(Một Người Kể Một
Người)
Giữa đêm thanh
vắng, mọi người xung quanh đang ngon lành trong giấc ngủ. Bỗng dưng con
Lan thức giấc, khóc. Hỏi ba? Mẹ đâu rồi sao không chịu ngủ với con. Ba
nó rầy, Lan à, ngủ đi con, mai còn đi học nữa. Nó hít hà, khụt khịt
một hồi rồi ngã lưng ngủ tiếp.
Câu chuyện khá
dài dòng, bi thương. Nếu tính ra là cũng trên dưới năm mươi năm rồi.
Cái quá khứ dường như nó đã chìm lĩm tận đáy sâu mà bấy lâu nay tôi
chưa một lần nghe nhắc đến và chính tôi cũng đã cho câu chuyện nầy
là dĩ vãng. Nhưng không biết sao hôm qua tôi nằm mộng thấy con Lan hiện
về trong giấc mơ làm tôi nhớ lại ngày ấy, thật xúc động và thương
hại vô cùng.
Năm ấy cậu út
tôi còn trẻ lắm, khoảng mười tám, mười chín gì đó, vì còn nhỏ nên
tôi không nhớ rõ. Cậu lấy mợ tôi tuổi mới trăng tròn, cái tuổi mới
biết yêu rồi vội vã..... ăn chưa no, lo chưa tới. Lấy nhau hơn ba năm
thì những đứa con thân yêu được lần lượt ra đời, cách nhau mỗi đứa
chỉ võn vẹn một năm mà toàn là con gái. Cậu tôi đặt tên đứa đầu là
Hồng rồi kế là Lan và đứa cuối cùng là Thắm. Vì còn trẻ ham vui
hơn nữa gia đình cậu lúc ấy thuộc hạng khá giả trong làng. Miếng ăn,
miếng để sẵn có nên cậu chẳng hề quan tâm về đời sống của vợ con
mà phế mặc tất cả cho gia đình.
Hồi đầu
mới lấy nhau, chưa nghĩ sâu xa, tất cả mọi việc còn vui vẻ, mợ rất
thương yêu cậu, lúc nào cũng nèo nẹo, kè kè bên nhau như đôi tình
nhân. Nhưng mấy chốc ba cô tiên nữ lớn dần, nay áo quần, mai sữa,
bệnh, mốt thuốc men, tất cả phải trông vào tiền. Mỗi thứ cứ chạy
về xin mẹ ruột mình mà không dám xin mẹ chồng. Sự chán nản bắt đầu
nẩy sinh nơi người đàn bà thiếu thốn, chật vật, mợ dần dẩn bi quan,
luôn nhìn về hướng khác, không còn tin tưởng và yêu người chồng vô
trách nhiệm nữa và từ từ sa ngả vào những lời dịu ngọt để rồi
lén lút qua mặt chồng con. Với những tiếng đồn đại cũng như bắt
gặp, to tiếng mợ tôi xấu hổ xách gói bỏ nhà ra đi và đi mất dạng
từ lúc ấy. Thế là cậu phải đành gà trống nuôi con. Nói thì nói
vậy, bà tôi là gà mái nuôi cháu thì đúng hơn chớ cậu tôi có tạo ra
được xu nào để mà nuôi ba chúng nó.
Kể từ
ngày mợ đi, tình cảnh của cậu rất là thê thảm, giống như sợ dây
siết chặt từ từ, khi một mình phải chống chọi cơn sốt xuất huyết
đang hoành hành tấn công ba đứa trẻ. Thấy vậy, ông bà, các cô, chú
bỏ tiền, xúm nhau cứu chữa, nhưng cũng không qua hết. May mắn cho con
Hồng qua khỏi cơn bệnh ấy, còn con Lan và con Thắm xấu số phải đành
tắt thở cách nhau chỉ sáu tiếng đồng hồ.
Một thời
gian lâu, nghe tin hai con qua đời trong tích tắc, mợ dù ở xa hay xấu
hổ cở nào cũng phải quây về để cúng con cây nhang lần cuối. Lòng đau
xót trước tình cảnh con vừa mới mất và nhìn thấy người đàn bà bội
bạc cậu tôi giờ đây như kẻ điên cuồng.
Qua những
năm tháng ra đi, ngỡ mợ có cuộc sống mới, hạnh phúc, an bình khá
khỉnh hơn. Ai ngờ! Mợ chỉ ở có một mình. Mợ kễ: Sau khi người đàn
ông thứ hai sống chung với mợ một thời gian ngắn rồi cũng chia tay
với mợ luôn. Thấy tình cảnh bi thương của người vợ. người đàn bà bị
hất hủi, cậu tôi đã rộng lượng, tha thứ tất cả những chuyện cũ đã
qua và trở về với cuộc sống chung như buổi ban đầu. Mặc dù bên cạnh
cả gia đình không chấp nhận và tiếng dèm pha của những người xung
quanh rất gay gắt, nhưng cậu vẫn im lìm và đón nhận những lời thị
phi ấy.
Nghĩ mọi
chuyện sẽ êm xuôi, sống bên nhau cho đến cuối cuộc đời. Nhưng chứng
nào, tật nấy. Cậu không chịu sữa chữa những thói cũ, cứ ăn nhậu
lèn nhèn như ngày nào, chẳng làm ra tích sự để vợ con được tin
tưởng và nhờ vã. Ngược lại, người vợ cũng thế. Ngựa quen
đường cũ để rồi cuối cùng cũng xách gói ra đi. Cảnh phòng không giờ
mãi mãi vẫn phòng không. Từ chỗ một con người từng đươc nuông chìu
từ thuở nhỏ cộng cảnh tình bi thương dồn dập , cậu giờ đây chỉ còn
biết ngày ngày đối diện với rượu, rượu mà chẩng biết gì hơn.
Trút ...trút
... sự giải quyết khổ đau một cách vô lý của con người. Kết
qủa đã đưa đến bệnh .... ..... trầm trọng và qua đời với tuổi ba
mươi.
Thủy Điền
26-10-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét