Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

CẢM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU LÃ ĐĂNG BẬT, NHÀ THƠ MẠC KHẢI TUÂN TẶNG SÁCH BÁO




        Nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật và nhà thơ Mạc Khải Tuân vừa tặng trang chủ blog TMG các tác phẩm:
 
Danh nhân và Tiến sĩ thời phong kiến người Ninh Bình / Nguyễn Văn Huyền, Lã Đăng Bật. – H.: Đại học Sư phạm, 2016. – 468 tr. ; 21 cm.

20 năm (1994 – 2014) viết sách viết báo / Lã Đăng Bật. – [Kđ.]: [Knx.], [2016]. – 55 tr. : Nhiều ảnh minh họa ; 19 cm.

Đọc cuốn danh nhân và tiến sĩ thời phong kiến người Ninh Bình / Mạc Khải Tuân // Ninh Bình cuối tuần. – 2016. – Số 530 ra ngày 28-5-2016.

Chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật, nhà thơ Mạc Khải Tuân và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.




1-  Nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật:

Nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật quê thôn Đa Giá, xã Ninh Mỹ, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình (nay là thị trấn Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Ông hiện đang trú tại 40 ngõ 21 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Ông nguyên giáo viên dạy văn ở Trường THPT...
Ông được nhiều người biết đến qua nhiều cuốn sách viết về văn hóa, lịch sử, di tích Ninh Bình như Cố đô Hoa Lư, Di tích và danh thắng Ninh Bình, Thơ văn xưa vịnh di tích danh thắng Ninh Bình, Chùa Bái Đính, Nhân vật lịch sử kinh đô Hoa Lư, Trương Hán Siêu, Nho Quan vùng đất cổ, Đất và người Ninh Bình...
Ông đã công bố hàng trăm công trình nghiên cứu địa chí Ninh Bình trên 83 loại báo và tạp chí.
Bằng nhiều cuốn sách và bài nghiên cứu chuyên về Ninh Bình, ông được bạn đọc vinh danh là NHÀ NINH BÌNH HỌC.
Ông đã được nhận 15 giải thưởng của các tổ chức địa phương và trung ương.


Cuốn “20 năm (1994 – 2014) viết sách viết báo” là một Thư mục ảnh sinh động giới thiệu 42 tác phẩm đã xuất bản, tái bản của ông... Mỗi cuốn sách được giới thiệu các yếu tố thư mục dưới ảnh bìa của cuốn sách đó.
Tôi từng nghe dân gian truyền miệng về ông từ khi chưa gặp ông:
Ninh Bình có bác Lã Đăng
Bật cho một phát nhiều thằng chết tươi
Tôi không hiểu lắm câu ca này cho đến lần đọc bài phản biện một số tác giả viết về chủ đề “Không Lộ - Minh Không là một người”. Tôi cùng quan điểm với ông: Không Lộ, Minh Không là hai người. Bài viết của ông rõ ràng, mạch lạc, có căn cứ xác đáng làm cho đối phương không “cãi” được, có vị phát khùng lên... Sau đó tôi và ông thường liên hệ trao đổi với nhau về công việc nghiên cứu rất tâm đắc. Quả dân gian nói về ông chẳng sai.


2- Danh nhân và Tiến sĩ thời phong kiến người Ninh Bình:

Cuốn sách tập hợp các danh nhân tiêu biểu đất Ninh Bình của hai tác giả Nguyễn Văn Huyền và Lã Đăng Bật.
Trong di sản của tác giả quá cố Nguyễn Văn Huyền có hai cuốn chuyền đề về nhân vật Ninh Bình là “Vũ Phạm Khải – Đông Dương thi văn tuyển” (H.: Khoa học xã hội, 1991) và “Phạm Thận Duật cuộc đời và tác phẩm” (H.: Khoa học xã hội, 1989). Tác giả Lã Đăng Bật thấy hai nhân vật Vũ Phạm Khải và Phạm Thận Duật đã được tác giả Nguyễn Văn Huyền giới thiệu rất đầy đủ nên đã trích nguyên phần tiểu sử hành trạng của hai nhân vật vào tập “Danh nhân và Tiến sĩ thời phong kiến người Ninh Bình”...
Ở Ninh Bình, qua các bài viết về nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật của nhiều tác giả, tôi nghĩ nhà thơ Mạc Khải Tuân là người hiểu ông nhất, viết về ông hay nhất. Vậy, nhân nhà thơ Mạc Khải Tuân tặng bài viết “Đọc cuốn danh nhân và tiến sĩ thời phong kiến người Ninh Bình”, xin chụp lại thay lời giới thiệu cuốn sách...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét