyện của lính thì kể cả ngày không hết. Trong đơn vị tự nhiên xuất hiện những ngôn từ mới, nó loang ra đơn vị khác rất nhanh nhưng rồi tự nhiên mất hẳn. Trong sinh hoạt hàng ngày, bộ đội cứ hay nói với nhau: “Thằng A Thanh Hóa cú đỉn lắm”, “thằng B Hà Tây cú đỉn lắm”, đấy là chỉ tính cách khó tính hay keo kiệt, cũng có khi gọi một ông thủ trưởng nào đó nghiêm khắc quá với bộ đội cũng dùng từ “cú đỉn”. Cứ nghe bộ đội nói mà bọ chẳng hiểu mô tê, không biết là tiếng Bắc kỳ, tiếng Nga hay là tiếng dân tộc thiểu số. Hôm ấy bọn tôi ngồi chơi, bọ cũng vui chuyện với chúng tôi, bọ hỏi:
          - Các chú hay nói “cú đỉn”, “cú đỉn” là cái chi vậy?
          Không biết trả lời  ra sao, thằng Lập giải thích cho bọ:
          - “Cú đỉn” là tốt đấy bọ ạ, tiếng Cu Ba mà.
          - Ồ, bọ biết rồi, rứa các chú cú đỉn hơn bọ.

VĂN CƯỜNG HỌA THƠ LÊ THỊ HÒA








Bài xướng của Lê Thị Hòa (Tp. Thanh Hóa):

ĐỐ LÀ AI ?

Có áo mà sao lại chẳng quần?
Lên trời diện kiến chuyện bàn dân
Hằng Nga ngó dọc trêu vài tứ
Chức Nữ nhìn ngang chọc mấy vần
Khúc khích bầy tiên nhào tới cửa
Xì xào các thánh đổ ra sân
Hai ông một mụ trông kỳ thế!
Đố biết là ai ở dưới trần? 


Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

XUÂN SUỒNG SÃ / Lê Mai – RƯỢU XUÂN / Nguyễn Bính, Trần Hùng Thắng xướng họa


Nhà thơ Lê Mai

XUÂN SUỒNG SÃ

Lê Mai

Chị không chơi với Xuân nữa đâu!
                                               Em thật là nồng nã
Nghĩ tới Anh em làm chị bừng bừng đôi má
Đâu còn khờ dại ngây thơ
                                      Háo hức!

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 9 - 10)



            Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

            Đã đăng:

          IX

          Hội nói là làm. Sáng hôm sau ra ủy ban Hội viết giấy triệu tập Kết ra xã làm việc rồi đưa phó Chủ tịch ký. Tờ “Giấy mời” bằng hai bàn tay đóng dấu đỏ chót được bỏ vào phong bì lập tức được cô văn thư chuyển đến nhà Kết. Sáng nay Kết không có nhà vì còn đi chợ mua gạo về nấu rượu. Gần trưa Kết mới về. Kết đỗ xe máy vào sân rồi đưa chân khều khều cái chân chống xe gạt xuống. Khi cái chân chống xe đã tì xuống nền gạch, Kết xoay người dùng tay hất lần lượt ba bao tải gạo xuống. Kết vào nhà nhìn thấy chiếc phong bì cài vào mép cửa. Kết cầm lấy vào bàn xé ngồi đọc. Cái câu từ trong tờ giấy mời “Trao đổi về tình hình an ninh trong địa phương thời gian qua” như đánh vào dĩ vãng Kết: “Hóa ra rằng cả năm nay về địa phương mình sống và lao động cật lực như bao người mà vẫn chưa yên. Người ta vẫn nghi ngờ, vẫn xếp mình vào diện cần để ý.” Kết cười và tự nói cho mình nghe:
          - Thôi cũng được! Họ mời hay gọi mình thì cứ ra! Mười lăm giờ! Còn bây giờ cơm nước rồi ngủ đã.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

NGUYỄN NGỌC KIÊN GIỚI THIỆU VÀ DỊCH THƠ SẦM THAM, LỤC DU

          1- NHÀ THƠ SẦM THAM (岑參715-770)


            Sầm Tham là người Nam Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Cha ông từng làm Thứ sử (hai lần), và đã qua đời lúc Sầm Than còn nhỏ.
Nhà nghèo, ông phải tìm cách tự học. Năm 744 đời Đường Huyền Tông (ở ngôi: 712-756), Sầm Tham thi đỗ Tiến sĩ lúc 29 tuổi, được bổ làm một chức quan nhỏ là Binh tào Tham quân.
            Năm 749, ông theo tướng Cao Tiên Chi đến An Tây  (ra biên ải lần thứ nhất), nhưng chẳng bao lâu lại trở về kinh đô Trường An.
Năm 754, ông ra biên ải lần thứ hai, làm Phán quan cho Tiết độ sứ An Tây là Phong Thường Thanh. Thời kỳ này, ông sáng tác rất nhiều thơ về chủ đề "biên tái".
            Sau loạn An Sử (755-763), từ Tửu Tuyền (nay thuộc Cam Túc), Sầm Tham đến Phượng Tường (nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây) là nơi Đường Túc Tông (ở ngôi: 756-762) đang ở. Được bạn thân là nhà thơ Đỗ Phủ và Phòng Quân tiến cử, ông được giữ chức Hữu bổ khuyết.
            Thời Đường Đại Tông (ở ngôi: 762-779), Sầm Tham lại ra biên ải (lần thứ ba). Năm 766, ông được bổ làm Thứ sử Gia Châu (nên ông xưng là Sầm Gia Châu), nhưng sau đó bị bãi chức .
            Lâm cảnh đói nghèo, năm 770, Sầm Than mất trong quán trọ tại Thành Đô (nay là tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên) lúc 55 tuổi.
            Tác phẩm của ông để lại có Sầm Gia Châu thi tập (Tập thơ của họ Sầm ở Gia Châu) gồm 8 quyển.
            (Theo Kiwipedia)

KHÍ THIÊNG / Trần Như Chuyên – XUÂN ĐINH DẬU THƯƠNG CÂY / Chu Đình An


Nhà thơ Trần Như Chuyên

KHÍ THIÊNG
(Ngũ độ thanh, tập danh)


Lộng lẫy Thành Nam đỏ sóng cờ
Ươm hồng nghĩa khí đượm tình thơ
Đường xanh gió trải vòng hư... thực
Lộc biếc sương gài giữa tỉnh... mơ
Kiếm bạc ngàn năm càng giãi tỏ
Âu vàng vạn kiếp chẳng làm ngơ
Đài cao rạng tỏa bừng mây tím
Viễn cảnh huyền lam nét nhạc chờ.

Trần Như Chuyên.