Kính
thưa các bạn yêu thơ, đặc biệt là Thơ Lục Bát Việt Nam.
Mọi
người thường coi thơ Đường Luật là dạng thơ Bác học vì độ khó của niêm luật và
sự vận dụng nâng cao thể thơ này.
Tôi
hỏi nhiều bác viết thơ Đường Luật có thâm niên rằng tại sao các bác không viết
Chính Luật. Nhiều người nói rằng: "Chính Luật khó quá không viết nổi".
Vì
viết Chính Luật rất khó nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra luật "Bất Luận"
là: "Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh" (Trong bài "Thất
ngôn bát cú, từ đứng thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong mỗi câu không cần đúng luật,
từ đứng thứ hai, thứ tư và thứ sáu phải đúng luật) qua đó đã giảm độ khó xuống
khoảng 5 lần so với Chính Luật.
Tôi
được nghe những người đi nước ngoài kể rằng: Các tổ chức dạy viết thơ Đường Luật
cho những người lao động, học tập, công tác tại đó họ chỉ dạy Chính Luật chứ không có luật Bất Luận như
ở ta". Vì vậy người đã được học viết thơ Đường Luật ở nước ngoài về là viết
thơ chuẩn xác, không sai. Ở ta các bài đăng lên trang mạng tuy là luật Bất Luận
nhưng thường sai niêm luật. Lý do là chỉ học nhau mà ít có tài liệu, không được
học các khoá luyện viết, không biết cách tra từ điển trên mạng... Có thể còn phụ
thuộc vào vấn đề về kinh tế, thời gian và các yếu tố khác nên không thể trách
người viết được. Tôi hỏi mấy người viết rằng tại sao lại để sai lỗi căn bản vậy?
Họ nói ôi dào, phiên phiến thôi!
Theo
kinh nghiệm của tôi, nếu viết Ngũ Độ Thanh sẽ khó gấp 5 lần Chính Luật, Ngũ Độ
Thanh đưa vào một Tập danh khó gấp 5 lần Ngũ Độ Thanh... Chỉ sơ sơ vậy đã thấy
Ngũ Độ Thanh một Tập danh sẽ khó hơn luật Bất Luận gấp 1 X 5 X 5 X 5 = 125 lần.
Chưa nói đến đưa vào 2, 3 Tập danh sẽ khó như thế nào. Tuy nhiên viết theo cách
nào thì cũng cần nói được nhiều mà thoát ý, nghĩa là chất lượng phải cao!
Cách
đây vài năm tôi đã thể nghiệm viết Lục Bát loại khó: Trong câu Lục chỉ có 1 từ
thanh trắc, câu Bát chỉ có 2 từ thanh trắc. Các thanh Bằng đứng cạnh nhau không
trùng dấu. Các từ Vần với nhau liên tiếp cả bài đều không trùng thanh dấu.
Không cưỡng vần, không cõng vần, không ép vần... Về độ khó sẽ không kém thơ Đường
Luật loại cực khó.
Tôi
viết bài Ngũ Độ Thanh một Tập danh từ 2 - 4 giờ. Viết Lục Bát dạng như đã nói ở
trên phải mất vài ba ngày.
Sau
đây là ví dụ so sánh, bài Ngũ Độ Thanh một Tập danh với bài Lục Bát:
KHÍ THIÊNG
(Ngũ độ thanh, tập danh)
Lộng lẫy Thành Nam đỏ sóng cờ
Ươm hồng nghĩa khí đượm tình
thơ
Đường xanh gió trải vòng
hư... thực
Lộc biếc sương gài giữa tỉnh...
mơ
Kiếm bạc ngàn năm càng giãi tỏ
Âu vàng vạn kiếp chẳng làm
ngơ
Đài cao rạng tỏa bừng mây tím
Viễn cảnh huyền lam nét nhạc
chờ.
------------
Tập
danh: Đỏ, Hồng, Xanh, Biếc, Bạc, Vàng, Tím, Lam.
Trần
Như Chuyên. (Thanh Tùng.)
*
* *
Bài
Lục Bát loại khó:
MÙA THU TÍM
Sương
về thơm thảo dàn hoa
Đường mây lồng lộng chan hòa ấm
êm
Tình
đơm lành lạnh khăn mềm
Nơi hoàng hôn tỏ luồn thêm sắc
màu
Đâu
rồi thon thả tìm nhau
Hồn quê tần tảo mang giàu
nghĩa nhân
Mình
đi nhờ gót thiên thần
Sao bằng dung dị vài phân mở
lòng
Canh
dài lay lắt mùa ong
Buồn thôi cần mẫn đêm chòng
ghẹo ta
Ngàn
năm vần vũ trăng ngà
Tim hồng chao đảo gan là lạ
say
Bình
minh vào mảnh mai gày
Thương trường nhung lụa ngờ
day dứt chiều
Dôi
lời chưa đủ làm kiêu
Từ trong vàng đá nên điều lẻ
loi
Này
bên chồng chất sông ngòi
Kia trùng dương dậy dần nhoi
nhói cường
Ta
tìm thu ngỡ ngàng vương
Còn bao nền nã em nhường tặng
anh
Niềm
tin lầm lỡ đang lành
Sân trời lay lắt trào xanh dậy
thì
Tan
nhòa ươm tím mùa đi
Mà sao lòng nỡ so bì thảnh
thơi!
Trần Như Chuyên.
(Thanh Tùng.)
Chúng
ta là người Việt, vốn ngôn từ vô cùng phong phú, tại sao người viết không khai
thác và sáng tạo để thơ Đường không còn là độc tôn nữa. Chúng ta có thể tự hào
rằng Lục Bát Việt Nam không chỉ là thơ Bác học mà còn ngọt ngào, sâu lắng, mang
âm hưởng dân ca và hiện đại, rất giàu tính giáo dục. Giả sử nếu đưa vào bài Lục
Bát trên 1 Tập Danh thôi thì sẽ khó biết nhường nào. Ta cần vận dụng kỹ sảo,
tinh hoa ngôn ngữ, giá trị nghệ thuật... để thử sức và tự rèn luyện mình. Tuy vậy
nếu để tâm quá nhiều mà thiếu điều kiện sẽ lãng phí thời gian và sức khoẻ mà
không đạt hiệu quả như mong muốn!
Nhiều
người có tâm huyết với thơ rất buồn vì trong các buổi giao lưu, đã có vị nói
không đúng. Họ là người có danh vị nhà thơ, có vị trí khá cao trong HVH nói:
-
Các vị đừng làm thơ Đường Luật vì gò bó, đừng làm thơ Lục Bát vì đã cổ (cũ),
nên làm thơ mới đi.
Bản
thân họ đã nghiên cứu sâu về luật chưa? Đã làm được bài thơ Đường Luật loại khó
chưa, đã làm nổi bài Lục Bát xuất sắc chưa? Truyện Kiều Đại thi hào Nguyễn Du mấy
trăm năm chưa cũ. Còn thơ (mới) đọc ngang phè, không bằng văn xuôi vì không
tuân thủ luật bằng trắc, vừa ra lò đã cũ!
Tôi
viết bài này chỉ là ý kiến cá nhân để bảo vệ một thể thơ mà thế giới phải công
nhận. Lời ru từ vần điệu Lục Bát mà dân ta đã giáo dục con người ngay từ trong
nôi. Nếu cha ông ta không bảo vệ, giữ gìn và phát huy thì sao chúng ta được thừa
hưởng gia tài của dân tộc lớn đến như vậy. Những người thuộc Truyện Kiểu đã
đành, Thuộc thơ Tố Hữu phần đông là thể Lục Bát đó. Chính vì vậy mà dân tộc ta
luôn nhân hậu, dũng cảm, kiên cường, đoàn kết... không khuất phục trước bất cứ
một thế lực kẻ thù nào!
Trần Như Chuyên (Thanh Tùng.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét