Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

CHUYỆN TÌNH XỨ LẠNG: Chùm thơ TRẦN ĐĂNG TÍNH


Tác giả Trần Đăng Tính


NHỚ THANH BA

          Chưa đi thì tưởng là xa
Đến nơi mới thấy Thanh Ba cũng gần
         
Đất Thanh Ba bao la...
Chè Thanh Ba xanh thẳm
Trà Thanh Ba thơm lắm
Tình Thanh Ba đằm thắm
Người Thanh Ba dịu hiền...

          Ra về nhớ mãi không quên
Thanh Ba, Phú Thọ một miền Trung du.

Xuân 2000

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

SỰ RA ĐỜI BỨC TRANH “PHÒNG VĂN NHÀ THƠ TÚ XƯƠNG”




Họa sĩ  HỒ Y

Phòng văn nhà thơ Tú Xương - Tranh: Hồ Y

          Nhà thơ Trần Tế Xương – Tú Xương sinh năm 1870 tại thành Nam (Nam Định). Thơ cụ Tú thành Nam được người đời tôn vinh, đưa vào sách giáo khoa dạy học trò, được nhiều nhà nghiên cứu văn học đánh giá rất cao. Trần Thanh Mại gọi cụ Tú Xương là nhà thơ thiên tài. Nhà văn Nguyễn Công Hoan nhận xét Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ. Đặng Thái Mai khen Tú Xương là thầy Tú biết cười. Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là một người thợ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam. Nhà thơ Xuân Diệu nhận định về cụ Tú:
          Ông nghè, ông thám vô mây khói
          Đứng lại văn chương một tú tài.
          Nhân dân thành Nam coi cụ Tú Xương là cột trụ vững vàng của nền văn học đất Sơn Nam.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

THOÁNG CHIỀU: CHÙM THƠ BÙI GIA THỌ







THÁP ĐÔI
(Malaysia)

Tháp đôi là mẹ là cha
Tháp đôi chồng vợ là ta với mình
Tháp cao chuyện với trời xanh
Chúng mình chuyện với chúng mình thành đôi.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

KỂ CHUYỆN PHỐ NAM ĐỊNH (KÌ 8+9)



Đặng Sinh
(Sưu tầm và biên soạn)

NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH

Tác giả Đặng Sinh
          Sau khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp, nước ta vẫn chưa có ngân hàng và các tổ chức tín dụng quốc gia. Ngoài tiền giấy và tiền kim loại cổ truyền, chúng ta sử dụng đồng bạc Mexico đã được lưu hành trong buôn bán với thương nhân nước ngoài, trước khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược nước ta.
          Người Pháp choáng ngợp trước những cánh đồng mầu mỡ thẳng cánh cò bay, những vùng đất hoang hóa bao la, những vùng rừng ngập mặn nhiệt đới đối với những sản phẩm nông nghiệp đa dạng trong cả bốn mùa của năm cùng những tài nguyên còn nằm yên trong lòng đất.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

XE CON... MUA MẮM



         Giai thoại làng văn

        Đoàn nhà văn cao niên tỉnh Nọ đi thực tế một huyện miền biển – nơi có mắm ngon nổi tiếng. Lãnh đạo đoàn đi xe con. Các nhà văn cao niên đi xe to. Trong đoàn có một nhà văn nữ nổi tiếng, tính tình bẳn gắt như mắm tôm. Đoàn vinh dự được một nhà văn trung ương cùng tham gia theo lời mời của lãnh đạo đoàn.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

NGÔI SAO NHỎ



            


                  R. L. Stevenson (?)

Lấp lánh, lấp lánh ngôi sao nhỏ
Tôi tự hỏi em là ai đó
Mà đứng trên vũ trụ cao vời
Như kim cương muôn sắc trên trời.

CHUYỆN RƯỢU BIA – ÔN CỐ TRI TÂN



Nhà văn Hoàng Ngọc Trúc
Hoàng Ngọc Trúc
          (Sáng tác và sưu tầm)

         1- CHUYỆN RƯỢU, BIA

          Thằng Củng học lớp năm tự dưng hỏi bố:
          - Cầu thủ đá bóng của nước ngoài nghiện uống rượu, bia lắm phải không ạ?
          - Ai bảo con thế? - Bố hỏi lại.
          - Vì con thấy có khá nhiều cầu thủ đặt tên mình là những đồ vật đựng bia, rượu. Con nghĩ họ uống rượu, bia dữ lắm thì phải.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

MŨI TÊN VÀ BÀI HÁT


                


       Henry Long Fellow

Tôi bắn một mũi tên vào không khí
Nó rơi xuống đất
Tôi không biết nó đâu.
Con mắt thường chẳng thể dõi theo
Đường nó bay
Vì nó bay nhanh quá.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

HỒI KÝ TRẦN MỸ GIỐNG (Kì 4)



 
Gặp lại anh Lê Thanh Oai sau 40 năm

Đã đăng:
Kì 1: “Gác bút nghiên theo việc binh đao”
Kì 2: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”
Kì 3: Từ Côn Sơn đến Thạch hãn


NHỮNG MẢNH KÝ ỨC VỀ ĐỒNG ĐỘI TRONG NHỮNG NĂM THÁNG MÁU LỬA Ở QUẢNG TRỊ

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

HAI CÂY GẠO CHÙA CỔ LỄ



          Đồng Ngọc Hoa

          Đó là hai cây gạo tại chùa Cổ Lễ huyện Trực Ninh, Nam Định. Chuyện kể rằng: “Có đôi trai gái yêu nhau nhưng vì gia đình mà không lấy được nhau nên đã cùng nhau trồng hai cây gạo tại chùa Thần Quang (ngôi chùa do Quốc sư Minh Không xây dựng và tu tập ở đây), rồi nhảy xuống sông Hồng để quên sinh”. Năm 1611 do nạn đại hồng thủy mà ngôi chùa này bị cuốn đi chỉ còn lại hai cây gạo đứng đó trơ gan cùng tuế nguyệt ghi nhận một tình yêu không thành.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

BẾN ĐÒ NGANG - ĐẤT LÀNG - HOA XOAN - LÀNG HOA: Chùm thơ Lưu Tuấn Hùng







BẾN ĐÒ NGANG

Sông Hồng thắm đượm phù sa
Tháng năm nuôi dưỡng mượt mà dâu xanh
Thu sang bến nước như tranh
Bãi sông rau đậu tươi lành chợ quê
Sớm hôm cô gái đi về
Thon thon vai gánh làm mê lái đò
Tay chèo đã sánh giọng hò
Đò ơi sang bến này cho nhau về
Chiều hè hóng mát trên đê
Trẻ thơ hí hửng dắt bê về làng
Tầng xanh diều sáo ngân vang
Hẹn em mùa tới anh sang bên nhà
Cơi trầu thưa chuyện mẹ cha
Đón em sang bến nhập gia bên chồng
Trăng chiều lồng bóng bên sông
Vợ chăm dâu bãi anh chồng đò ngang./.

NỀN GIÁO DỤC ÁM ẢNH…



          Vũ Duy Chu



          Hồi 1965-1966 thế kỉ 20 lứa chúng tôi mới học lớp 6, lớp 7 đã quen với tiết học có các thày cô giáo cùng trường, khác trường tới dự giờ ở lớp mình.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

CHẲNG HIẾU BỐ NÓI GÌ



               Người Theo Đảng
 
Ảnh minh họa thó trên mạng
          Ông Vũ Văn Liền là nông dân có nghề phụ thợ mộc, cũng có bộ chàng đục cưa sửa vặt thôi. Có cậu con trai là Vũ Nguyễn Tiến Hòa, đẹp trai hiền lành, thông minh chịu khó và rất có hiếu. Hòa học đại học về thương mại tốt nghiệp đỗ thủ khoa nhưng mãi chưa được đi công tác. Ở nhà nuôi 12 con gà giống mới và 9 con chim cút. Bốn năm trời ở nhà ngoài việc đồng áng thì chăm gà chăm chim, nghiên cứu, ghi chép kín cả quyền sổ dày về gà về chim, có lẽ nó định phấn đấu thành nhà gà học.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

KHEN CHO NÓ CHẾT – CHẠY CHỨC – THẰNG HÒA LÀ THẰNG NÀO: Truyện nhặt TRẦN MỸ GIỐNG



  



                      CHẠY… CHỨC

          Thằng cháu nội ông em ruột tôi học lớp ba. Một hôm, đi học về nó bảo:
          - Ông nội ơi! Ông xem có khả năng thì cố chạy cho cháu cái chức lớp trưởng với!
          Ông nội hỏi:
          - Làm lớp trưởng thì chỉ vất vả, có lợi gì đâu mà chạy.
          Cháu:
          - Lợi nhiều chứ ông. Làm lớp trưởng được chỉ huy các bạn, oai phong lắm ông ạ. Nhiều bạn có củ khoai, cái kẹo cũng phải hối lộ lớp trưởng…
          Ông:
          - Nhưng lớp trưởng là do các bạn bầu, ông chạy làm sao được?
          Cháu:
          - Không đâu, lớp trưởng là do cô giáo chỉ định ông ạ. Ông có tiền chạy cô cho cháu làm lớp trưởng đi ông!
          - !!!

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

GỬI NGƯỜI XA: Chùm thơ Trần Hùng Thắng


Nhà thơ Trần Hùng Thắng


BẾN THƠ

Trót hẹn cùng ai trẩy bến thơ
Khách văn đâu dễ há làm ngơ
Gieo vần khắc khoải nuôi hy vọng
Đãi tứ đăm chiêu khát đợi chờ
Nghiệp bút bao phen xây mộng ảo
Tình thơ mấy bận chắp duyên hờ
Ai người thấu hiểu lòng thi sĩ
Ghé bến tìm thơ lạc suối mơ.

HÃY CẢNH GIÁC VỀ VỤ ÔNG TRỊNH XUÂN THANH



          NGƯỜI THEO ĐẢNG

          Trịnh Xuân Thanh, ai rỗi việc hay lang thang trên mạng in-te thì cái tên này biết ngay là ai. Tôi muốn có vài nhời, cũng là rỗi hơi thôi để bàn về việc của con người này:

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

NAM ĐỊNH CÓ “PHỐ HỒ Y”



Họa sĩ Hồ Y
           “Là một họa sĩ không được qua trường lớp chính quy nào, chỉ bằng con đường tự học mà thành tài, Hồ Y phải phấn đấu, rèn luyện gian khổ hơn nhiều các họa sĩ khác. Vì vậy, ông không bị lệ thuộc vào trường phái nào, không mấy quan tâm đến kỹ xảo, mà chủ yếu bằng năng khiếu, lòng say mê hội họa, hồn nhiên vẽ tranh theo cảm xúc thăng hoa của chính mình. Xem tranh của ông ta nhận ra một phong cách riêng rất gần gũi với dân gian mà không mấy họa sĩ có được. Ông vẽ nhiều nhất về các phố cổ thành phố Nam Định nơi ông sinh sống và những nhân tài của quê hương Nam Định. Chiêm ngưỡng các bức vẽ về phố cổ thành Nam, tôi cảm nhận rõ tình yêu con người và mảnh đất quê hương của ông tha thiết biết nhường nào. Cảm ơn họa sĩ Hồ Y đã cho chúng ta những hình ảnh xa xưa của lịch sử, những tranh vẽ phố lưu giữ hồn thành Nam. Nếu như Hà Nội có PHỐ PHÁI thì chúng ta có quyền tự hào Nam Định có PHỐ HỒ Y. Có thể bạn đọc cho là tôi quá lời, nhưng bằng vào con đường thành tài của họa sĩ Hồ Y hoàn toàn do tự học, và những tác phẩm chứa đựng tình yêu thành Nam của ông được thể hiện theo một phong cách riêng, thì tôi nghĩ là mình nhận định không quá, chí ít cũng là lòng tôi cảm phục và yêu quý tác phẩm Hồ Y”.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

MONG THƯ – TRĂNG XA – KHI XUÂN VỀ - NHÀ BÀ CÓ BÉ HẰNG – BÉ HẰNG VÀO LỚP MỘT: Chùm thơ PHÙNG THỊ LỘC

Tác giả Phùng Thị Lộc

MONG THƯ

Mong thư ai quá hóa nằm mơ
Trong mơ thấy một bức thư xưa
Nét chữ của ai trông quen quá!
Mơ rồi, tới bữa nhận được thư.

Hà Nội 1967


GIỌT XUÂN: Chùm thơ NGUYỄN VĂN XUYÊN



THƠ TẶNG MÈO ĐI HIA

Nhà thơ Nguyễn Văn Xuyên (Bên trái) và trang chủ
ngày xưa, ô kìa em bé
nhấp nhô đôi dép thật to
cún con quấn theo mừng rỡ
mèo đi hia, bạn à...

ngày xưa, ô kìa cô bé
tóc mây ươm nắng sân trường
mắt trong veo, chân trời mở
líu lo thật dễ thương

một hôm, ô kìa cô bé
thướt tha mây trắng đi về
vấn vương đâu chàng nghệ sĩ
ve ơi rạo rực hàng me

một hôm, em là cô giáo
mênh mang trang sách giảng đường
đôi hia tháng ngày thơ ấu
theo em cả khoảng trời thương

TP. HCM, 3/2005

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

KỂ CHUYỆN PHỐ NAM ĐỊNH (KÌ 6+7)



Đặng Sinh sưu tầm, biên soạn
 
Bà Nguyễn Thị Vân

 

                   CHIẾN SĨ NGUYỄN THỊ VÂN

          Bà Nguyễn Thị Vân sinh năm 1929 tại Tân Đệ, Mỹ Tân (Nam Định) trong một gia đình gia giáo, nề nếp. Năm 1945 Nguyễn Thị Vân ở tuổi 16. Cô đã nhìn thấy thảm họa của trận đói ngay trên quê hương và vùng lân cận, thấy các đống xương dọc đường 10 cao lên từng ngày.

VƯỜN XUÂN : Chùm thơ Trần Đăng Tính



Tác giả Trần Đăng Tính (áo trắng) và trang chủ





VƯỜN XUÂN

Trời cho đôi mắt sáng trong
Cái lông cũng rõ, cái lòng vui vui
Cái màu bỗng thấy tươi tươi
Nụ hoa chúm chím nụ chồi xinh xinh
Vườn đêm hé mở lặng thinh
Mải mê ong bướm uốn mình vân vi...
Thẹn thùng hoa nhả hương đi
Lim dim lá thở thầm thì mùa xuân

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

NHỮNG ĐÔ VẬT NỔI TIẾNG LÀNG TRÀ LŨ XƯA



Trần Mỹ Giống


          Làng Trà Lũ (huyện Giao Thuỷ, trấn Sơn Nam) là một làng nổi tiếng về đấu vật. Nơi đây cũng là căn cứ địa chủ yếu của nghĩa quân Phan Bá Vành hồi đầu thế kỷ 19. Địa danh Trà Lũ có tên trong sách sử vào năm 1533. Vùng đất Trà Lũ xưa nay bao gồm vùng đất các xã  Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương, Nam Điền (Xuân Vinh) đều thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Những họ đầu tiên đến khai phá thành lập làng là họ Trần, họ Bùi, họ Phan từ làng Phượng Lũ (có thuyết nói thuộc Thanh Trì, Hà Nội; Thuyết khác nói thuộc Hưng Yên).

VẦNG TRĂNG TRONG NHÀ



                                               (Cho cháu Hải Anh)




Vũ Duy Chu

Bé có gương mặt tròn xinh
Hay cười rất tươi nữa nhé
Mẹ Hà đặt bé tên Moon
Tiếng Anh nghĩa là trăng đó

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

NGUYỄN TRỌNG THẮNG ĂN CƯỚP VÀ PHẠM BÀO ĂN CẮP BÀI “PHẠM DUY DU MỘT SĨ PHU YÊU NƯỚC” CỦA TÁC GIẢ ĐẶNG VĂN NAM!



            Trần Mỹ Giống

Họa sĩ Đặng Văn Nam
          Gần đây, bạn Phạm Thị Bình (tp. Hồ Chí Minh), Phạm Văn Khải (Hà Nội), Phạm Trung Chính (Ý Yên, Nam Định)... có thư thắc mắc bài viết về cụ tiến sĩ Phạm Duy Du được đăng nhiều nơi, nhưng lúc thì ghi tác giả là Đặng Văn Nam, lúc lại ghi là Phạm Bào, khi thì ghi Đặng Văn Nam – Trọng Thắng, đặc biệt bài được đưa in trong cuốn “Nam Cường ngày ấy bây giờ” (Tập bút ký của Nguyễn Trọng Thắng – Nxb. Hội Nhà văn, quý IV – 2012 – Bìa ghi rõ tác giả Nguyễn Trọng Thắng quê Kiến Xương, Thái Bình, là phóng viên báo NGƯỜI CAO TUỔI thường trú tại Thái Bình)... Có phải Đặng Văn Nam có bút danh Phạm Bào, Nguyễn Trọng Thắng hay Nguyễn Trọng Thắng có bút danh Đặng Văn Nam? Hay là có chuyện đạo văn?

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

TRƯỚC TƯỢNG ĐÀI PUSKIN



 

Vũ Duy Chu

Tôi đứng trước tượng đài Puskin
Mặt trời thi ca Nga
Mỗi vần thơ tình yêu Puskin nồng nàn ấm áp

ANH ĐOÀN MẠNH HIỀN



          Vũ Duy Chu


Anh Đoàn Mạnh Hiền

          Tôi vào chiến trường miền Đông Nam Bộ tháng 4-1970 thì anh Đoàn Mạnh Hiền đã có mặt ở đây 4 năm rồi.
          Anh nhỏ con nhưng nhanh nhẹn, hiền lành và tốt bụng
          Tôi có hai kỷ niệm không thể nào quên với anh.
          Một buổi trưa tôi bảo anh:
          - Anh Hiền ơi, cái khẩu K50 báng tròn này sử dụng thế nào nhỉ?
          Loại súng này rất khó đeo và nặng, có băng đạn tròn và to như cái hộp chứa các tập phim của đội chiếu phim lưu động ở miền Bắc những năm 60-70. Tôi ngồi tò mò nhìn anh loay hoay thì một tràng liên thanh nổ giòn dã. May mà nòng súng hướng lên trời chứ không thì tôi bị xuyên táo. Hú vía…

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

TRĂNG RẰM: Chùm thơ Phạm Ngọc Khảnh



Nhà thơ Phạm Ngọc Khảnh
HOA QUẢ TRĂNG RẰM

Có bông hoa cúc
Cài vào vạt đêm
Bông nhài trắng muốt
Sáng bừng trăng lên

Bông hoa cánh bướm
Dập dờn bay bay
Trên giàn hoa mướp
Gió vàng ca say

Cỗ bày mâm quả
Chuối vàng dưa xanh
Trái hồng đỏ má
Trái na ngọt lành

Quả trống căng mặt
Rung lên rộn ràng
Đèn hoa theo bước
Tung tăng khắp làng

Rằm trung thu đẹp
Ai đều muốn xem
Chị Hằng sà xuống
Thơm vào má em.

THƠ TRẦN MỸ GIỐNG TẶNG BẠN VĂN NGUYỄN DANH KHÔI, LÊ XUÂN QUANG, ĐỒNG NGỌC HOA, CHU ĐÌNH AN





                    NHÀ VĂN NGUYỄN DANH KHÔI

Dẫu chẳng thiên tài, chẳng vĩ nhân
Văn, thơ, nhạc, họa cũng vang ngân
Đời dìm trong rượu, bừng trước tác
Thần!
…….
          Tôi và Khôi chưa một lần gặp nhau, chỉ qua các tác phẩm mà yêu quý nhau. Khôi nguyên sĩ quan quân đội, làm công tác văn hóa văn nghệ, họa khá, nhạc sành, thơ có hồn, văn có phong cách, được nhận nhiều giải thưởng… Vì viết bài chống tiêu cực, Khôi bị người ta loại ra khỏi Hội VHNT Nam Định. Buồn mình, hận đời Khôi dìm mình trong rượu tìm quên lãng. Nhưng càng rượu, càng tỉnh, tác phẩm cứ bừng lên... Khôi vẫn đoạt nhiều giải thưởng, có giải của chính cái hội đã khai trừ Khôi. Tài năng đang vào độ chín thì Khôi đột ngột từ bỏ cõi trần bụi bặm để đến với cõi thần...

NGƯỜI LÍNH GÁC HÁT VỌNG CỔ



          Truyện ngắn Việt Thắng

Việt Thắng tên thật là Vũ Đức Thắng
Hội viên hội nhà văn TP H Chí Minh
Các tác phẩm đã xuất bản:
1- Gió buồn Thơ - NXB Thanh Niên 2011
2- Lục bát về nguồn – Thơ - NXB Hội Nhà Văn 2012
3- Giọt chiều - Thơ - NXB Hội Nhà Văn 2013
4- Khát vọng & Kiếm tìm Thơ - NXB Hội Nhà văn 2014



          Theo như sự phân công trên sa bàn, anh Na xạ thủ B41, tôi trợ thủ cho anh: vác ba quả đạn B41 và khẩu AK cùng năm băng đạn. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải khống chế và bắn hủy diệt khẩu đại liên dưới hầm ngầm ở góc đồn bên phải, yểm trợ cho bộ binh diệt đồn, phá ấp chiến lược của địch.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

TỰ TÌNH: Chùm thơ Trần Đăng Tính


Trần Đăng Tính (áo trắng) và Đặng Sinh

MỖI THU VỀ

Tặng H.
 
Em... Dòng sông mùa thu
Nước xanh trong uốn lượn
Dạt dào dòng nước cuốn
Sóng đa tình lãng du...

Em... Dòng sông mùa thu
Mang hương ngàn, gió nội
Cho tình ai đắm đuối
Sóng vỗ bờ hát ru...

KỂ CHUYỆN PHỐ NAM ĐỊNH (Kì 4 + 5)



Đặng Sinh sưu tầm và biên soạn

Tác giả Đặng Sinh
 
          4 - TÔI CHỈ MUỐN LÀM CON DÊ CỤ!

          Sau khi chiếm được thành phố Nam Định đổ nát vào ngày 15 – 3 – 1947, Pháp cho tổ chức gần 30 đồn, bốt thành một hệ thống dày đặc bảo vệ cho nội thành. Rồi chúng bắt đầu điên cuồng đánh phá các vùng ven biển, các vùng nông thôn lân cận thành phố nhằm đảm bảo các đường giao thông huyết mạch.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

GÃ KHỜ hay THẰNG NGỐC VIỆT NAM CÒN SÓT LẠI Ở ĐẦU THẾ KỶ 21 NÀY?




Nguyễn Bàng

Biết tôi hay lò dò lên mạng để tìm đọc dăm ba thứ thay vì phải đọc báo in, nghe đài hay xem nghe truyền hình thời sự nhưng lại là một ông già không biết chơi Phây, không biết Gúc để tìm tòi các trang mạng hay, nhà văn Đặng Xuân Xuyến đã gửi Mail chỉ đường dẫn mời tôi đọc CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ (chuyen-cua-ga-kho-truyen-ngan-ang-xuan_7.html), một truyện ngắn anh viết năm 2006, ra sách năm 2007 (in chung) nhưng giờ mới post lên blog của anh và gửi một số trang và như anh nói gửi để tôi đọc cho vui. Chính vì thế, khi nhìn vào tên truyện, tôi ngỡ mình sẽ được đọc kiểu truyện chàng khờ với hình tượng nhân vật trung tâm là các anh chàng ngốc nghếch với những hành động, việc làm… ngây ngô ngớ ngẩn dại khờ đã đem lại tiếng cười sảng khoái và những trải nghiệm vô cùng lí thú để từ đó người nghe, người đọc rút ra những bài học cho bản thân. Nhưng đọc xong CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, tôi chẳng được vui tý nào mà lại cảm thấy đắng lòng khi nhận ra gã Khờ này phải chăng là một THẰNG NGỐC VIỆT NAM còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này.

HỒI KÝ TRẦN MỸ GIỐNG (Trích): (Kì 3)



Đã đăng:
Kì 1: “Gác bút nghiên theo việc binh đao”
Kì 2: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”


TỪ CÔN SƠN ĐẾN THẠCH HÃN

          Tôi trở về đơn vị đúng ngày quy định. Các anh chỉ huy trung đội rất lo tôi bỏ ngũ. Nay tôi trả phép đúng hạn, các anh mới yên tâm.
          Bộ phận vệ binh vẫn hàng ngày canh gác, xe than, lấy củi. Chị Lâm lên thăm anh Đặng Hoàng Song. Chị Lâm cùng học khóa 5 Đại học Thư viện với anh Song. Hai người yêu nhau chưa kịp cưới thì anh Song nhập ngũ. Sau này anh Song hy sinh, chị Lâm đi lấy chồng. Năm 1985, khi tôi đã chuyển ngành về thư viện Hà Nam Ninh, tôi có vào thăm Thư viện tỉnh Thanh Hoá, gặp chị, tôi mừng rỡ, nhưng không hiểu sao chị làm như không biết anh Song là ai.
          Ngày đầu tháng 4 năm 1972, Khế bỏ lớp lên thăm tôi. Trưởng ban hành chính mượn cho chúng tôi một gian nhà trẻ của địa phương. Hôm sau có lệnh báo động chuẩn bị chiến đấu, tôi đưa Khế vào nghỉ nhờ nhà Tiền để sáng về Hà Nội. Tiền cùng lớp K6 với vợ chồng tôi, nhà cách Côn Sơn – nơi tôi đóng quân 5 km.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Chuyện trên mây – Chuông nguyện ban chiều – Hồn đá cao nguyên: Chùm thơ Lưu Tuấn Hùng


Nhà văn Lưu Tuấn Hùng


CHUYỆN TRÊN MÂY

Trời sang thu êm ả phai màu nắng
Chuông nguyện ban chiều trang trọng thu không
Tà áo thơ lãng đãng làn mây trắng
Ngắm trông nhau tầm mắt trải trên đồng
Có người trai sải bước về bến nhớ
Nẻo hương đời quên lãng bụi phong sương
Thời hoa lá giao hưởng cung trầm bổng
Cuốn theo dòng, miền ngoại đạo xa vời
Chuông dần lắng, cuối nhịp buồn li điệu
Nét trầm tư nghiêng cánh lá thu rơi
Duyên thắm nào tròn trĩnh tuần trăng tỏ
Khúc tình ca đàn ngọt đứt ngang dây
Đấng thiêng liêng hiểu cho lòng kẻ khó
Chuỗi ngày xanh thăng hoa chuyện trên mây.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Giới thiệu sách: TÚ XƯƠNG – THƠ VÀ ĐỜI



 
Trịnh Thị Son (st – bs)
(Thư viện tỉnh Nam Định)
 
Tác giả Trịnh Thị Son
“Tú Xương - Thơ và đời” do NXB Văn học biên soạn ấn hành năm 1996 với 1000 cuốn là 1 trong những tác phẩm có giá trị viết về danh nhân Nam Định. Sách dày 429 trang, khổ 13 x 17cm. Trang bìa được trình bày nho nhã với hình ảnh tháp Phổ Minh cổ kính giữa nền không gian màu xanh trù phú. Nổi lên trong đó là tên sách màu đỏ vừa ấn tượng vừa trang trọng.
Tác phẩm là thành tựu từ các công trình nghiên cứu của nhiều nhà học giả, nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học như: Trần Thanh Mại, Trần Tiến Lộ, Nguyễn Văn Huyền... có đối chiếu so sánh với nhiều bản khác kể cả phần dị bản và giai thoại.
Cuốn sách này là bao tâm huyết, nhiệt thành, lòng yêu mến khi giới thiệu về thơ, chuyện đời, chuyện thơ về Tú Xương - nhà thơ sông Vị của quê hương Nam Định chúng ta.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

KHUNG TRỜI TÍM: Tập thơ Trần Hữu Chiến



         Trang chủ blog TMG nhận được sách tặng của nhà thơ Trần Hữu Chiến:
  
        KHUNG TRỜI TÍM : Thơ /  Trần Hữu Chiến. – H.: Hội Nhà văn, 2009. – 71 tr. ; 19 cm.

        Nhà thơ Trần Hữu Chiến quê làng Vị Dương, xã Mai Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ông từng một thời sống và chiến đấu trong quân đội, hiện là hội viên Câu lạc bộ Thiên Trường. Ông có nhiều thơ đăng báo và tạp chí.

        Cảm ơn nhà thơ Trần Hữu Chiến và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số bài trong tập thơ này.

NHẶT SẠN TRONG CUỐN “CỔ LỄ THẦN QUANG BÁCH VỊNH THI - TẬP I”


Đồng Ngọc Hoa – Trần Mỹ Giống

   


          Theo yêu cầu của một số bạn đọc trong đó có người là tác giả có tên trong cuốn “Cổ Lễ Thần Quang bách vịnh thi – Tập 1”, chúng tôi chỉ ra một số khuyết tật phổ biến trong sách này (về mặt hình thức) để các tác giả rút kinh nghiệm cho tập hai hoàn chỉnh hơn. Ở đây chúng tôi không bình, vì trong lời nói đầu và bài giới thiệu ở đầu sách đã nói nhiều về nội dung cái hay của tập sách rồi...
          Sách gồm 100 vài thơ vịnh, hầu hết là Đường luật, lục bát. Chúng tôi chỉ xem xét các bài Thất ngôn bát cú và Lục bát, còn bỏ qua các thể khác.
         

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

ÔNG NGHÈ HỌ PHẠM THÔN ĐỒNG KÊNH



Bài: ĐẶNG VĂN NAM
Ảnh: TRẦN THỊ ÁNH NGỌC

 

          Con cháu họ Phạm chụp ảnh lưu niệm trước Nhà thờ cụ Nghè Phạm Duy Du

          1- TIẾN SĨ PHẠM DUY DU

          Ở thôn Đồng Kênh, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có dòng họ Phạm được nhiều người ca ngợi là gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nước.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

THƠ CHÂM NGUYỄN VĂN ĐÔNG



Tác giả Nguyễn Văn  Đông


TIẾN SĨ

Tiến sĩ hay là tiền sĩ đây
Học từ trường Mỹ hay trường Tây
Ít năm về trước còn sơ học
Nay đã ông nghè, giỏi quá hay?
Nén bạc xem ra ghê gớm vậy
Đồng tiền nghĩ lại đảo điên thay
Cổ kim thời thế không thay mấy
Tiền bạc thừa mua mọi tước thầy.

CÁCH CHIA LY TRONG LÁ SỐ TỬ VI



Đào Anh Dũng

Ảnh minh họa thó trên mạng
          Không ai muốn có cuộc sống hôn nhân trục trặc, tan vỡ nhưng vì số mệnh mà phải sống cảnh cô đơn, lẻ bóng trong cuộc đời. Bài viết này, đề cập đến vấn đề tình trạng chia ly trong hôn nhân. Sự chia ly ở đây bao hàm hai trường hợp ly thân hay ly hôn chứ không nói đến sự xa cách để làm ăn hay vợ một nơi chồng một ngả vì kế mưu sinh, cũng không nói đến việc một trong hai người chết nửa chừng xuân vì những trường hợp đấy không thuộc đối tượng để cứu xét bởi không nằm trong tình trạng chia li.