9 h 15 ngày 29-4-2025 đoàn đại điện UBND và ĐẢNG UỶ phường Quang Trung đến nhà tặng quà của QUÂN UỶ TRUNG ƯƠNG nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025).
9 h 15 ngày 29-4-2025 đoàn đại điện UBND và ĐẢNG UỶ phường Quang Trung đến nhà tặng quà của QUÂN UỶ TRUNG ƯƠNG nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025).
Mít tinh diễn ra sáng 25-4-2025 tại nhà hàng 586 đường Giải Phóng, tp Nam Định. Ngoài các hội viên còn có nhiều người nhà hội viên cùng dự. Các cụ quân phục chỉnh tề, huân chương rực rỡ, nét mặt rạng ngời vui vẻ. Cụ trẻ nhất 71 tuổi. Phần đông 80, 90. Các cụ lãnh đạo phát biểu còn hăng lắm, lạc quan lắm. Cụ lãnh đạo hội cấp tỉnh chúc hội ta tồn tại mãi mãi… Các cụ nghe thì cười khoái chí. Ai cũng biết hai chục năm nữa, cụ trẻ nhất cũng 91 tuổi mà…
Ông em ở quê điện:
- Anh ơi, xã Trà Lũ ta, xã Xuân
Vinh, xã Thọ Nghiệp được huyện đặt là xã Xuân Hưng rồi.
Tôi ngạc nhiên:
- Sao lại là Xuân Hưng?
Bài xướng
NGÀY QUA NGÀY
Một ngày qua, lại một ngày
qua
Mái tóc bạc thêm sợi tóc già
Nước mới sôi tăm đùng ấm vỡ
Tình vừa bén lửa chợt mưa sa
Công danh hoa lá trôi ghềnh
đá
Sự nghiệp khói mây níu nóc
nhà
Không biết bao giờ dâu hóa bể
Cho đời dẫu xế nhập hòa ca
HẢI LY
Cuối
tuần trước, nhà văn Đặng Xuân Xuyến gửi cho tôi truyện ngắn "CÔ" SƯỚNG
CƯỚI VỢ”, anh viết từ năm 2015 và mới đưa lên mạng. Anh nói với tôi “viết tặng
vợ chồng cậu em họ, cùng làng”, lại thêm lời đề tặng ở đầu truyện, thì đúng là
chuyện thật người thật rồi. Vì thế tôi thích thú đọc ngay và nhận được từ câu
chuyện đầy ắp những tiếng cười vui vẻ.
Truyện vui ngay khi nhìn thấy cái tên của nó: “CÔ” SƯỚNG CƯỚI VỢ”.
Chuyện Nhặt của Trần Mỹ Giống, quê Nam Định
Lê Khả Sỹ
Tên bài viết trên đây, là câu nói thật
Về những chuyện giữa đời này
Bởi khi người ta hứng lên, cầm bút vẩy tay
Có thể củ khoai thành “thần tượng”
Vô lý đến mức khó tưởng
Như bốn từ: CHA GIÀ DÂN TỘC, khiến nhiều người nhầm*
Hoặc nói các món đồ cúng trên mâm
Như đôi cẳng gà chẳng hạn
Giá trị làm sao bằng một cân giò thượng hạng
Bán ở cửa hàng Tôn Đản năm xưa **
Nên chớ nghĩ CHUYỆN NHẶT là những chuyện vu vơ
Nhưng chuyện đặt trên bàn thờ, không sánh nổi!
Lại là Người Thành Nam, văn chương quá giỏi
Dù chưa phải là hội viên Nhà văn Việt Nam(?)
Thì không khéo, “nhà văn” xếp hàng cả trăm
Chưa bằng tác giả CHUYỆN NHẶT này đâu nhé!
20-4-2025
Lê Khả Sỹ
VÀI LỜI PHI LỘ:
Đại
lão hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người mà bất ký tôn giáo nào cũng kính phục. Ngài
viên tịch, để lại vô vàn nỗi niềm thương tiếc cho những ai biết đạo lý làm người.
Chúng tôi không phải là nhà phê bình thơ, không phải là người có học, không phải
là người Phật tử, chỉ là người yêu thơ. Bởi kính trọng nhân cách làm Người của
ngài và nhân cách thơ của ngài, chúng tôi rung động đặc biệt với 7 bài thơ của
ngài, nên viết cảm nhận về 7 bài thơ ấy. Đó là những bài thơ:- Khung Trời Cũ - Mưa
Cao Nguyên -Hận Thu Cao - Ác Mộng - Bài Thơ Cuối Cùng - Loạn Thị - Tống Biệt
Hành. Hôm nay mời quý vị đọc cảm nhận bài thơ “Loạn Thị”. Mong góp cho đời chút
hương vị thi ca. Trân trọng!
Châu
Thạch
“ Đây là những nơi tôi gắn bó trọn đời, vui buồn cùng nó. Tấm lòng của tôi được kí thác trên mỗi trang giấy”. Nhà thơ Đỗ Phú Nhuận nói vậy, khi chọn ý gửi vào thơ…
1.
“ Đừng về… Người ở… Người
ơi…”
Câu dân ca cũ muôn đời vẫn
xanh
Lời quê theo gió dỗ dành
Đong đưa cánh võng, ru anh
vào đời
Bồng bềnh, lãng đãng mây trôi
Dậy mùi hương đất, gió xuôi
ngọt lành
Cánh diều no gió chòng chành
Đàn bò gặm cỏ, đồng xanh tươi
màu
Đôi bờ xanh ngắt ngàn dâu
Con sông phơi ngực, ngực bầu
tinh khôi
Gió đưa, bèo dạt nổi trôi
Có con én nhỏ giữa trời bay
ngang…
Nắng mưa quản mấy gian nan
Mồ hôi rơi xuống, lúa vàng đầy
sân
Mưa chiều, nắng sớm tảo tần
Lời ru Đất Mẹ, bâng khuâng tiếng
đàn
Rượu quê uống cạn lại tràn
Mù say, say giữa mênh mang đất
trời
Thương nhau chín bỏ làm mười
Giữ niềm vui giữa cuộc đời đảo
điên…
Tổng kết một thời cầm bút (Kì 7)
TUYỂN TẬP VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NAM ĐỊNH THẾ KỶ
XX : NGHIÊN CỨU – LÝ LUẬN PHÊ BÌNH / Nhiều tác giả. – H.: Nxb. Văn hóa
Thông tin, 2004. – 684 tr. ; 26 cm. (Bộ sách văn học nghệ thuật tuyển chọn – Hội
VHNT Nam Định)
- Trần Mỹ
Giống : [Lý lịch nghệ thuật]. – Tr. 154 – 155.
- Trần
Tung vị tướng, nhà thiền học, nhà thơ / Trần Mỹ Giống. – Tr. 156 – 165.
Tổng kết một thời cầm bút (Kì 6)
1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI, THIÊN TRƯỜNG – NAM ĐỊNH : Thơ / Nhiều
tác giả. – H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2010. – 368 tr. ; 21 cm.
Hội VHNT Nam Định chịu trách nhiệm xuất bản.
Trần Đắc Trung chỉ đạo biên
soạn.
Ban biên soạn gồm các tác giả:
- Phạm Trường Thi
- Bùi Công Tường
- Hoàng Dương Chương
- Vũ Minh Am
- Trần Mỹ Giống
- Đỗ Thanh Dương
- Trần Quang Vinh
- Dương Văn Vượng
Trong cuốn sách này, tác giả
Trần Mỹ Giống với ba tư cách: Tác giả sưu tầm biên soạn, Tác giả dịch, Tác giả sáng
tác.
11
giờ 55 phút ngày 25 – 3 - 2025.
Chuông
điện thoại reo. Màn hình hiện lên số máy người gọi 0812621424. Tôi hỏi:
- A lô! Ai đấy ạ?
Giọng nam, miền Trung, dày tròn, ấm áp vang lên:
- Cháu tên là Nam, công an phường Hạ Long. Bác đang ở đâu ạ?
- Tôi đang ở nhà. Có việc gì vậy?
- Cháu hỏi thăm sức khỏe bác và nhắc bác không lộ thông tin cá
nhân với ai. Giờ lừa đảo qua mạng nhiều lắm bác ạ.
- Vâng. Cảm ơn anh.
Cúp máy.
Tổng kết một thời cầm bút (Kì 5)
THƯ
MỤC NHÂN VẬT NAM ĐỊNH / Trần Mỹ Giống sưu tầm và biên soạn. - Nam Định: Thư viện tỉnh Nam Định xuất bản,
2000. – 336 tr. ; 29 cm.
Tổng kết một thời cầm bút (Kì 4)
Năm 1996 tôi hoàn thành bản thảo “Tác giả Hán – Nôm Nam Định”.
Khi đó tôi là cán bộ Thư viện tỉnh Nam Định, trực tiếp làm thư mục địa chí,
nhân vật chí, hàng ngày trích dẫn hơn hai trăm loại báo tạp chí và “đào bới”
kho sách không lồ của thư viện tỉnh để trích dẫn tài liệu…
Tổng kết một thời cầm bút (Kì 3)
TRUYỆN
NHẶT : Tản văn / Trần Mỹ Giống. – H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2021. – T1. - 196 tr.
; 20 cm.
Truyện nhặt (T.1) Trần Mỹ Giống tuyển gần
tám chục truyện trong đó có hai truyện của hai cháu nội tác giả. Qua những mẩu
tản văn ngắn gọn về những ứng xử trong giao tiếp, những chuyện tai nghe mắt thấy,
tác giả thể hiện quan điểm của mình trước cuộc sống và văn học nghệ thuật. Do
kinh phí tự lo nên mới chỉ in được tập đầu.
Trích từ: ĐIỂM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG HIỆN ĐẠI của Đặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin ; Hà Nội: 2006
(Tiếp theo: Tổng kết một thời cầm bút)
Cuốn “Các nhà khoa bảng Nam Định thời phong kiến do” tôi biên
soạn bắt đầu từ năm 1983. Khi đó là “Các nhà khoa bảng Hà Nam Ninh”. Sau chia tỉnh
tôi chuyển giao phần các nhà khoa bảng Ninh Bình cho Thư viện tỉnh Ninh Bình.
Phần còn lại gọi là “Các nhà khoa bảng Nam Hà”. Khi chia tỉnh Nam Hà thành Nam
Định và Hà Nam, tôi lại cắt phần các nhà khoa bảng Hà Nam cho Thư viện tỉnh Hà
Nam. Phần còn lại lấy tên là “Các nhà khoa bảng Nam Định”.
Truyện nhặt Trần Mỹ Giống
Nhớ năm 2009 tôi về hưu, hàng tháng ông tổ trưởng dân phố đem tiền lương hưu đến tận nhà phát cho từng người. Thật là tiện lợi cho người nghỉ hưu.
1.
Vườn yêu nở rộ Hoa Đào
Tỏa hương thơm ngát, ngọt nào
đắm say
Tình mình thưở ấy thơ ngây
Ngẩn ngơ nói chuyện trời mây…
ơi à…
Mỗi lần lỡ hẹn không qua
Lời yêu hờn dỗi: “Chắc là quên nhau…”
Dây trầu quấn quýt thân cau
Tôi – Em quấn quýt bên nhau
không rời
Hẹn thề son sắt một lời:
“Trong Em, mãi mãi muôn đời
là Anh…”
Tình yêu chín mọng, ngọt lành
Tỏa hương mật ngọt đầu cành dịu
êm
Bàn tay nhè nhẹ ngày đêm
Luồn sâu mái tóc, vuốt mềm
vai thon
Cho Anh những tiếng cười giòn
Cho Anh hết cả môi son tươi
màu
Chúng mình thề hẹn với nhau
Hồng vôi quyện với xanh cau một
lòng
Chúng mình trọn vẹn Chữ Đồng
Đôi chim thêu gối, chỉ hồng
thành đôi…
(Tổng kết một thời cầm bút. Nhân tiện khoe với các cụ tự sướng tý ạ).
Thời áo lính là hồi ký tôi viết nhằm thỏa mãn tình cảm của chính mình, không hề dám mơ in thành sách xuất bản. Vì vậy, tôi viết rất chân thực, không tô hồng, không mục đích chính trị, không quan tâm văn vẻ, nghĩ sao viết thế, sự việc thế nào viết thế, không dấu diếm yếu kém, đôi lúc hèn nhát, những kỷ luật mình mắc phải... Tôi đặt tên hồi ký là VIẾT CHO RIÊNG MÌNH ĐỌC.
50 NĂM NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH NAM ĐỊNH SAU NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT 1975 - 2025 / Nhiều tác giả. - H.: Văn học, 2025. - 700 tr. : Nhiều ảnh minh họa ; 26 cm.
Trên đầu trang tên sách ghi HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH NAM ĐỊNH.
Bài xướng
ÁNH TRĂNG AO
Chiều chiều, em hát khúc đồng
dao
Lùa nắng cho hương tỏa ngọt
ngào
Những bước chân trâu bừa lỏm
bỏm
Mấy hàng lau sậy cựa lao xao
Trúc xanh gầy lại bên sông vắng
Cò trắng bay về chốn núi cao
Hun khói lâng lâng mùi cỏ
cháy
Tưới trầu mẹ múc ánh trăng ao
HẢI LY
LỜI GIỚI THIỆU
Mến
chào quý vị. Hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu 10 bài thơ HƯƠNG THIỀN của nhà
thơ Vạn Lộc sẽ được làm video qua giọng ngâm và đọc lời bình của nghê sĩ NHẬT
QUỲNH. Nhà thơ Vạn Lộc tên thật là Võ Thị
Hôi, sinh 30/12/1946, quê quán Đông Yên, Duy
Trinh, Duy Xuyên, hiện sinh sống tại Đà Nẵng. Nhà thơ Vạn lộc là hội
viên Hội Nhà Văn thành phố Đà Nẵng, hội viên Thơ Đường Luật Việt Nam. Tác giả
còn tham gia nhiều thi văn đoàn khác . Nhà thơ Vạn Lộc đã
xuất bản 12 tập thơ, nhiều bài thơ và tập thơ của Vạn Lộc đã nhận được giải thưởng
trong nước. Đây không phải là những bài thơ hay nhất của tác giả, đây là những
bài thơ bày tỏ nỗi niềm trong tuổi vào đông của một tâm hồn thơ luôn luôn muốn
thì thầm cùng trăng nước, tha nhân và vạn vật để giải bày những vui buồn, những
suy nghiệm sâu xa trong cuộc sống, hướng về cõi cực lạc bằng tâm thiền tịnh của
tác giả. Mời quý vị lắng lòng tự tại trong cõi an nhiên của tâm hồn để tiếng
thơ Vạn Lộc đem đến nhiều với chúng ta những hương thiền thi vị. Cảm ơn quý vị.
Châu Thạch
- viết tặng Nguyễn Minh-
Tôi xa Hà Nội, xa Hà Nội
Mới đó thôi mà bấy năm trôi
Bạn cũ gặp nhau nhìn rất vội
Nụ cười te tẻ hé trên môi.
Gió Ngây Ngô
Nửa đêm em rủ đi dạo phố
Nại gió cạn Đông quẩn đến rồ
Mỉm cười, khẽ nhủ: sao mà ngộ
Nửa đêm gió lại quẩn ngây
ngô...
Hà Nội, 04:23 Mồng 2 Tết Ất Tỵ
(Tức 30 tháng 01 năm 2025)
Tác giả Phạm Ngọc Khảnh
Tôi đang có trong tay cuốn sách mới dầy dặn: Tuyển tập truyện ngắn
“Bến xuân” của Phạm Thái Quỳnh, chứa đựng một mảng văn chương trĩu nặng. Đọc
tác phẩm làm cho ta say đắm… Phạm Thái Quỳnh là người lính, nhà giáo và nhà văn.
Ông thể hiện một cây bút uyên thâm, hiểu sâu sắc về lịch sử, về văn hóa dân
gian và sự huyền bí của kiếp người. Nhân vật trung tâm của ông là những con người
có thuỷ, có chung. Số phận người lính trong và sau chiến tranh; những nhân vật lịch sử và cả những nhân vật bình
thường có phẩm cách cao cả… Họ tỏa rạng sự liêm chính và giá trị làm người. Họ
là những linh vật của tạo hóa luôn có mạch ngầm níu giữ hồn cốt mình với giá trị
của nguồn cội sâu xa. Sách ngồn ngộn văn chương và hồn thơ mê mẩn chữ tình. Tôi
chỉ xin nêu vài ba câu truyện, mong hé lộ tâm tư nỗi niềm cốt cách…
Châu
Thạch hân hạnh nhận được thi phẩm ''EM, PHÙ SA MÙA NƯỚC NỔI" của nhà thơ
NGUYỄN CẨM THY, một thi phẩm tuyệt đẹp: ĐẸP NGƯỜI, ĐẸP SÁCH, ĐẸP THƠ. Mời quý vị
bỏ vài phút đọc lời cảm nhận của Châu Thạch dưới đây để biết về một TÌNH YÊU
MÙA NƯỚC NỔI mới lạ, yêu con người và yêu quê hương không đề cập đến sự thường
tình như bờ tre, ruộng lúa và chùm khế ngọt mà bao nhà thơ xưa và nay đã viết:
Cầm tập thơ “Em Phù Sa Mùa Mước Nổi” của Nguyễn Cẩm Thy trên tay, lòng tôi cảm thấy vui ngay khi nhìn vào trang bìa có tên tác giả và tên quyển sách.
"CHIÊM NGHIỆM THỜI GIAN"
- cảm tác nhân đọc “Phạm Xuân
Nguyên đạo văn” -
"Kẻ làm phê bình mà ngơ
ngác" (1)
Vác nhầm "Chiêm nghiệm..."(2)
của người ta
Văn chương hạ giới giờ như
rác
Cốt cách văn tài hệt yêu ma.
------
(1),(2): tên bài viết của cựu
Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
Phạm Xuân Nguyên.
Hà Nội, ngày 08 tháng 01-2025
1-
Càng nằm nghỉ cho khỏe hóa ra càng mệt mỏi. Thấy
trong người ổn ổn, tôi gọi điện cho ông bạn đồng hương hẹn đến chơi. Đến nơi,
thấy ông bạn đã đứng sẵn ở cổng. Ông kéo luôn tôi ra quán cà phê để “hàn huyên
cho tự do”. Quen mui, mấy hôm sau thấy người ôn ổn, tôi lại đến nhà ông bạn
chơi, không điện trước. Nghe tiếng chuông cửa, bà vợ ông ra thấy tôi, bảo: “Ông
chờ tý, tôi gọi ông ấy ra”. Bà không mở cổng, quay vào nhà. Lát sau ông bạn ăn
mặc chỉnh tề ra mở cổng: “Mời ông đi luôn với tôi tới quán kara có mấy cháu mới
phục vụ hay lắm!” Ông bạn quá tốt mà quên không để tôi vào thăm hỏi gia đình.
1.
Tháng năm, rồi cũng qua nhanh
Giữ cho kỷ niệm ngày xanh vẫn
còn
Nhớ quê, lòng dạ bồn chồn
Nhớ quay quắt nhớ hoàng hôn bồi
hồi…
Mẹ ngồi, tóc bạc như vôi
Bao nhiêu sợi trắng nhuộm đời
biển dâu
Mẹ ngồi nhai dập miếng trầu
Nhìn sân lúa chín, đậm màu ấm
no
Được mùa hết nỗi âu lo
Dẻo thơm gạo mới, cá kho đậm
đà
Được mùa ruộng, đất quê nhà
Lúa ngô, khoai sắn, dưa cà,
trái cây
Cha cho những bát cơm đầy
Mẹ cho câu hát những ngày trẻ
thơ
Còn đây, lời hát … “Ầu ơ…”
Héo hon dáng Mẹ bên bờ chiêm
bao
Còn đây vầng trán cao cao
Cha cho “Nhân – Nghĩa” gắn
vào đời con
Biết bao vất vả, hao mòn
Gạo tiền, cơm áo… nuôi con
nên người…
Trước
thềm năm mới 2025, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU
NĂM ẤT TỴ - 2025 quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến bước vào năm
ẤT TỴ may mắn, thành công và hạnh phúc!
Một số bạn trẻ đề nghị tôi cho biết cụ thể những biến thể của
thơ lục bát. Tôi xin nêu ý kiến dưới đây, kính nhờ các cụ, các nhà thơ, nhà
nghiên cứu góp ý chỉnh lý bổ sung ạ.