KỶ NIỆM HAI
LẦN THĂM CỐ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH
Hai mươi lăm năm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh về trời, lòng tôi luôn kính yêu, nhớ thương song hành cùng cha đẻ tôi. Sinh nhật ngày mồng một tháng bảy cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi thắp hương hoa quả; ngày giỗ mồng hai tháng tư âm lịch tôi làm mâm cơm cúng như cha đẻ tôi.
Bạn đọc tiểu thuyết “Dòng xoáy” năm 1989 nay chẳng còn nhiều.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo “Những việc cần
làm ngay”. Tổng Bí thư “cởi trói” cho nhà văn. Nhà xuất bản Thanh niên cấp giấy
phép cho tôi tự in, tự bán tiểu thuyết “Dòng xoáy” năm 1989. Cả nước xôn xao về
“Dòng xoáy”, thư của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết tay gửi tôi, với bài của
nhà báo Lê Chi… in báo Nhân dân ngày 10-9-1989. Phòng Giáo dục gọi tôi trở lại
dạy học.
Tôi đến thăm Tổng Bí thư lần thứ nhất vào hồi 19 giờ ngày thứ
bảy 29-9-1989, tại số 10 Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội.
Tôi vào cổng, đồng chí Công an reo lên:
-
A
cô Nhật Tân lên thăm Tổng Bí thư. Cô vào đi.
-
Tôi
chưa gặp đồng chí bao giờ. Sao đồng chí biết tôi?
-
Cháu
còn biết những hè phố đêm đêm cô ngồi viết “Dòng xoáy” và ngủ ở đấy…
Tôi vào phòng thấy đông cán bộ.
- Chào các đồng chí.
Một người nói:
- Nhà văn lên gác, nói năm phút thôi.
Hôm nay Tổng Bí thư tiếp mười hai đoàn khách trong nước và quốc tế, mệt lắm rồi.
Tôi chạy lên cầu thang. Bác sĩ Thanh
Sơn tươi cười:
- Mời nhà văn vào phòng khách, chút xíu
Tổng Bí thư ra tiếp.
Căn phòng nhỏ, trên tường treo ảnh Bác Hồ. Bộ xa lông nho nhỏ,
bàn uống nước bằng gỗ, giản dị như nhà dân thường. Tôi đứng ngắm ảnh Bác, lòng
bồn chồn. Tổng Bí thư đến bất ngờ bên cạnh. Tôi xúc động không nói được. Nước mắt
tuôn. Tổng Bí thư chỉ vào ghế. Tôi vẫn đứng. Tổng Bí thư nắm tay dắt tôi ngồi.
Giọng Tổng Bí thư ấm áp:
-
Cha
mẹ đồng chí có khoẻ không?
-
Thưa
bác, cha mẹ cháu mất hồi cháu còn nhỏ ạ.
-
Đồng
chí có mấy anh chị em?...
Tôi hẫng hụt. Tổng Bí thư hỏi điều mà Tổng Bí thư đã biết.
(Công an gác cổng đã nói với tôi). Mất bốn phút rồi. Tôi chẳng nói được gì cho dân.
Còn một phút, tôi hỏi lại Tổng Bí thư cho phải lễ.
-
Thưa
bác, bác gái có khoẻ không ạ.
-
Khoẻ.
Đồng chí ăn cam đi. Cam bác gái gửi ra chiều nay đấy.
-
Thưa
bác, bác có mấy con ạ.
-
Một
con gái bốn cháu ngoại.
Tôi mếu máo:
- Bác ơi!... Thư ký cho cháu năm phút,
hết mất rồi!...
Tổng Bí thư đứng lên ra khoá cửa. Cửa kính trong suốt. Tôi thấy
có người đi lại ngoài hành lang. Tổng Bí thư ngồi vào ghế:
-
Không
phải năm phút. Đồng chí nói hôm nay không hết, mai nói tiếp. Đồng chí cứ nói hết
lòng mình.
-
Thưa
bác, tính cháu nói thẳng nói thật. Bác không thích nghe nói thật, cháu xin bác
cho về, không phí thì giờ của bác, của cháu. Cháu đại diện cho dân cả nước nói
lên nỗi niềm lâu nay.
-
Đồng
chí nói đi. Tôi lắng nghe. Tôi thích nghe lời nói thật. Tôi thích nghe người
nói thật.
-
Thưa
bác, trước tiên bác cứu dân khổ. Trong cặp này toàn đơn kêu oan của dân Hà Nam
Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Nghệ An v.v…
nhờ cháu đưa tận tay bác.
-
Còn
đồng chí cần gì tôi giải quyết.
-
Cháu
không cần gì. Mọi khó khăn cháu tự lo được. Cháu đáng tuổi con bác. Cháu không
phải đảng viên, bác gọi đồng chí cháu ngượng lắm.
-
Ơ
đồng chí là người cùng chí hướng yêu nước thương dân. Nội dung tiểu thuyết
“Dòng xoáy” của đồng chí thể hiện lòng yêu nước thương dân. Đâu cứ phải đảng
viên mới gọi nhau đồng chí.
-
Cháu
cảm ơn bác. Cháu nói những việc cần làm ngay.
1- Phải quan tâm đặc biệt đối với các
nhà khoa học cốt lõi của đất nước. Cháu xin nói chết oan của nhà bác học Lương
Đình Của. Tối ấy, nhà bác học Lương Đình Của dự liên hoan tiễn chân con trai đi
Nhật học giống lúa mới năng suất cao. Ông ho trong bữa ăn. Mấy hạt cơm lọt vào
khí quản. Hai mươi mốt giờ ông về nhà thấy tức thở. Nửa đêm ông kêu nghẹt thở.
Vợ ông chạy hộc tốc ra đường, hơn một giờ mới tìm được xích lô, đưa ông vào bệnh
viện. Bác sĩ biết nhà bác học đã tắt thở từ lâu. Nhưng lòng yêu kính nhà bác học
Lương Đình Của, bác sĩ vẫn khám bệnh. Ông kêu lên: “Trời ơi! Chỉ có mấy hạt cơm
làm tắc khí quản. Giá có bác sĩ liền kề gắp mấy hạt cơm ra, thì đâu bị tắt thở”.
Bác ơi, nhà bác học Lương Đình Của nghiên cứu lai tạo giống lúa mới nuôi sống
dân cả nước, không có bác sĩ chăm sóc sức khoẻ, bất công quá.
2- Giai cấp nông dân hiện nay thời bình mà khổ
quá bác ơi. Thời chiến: “Thóc không thiếu một cân. Quân không thiếu một người”.
Hàng năm nông dân phải đóng hai mươi bảy thứ thuế. Bác có đọc bài báo: “Cái đêm
hôm ấy đêm gì?” của nhà báo Phùng Gia Lộc, in báo Văn nghệ không?...
Nông dân nuôi con lợn con
gà bán đi, lấy tiền đóng học phí, sách vở cho con đi học. Quanh năm nông dân đầu
tắt mặt tối, đói khát. Cả năm họ ăn cơm độn khoai, sắn, mắm muối, rau củ tự sản
xuất. Tết nguyên đán họ mới rủ nhau năm bảy người đụng con lợn nhỏ làm mâm cơm
cúng gia tiên.
3- Học sinh, sinh viên giỏi toán lý hoá
cần được bồi dưỡng đặc biệt. Các em là tương lai xây dựng đất nước to đẹp, nguồn
cán bộ vừa hồng vừa chuyên.
4- Các nhà khoa học hàng đầu công nghệ,
giáo sư tầm cỡ thế giới, bậc lương phải đủ nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ. Họ yên
tâm phát minh phục vụ Tổ quốc. Nước ta không bị chảy máu chất xám.
5- Về giáo dục: Bộ giáo dục cứ loay hoay
cải cách chữ viết, cải cách chương trình. Cải cách năm sau chương trình ôm đồm,
nặng hơn năm trước. Năm nào cũng thay sách giáo khoa, tốn tiền nhà nước, tốn tiền
dân. Thầy dạy trò học mệt nhoài ở trường, tối học nhà thầy cô. Trò không được
vui chơi, đọc sách báo, giúp cha mẹ. Trò dễ bị trầm cảm, đánh nhau ở trường, ở
khu dân cư.
Biên soạn sách giáo khoa cần tuyển chọn
giáo sư hàng đầu các môn và chuyên gia tâm lý học từ mầm non đến lớp 12. Họ cân
nhắc kỹ, chọn cốt lõi từng môn, từng cấp đưa vào chương trình. Không ôm đồm nặng
nề, thầy trò không mệt. Sách giáo khoa ổn định chương trình nhiều năm. Học sinh
lớp trên để lại sách cho em học, tặng thư viện trường cho học sinh nghèo, không
lãng phí. Khi có chương trình mới tiên tiến trên thế giới, bổ sung chi tiết ấy
bằng văn bản.
Biên giới phên dậu Tổ quốc. Chủ yếu
các dân tộc thiểu số sinh sống dải biên cương núi rừng hiểm trở. Từ xa xưa chống
giặc phương Bắc thời Âu Lạc đến giặc Thanh, các dân tộc đoàn kết đánh chặn giặc
ngay cửa ải Chi Lăng. Giặc nào cũng bị tiêu hao quân. Học sinh biên giới phải
được miễn học phí, cấp sách vở, quần áo cho các em. Giáo viên vùng cao cắm bản
lương phải gấp đôi dưới xuôi, chưa bù được gian khổ. Đến giờ cháu nghe đài TNVN
phỏng vấn thanh niên dân tộc không biết nói tiếng Việt, phải có phiên dịch. Rất
buồn. Dân tộc nào cũng có người tài giỏi. Chọn các em học giỏi ở các trường nội
trú, gửi vào các trường đào tạo nghề, đại học. Học xong, các em về bản làng
biên giới xây dựng quê hương, xoá đói giảm nghèo bền vững. Dân tộc Mông mắt
tinh tai thính, đôi chân quen trèo núi cao, vượt suối sâu, vực hiểm, luồn rừng
như con nai. Thanh niên Mông được đào tạo bộ đội biên phòng, thì giặc bên kia
bên giới khó lẻn sang nhổ cọc mốc, lấn đất nước ta. Mỗi lần cháu nghĩ đến cái
đêm tháng hai năm 1979, giặc bên kia bất ngờ lẻn sang cắn trộm bộ đội biên
phòng ta, mà đau nhói trong ngực. Cửa khẩu Chi Ma ta hy sinh hết. Đồn Pò Hèn có
100 quân, chỉ sống một cán bộ về Hà Nội họp.
6- Bác ơi, bác cứu các nhà văn bị gọi là
“Nhân văn giai phẩm”. Các nhà văn ấy sống cơ cực lắm. Các nhà văn ấy chết gần hết
rồi. Chỉ còn nhà thơ Phùng Quán gầy nhom. Nhà văn Trần Dần ốm nặng chờ chết
không có tiền chữa bệnh. Các con họ bị nghi kỵ không việc làm. Nhà thơ Nguyễn
Bính, Nhà thơ Quang Dũng chết trong đói khổ cô đơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cầm khăn
thấm nước mắt:
-
Đồng
chí nói lời tâm huyết, đầy trách nhiệm từ trong tim. Đồng chí có biết vì sao
nhà thơ Phùng Quán bị “Nhân văn giai phẩm” không?
-
Cháu
nghe nói nhà thơ Phùng Quán có bài thơ “Lời mẹ dặn” in báo Trăm Hoa, nhà thơ
Nguyễn Bính Tổng biên tập và truyện dài “Vượt Côn Đảo”. Hai nhà thơ bị “Nhân
văn giai phẩm” luôn.
-
Nội
dung “Vượt Côn Đảo” nói gì? Tôi hai lần bị tù ở Côn Đảo thời chống Pháp, chống
Mỹ.
-
Thưa
bác, “Vượt Côn Đảo” kể đảng viên bàn nhau đóng bè vượt biển về đất liền hoạt động.
Bè bị sóng to đánh vỡ, chiến sĩ chết chìm. Tàu giặc đuổi bắt một số về giam chuồng
cọp, đánh dã man chết.
-
Đồng
chí kiếm cho tôi cuốn “Vượt Côn Đảo” được không?
-
Thưa
bác được ạ. Cháu nghỉ ở nhà anh chị Phùng Quán. Chị Bội Trâm vợ anh Phùng Quán
dạy văn trường Chu Văn An, ở gian tập thể.
-
Sáng
mai bảy giờ đồng chí đem “Vượt Côn Đảo” cho tôi nhé. À năm 1988 đồng chí ra Côn
Đảo bằng gì mà viết ký “Đảo gọi”?
-
Cháu
đi bằng tàu đánh cá của dân.
-
Tôi
ra Côn Đảo hai lần bằng trực thăng. Lần thứ hai mới cứu được Lê Quang Vịnh ra
khỏi chuồng cọp. Khi bút ký “Đảo gọi” của đồng chí phát trên đài TNVN, trung
ương họp bàn xua đuổi tàu lạ bao vây Côn Đảo. Tôi gọi đồng chí vì đồng chí yêu
nước khi bị mất dạy học oan ức. Giờ chuyển sang vấn đề quan tham nhũng. Theo đồng
chí làm thế nào tìm ra tham nhũng?
-
Thưa
bác, Đảng đã có quy định thanh tra, tự kiểm điểm, tự phê bình. Lâu nay họp đảng
bộ, chi bộ thường nể nang nhau. Tôi không đụng anh thì anh cũng không đụng đến
tôi. Đảng viên nào cũng “tốt” hết. Cháu nghĩ cần lắng nghe ý kiến người quần
chúng trung thực. Ở đơn vị nào, cơ quan nào, xã, phường, tỉnh nào cũng có nhiều
dân trung thực.
-
Tìm
đúng tham nhũng rồi, xử thế nào?
-
Thưa
bác, tìm đúng tham nhũng thì…
-
Cảm
ơn đồng chí góp ý sâu sắc, nhân văn, nhân đạo.
Tôi liếc đồng hồ, 22 giờ kém 3 phút. Hai vạt áo sơ mi trắng
tinh của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ướt đẫm nước mắt. Tôi nói:
- Thưa bác, mời bác nghỉ, khuya rồi.
Tổng Bí thư đứng lên, trút đĩa cam
vào cặp tôi.
-
Ừ,
đồng chí về. Bảy giờ sáng mai nhớ đem cuốn “Vượt Côn Đảo” cho tôi nhé. Nhớ nhé.
Tôi đợi. Thường xuyên đồng chí nhớ đến tôi nhé. Nhớ nhé...
Tổng Bí thư bắt tay tôi:
-
Đồng
chí hai chín năm công tác, thừa nghỉ hưu rồi. Nữ 25 năm công tác được nghỉ hưu.
Viết văn cực nhọc, rất bận. Dạy học năng khiếu văn cũng rất bận. Dạy văn năng
khiếu đào tạo được. Còn viết văn phải có năng khiếu trời cho, cộng với ham học
hỏi. Đồng chí có hai tố chất đó. Đồng chí nghỉ hưu tập trung viết văn, đóng góp
vào nền văn học cần hơn. Văn đồng chí đi vào lòng dân. Đồng chí viết tiếp tập
hai tập ba dòng xoáy đi. Tôi cảm thấy đồng chí còn dồi dào tư liệu lắm.
-
Thưa
bác, cháu sẽ thực hiện lời bác chỉ bảo. Cháu có thể viết tập bốn tập năm dòng
xoáy. Còn đầy tư liệu trong não cháu…
Tôi ra cổng. Đồng chí Công an nói:
-
Cô
nói chuyện lâu thế. Hơn mười giờ đêm rồi, chắc Tổng Bí thư mệt.
Đường phố vắng ngắt. Tôi thong thả bước trên đường về khu tập
thể trường Chu Văn An. Làn gió thơm hương sen hồ Tây xoa vào má tôi mát rượi.
Tôi kể cho anh chị Phùng Quán nghe cuộc nói chuyện với Tổng
Bí thư Nguyễn Văn Linh. Anh chị xúc động mắt đỏ hoe. Anh Phùng Quán nói:
- Lần đầu tiên có Tổng Bí thư Đảng cộng
sản lắng nghe lời nói thật…
Chúng tôi nói chuyện đến sáng. Anh Phùng Quán viết lá thư
dài, kẹp giữa cuốn “Vượt Côn Đảo”. Anh làm phong bì dán kín sách. Sáng hôm sau,
anh Phùng Quán đèo tôi bằng xe đạp đến số 10 Nguyễn Cảnh Chân đúng 7 giờ. Công
an không cho tôi vào, nói:
- Tổng Bí thư đi vắng.
Tôi nhìn lên tầng hai gọi to mấy lần:
- Bác Nguyễn Văn Linh ơi!... Cháu Trần
Thị Nhật Tân đem cuốn “Vượt Côn Đảo” nhà thơ Phùng Quán biếu bác…
Công an nói: “Đưa tôi cầm sách, khi nào Tổng Bí thư về tôi
đưa”.
Tôi ngần ngừ. Anh Phùng Quán nhìn tôi gật đầu…
Về Nam Định tôi biếu Hoà Thượng Thích Quảng Độ quả cam. Còn bốn
quả cam tôi bóc chia cho 55 học sinh lớp tôi dạy. Số múi cam không đủ, tôi xẻ
làm đôi múi cam, xé nhỏ vỏ chia cho cả lớp hưởng hương thơm của Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh.
Nghe lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi viết đơn xin nghỉ
hưu trước tuổi. Hội đồng giám định y khoa kết luận tôi thiếu máu nặng, không đủ
sức khoẻ dạy học. Tôi được nghỉ hưu đầu năm 1990.
Nhớ lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dặn, tháng nào tôi cũng đến
thăm, nhưng lần nào Công an gác cổng cũng nói:
- Tổng Bí thư đi vắng.
*
* *
TÔI THĂM CỐ TỔng Bí thư NGUYỄN VĂN LINH LẦN HAI
Năm 1990, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Trần Văn Phác cho tôi một
tháng ở nhà sáng tác Đồng Đế, Nha Trang. Tôi mải miết viết xong tập hai “Dòng
xoáy”.
Năm 1991, NXB Thanh niên bán giấy phép cho tôi in tập 2 “Dòng
xoáy”. Tôi gói 20 tập “Dòng xoáy” đến biếu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Công an
gác cổng nói Tổng Bí thư đi công tác. Công an cầm hộ bó sách, khi nào Tổng Bí
thư về sẽ đưa. Không có hồi âm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi gửi hai lần
nữa, vẫn Công an gác cổng cầm bó sách “Dòng xoáy” tập 2. Mấy tháng không có tin
gì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Tôi linh cảm sách chưa đến tay Tổng Bí thư.
May mắn có người cho tôi địa chỉ của anh Đức, nấu cơm cho Tổng Bí thư. Tôi gửi
anh “Dòng xoáy” tập 2 đưa cho Tổng Bí thư giúp tôi. Hôm sau tôi đón anh Đức ở
trên đường về. Anh Đức nói: “Công an gác cổng thu mất sách”.
Đại hội Đảng lần thứ 7, tôi hai tay hai thư Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Linh viết cho tôi, tiến vào Đại hội, qua các vòng gác ngoài. Đến cửa vào Đại
hội, công an gác ngăn lại. Thứ trưởng Bộ Công an Dương Thông ra:
- Nhà văn Trần Thị Nhật Tân dòng xoáy
đâu?... Tôi Dương Thông, Thứ trưởng Bộ Công an ra tiếp nhà văn. Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh đang điều hành Đại hội, không ra được.
Tôi và Thứ trưởng Bộ Công an Dương
Thông đối thoại nửa tiếng…
Tôi chờ Đại hội 7 bế mạc, đến số 10
Nguyễn Cảnh Chân. Tôi gặp đồng chí công an từng tiếp tôi tối ngày 29-9-1989,
khi tôi đến thăm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lần thứ nhất. Đồng chí ấy nói:
-
Cô
ơi, bác Nguyễn Văn Linh về thành phố Hồ Chí Minh rồi. Đại hội xong, bác xách va
ly nhỏ nhẹ lên máy bay ngay…
Năm 1996, nhà văn Sơn Tùng bảo tôi:
- Nhật Tân ơi, bác Nguyễn Văn Linh ốm nặng.
Em vào ngay Sài Gòn thăm bác đi. Dân Nam Bộ gọi bí danh của bác là Mười Cúc. Lần
này em nhớ nói bác chụp ảnh, khi em tặng bác “Dòng xoáy” tập 2. Anh chắc “Dòng
xoáy” tập 2 chưa đến tay bác.
Đầu tháng 6-1996 tôi lên tàu hoả vào Sài Gòn, nghỉ ở nhà nhà
nghiên cứu văn hoá Hán Nôm Trần Khuê. Tối tôi gọi điện cho anh Bửu Giám, thư ký
của cố vấn Mười Cúc. Bảy giờ sáng hôm sau anh Bửu Giám gọi điện:
- Bác Mười Cúc mời nhà văn Trần Thị Nhật
Tân 9 giờ đến số 110 Trần Quốc Toản, quận 3…
Anh Bửu Giám đón tôi ngoài cổng. Bác Mười Cúc nắm tay tôi vào
bàn uống nước. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh má hóp, da vàng vọt. Cổ tôi nghẹn
lại như có cục gì chặn họng. Mãi tôi mới lí nhí được:
-
Cha
ơi!... Cha gầy xanh quá!...
-
Đồng
chí cũng gầy yếu. Ngày ấy tôi dặn đi dặn lại đồng chí nhớ thường xuyên đến tôi.
Sao đồng chí không đến?
-
Bác
ơi, bác mắc bệnh quan liêu rồi. Không thấy Công an gác cổng báo tin cháu thăm
bác, bác phải thư cho cháu. Bác hỏi NXB Thanh niên về cháu. Bác dặn Công an gác
cổng cho cháu vào thăm bác.
-
Ờ
tôi mắc bệnh quan liêu thật. Ngày ấy Bộ Công an báo cáo tôi ông nội ông ngoại đồng
chí đều là sĩ phu yêu nước đánh giặc Pháp hy sinh. Cha đồng chí cán bộ Việt
Minh bị giặc Pháp bắt tù tra tấn dã man. Đồng chí mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Đồng
chí viết đơn vào bộ đội đánh Mỹ… Vậy mà Công an còn ngăn, không cho tôi gặp đồng
chí. Tôi phân tích mãi họ mới cho tôi gặp đồng chí. Họ ngăn không cho tôi nghe
lời nói thật.
-
Thưa
bác, tháng nào cháu cũng đến thăm bác hàng chục lần. Lần nào Công an gác cổng
cũng bảo cháu bác đi vắng.
-
Đồng
chí nghỉ hưu chưa?
-
Nghe
lời bác, cháu viết đơn xin nghỉ hưu ngay năm 1989 ạ
-
Lãnh
đạo tỉnh cấp nhà cho đồng chí chưa? Có đủ tiện nghi việc viết văn không?
-
Thưa
bác, Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Xuân Sơn mời cháu đến nói: “Ông Linh chỉ thị tôi cấp
nhà cho cô, nhưng tỉnh nghèo không có”. Cháu làm thuê cuốc mướn, có tiền mua được
ba gian tường vách đất, 180m2 ở ngoại thành Nam Định năm 1994. Cháu
làm thơ vui:
XUÂN 1994
Cái Tết năm con chó
Bắt đầu hết khốn khó
Nhờ trời mua được nhà
Không còn khổ như chó
*
Mồng một chờ đợi mãi
Chưa ai đến xông nhà
Chỉ có chó là chó
Đi vào lại đi ra
*
Đến bữa ăn tự nhiên
Chó nằm chờ đến lượt
Cứ như là bạn hiền
Đã từ lâu thân thiết
*
Chó ơi chó thật tiếc
Giá nói được đôi lời
Đồng thanh ta cùng chúc
Hạnh phúc cho muôn loài.
Bác Nguyễn Văn Linh cười, vỗ tay. Anh Bửu Giám đang vắt nước
cam, khen thơ hay.
-
Tôi
chỉ thị cho cấp dưới việc cần làm ngay, họ không làm. Bè lũ tham nhũng chống đối
tôi.
-
Thưa bác, đại hội bảy cháu đến cửa vào hội trường
xin gặp bác. Ông Dương Thông, Thứ trưởng Bộ Công an tiếp cháu. Hai bên đối thoại
nửa tiếng, bác biết không ạ.
-
Không
ai nói với tôi. Họ ỉm đi. Đồng chí và Dương Thông nói gì?...
-
Thưa
bác, cháu nói…
-
Đồng
chí viết “Dòng xoáy” tập 2 chưa?
-
Thưa
bác, cháu viết xong, in “Dòng xoáy” tập 2 năm 1991. Ba lần cháu đem sách biếu
bác. Công an gác cổng nhận “sẽ đưa tận tay” bác. Lần thứ tư cháu nhờ anh Đức.
Anh Đức nói Công an gác cổng thu mất.
-
Người
ta cố tình ngăn cản không cho tôi gặp đồng chí. Vì đồng chí nói thật. Hôm ấy
giá tôi nghe đồng chí ghi âm, tháng tám này tôi ra Hà Nội dự đại hội Đảng tám,
phát ra cho dân cả nước nghe thì hay quá. Sáng 30-9-1989 tôi chờ mãi không thấy
đồng chí đem “Vượt Côn Đảo” của nhà thơ Phùng Quán cho tôi.
-
Thưa
bác, Công an không mở cổng, nói bác đi vắng, cầm sách đưa cho bác ạ. Cháu gọi
to lắm, không thấy bác.
-
Tôi
khổ thế đấy… Hôm nay đồng chí có đem “Dòng xoáy” tập 2 cho tôi không?
-
Thưa
bác có ạ - Tôi trao sách cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Bác ngắm nghía, lật
giở trang, niềm vui hiện trong ánh mắt.
-
Đồng
chí có dự định viết gì nữa không?
-
Cháu
đã viết xong “Dòng xoáy” tập 3. Cuối năm 1991, nhân dân huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng
đón cháu vào chăm nuôi viết. Cháu đem “Dòng xoáy” tập 3 về NXB Thanh niên. Nhà
văn Cao Tiến Lê đọc xong khen hết lời, nhưng không dám bán giấy phép cho cháu
in. Trong khi cháu ở Lâm Đồng thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Nam Định thăm
cháu. Bí thư tỉnh Bùi Xuân Sơn cử cán bộ tìm cháu không thấy. Đại tướng bảo Bí
thư Bùi Xuân Sơn: “Khi nào nhà văn Trần Thị Nhật Tân về Nam Định thì nói Đại tướng
Võ Nguyên Giáp mời nhà văn đến chơi, số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội”.
-
Đồng
chí gặp Đại tướng chưa?
-
Đại
tướng bảo cháu “Viết về giáo dục đủ rồi, chuyển đề tài chiến tranh đi”. Đại tướng
giới thiệu cháu gặp CCB Việt Nam: các tướng Trần Quang, Đàm Quang Trung, Lư
Giang, Lê Thuỳ… Các tướng viết giấy giới thiệu cho cháu đến các đơn vị, nhân chứng
lấy tư liệu. Cháu tụt áp huyết, đạp xe đi khắp nơi, ngã lăn quay. Cháu bị cấp cứu
nhiều lần. Đỡ ốm, cháu lại đi và viết. Cháu nằm bệnh viện viết tiểu thuyết
“Chân trời”. Vì cháu tái bệnh tai biến năm lần nên viết chưa xong “Chân trời”.
Cháu cố gắng hoàn thành đề tài chiến tranh để Đại tướng vui.
-
Đồng
chí uống nước cam đi. Nước cam nguyên chất rất tốt cho sức khoẻ. Tôi mừng. Đồng
chí ốm yếu mà vượt lên bệnh tật, miệt mài sáng tác, đi thực tế lấy tư liệu. Quý
lắm, nghị lực lắm. Đồng chí phải giữ gìn sức khoẻ. Đồng chí là tài sản của nhân
dân. Đồng chí phải chăm sóc mình, cảnh giác cao độ bảo vệ mình. Đồng chí sáng
tác có ích cho nền văn học.
-
Bác
ơi, trưa rồi, mời bác nghỉ ạ.
-
Tôi
muốn hỏi đồng chí về quan tham nhũng. Đồng chí là thư ký của dân. Đồng chí đi mọi
miền đất nước, dân cung cấp tên tham nhũng cho đồng chí.
Theo đòi hỏi của Cố Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Linh, buộc tôi phải kể mưu mô tinh vi mới của tham nhũng, che mắt các cấp
thanh tra… Bác tiếp tục hỏi, tôi phải nói… Anh Bửu Giám đến gần, cười cười:
-
Quá
trưa rồi… Hai bác cháu nghỉ thôi… Nhật Tân ơi…
Tôi ứa nước mắt. Cố Tổng Bí thư nắm tay tôi đứng lên. Mắt Cố
Tổng Bí thư cũng ngân ngân nước. Tôi linh cảm đây là lần cuối cùng tôi gặp Tổng
Bí thư Nguyễn Văn Linh - Người cha thứ hai sinh ra tôi. Cố Tổng Bí thư cứ nắm
tay tôi ra cổng, đi qua đường sang cổng nhà đối diện số 110. Anh Bửu Giám bảo
tôi:
-
Nhà
bà Bảy Huệ, vợ bác Mười Cúc.
-
Bác
ơi cho cháu vào thăm bác gái và em Nguyễn Thị Quyết Tâm.
-
Bác
gái không được khoẻ. Quyết Tâm công tác vắng nhà. Tạm biệt đồng chí - Cố Tổng
Bí thư buông tay tôi khép cổng.
Tôi gọi:
-
Cha
ơi!...
Bác Mười Cúc mở cổng vẫy tay. Tôi vừa đi vừa quay lại, vẫn thấy
bác đứng nhìn theo. Hết đường Trần Quốc Toản, tôi mới thấy cánh cổng từ từ khép
lại…
Tôi về nhà anh Trần Khuê thấy đông khách ngồi quanh bàn ăn.
Anh Trần Khuê hỏi:
-
Nhật
Tân có nói bác Mười Cúc chụp ảnh không?
-
Ôi
em quên mất.
Một ông khách nói:
-
Cô
rõ chán. Hai lần gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, mấy người dặn cô chụp ảnh cô
không nhớ. Cô mải chống tham nhũng, quên cả bản thân.
Ông khác nói:
-
Anh
Trần Khuê mời chúng tôi đến, nghe chuyện hai lần cô vinh dự được Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh mời gặp. Mới đầu đọc báo Nhân dân ngày 10-9-1989 tôi nghĩ tiểu
thuyết “Dòng xoáy” của cô ca ngợi Đảng chung chung như các nhà văn khác, Tổng
Bí thư mới khen. Nghĩ lại, tôi mua “Dòng xoáy” đọc thấy sâu sắc như ông cụ, lắng
đọng. Dân nhớ ơn ông Mười Cúc mở cửa buôn bán tự do, thông thương hàng hoá. Chiều
nay tôi mời cô đến nhà tôi chơi, để vợ tôi biết cô như thế nào. Cô bị vùi dập tận
đáy mà vẫn tươi đẹp. Không phải nhà văn nào tôi cũng mời đến nhà tôi đâu!
Buổi tối, tôi hỏi anh Trần Khuê:
-
Anh
Khuê ơi, nhà phê bình Cao Xuân Hạo nói kiêu nhỉ.
-
Rồi.
Cao Xuân Hạo dòng dõi danh gia vọng tộc. Cao Xuân Hạo nhà phê bình tầm cỡ.
Chị Khánh vợ anh Trần Khuê tổ chức tiệc nhẹ tại nhà, mời các
bạn văn đến tiễn chân tôi về quê. Nhà phê bình Cao Xuân Hạo tặng sách ông viết.
Nhà văn Thái Vũ tặng “Tình sử Mỵ Châu” v.v…
Anh chị Trần Khuê và cháu Hương tiễn tôi lên tàu ở ga Bình
Triệu. Chị Khánh tặng một làn na, xoài, bịch măng cụt và bánh mì, sữa ăn đường
về Nam Định. Ngay hôm sau, tôi lên ngõ Văn Chương, phố Khâm Thiên, Hà Nội báo
cáo anh Sơn Tùng. Anh chị Sơn Tùng buồn, lo lắng về sức khoẻ Cố Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh.
Bản tin thời sự 21 giờ 30 phút ngày 27-4-1998 tức ngày 2-4 âm
lịch đưa tin buồn cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từ trần. Tôi thắp hương trên
ban thờ gia tiên, khấn:
CHA ƠI!...
(Khóc cố Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh)
Đài đưa tin cha từ trần
Trời dăng chớp giật muôn phần đớn đau
Cha ơi cha, mới hôm nào
Vượt qua sông núi con vào thăm cha
Thương con gầy yếu quá mà
Nhìn lên gương mặt cha già héo hon
Tuổi cao gánh nặng nước non
Con mời cha nghỉ cha còn hỏi thêm
Dặn con chân cứng đá mềm
Ra về con nhớ đêm đêm khóc thầm
Cha ơi đường xá xa xăm
Con xin thắp nén hương trầm tiễn đưa
Ngoài trời mù mịt gió mưa
Nhớ cha biết đến bao giờ cho nguôi
Có nghe con gọi cha ơi!...
(Viết 22
giờ đêm 27-4-1998 (tức ngày 2-4 âm lịch)
Sáng hôm sau tôi gửi bài “Cha ơi” bằng điện báo phát nhanh.
Trưa ngày 29-4-1998 tôi nhận được điện cảm ơn của má Bảy Huệ (vợ Cố Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh). Tôi mua số báo Nhân dân in ảnh Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh, lồng khung kính, dâng lên ban thờ gia tiên, bên cạnh khung ảnh cha đẻ
tôi. Tôi thờ cúng hai người cha. Không có cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cứu,
thì tôi làm sao sống đến hôm nay? Hai thư của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là
tài sản lớn nhất đời tôi.
Kỷ niệm ngày sinh nhật Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 01-07-2023
Tác giả tiểu thuyết “Dòng xoáy”
Trần Thị Nhật Tân
Địa chỉ liên lạc: Trần Thị Nhật Tân
Điện thoại: 0793511609
Số 1 ngõ 89, Đinh Công Tráng - Phường Lộc Hạ - TP. Nam Định
Email: toasoan@baotienphong.com.vn
……………………….
KỶ NIỆM MƯỜI NĂM ĐẠI TƯỚNG
VÕ NGUYÊN GIÁP VỀ TRỜI
ĐẠI TƯỚNG
CỦA LÒNG DÂN
Năm 2023 tròn mười năm nhân dân Việt Nam
tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về trời.
Mười năm nay tôi nhớ hình ảnh nhân dân Việt
Nam xếp hàng hai từ các đường phố quận Ba Đình Hà Nội, vào 30 Hoàng Diệu thắp
hương Đại tướng. Cụ cao tuổi tóc trắng như mây, chống gậy. Anh thương binh ngồi
xe lăn, chống nạng. Trẻ già người khuyết tật. Học sinh quàng khăn đỏ. Sinh
viên. Bộ đội. Đồng bào các dân tộc hẻo lánh nơi biên cương, hải đảo xa xăm. Bạn
bè năm châu… Ai cũng nước mắt ròng ròng, tay run run thắp nén hương khấn lạy Đại
tướng.
Tôi xem ti vi nhà hàng xóm, nước mắt người
nào cũng chảy ướt vạt áo. Thương binh Nguyễn Văn Thái ở bệnh viện điều dưỡng
thương binh nặng, Kim Bảng, Hà Nam gọi điện cho tôi :
- Chị Nhật Tân ơi!... Chị có đi Hà Nội thắp
hương Đại tướng không?... Chị bại liệt à?... Chị lập bàn thờ rồi à?... Đại tướng
cho ảnh chị lâu rồi à?... Đồng đội chị, nhân dân đến thắp hương à?... Chị
ơi!... Chị khấn Đại tướng phù hộ cho em được đi viếng Đại tướng. Em thương binh
nặng nhất. Em đánh giặc biên giới Vị Xuyên năm 1979. Em quê Thái Nguyên…
Hôm sau thương binh Thái gọi điện:
- Chị Tân ơi, em đang ngồi ô tô bệnh viện,
xếp hàng dài ở Thường Tín. Chị khấn Đại tướng cho phép màu em đến 30 Hoàng Diệu
đi chị…
Xẩm tối Thái gọi:
- Chị Nhật Tân ơi, em cảm ơn chị khấn Đại
tướng cho em. Em ra khỏi ô tô, đi lơ ngơ. Đồng chí công an nắm tay em hỏi. Em
nói nguyện vọng vào thắp hương Đại tướng. Anh công an cho em lên xe đi. Em đang
xếp hàng ở 30 Hoàng Diệu. Em hạnh phúc quá. Em cảm ơn chị khấn Đại tướng linh
thiêng cho em…
*
* *
Con đường viết văn của tôi có bước ngoặt
lớn.
Đầu tháng 3-1993 tôi đến Hội VHNT Hà Nam
Ninh. NSND Lê Huệ, Chủ tịch Hội reo lên:
- A em Nhật Tân. Em lặn mất tăm mấy năm
nay. Anh mong em quá. Anh thông báo cho em tin vui quan trọng.
Nghe anh Lê Huệ nói, tôi mừng rỡ, nóng
lòng nghe tin vui. Anh Lê Huệ cứ cười cười, nhẩn nha pha trà, tráng chén mời
tôi uống nước. Để tôi nhấp chút trà, anh Huệ nói:
- Năm 1991 Đại tướng Võ Nguyên Giáp về
Nam Định. Ngày họp mặt lãnh đạo tỉnh đầu tiên, Đại tướng bảo:
- Nam Định quê hương tác giả “Dòng xoáy”
hai tập, xôn xao dư luận cả nước. Chắc lãnh đạo tỉnh ai cũng có. Tôi mượn các đồng
chí đọc. Tôi đi mua ở Hà Nội không hiệu sách nào có “Dòng xoáy”.
Đại tướng lần lượt hỏi từng người. Đầu
tiên Đại tướng hỏi mượn “Dòng xoáy” Bí thư tỉnh ủy Bùi Xuân Sơn. Anh Sơn nói
không đọc không có. Hỏi Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Khôi. Anh Khôi nói cháu không
mua không đọc. Đại tướng hỏi anh. Anh trả lời:
- Thưa Đại tướng, cháu mua hai tập “Dòng
xoáy”. Cháu đọc xong, nhân dân phố cháu mượn, chuyền tay nhau đọc. Mấy tháng
nay họ chưa trả sách cháu.
Đại tướng bảo anh Bùi Xuân Sơn:
- Đồng chí đưa tôi đến thăm nhà văn Trần
Thị Nhật Tân.
- Đại tướng gặp cô ấy làm gì.
- Tôi gặp nhà văn để biết nhà văn như thế
nào, mà nội dung “Dòng xoáy” thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân đến thế.
- Cô ấy không có nhà, ở hè phố. Hiện nay
cô ấy đang viết “Dòng xoáy” tập ba ở huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.
Đại tướng bảo:
- Khi nào nhà văn Trần Thị Nhật Tân về
Nam Định, các đồng chí nói tôi mời nhà văn đến chơi, ba mươi Hoàng Diệu, Hà Nội.
Lặng nghe NSND Lê Huệ, Chủ tịch Hội VHNT,
Phó chủ tịch UBND tỉnh kể, tôi vô cùng xúc động. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là
“Danh tướng” thế giới, bận biết bao nhiêu việc to nhỏ trong nước và quốc tế. Vậy
mà Đại tướng vẫn quan tâm đến tôi. Hạnh phúc lớn quá!...
- Tân uống nước đi, cho xúc động lắng vào
trong. Em đi ngay Hà Nội thăm Đại tướng. Em còn hai tập “Dòng xoáy” không?
- Tập hai em còn. Tập một em đi mua không
hiệu sách nào có.
- Theo anh, em tìm kiếm tập một. Lên thăm
Đại tướng em tặng “Dòng xoáy” hai tập cho trọn bộ. Đại tướng trân trọng văn nghệ
sĩ. Đại tướng còn là nghệ sĩ đàn pi a nô đấy…
Một tháng tôi đi tìm “Dòng xoáy” tập một.
Ông bán sách cũ ngồi vườn hoa có một cuốn rách bìa quăn mép. Ông đòi giá gấp mười
lần giá bìa 2.000 đồng.
Đầu tháng 4 – 1993 tôi lên Hà Nội. Tôi
vào thăm anh Sơn Tùng, kể chuyện Đại tướng về Nam Định tìm. Anh Sơn Tùng mừng:
- Em vinh dự quá. Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh hai lần viết thư tay mời gặp. Nay Đại tướng Võ Nguyên Giáp tìm gặp tác giả
“Dòng xoáy”. Đại tướng rất quý nhà văn. Em nhớ nói Đại tướng chụp ảnh khi em tặng
“Dòng xoáy”…
Được nhà văn Sơn Tùng dặn dò cẩn thận,
tôi phấn khởi đến thăm Đại tướng.
Chào bảo vệ, tôi nói:
- Tôi là Trần Thị Nhật Tân, tác giả tiểu
thuyết “Dòng xoáy” đến thăm Đại tướng.
- Ôi cô Nhật Tân! Mấy năm nay Đại tướng
mong cô. Sao bây giờ cô mới đến? Năm 1991 Đại tướng dặn chúng cháu nhà văn Trần
Thị Nhật Tân đến bất kể ngày đêm, mời nhà văn vào ngay. Cô vào đi.
Tôi thong thả bước dưới tán cây xanh
tươi. Đàn chim vui ríu rít chuyền cành như chào khách. Tâm hồn tôi bay bổng
theo tiếng chim. Đại tướng cười hiền như ông Bụt hiện ra trước mắt tôi. Đại tướng
nắm tay tôi như người cha đón đứa con đi xa lâu ngày mới về. Đến lối rẽ bên
trái, Đại tướng chỉ vào hội trường:
- Nhà văn nhìn kìa!... Tôi đang họp với
các tướng lĩnh. Nhận tin nhà văn Trần Thị Nhật Tân đến thăm, tôi xin phép năm
phút tiếp nhà văn.
Vào nhà khách, Đại tướng giới thiệu:
- Đây là đồng chí Tâm thư ký.
Tôi nhanh tay mở cặp, lấy ra hai tập
“Dòng xoáy”.
- Thưa Đại tướng, cháu chậm đến thăm Đại
tướng vì cháu ốm nặng. Cháu viết “Dòng xoáy” tập ba ở Lâm Đồng xong, đầu năm
1992 cháu về Nam Định. Cháu bị ngất xỉu trên tàu hỏa, y tế trên tàu cứu chữa. Đến
ga Nam Định, nhân viên đường sắt cáng cháu vào bệnh viện. Bác sĩ Nam Định tận
tình cứu chữa cho cháu. NSND Lê Huệ báo tin Đại tướng mời cháu đến chơi, cháu mừng
hết ốm rồi ạ. Cháu xin tặng Đại tướng hai tập “Dòng xoáy”. Tập một cháu mua lại
ở người bán sách cũ, rách, sờn mép, lem nhem, Đại tướng đọc thông cảm ạ.
Đại tướng cười:
- Sách cũ cũng quý. Tôi đọc cả hai tập
“Dòng xoáy” rồi, mới đi tìm nhà văn.
- Đại tướng đọc rồi thì cháu đem “Dòng
xoáy” về ạ.
- Ơ đem sách đến tặng thì đề tặng vào,
sao lại đem về?
Nhận sách tôi tặng, Đại tướng trao cho
thư ký:
- Đồng chí Tâm đọc hai tập “Dòng xoáy”, đọc
xong trả lời nhà văn.
Đại tướng nắm tay tôi bảo:
- Nhà văn viết đề tài giáo dục thế là đủ
rồi. Nhà văn viết sang đề tài chiến tranh đi.
- Thưa Đại tướng, cháu mơ ước viết chiến
tranh mấy chục năm nay. Nhưng nhà nước bí mật, không cung cấp tư liệu. Cháu
không phải hội viên Hội nhà văn Việt Nam, không đơn vị bộ đội, cơ quan Chính phủ
tiếp cháu, cho tư liệu ạ. Đại tướng còn giữ tư duy sáng tạo chỉ huy quân, dùng
tướng tá như thế nào ở trong đầu, chưa cho cháu biết. Làm thế nào cháu viết được
đề tài chiến tranh ạ. Cháu mơ ước viết nhiều tập chiến tranh và hòa bình của Việt
Nam như nhà văn Nga. Đại tướng tài, giống như tướng Cu tu dốp ấy ạ.
Đại tướng cười:
- Nhà văn yên tâm. Sẽ có dịp tôi đem hết
bí mật trong đầu cung cấp cho nhà văn. Trước tiên nhà văn viết “Chiến tranh
nhân dân” đã. Tôi giới thiệu nhà văn đến Hội cựu chiến binh Việt Nam cung cấp
tư liệu cho nhà văn. Thế nhé! Tạm biệt! Tôi xin phép hội nghị năm phút mà đã ba
mươi phút rồi.
Tôi vội đứng lên. Đại tướng nắm tay tôi
đi ra. Đến lối vào hội trường, Đại tướng đứng lại, nói sát tai tôi:
- Nhà văn thường xuyên đến tôi nhé. Lần
sau nói chuyện nhiều. Tạm biệt!
Tôi bước đi, lòng bâng khuâng như vừa mơ
gặp Bụt cho điều ước.
Tôi về nhà anh Sơn Tùng. Anh hỏi:
- Em có nói Đại tướng chụp ảnh không?
- Thôi!... Em quên mất.
Tôi kể lại cuộc gặp Đại tướng cho anh chị
Sơn Tùng nghe. Anh Sơn Tùng vỗ tay:
- Mừng!... Anh mừng em có thể thực hiện ước
mơ viết đề tài chiến tranh.
Sáng sớm tôi đến Hội cựu chiến binh Việt
Nam. Ba tướng đang uống trà. Tướng Lư Giang cười cởi mở:
- Con bé Trần Thị Nhật Tân đấy à? Người
nhỏ nhắn mà viết văn hay thế.
Tướng Đàm Quang Trung bảo:
- Đọc báo Nhân dân ngày 10-9-1989, chú
nghĩ TBT Nguyễn Văn Linh khen “Dòng xoáy”, chắc nội dung ca ngợi CNXH chung
chung. Nhưng khi chú đọc thấy sâu xa. Cháu giỏi. Tuổi trẻ cháu viết hiện thực
xây dựng XHCN sâu sắc. Cháu rung chuông báo động tiêu cực Giáo dục, bán điểm,
bán bằng.
Tướng Lê Thùy rót nước mời tôi, tướng Lư
Giang đưa giấy giới thiệu.
- Giờ cháu đến nhà ông Hà Kê Tấn, trưởng
Ban liên lạc trung đoàn 34 Tất Thắng. Cháu lấy xong tư liệu ở trung đoàn 34 Tất
Thắng, thì về đây. Các chú lôi hết cuộc chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ cho cháu
viết chiến tranh và hòa bình của Việt Nam. Chú hỏi, hiện nay cháu ăn nghỉ ở
đâu?
- Thưa chú, cháu ngủ nhờ NXB Thanh Niên,
ăn cơm quán ạ.
- Cháu sống đơn giản quá. Chưa nhà văn
nào sống như cháu.
Tướng Đàm Quang Trung bảo tôi:
- Chú là vệ sĩ số một của Bác Hồ. Chú sẽ
cung cấp cho cháu tư liệu quý về Bác, về Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mà chưa ai có
được.
Trên đường đến tư gia ông Hà Kế Tấn, tôi
vô cùng phấn khởi. Các tướng của Tổng tư lệnh Võ Nguyễn Giáp đón tiếp tôi thân
mật như con cháu trong nhà.
Đến cổng nhà ông Hà Kê Tấn, tôi gặp tướng
tá đi ra. Tôi đưa giấy giới thiệu. Một ông xem, quay lại gọi:
- Ông Trần Quang Thường, nhiệm vụ ông tiếp
nhà văn.
Chú Trần Quang Thường bảo tôi:
- Cháu chờ chú một chút.
Chú Thường vào nhà mấy phút, đi ra tay cầm
túi nho quả tím.
- Hôm nay các chú họp Ban liên lạc Trung
đoàn 34 Tất Thắng. Chú Hà Kê Tấn không được khỏe. Quà cuộc họp cho cháu. Giờ
cháu đi theo mấy anh chị về văn phòng Ban liên lạc ăn cơm trưa. Chiều chú đưa
giấy giới thiệu cháu đến Trường Pháo binh Sơn Tây. Cháu gặp cụ Nguyễn Hữu Mỹ, từng
là Trung đoàn trưởng 34 Tất Thắng. Cụ Mỹ phụ trách pháo binh đánh Điện Biên phủ,
Hiệu trưởng trường pháo binh đã nghỉ hưu.
*
* *
Tôi vào nhà cụ Nguyễn Hữu Mỹ. Cụ bà tay đỡ
vai, tay xoa ngực cụ ông. Bác sĩ Hải con trai đang lấy thuốc tiêm. Tôi đưa giấy
giới thiệu cho bác sĩ Hải đọc. Cả nhà vui mừng. Cụ Nguyễn Hữu Mỹ mắt sáng reo
lên:
- Mừng quá!... Mừng quá!... Tôi khỏi ốm rồi!...
Tôi sống rồi!...
Bác sĩ Hải nói:
- Con tiêm cho ba mũi này. Ba tiêu tan hết
bệnh. Ba khỏe, đọc tiểu thuyết chị Nhật Tân viết chiến thắng Điện Biên phủ.
- Phải đấy! Vui quá!... Lần đầu tiên tôi
được nhà văn tìm đến lấy tư liệu chiên đấu với thực dân Pháp.
Cụ Nguyễn Hữu Mỹ say sưa kể những trận
đánh giặc Pháp của Trung đoàn 34 Tất Thắng ở Nam Định. Đồng bào lương giáo đoàn
kết, cùng du kích và Trung đoàn 34 Tất Thắng phá tề đánh đồn giặc. Đến cuộc chiến
đấu ở Điện Biên phủ, cụ Mỹ hào hứng nói chiến thuật thiên tài của Đại tướng Võ
Nguyễn Giáp. Tôi tốc ký hoa cả mắt. Cụ bà nắm vai hai ông con: “Giải lao mấy
phút, uống nước chanh cho đỡ mệt”…
Tại sao đã kéo pháo vào lại kéo pháo
ra?... Vất vả, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo hy sinh?... Chiến thuật của
chuyên gia Trung quốc bảo ta đánh nhanh thắng nhanh. Ta dàn quân đánh tất cả
các cứ điểm Điện Biên phủ đúng giờ… Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyễn Giáp đi thực
địa, nghiên cứu sơ đồ trận chiến, trăn trở ba ngày đêm mất ăn mất ngủ. Đại tướng
đau đầu như búa bổ. Y tá liên tục thay
lá ngải cứu đắp trên đầu Tổng tư lệnh… Quân ta ít… Quân giặc đông… Cứ điểm vòng
trong vòng ngoài hầm Đờ Cát mạnh. Giặc
nhiều pháo. Ta có 10 khẩu… Giặc có xe tăng, máy bay ném bom. Ta không có. Pháo
ta đặt trên đồi cao, giặc ném quả bom tan tành hết. Xe tăng giặc dàn hàng
ngang, nghiền nát bộ binh ta… Không thắng được giặc… Phải gặp Bác, báo cáo thực
lực… Thay đổi chiến thuật đánh Pháp mới thắng… Rất mừng! Bác Hồ bảo: “Bác giao
toàn quyền cho Tổng tư lệnh. Đánh thế nào phải thắng thì đánh. Có chắc thắng mới
đánh.” Đại tướng dùng chiến thuật đánh chắc thắng chắc. Phải kéo pháo ra, đào hầm
giấu pháo. Bom đạn giặc không thể đánh được pháo ta. Pháo binh là thần chiến
tranh. Giặc Pháp bị bất ngờ, khi pháo ta bắn trúng từng cứ điểm, cho bộ binh xốc
tới. Máy bay giặc lồng lộn ném bom mấy ngọn đồi, núi cao. Pháo ta vẫn an toàn.
Đồng bào Tây Bắc mừng vui biếu Đại tướng xôi gà. Đại tướng gọi cụ Nguyễn Hữu Mỹ
và các tướng đến cùng ăn. Khi cụ Mỹ về, Đại tướng gói xôi gà cho pháo thủ, ân cần
dặn cụ Mỹ giữ gìn sức khỏe để chỉ huy pháo bắn trúng giặc. Đại tướng nhắc nhở
các tướng yêu chiến sĩ như con, đánh chắc thắng chắc, hạn chế thương vong…
Cụ Nguyễn Hữu Mỹ đưa tôi sang gặp anh
hùng sơn pháo Phùng Văn Khầu dân tộc Tày Cao Bằng bắn trăm phát trúng trăm. Vợ
Phùng Văn Khầu nói:
- Trưa nay mời cụ ăn cơm với nhà cháu cho
vui. Mấy khi có nhà văn đến lấy tư liệu Điện Biên Phủ.
Cụ Mỹ từ chối vì sức khỏe.
Hôm tôi về Hà Nội, chia tay trường pháo
binh Sơn Tây nhớ mãi. Xe khách đã chuyển bánh, tôi vẫn thấy cụ ông cụ bà Nguyễn
Hữu Mỹ và Anh hùng Phùng Văn Khầu vẫy tay.
Chú Trần Quang Thường đưa tôi đến nhà báo
Vũ Quý Biền. Ông Biền – Tuyến đều là CCB Điện Biên. Bà Tuyến bảo tôi từ nay cứ
ăn nghỉ ở nhà ông bà. Tôi thật may mắn, được nhà báo Vũ Quý Biền nguyên là
phóng viên Trung đoàn 34 Tất Thắng, báo Quân đội nhân dân, cung cấp tư liệu
quý. Trong đầu tôi hình thành ngay tiểu thuyết đề tài “Chiến tranh nhân dân”
theo chỉ thị của Đại tướng. Tôi còn đến gặp một số chiến sĩ từng đánh đồn, phá
tề cùng du kích và đồng bào lương giáo ở các huyện phía nam tỉnh Nam Định ở
chung cư Thanh Xuân.
*
* *
Tôi trở về Hội CCB Việt Nam. Tướng Lư
Giang kêu lên:
- Ô con bé Tân gầy đen. Cháu có đầy bị tư
liệu của Trung đoàn 34 Tất Thắng rồi phải không?
- Thưa chú, cháu lượm được ở mọi nơi, đủ
cho tiểu thuyết “Chiến tranh nhân dân” theo lời dạy của Đại tướng.
- Tốt! Tốt – Tướng Đàm Quang Trung khen –
Nắng quá. Cháu nghỉ vài ngày cho đỡ mệt, rồi các chú cung cấp tư liệu cho cháu.
- Thưa chú, cháu vui và khỏe, không phải
nghỉ ạ. Ông Vũ Quý Biền, bà Nguyễn Thị Tuyến ở 147 Trần Hưng Đạo nhận chăm nuôi
cháu như em gái.
- Tuyệt vời! Cháu về nghỉ, mai đến nhà cụ
Cao Đàm “Cứu quốc quân một” 94 tuổi.
Cụ Cao Đàm vẫn trí sáng tâm trong. Cụ vui mừng kể chuyện gian
khổ ở Nà Hang, Tuyên Quang. Giặc Pháp dắt chó béc giê lùng sục các hang động, bản
làng vẫn không bắt được cụ. Cụ Đàm nằm trên nóc hang, lính Tây bao vậy một tuần
mệt mỏi phải rút quân. Đồng bào các dân tộc Tuyên Quang hết lòng che chở, tiếp
tế cho “Cứu quốc quân” hoạt động chống thực dân Pháp.
Chiều ngày thứ hai, chú Trần Quang Thường
đến báo tin buồn. Tướng Lư Giang nhập viện quân y 108. Tim tôi như ngừng đập, đất
dưới chân hụt hẫng… Vợ chồng cụ Cao Đàm cầm khăn thấm mắt.
Chú Trần Quang Thường nói:
- Ông bà, cháu Tân bình tĩnh. Quân y 108
nhiều bác sĩ giỏi cứu chữa, tướng Lư Giang sẽ khỏi thôi. Sáng mai chú đưa cháu
Tân vào viện thăm chú Lư Giang.
Đêm ấy tôi không ngủ được, lo lắng về sức
khỏe của tướng Lư Giang.
Đến cổng quân y 108, tôi bồi hồi xúc động,
nhớ năm 1968 tôi được điều động về tổng đài điện báo. Phóng viên báo Quân đội
nhân dân chụp cho tôi tấm ảnh kỷ niệm…
Thấy tôi, tướng Lư Giang cười:
- Con bé Tân vào thăm chú đấy à? Chú
không sao đâu. Mấy hôm nữa chú ra viện. Chú đưa cháu đến Viện mắt, bảo con gái
chú bác sĩ giỏi khám mắt cho cháu. Cụ Cao Đàm nói cháu mới mua kính lão số hai
à? Cháu đọc nhiều, viết nhiều, mắt lao động quá mức. Cụ Cao Đàm nói cháu ăn ít
lắm. Cháu phải ăn nhiều vào cho khỏe mà sáng tác. Lao động trí óc mệt lắm, lao
tâm khổ tứ…
Tướng Lư Giang ốm mà vẫn quan tâm, theo
dõi từng việc tôi làm. Tôi xúc động, nước mắt tràn xuống má.
- Con bé này mau nước mắt. Chú sắp khỏi bệnh
rồi. Chú sẽ cung cấp tư liệu cho cháu viết chiến tranh và hòa bình của Việt
Nam.
Y tá vào tiêm. Chú Trần Quang Thường và
tôi đành phải ra về. Ba hôm sau, tôi bàng hoàng nghe tin tướng Lư Giang ra đi.
Tôi không chạy đua kịp với thời gian. Tôi mất tư liệu quý, tướng Lư Giang đã
đem theo sương khói…
Đến lấy tư liệu ở tướng Lê Thùy, tôi mới
biết tướng Đàm Quang Trung ốm nặng. Chú Trần Quang Thường giấu, không cho tôi
biết tướng Đàm Quang Trung ốm. Tôi nghĩ phải vận tốc thật nhanh kẻo mất tư liệu
quý. Tôi nói với tướng Lê Thùy:
- Thưa chú, chú và cháu làm việc cả tối
chú ạ.
- Cháu không lo. Chú khỏe. Làm việc ngày
tám tiếng là đủ. Tối nghỉ. Cháu thư giãn cho đỡ mệt. Chú cung cấp cho cháu về Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, đã dùng tướng tá chỉ huy quân đánh cứ điểm nào để chiến
thắng Điện Biên Phủ.
Tôi mừng, yên tâm làm việc theo giờ giấc
tướng Lê Thùy quy định. Vợ tướng Lê Thùy chăm sóc tôi ngày ba bữa theo chế độ
“tướng”.
Chú Trần Quang Thường ốm lử khử. Chú ghi
địa chỉ cho tôi tự đến nhà tướng Nam Hải, chú Hoàng Thế Dũng nguyên Tổng biên tập
báo Quân đội nhân dân. Tôi đến khu tướng ở Đội Cấn. Gia đình tướng nào cũng
chăm tôi, quý mến như đứa con xa nhà lâu ngày mới về. Điều quan trọng nhất: Tôi
có những tư liệu thật quý về Bác Hồ, về Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Chú Hoàng Phát Vận thay chú Trần Quang
Thường đưa tôi đến các tướng tá lấy tư liệu. Nắng gay gắt. Hơn ba tháng tôi đạp
xe đi khắp nơi bị “ngã nắng”. Sau một tuần chữa bệnh, tôi tỉnh táo, liền lấy
ngay tư liệu ở chú Trần Quang Thường, chú Hoàng Phát Vận. Anh chị Vũ Quý Biền –
Tuyến chăm sóc, bồi dưỡng cho tôi chóng bình phục. Chú Hoàng Phát Vận bảo tôi về
Nam Định chữa bệnh tụt huyết áp cho khỏe, rồi lên làm việc tiếp.
*
*
*
Biết tin tôi nằm Bệnh viện đông y, lão
thành Nam Định vào thăm, cung cấp tư liệu phong phú.
Cây bút và bệnh tôi chơi trò trốn tìm.
Khi chóng mặt ngã lăn quay, tôi nghỉ. Đầu óc đỡ quay cuồng tôi viết, đạp xe
theo CCB gặp nhân chứng, địa danh đánh Pháp nổi tiếng ở các huyện phía nam tỉnh.
Tôi chiến đấu giằng co với bệnh trọng hơn mười năm trời. Năm 2000 viết xong tiểu
thuyết “Chân trời” hai tập, tôi ngã gục dưới “Chân trời”. Bác sĩ đông y, tây y,
thầy lang gia truyền hết lòng cứu chữa, tôi mới sống. Năm 2005 NXB Quân đội
nhân dân ấn hành “Chân trời” tập một đánh Pháp. Anh Hải, chị Minh bảo tôi tập
hai đánh Mỹ in sau. Vì một số hội viên Hội Nhà văn đến phản đối, không in tác
phẩm của họ, lại in tác phẩm người không phải hội viên. Tôi nhận được ba cuốn
“Chân trời”. Tôi đề tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp một cuốn. Nằm liệt không đi
được, tôi nhờ một giáo viên đem “Chân trời” tặng Đại tướng giúp tôi.
Tôi mong chờ tin Đại tướng, nhưng im lặng.
Tôi gửi thư cho chú Trần Quang Thường,
Hoàng Phát Vận không có hồi âm.
Tháng 8 – 2010 tôi chống gậy đi được. Tôi
lên Hà Nội thăm Đại tướng. Đau buồn. Đại tướng nằm Quân y viện 108… Lá vàng bay
xào xạc trên đầu… Ai dúi vào tay tôi phong thư… Về Nam Định tôi mở thư, mới biết
thư của Tổng tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên
Giáp…
Ngày 01-09 âm lịch năm 2013 Đài TNVN đưa
tin Đại tướng về trời, tôi lập ngay bàn thờ. Tôi dâng ảnh Đại tướng, bày hương
hoa, thắp hương khấn vái.
Sau lễ tang, tôi dâng ảnh Đại tướng lên ban thờ
gia tiên. Ngày 01-09 âm lịch, năm nào tôi cũng làm mâm cơm cúng Đại tướng như
cha đẻ tôi. Tôi ơn Đại tướng tìm gặp tôi, mở cho tôi sang con đường sáng tác đề
tài chiến tranh. Tiểu thuyết “Chân trời” đề tài “Chiến tranh nhân dân” cũng nổi
tiếng như tiểu thuyết “Dòng xoáy” đề tài giáo dục. Nhân dân cả nước gọi điện hỏi
tôi mua “Chân trời”.
Năm 2023 tròn mười năm Đại tướng về trời.
Tôi viết bài tưởng nhớ, biết ơn Đại tướng. Tôi cầu xin Đại tướng anh linh, cho
tôi sức khỏe để tôi viết đề tài chiến tranh dài hơi. Tôi ước ao tiểu thuyết
“Chân trời” tập hai đánh Mỹ được NXB Quân đội nhân dân ấn hành, cho trọn bộ
“Chiến tranh nhân dân” đánh Pháp, đánh Mỹ, nhiệm vụ Đại tướng giao cho tôi nhà
văn chiến sĩ. Được vậy, ở trên trời Đại tướng yên lòng.
Nam Định,
mùa thu 2023
Trần Thị Nhật Tân
Tác giả tiểu thuyết “Dòng xoáy”,
“Chân trời”
Địa chỉ liên
lạc:
Trần Thị Nhật Tân
Số 1 ngõ 89
Đinh Công Tráng, phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét