Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

TỪ MỘT CHIẾN BINH TRỞ THÀNH NHÀ THƠ DANH GIÁ

          Nguyễn Thị Xuân
GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội

                                       Cô giáo Nguyễn Thị Xuân    

        Đó là chân dung nhà thơ Phạm Ngọc Thái qua các tác phẩm thi ca của anh! Nhất là với "TUYỂN THƠ CHỌN LỌC", Nxb Hồng Đức 2019 -   Trong bài bình luận mới đây, cô giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm đã viết:
     " ... Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội, tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa - Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, quê hương và gia đình, dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Đã theo suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ... rồi chiếm Sài Gòn 30.4.1975 - Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước! 
     ... Chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường, vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới phút cuối cùng. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và các hình thức khen thưởng khác ". 


                                  Nhà thơ Phạm Ngọc Thái

       Nhà giáo Bùi Văn Dong - Nguyên GV Trường ĐH Quốc gia: Người bạn chiến binh từng có một thời cùng nhà thơ chiến đấu trên chiến trường miền Nam, viết về anh như sau:
     "Tôi biết Phạm Ngọc Thái từ thuở còn chiến tranh, cùng là anh lính chiến ăn rừng, ngủ rú trên mặt trận Tây Nguyên - Nam Bộ. Suốt chặng đường chinh chiến ấy, Thái ham viết nhật ký và làm thơ. Nhiều đêm nằm với nhau bên võng giữa rừng, anh thường đọc thơ cho chúng tôi nghe. Được biết, những cuốn nhật ký đó đã bị mất trong chiến tranh. Tác giả chỉ còn nhớ lại ít bài tản mạn, cũng là một điều đáng tiếc.
     Bọn lính Hà Nội cùng trong tiểu đoàn chúng tôi ra đi hồi đó, hết chiến tranh kiểm lại chỉ còn mươi đứa sống sót trở về. Chẳng ai có thể ngờ rằng: Cái anh chàng lính trận rất ham thích thơ thuở đó, nay đã trở thành một nhà thơ nổi danh trên văn đàn ".
         (Trích bài "Phạm Ngọc Thái - Con người và thi ca" của Nhà giáo Bùi Văn Dong - Ở tập "Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam", Nxb. Thanh niên 2019)

     Phạm Ngọc Thái bắt đầu xuất hiện trên văn đàn vào mùa xuân năm Canh Ngọ - Khi anh cho xuất bản tập thơ đầu tay: "Có một khoảng trời", Nxb Hà Nội 1990. Đến nay vừa tròn ba mươi năm. Trong 30 năm đó, nhà thơ đã cho ra đời đúng 12 tập sách - Trong đó có hai cuốn tiểu thuyết:
        - "Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm", 2019 
        - "Chiến tranh và tình yêu" (hai tập), Nxb Hồng Đức 2020! 
        Còn lại là 10 tác phẩm thi ca và bình luận văn học.  
        Ngoài ra, anh còn tham gia trong Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô và Quốc gia, sáng tác thành công 5 vở kịch nói lớn, nhỏ... dự các hội diễn sân khấu của thành phố và toàn quốc.
        Ta chưa cần đề cập sâu vào tầm vóc các loại tác phẩm đã được sáng tác ấy của anh? Chỉ với chân dung từ một người lính trận từng qua cả chục năm trong cuộc chiến tranh đánh Mỹ trở về, rồi trở thành một cán bộ trong ngành ngoại thương quốc tế - Đạt được con số tác phẩm văn học đa dạng, nhiều đến như vậy! Từ thi ca, phê bình & tiểu luận văn chương, tiểu thuyết, kịch bản - Chưa nói tới việc anh đã viết hàng trăm bài bình luận tác phẩm và xã hội... đăng trên các báo của cả nước: Thật là đáng nể!

      Cuộc đời Phạm Ngọc Thái không phải được hưởng những sự êm ả và sung sướng gì? Từ thuở thiếu thời, nhà thơ đã phải cắp sách tới trường với hoàn cảnh cả nước chìm trong cuộc chiến tranh: Các trường phổ thông ở thủ đô phải sơ tán về các vùng quê hay rừng núi, tránh bom đạn của giặc Mỹ để học. Lúc bước vào đời một sinh viên - Theo lời kêu gọi của Tổ quốc lâm nguy ? Phạm Ngọc Thái lại cùng với lớp thanh niên yêu nước thời đó, tình nguyện rời thủ đô... lên đường ra chiến trường chiến đấu. 
        Suốt mười năm chinh chiến trên mặt trận Tây Nguyên - Nam Bộ. Khi đất nước hòa bình: Anh rời quân ngũ trở về thì lại lâm vào cảnh ngộ đau thương ? Cả gia đình nhà thơ lúc đó sống ở phố Khâm Thiên, Hà Nội - Một con phố bị máy bay Mỹ dội bom B52 tàn phá, hủy diệt thủ đô trong 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ngôi nhà của gia đình bị trúng bom và người cha anh đã chết vùi trong đống bom kinh hoàng, chấn động địa cầu ấy! Chỉ còn lại một bà mẹ già đau khổ với hai đứa con (hai em trai của nhà thơ), lúc đó chưa thật trưởng thành. Người chiến binh ấy khi đánh tan giặc trở về cố hương... thì chính gia đình mình lại bị nhà tan, cửa nát.

      Bản thân anh tuy may mắn thoát chết ngoài chiến trường, mang được cái xác trở về cũng... "thân tàn ma dại"? Với 10 năm chinh chiến nghiệt ngã và bom đạn: Bị thương ba lần, ba lần đổ máu - Để lại một bàn tay không còn đủ ngón. Mảnh phảo vẫn còn găm sót lại trong người, không lấy ra được? Cứ giở lại đau. Sức ép bom vào ngực, trở thành căn bệnh "tắc nghẽn phổi mãn tính" phải dùng "thuốc khó thở" đến hết đời! Cũng bởi 10 năm sống nơi chiến trường rừng sâu, nước độc, ác liệt và cực khổ? Nhà thơ mắc thêm căn bệnh chảy máu bên trong... phải cắt bỏ 2/3 dạ dầy. 
        - Đấy, tất cả chùm lên cuộc đời còn lại của một anh chiến bình khi đất nước đã hết chiến tranh trở về!

        Tưởng rằng: Những hoàn cảnh khốn cùng ấy sẽ đè bẹp người chiến binh ấy xuống? Hoặc nếu có vực lại mà sống thì cũng chỉ còn biết an phận thủ thường? Nhưng không! Với chí khí, nghị lực phi thường và đầy khát vọng vốn có của một thanh niên Hà Nội từ thuở còn 18 - Lại được tôi  luyện, thử thách qua cả một cuộc chiến tranh: Người chiến binh ấy đã vượt lên và đè bẹp tất cả... để vươn đến chân trời cuộc sống hằng mơ ước - Và, Phạm Ngọc Thái đã chiến thắng!
        Nói thêm chút nữa về quá khứ: Khi rời khỏi quân ngũ trở lại quê hương ở thủ đô! Từ một sĩ quan quân đội, anh được tuyển vào làm việc trong phòng tổ chức của một tổng công ty của Bộ ngoại thương - Phạm Ngọc Thái vừa công tác vừa theo học hàm thụ tại trường Đại học ngoại thương, rồi trở thành một cán bộ có đầy đủ năng lực của ngành ngoại thương quốc tế! Tiếp xúc, ngoại giao với các thương gia khắp trời Âu, Á - Hồi anh còn làm việc, chưa phát triển rộng rãi sang Mỹ.

        Nhưng thật là ngược cảnh? Cuộc đời đang mở ra cho anh rất nhiều triển vọng trên con đường ngoại thương: Nào là cấp chức? Sẵn sàng có một xuất được Bộ điều ra nước ngoài làm thương vụ? Với một trí thông minh vốn có, lại thêm bề dầy về lý lịch của cả gia đình và bản thân anh cống hiến cho tổ quốc! Bao hứa hẹn một cuộc sống sung sướng, giàu có?
        Nhưng phạm Ngọc Thái lại ôm khát vọng, khát vọng đến tột cùng: Về con đường văn học! Ngày làm việc ở cơ quan, tối đêm lao đầu vào sách vở. Trau dồi kiến thức văn chương và sáng tác thơ, văn - Anh hiểu rằng: Công việc của một cán bộ ngoại thương phải đòi hỏi rất nhiều tâm, sức. Nếu cứ vừa làm, vừa viết... chắc gì đã có nổi tác phẩm hay để lại cho đời ? Đến khi đủ tuổi về hưu thì... đã già! Thế là, mới chỉ ngoài tuổi bốn mươi (vì có nhiều năm cống hiến ngoài chiến trường, được cộng thêm thời gian công tác), Phạm Ngọc Thái quyết đinh xin nghỉ hưu sớm để... làm văn học!  

        Như trên tôi đã viết: Trong 30 năm chuyên tâm vào sáng tác, anh đã cho xuất bản đúng 12 tập sách và viết thành công 5 vở kịch nói - Không khỏi làm cho ta phải giật mình, trân trọng! 
          Chỉ trong vòng hai năm vừa qua, nhà thơ đã cho xuất bản liên tục 5 tác phẩm: 

          A. BA TÁC PHẨM THƠ:

        - Tập "Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam", Nxb Thanh niên. Xuân 2019
        - "Tuyển thơ chọn lọc - Phạm Ngọc Thái", Nxb Hồng Đức. Đông 2019
- Tập "Cha khóc con", Nxb Hồng Đức. 2020

        B.  HAI TIỂU THUYẾT:

        - "Hà Nội 12 ngày đêm", Nxb Hồng Đức 2019
        - Bộ tiểu thuyết hai tập "Chiến tranh và tinh yêu", Nxb Hồng Đức 2020

        Xin tóm bắt khái quát về:
                                        
        BA TÁC PHẨM MỚI NHẤT CỦA ANH



        1/.  "Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngoc Thái, Nxb Hồng Đức 2019.  
                                          
        Đánh giá về tầm vóc của "Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái, đã có nhiều đàm luận trên văn đàn - Đặc biệt là bài tiểu luận của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên giảng viên Trường ĐH sư phạm phân tích rất sâu sắc. Xin trích dẫn thêm mấy đoạn có tính tổng hợp: 
       "TUYỂN THƠ CHỌN LỌC" Phạm Ngọc Thái là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực, đến tượng trưng, nhiều bài pha trộn màu sắc thơ siêu thực - Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi ca giàu cảm xúc, huyền thẳm, sâu sắc.
     .... "Dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu thơ...
        Nhà văn Nguyễn Khôi thì khen: Phạm Ngọc Thái, nhà thơ tình số 1 Hà Thành! Nhận thức của tôi (tức là cô giáo Hoàng): Không chỉ riêng với Hà Thành - Phạm Ngọc Thái là nhà thơ tình số 1 của thi ca đương đại Việt Nam!
     Và cô giáo kết luận: " Tôi chưa thấy có nhà thơ nào sáng tác được nhiều thơ hay đến thế!... Với TUYỂN THƠ CHỌN LỌC -  Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ lớn! Ngôi sao sáng của thi ca đương đại Việt Nam!".



        2/. Tiểu thuyết "Chiến tranh và tình yêu" (hai tập), Nxb Hồng Đức 2020

        - Một Bộ tiểu thuyết có tính dã sử khá đồ sộ: Không phải về trang sách mà là tầm vóc, trữ lượng thời đại chứa đấy ắp trong tác phẩm! Tổng cộng cả hai tập dầy gần 500 trang xuất bản. 
        Bởi tác giả chính là một chiến binh đã từng tham gia suốt cuộc chiến tranh đánh mỹ, nên các tình tiết lịch sử và chiến trường được mô tả rất sinh động, sắc bén. Tính dân tộc hòa cùng tình yêu gái trai quyện vào nhau nồng nàn, tha thiết, cao đẹp! Diễn biến đươc khắc họa ly kỳ, chìm trong sự thảm khốc đau thương bởi chiến tranh.
        Tiểu thuyết không chỉ mô tả những trận đánh điển hình trên mặt trận Tây nguyên Nam Bộ - Từ mùa xuân Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tác phẩm còn tóm bắt toàn cục cả chiến trường miền Nam, đến tận ngày kết thúc chiến tranh 30.4.1975.
        Đồng thời, phục lại cuộc chiến tranh oanh tạc bằng không quân của giặc Mỹ đánh ra miền Bắc: Vụ thảm sát tàn bạo 12 ngày đêm thảm khốc 1972 ở Hà Nội - Hoa Kỳ đã cho máy bay B52 mang bom đánh vào thủ đô, hòng hủy diệt biến Thủ đô Hà Nội trở về thời kì đồ đá ? Bị cả loài người lên án!
        Diễn trình lại những trận oanh kích điển hình, với hàng đàn máy bay B52 Mỹ ném bom tàn sát xuống bệnh viện Bạch Mai - Cảnh tình đêm noel trong không khí chiến tranh (1972) ở thủ đô - Và trận ném bom tàn khốc, san phẳng cả khu phố Khâm Thiên đông dân nhất Hà Nội (tối đêm 26/12/1972). Tới khi Hiệp định Pa Ri giữa Lầu Năm Góc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được kí kết, tháng 1/1973.
        Quan điểm của tác giả: Khách quan với thời cục, trung thành về tính lịch sử xã hội lúc đó - Tiểu thuyết nhằm lên án chiến tranh!
        MỘT  BỘ TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH LỊCH SỬ XÃ HỘI SÂU SĂC, SINH ĐỘNG VÀ ĐIỂN HÌNH TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH ĐÁNH MỸ Ở VIỆT NAM!  
      

        3/. Tập thơ " Cha khóc con ", Nxb Hồng Đức 2020.
     
        Tập thơ gồm 45 bài, dầy 132 trang sách xuất bản - Đã đươc viết bằng máu và nước mắt của một ngươi cha, khóc đứa con trai yêu quí bị chết vì đột quị khi mới 27 tuổi đời! Chính nỗi đau tột cùng đã tạo nên những cảm xúc tột cùng trong trái tim của người cha: Người cha ấy lại là một nhà thơ đầy tài năng! (Một thiên tài thi ca - Theo tôi)! Bởi vậy thi phẩm CHA KHÓC CON của anh, trở thành một Tập thơ "độc nhất vô nhị" trong thiên cổ!
        Nói về tập thơ - Như sự đàm luận trên văn đàn:
        Nhà thơ cội gạo Nguyễn Khôi (Hội nhà văn Hà Nội) nhận định - Khi nhà thơ Phạm Ngọc Thái cho đăng các bài thơ khóc con trên facebook: 
        "Thơ khóc nổi tiếng xưa có Đông Hồ khóc vợ, Tương Phố khóc chồng, Tam Nguyên Yên Đổ khóc con... Nay thi sĩ Hà Thành Phạm Ngọc Thái thống thiết khóc con... Hy vọng lưu danh thiên cổ !?"
          (Theo comment Nguyễn Khôi ngày 3.8.2019)
        Hay như nhà thơ Quang Hoài HNVVN thì ca ngợi lúc tập thơ ra đời"Chúc mừng nhà thơ Phạm Ngọc Thái, một tập thơ có một không hai... mang ý nghĩa tâm linh rất sâu sắc".
       Còn nhà nghiên cứu văn học - Trang chủ Trần Mỹ Giống bình luận:
        "Xuyên suốt tập thơ 45 bài là cảm xúc tình cảm sâu sắc của người cha khóc con mệnh yểu với rất nhiều góc độ khác nhau, vô cùng cảm động bởi cảm xúc hết sức chân thật của tác giả.
        Xưa nay khóc cha, khóc vợ, khóc con… cũng đã được một số tác giả thể hiện bằng thơ, nhưng để có cả một xê-ri (45 bài) khóc con trong một tập thì có lẽ, đến giờ, chỉ có nhà thơ Phạm Ngọc Thái làm được - Chắc chắn, Phạm Ngọc Thái phải là một người cha yêu con sâu nặng chân thành và có năng lực thơ ca thực sự lớn! Mới làm được nhiều bài thơ đa tình, đa cung bậc, đa góc độ, khía cạnh mà bài nào cũng rung động người đọc như vậy.
         ... Mời độc giả tìm đọc các bài thơ khóc con giàu cảm xúc, đa dạng, tình cảm thống thiết ở những trạng huống khác nhau của nhà thơ Phạm Ngọc Thái - Trong ấn phẩm có một không hai: CHA KHÓC CON!".

        Kết luận: 

        Mặc dù Phạm Ngọc Thái đã sáng tác đủ các loại tác phẩm văn chương như thế! Song vẫn phải nói: Thi ca chính là mảng văn học cốt lõi nhất làm nên tầm vóc nhà văn, nhà thơ của chân dung anh!
        Tôi còn nhớ - Trong lời đề tựa cho TUYỂN THƠ HÀN MẶC TỬ được xuất bản lần đầu vào năm 1988, sau ngót nửa thế kỷ bị chìm lấp (kể từ khi thi nhân tạ thế 11.11.1940). Với lòng tri ân và ngưỡng mộ tài năng thi nhân, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: 
        -  Hàn Mặc Tử anh là ai
        Để kết thúc bài bình luận: "Từ một chiến binh trở thành nhà thơ danh giá" này! Tôi thiết nghĩ: Với tầm vóc, chân dung Phạm Ngọc Thái đã đạt đến hôm nay - Cũng xin mượn câu nói của cố nhân, dành tặng lại nhà thơ:
         -  Phạm Ngọc Thái anh là ai? 

 Hà Nội, tháng 5 - 2020                                                                       

    Nguyễn Thi Xuân


2 nhận xét:

  1. Thưa nhị vị cô giáo Nguyễn Thị Xuân & Nguyễn Thị Hoàng, rằng: Ở nước ta chưa có kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cấp 3 vào Thu Đông năm 1966 cả?

    Trả lờiXóa