Chân thành cảm ơn nhà thơ đồng hương, đồng môn cấp III Xuân
Trường (Nam Định) Phạm Đức Mạnh gửi tặng trang chủ tập thơ thứ 8 vừa xuất bản của
anh:
MÙA THU NẮNG KHÓC : Thơ / Phạm Đức Mạnh. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2022. – 159 tr. ; 21 cm.
Tập thơ gồm 102 bài in giấy dày, đẹp. Cảm xúc tình cảm chủ đạo
của tập thơ là tình yêu MẸ, Cha và quê hương của người con sống xa nơi chôn
nhau cắt rốn của mình. Đặc biệt là tình yêu sâu sắc của anh dành cho người MẸ.
Tần xuất “Mẹ” dày đặc trong tập thơ. Dường như bài nào cũng nhắc đến mẹ, liên
tưởng đến mẹ. Tần xuất “Mẹ” lớn như vậy nhưng bạn đọc sẽ thấy không hề nhàm
chán. Đó là biểu hiện của một cây bút vững vàng.
Xin chụp một số hình ảnh cuốn sách và bài bình tập thơ này của
nhà nghiên cứu Châu Thạch để bạn đọc tham khảo, tìm đọc.
ĐỌC TẬP THƠ “MÙA THU NẮNG
KHÓC” CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH
Châu
Thạch
Châu
Thạch thành thật cảm ơn nhà thơ Phạm Đức Mạnh đã gởi tặng tập thơ “Mùa Thu Nắng
Khóc” do nhà xuất bản Hôi Nhà Văn vừa xuất bản đầu tháng 5/2022.
Nhà
thơ Phạm Đức Mạnh quê quán Xuân Trường, Nam Định, là một nhà thơ được ái mộ trên văn thi đàn, đã xuất bản 8 tập thơ, trong đó Châu Thạch đã từng viết cảm nhận khi
đọc tập thơ “Em Đừng Rủ Nhớ Đi Xa” của tác giả.
“Mùa
Thu Nắng Khóc”là một tựa đề hơi khó hiểu, bởi vì một năm nắng có 4 mùa, nắng
mùa xuân thì tươi hồng, nắng mùa hè thì chói chang, nắng mùa thu dịu mát, chỉ
có nắng mùa đông mới có thể gọi là nắng
khóc vì bầu trời thiếu nắng, âm u. Vậy để hiểu vì sao tác giả lấy tựa đề tập
thơ là “Mùa Thu Nắng Khóc” thì ta phải đọc qua bài thơ “Mùa Thu Nắng Khóc” in
trong tập thơ nầy, bài thứ 40 trang 62;
Nâng
niu làn gió
Hái
đóa hương đồng
Cài
lên mộ Mẹ
Thơm
trời mênh mông
Mẹ
nằm trong nhớ
Trái
tim tình làng
Mùa
thu nắng khóc
Thương
chiều lang thang
Con
xa quê mãi
Đời
cũng bạc rồi
Đường
trần nghiệt ngã
Đắng
hồn mồ côi...
Cầm
tập thơ trên tay, ở trang đầu, hàng chữ “Kính dâng Mẹ Cha tuyển thơ nầy: MÙA
THU NẮNG KHÓC – Con trai Phạm Đức Mạnh” đã cho tôi một cảm mến tự nhiên đến
trong tâm hồn. Đọc bài thơ “Mùa Thu Nắng Khóc” lòng tôi thêm ngập tràn cảm xúc,
bởi nhà thơ đã hư cấu tiếng khóc của ánh nắng mùa thu để gởi nỗi nhớ Mẹ của
mình vào đó. Hôm qua tôi viết về bài “Màu Của Gió” thơ Như Không, hôm nay tôi
viết về bài “Mùa Thu Nắng Khóc” của Phạm Đức Mạnh, cả hai cụm từ đều khó hiểu
nhưng đều đem đến cho tâm hồn tôi sự thăng hoa của một người thấy được ý thơ
sâu xa bằng trực giác cúa mình.
Bài
thơ “Mùa Thu Nắng Khóc” chỉ có 3 khổ thơ nhỏ mọn, nhưng chỉ ngay ở khổ thơ đầu
ta đã thấy mộ Mẹ nằm trên cánh đồng trăng thanh gió mát về đêm, hoa thơm cỏ lạ
về ngày và bầu trời mênh mông vô tận như tình yêu của mẹ đã từng gởi cho đời: “Nâng niu làn gió/Hái
đóa hương đồng/Cài lên mộ Mẹ/Thơm trời mênh mông”.
Rồi
thi khổ thơ thứ hai “Mẹ nằm trong nhớ/ trái tim tình làng/Mùa thu nắng khóc/
thương chiều lang thang” cho ta nhận biết trái tim của Mẹ là trái tim nhân hậu
mang đầy đủ hồn quê mộc mạc, hy sinh và yêu thương vô tận. “Mẹ nằm trong nhớ” không phải là mẹ nhớ mà là con nhớ mẹ, người
thân nhớ mẹ, xóm làng nhớ mẹ, ngôi nhà thân yêu nhớ mẹ, mãnh vườn, lũy tre nhớ
mẹ, cho đến “Mùa Thu Nắng Khóc” nghĩa là mùa thu cũng nhớ mẹ nên ánh nắng buồn
như muốn khóc. Mùa thu thì nắng đẹp, cho nên mùa thu nắng có khóc thì cũng khóc
dịu dàng êm ái như giọt lệ mỹ nhân. Bởi vậy tác giả cho nắng mùa thu khóc để
thơ đầy thi vị của hương, của hoa và của gió trời.
Khổ
thơ thứ 3 là lời tạ lỗi với mẹ của tác giả, người con ở xa ngàn dặm, đã từng
như Trần Trung Đạo “Mười năm tóc mẹ màu tang trắng/ Trắng cả lòng con lúc nghĩ
về” để rồi muốn “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” mà nào đâu đổi được! Nhà thơ
Trần Trung Đạo hạnh phúc hơn, còn nghe được tiếng mẹ để thốt lên “Tiếng ai như
tiếng lá thu rơi”, còn nhà thơ Phạm Đức Mạnh thì xót xa hơn: “Con xa quê mãi/Đời
cũng bạc rồi/Đường trần nghiệt ngã/Đắng hồn mồ côi...” nghĩa là chẳng bao giờ
còn được nghe “Tiếng ai như tiếng lá thu
rơi” như Trần Trung Đạo nứa.
“Mùa
Thu Nắng Khóc”, môt bài thơ mang linh hồn của cả tập thơ, và cả tập thơ mở rộng
chủ đề của “Mùa Thu Nắng Khóc”. Tập thơ gồm có 102 bài thơ, trong đó nhiều bài
thơ mang biết bao nỗi niềm, với biết bao tiếng nấc yêu quê hương, thương cha và
nhớ mẹ.
Ta
hãy đọc một khổ thơ nỗi niềm:
Nghẹn
ngào uống cả thu say
Gạn
từ cơn khát tháng ngày chờ mong
Nghiêng
nghiêng trở giấc mơ hồng
Một
thời vùng vẫy gãy dòng sông tương
(Nỗi Niềm)
Ta
hãy đọc thêm một nỗi lo của tác giả, một nỗi lo làm cho trống rỗng cả không
gian:
Nếu
một mai mẹ đi…đi…đi mãi
Hoa
hồng đổi màu, bông nào cho mẹ bao dung
Thế
gian với con là khoảng trống vô cùng…
(Nếu Mai Không Còn Mẹ)
Rồi
ta hãy đọc không phải chỉ nắng khóc vì nhớ mẹ, mà cho đến thơ cũng đã dành nhà
thơ để khóc:
Đêm
đêm tôi ngồi nhớ mẹ
Tiếng
lòng ướp ngọt sông quê
Sắc
hương ngát thơm kỷ niệm
Lời
ru dắt lối say về
Cầu
làng thôi buồn hóa đá
Chuông
tâm chùa lại ngân vang
Mùa
chay hương sen thiền tịnh
Nam
mô Phật đãi cả làng
Về
quê ùa lên nhà mẹ
Lặng
ngồi tước lệ sầu cay
Bốn
mùa miên man gió hát
Cha
cười gảy nhớ vàng bay
(Câu
Thơ Dành Khóc)
Tôi
nghĩ không cần viết thêm gì nữa, vì chỉ hai bài thơ “Mùa Thu Nắng Khóc” và “Câu
Thơ Dành Khóc” đã làm toát yếu được cho cả tập thơ. Cả tập thơ là tiếng thổn thức
của người con lìa quê hương dài năm tháng. Tiếng thơ là tiếng khóc không u uất,
không tràn lan giọt lệ, mà như tiếng nước mây đồng vọng, mà như tiếng gió trong
nắng mùa thu. “Mùa Thu Nắng Khóc” có tiếng thơ như “tiếng lòng ướp ngọt sông
quê”, như “Bốn mùa miên man gió hát”, để cho người đi xa nhớ “Sắc hương ngát
thơm kỷ niệm” mà theo “Lời ru dắt lối say về”. Hãy đọc “Mùa Thu Nắng Khóc” của
Phạm Đức Mạnh vì đó là “Lời ru dắt lối ta về” với song thân ta, với quê hương
ta và với muôn vàn kỷ niệm mà ta nhớ ta
thương./.
Châu
Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét