Tiểu thuyết “Dòng xoáy” Nxb. Thanh Niên 1989. Năm 2009 – 2011 Nxb. Thanh Niên tái bản “Dòng xoáy” lần 8.
2021 Đại học Đông Đô bán 500 bằng thật cho người học giả. Bạn đọc gọi điện cho Nhật Tân: “Dòng Xoáy ơi… Dòng xoáy sống mãi với thời gian”.
Sự nghiệp trồng người của Nhật Tân đường
dài chông gai.
Tân tốt nghiệp Trung cấp Điện báo
tháng 10.1964 về tổ điện báo trực chiến
đơn vị bảo vệ cầu Hàm Rồng Thanh Hóa. Ngày 4, 5.4.1965 đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ,
bắt sống phi công. Đoàn nhà văn vào Hàm Rồng sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi,
Xuân Diệu, Thái Giang thăm tổ điện báo. Nhà thơ Thái Giang hỏi:
- Có cháu nào viết nhật ký chiến đấu
không?
Tân nói:
- Cháu viết nhật ký hồi 7 tuổi. Bố mẹ
chết. Cháu mò ốc bắt cua, tát cá kiếm tiền đi học. Cháu viết con lươn, con trạch,
con ếch.
Nhà thơ Thái Giang đọc xong nói:
- Ai bảo cháu viết thế này?
- Không ai bảo. Cháu thích viết cháu viết ạ.
- Cháu giỏi. Cháu viết thơ đấy, hồn nhiên trong trẻo. Chú đem nhật ký của
cháu về Hà Nội in báo Thiếu niên. Từ nay thích viết gì cháu viết nhé. Cháu sẽ
thành nhà thơ nổi tiếng.
Nhà thơ Xuân Diệu:
- Kệ nó viết. Ông khen nó phổng mũi, tịt mất thơ.
Năm 1968 Tân bị chấn thương sọ não do bom Mỹ. Trên điều Tân về Tổng đài
Quân y viện 108 phân hiệu 2, kiêm y tá, hộ lý, học ngành y. Tân vào phụ mổ.
Thương binh miền Nam về nhiều. Mỗi người làm việc bằng ba bốn người. Ai cũng hiến
máu cứu đồng đội. Tân bị thiếu máu nặng hay ngất đang phụ mổ…
Năm 1970 trên điều Tân về Tổng cục Bưu điện. Năm 1971 Tân xin về Bưu điện
Nam Định. Cuối năm 1971 Bí thư Trung ương Đoàn Vũ Quang điều Tân sang ngành
giáo dục.
Ông Đoàn Xuân Phả trưởng phòng tổ chức Ty Giáo dục Nam Hà nói:
- Trong Quyết định nói thơ, truyện đồng thoại cô viết in báo Thiếu nhi
các cháu rất thích. Tôi điều cô về dạy văn Trường Sư phạm Mẫu giáo.
Hiệu trưởng Sư phạm Mẫu giáo Nguyễn Thị Quang trao ngay giáo án cho Tân
đứng lớp. Tháng 8-1972 tổng kết năm học Tân đạt giáo viên tiên tiến, trường nhận
thông báo nhập vào Sư phạm Mẫu giáo Trung ương. Tân về tỉnh nhà.
Ông Đoàn Xuân Phả đưa Quyết định cho Tân:
- Tổ chức điều cô về làm Hiệu trưởng Trường Mầm non 8-3. Cô dạy giỏi
làm Hiệu trưởng sẽ tốt.
- Cháu không làm Hiệu trưởng. Bác cho cháu dạy tiểu học.
- Cô lạ thật. Nhiều người chạy chọt, luồn lọt ghế này chức kia. Cô được
cử làm Hiệu trưởng lại từ chối.
Tân về dạy trường điểm Trần Quốc Toản. Trường tổ chức dự giờ Tân. Hết
giờ học, họ nhận xét:
- Cô Tân dạy sai phương pháp. Đáng lẽ phải giảng bài xong, giáo viên mới
hỏi học sinh nói lại.
Tân:
- Phương pháp dạy vẹt, bò nhai lại không phát huy óc sáng tạo học sinh.
Tân bị xếp giờ dạy loại C…
Hè 1973 Tân đến Bộ Giáo dục góp ý cắt một số bài dở hơi trong sách giáo
khoa. Mấy ông hói đầu sửng cồ:
- Ranh con! Cô dạy khôn chúng tôi?...
Một cán bộ đứng tuổi phân tích Tân góp ý rất đúng…
Cuối năm 1981 Tân lên Bộ Giáo dục lần hai góp ý:
1- Cải cách
chữ viết như chữ Nga không nên. Nét chữ truyền thống Việt Nam đẹp.
2- Không
nên thay Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao. Lời Quốc ca hùng tráng lắng hồn núi sông.
25 bài quốc ca mới, dàn nhạc ồn ã, không thiêng liêng…
Chẳng biết mấy ông trên bộ chỉ thị gì?... Tân bị phòng giáo dục quay
chong chóng. Dự giờ đột xuất, báo trước hàng mấy tháng. Đoàn nào cũng xếp Tân dạy
loại C… Gần hết học kỳ hai, ông Nguyễn Văn Hiển dẫn đoàn dự giờ. Ông Hiển lặng
im nghe mọi người chê Tân… Ngày cuối cùng ông Hiển nói:
- Cô Tân dạy rất mới lạ, thân tình như bạn học sinh. Cô gợi ý, hướng dẫn
học sinh vừa nghĩ vừa trả lời câu hỏi. Em nào nói đúng cô khen. Em nào nói chưa
đúng cô giảng cặn kẽ. Cô Tân giảng thế nào là câu thơ hay, câu văn hay. Cô hướng
dẫn học sinh viết khác bài văn mẫu sách giáo khoa. Học sinh tiếp thu tốt. Theo
tôi các môn dạy của cô Tân xếp loại A mới đáng…
Kết thúc năm học ba em lớp Tân dạy văn đoạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp
thành phố. Các em có thơ in báo thiếu niên. Sau này có bốn em trở thành nhà
văn.
*
* *
Một ngày công an đến lục tung tủ sách của Tân,
lôi ra tập thơ “Cửa mở” của nhà thơ Việt Phương:
- Đài TNVN đưa tin ai có thơ “Cửa mở” nộp
công an, sao cô không nộp?
- Tôi không có đài, không biết.
- Hiệu trưởng phổ biến, cô có nghe không?
- Có. Nhưng thơ hay tôi giữ lại học tư duy
sâu sắc của nhà thơ Việt Phương.
- Nhà văn Chu Văn nộp tiểu thuyết phản động
“Dòng xoáy” cho công an rồi. Mời cô đi.
Trắng mấy đêm Tân nghĩ mình nhờ Chu Văn đọc
“Dòng xoáy” góp ý cho… Sao ông ấy nộp công an?...
Cửa phòng giam mở. Một chiến sĩ vào.
- Mời cô giáo đến phòng Trưởng ty uống nước.
Trưởng ty Công an Phạm Văn Bổng pha trà, mời
Tân vào bàn bày sẵn bánh kẹo. Ông nói:
- Bác đọc tiểu thuyết Dòng xoáy của cháu viết
tâm huyết sự nghiệp trồng người. Cháu cảnh báo tiêu cực giáo dục là đúng. Kẻ cơ
hội, lợi dụng đục nước béo cò chính xác. Bọn sâu mọt vu khống người yêu nước bị
tù oan, thời nào cũng có. Cháu bị oan. Anh em tin lời Chu Văn. Thơ “Cửa mở”
cũng đúng, nhưng chưa nên nói lúc này. Cháu sửa Dòng xoáy cho hay, thời điểm
thích hợp sẽ in.
Nghe Trưởng ty Công an nói, Tân xúc động mắt ầng
ậng nước… Bác Phạm Văn Bổng tặng Tân cái cặp công an màu vàng ba ngăn:
- Bác tặng cháu cái cặp. Cháu đi mọi miền lấy
tư liệu thoải mái đựng. Bác đã gửi công văn sang giáo dục minh oan cho cháu.
Cháu về dạy học bình thường.
Bác Bổng trút bánh kẹo vào cặp.
- Cháu đem về chia cho học trò.
*
* *
Năm 1982 Tân thi đỗ khóa hai Trường viết văn
Nguyễn Du. Phòng giáo dục không cho đi:
- Cô dạy văn năng khiếu giỏi. Nhà văn Chu Văn
đã cử cô HTPN học thay cô rồi.
Nhà thơ Xuân Sanh về can thiệp với phòng Giáo
dục. Trưởng phòng Giáo dục bắt Tân viết giấy cam đoan học xong Tân phải về dạy
học, không được chuyển ngành.
Tân đến Trường viết văn, hiệu trưởng Khái
Vinh nói:
- Hết hạn nhập học. Mấy ngày nữa thi học kỳ một.
Tân:
- Em xin thày thế này có được không? Thày cho
em thi. Chỉ một môn điểm kém em xin về.
Hiệu trưởng lắc đầu. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến
nói với Hiệu trưởng:
- Theo tôi, cho Nhật Tân thi. Cô HTPN thi trượt
còn cho học dự thính…
Kết quả các môn thi Tân đạt khá giỏi. Môn
chính trị, đa số dưới điểm 5. Giảng viên Trường Nguyễn Ái Quốc nói:
- Có hai đề thi. Một, anh hay chị nói nội
dung đường lối văn học nghệ thuật của Đảng trong Nghị quyết 5. Đề hai, anh hay
chị nhận định Đảng ta vận dụng chủ nghĩa Mác vào con đường đi lên XHCN? Mỗi chị
Trần Thị Nhật Tân làm đề hai. Chúng tôi cho điểm 9. Đáng lẽ cho điểm mười
nhưng…
Tháng 10.1985 Tân tốt nghiệp Trường viết văn
Nguyễn Du. Trường Tuyên huấn Trung ương I (Nay là Học viện Báo chí Tuyên truyền) mời về giảng dạy, Tân từ chối, về quê.
Trưởng phòng Giáo dục nói:
- Thành phố thừa giáo viên đang cắt biên chế,
không nhận cô.
- Anh bắt tôi viết giấy cam đoan không được
chuyển ngành. Chữ ký anh đây.
- Bốn năm trước khác nay. Nghe tin cô đạt điểm
giỏi chủ nghĩa Mác. Mác nói vạn vật biến đổi không ngừng. Thôi tôi đi họp…
Tân kêu cứu Sở Giáo dục, Chủ tịch, Bí thư tỉnh
không giải quyết.
Bị “mất dạy” Tân đi làm phụ nề, bốc vác ở bến
Đò Quan. Đêm Tân ngồi cột đèn mộ cụ Tú Xương sáng tác. Mùa hè 1986 Tân được Bộ
trưởng Văn hóa cho đi nhà sáng tác Đại Lải một tháng, gọt dũa “Dòng xoáy”. Biên
tập Chu Thành Nxb Thanh Niên khen hết lời, báo cáo Giám đốc. Ông Hoàng Phong đọc
xong bảo:
- Dòng xoáy viết cuốn hút, nhưng nội dung mới
quá. Chưa nhà văn nào viết ngành giáo dục bán điểm bán bằng cho người dốt vào
cơ quan, chui sâu, leo cao… Nxb. Không duyệt Dòng xoáy.
Tân về quê làm thuê, sáng tác, dạy học từ thiện
môn văn. Thấy mộ cụ Tú tang thương, Tân viết thơ gửi báo Văn Nghệ:
VIẾNG
MỘ TÚ XƯƠNG
Chiều hôm viếng mộ Tú Xương
Hàng cây đứng lặng bên đường buồn sao
Lối
mòn một đoạn đi vào
Thấp tè nấm mộ cọc rào dăm ba
Ngước
nhìn quanh quất vườn hoa
Thưa người ngắm cảnh chiều tà mờ sương
Lớn
lao sự nghiệp văn chương
Nhỏ nhoi để lại nắm xương bên hồ!...
Hè 1988 Tân đi Côn Đảo lấy tư liệu. Đỗ Đình
Thọ: “Tôi cho cô vay 100 tập thơ Nguyễn Bính. Vào Sài Gòn cô bán, có tiền đi”.
Tân đến Công ty sách, họ cười:
- Thơ Nguyễn Bính in giấy xi măng đen thui,
cho hổng ai đọc…
Tân đến hiệu sách Vũng Tàu nói y trang Sài
Gòn.
Tân đến Liên doanh dầu khí. Xem giấy giới thiệu,
bảo vệ reo lên:
- Ơ nhà thơ Trần Thị Nhật Tân! Cô có bài thơ
viếng mộ Tú Xương in báo Văn Nghệ hôm nay, cô vào đi…
Phó tổng Liên doanh dầu khí Nguyễn Ngọc Cư
xem giấy giới thiệu, nói:
- Bao nhiêu nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng, chúng
tôi nuôi nửa năm không viết được nốt nhạc, câu thơ. Cô là giáo viên, giấy giới
thiệu báo Thiếu Niên, báo Tiền Phong, ra ngay...
Bảo vệ:
- Cô ra nhanh thế?
Tân kể lời ông Nguyễn Ngọc Cư. Bảo vệ nói:
- Cô vào phòng, chờ hai giờ cháu thay ca. Cô
về nhà trọ, cháu kể, cô viết.
Còi nghỉ trưa. Nguyễn Ngọc Cư ra cổng, thấy
Tân, ông chỉ vào mặt:
- Cô Trần Thị Nhật Tân trơ mặt thớt. Cô ngồi
cổng từ sáng, đợi tôi ra cô ăn vạ à?
Tân:
- Người có học khinh lời nói vô văn hóa. Ông,
một tiến sĩ khoa học mới mẻ mà…
Nguyễn Ngọc Cư chắp hai tay:
- Bái phục!... Con gái nhà Trần Nam Định đối
đáp giỏi, không sợ bất kỳ người đó là ai. Tôi giới thiệu nhà thơ đến cảng dầu
khí. Không ra giàn khoan được, kiêng phụ nữ.
Tân đến cảng dầu khí, ai cũng chèo kéo.
- Chị vào Cục hậu cần, chúng em chăm chị mập
lên. Chị gầy quá.
- Chị vào Cục khoan, em đưa chị ra giàn
khoan.
Cậu Hải, thuyền phó Cục vận tải kéo Tân xuống
tàu số… tự tìm hiểu, quan sát. Trưa ngày thứ hai, Hải đọc hai bài thơ Tân viết
bằng hai tiếng Nga – Việt. Một tràng vỗ tay. Tối Hải hỏi:
- Chị về tắc xi à?
- Bằng đôi chân.
- Để em lấy ô tô đưa chị về.
Tân về nhà trọ, các cháu nói:
- Cô ơi, đêm nay có tàu ra Côn Đảo.
Tân bỏ hai bài thơ vào phong bì, nhờ các cháu
đưa báo Vũng Tàu.
Đến Côn Đảo, Tân trình giấy Chủ tịch huyện Mười
Nhàn.
- Ủa!... Cô là nhà báo? Tôi tống cô vô chuồng
cọp. Tàu địch đang bao vây Côn Đảo. Nhà báo nói láo tiếp tay cho địch.
- Em không phải nhà báo. Em là cô giáo viết
thơ về các anh hùng liệt sĩ Côn Đảo, dạy học sinh.
- Ờ… Dậy thì được.
- Anh cho em ở đâu?
- Cô ở đâu tôi biết chi. Cô tự ra tự ở.
Tân được các cháu thư viện cho ở nhờ. Tặng
thư viện mấy chục thơ Nguyễn Bính, còn bao nhiêu Tân tặng huyện đội. Bộ đội cho
Tân gạo góp với Thư viện. Tân theo bộ đội đi tuần tra, ra thao trường đọc thơ
cho đồng đội nghe. Các trường học mời Tân nói chuyện, đọc thơ. Hơn hai tháng
Tân thành người Côn Đảo. Gặp Tân dân cho bắp ngô, củ khoai: “Cô thơ ơi đọc thơ
cho chúng tôi nghe với”. Nước thủy triều xuống, Tân theo dân ra bãi san hô bắt
cá. Gặp thuyền chài Vũng Tàu, Tân nhờ bỏ ký “Đảo gọi” vào Bưu điện gửi Đài
TNVN. Quân dân trên đảo đã cạn lương. Bộ đội đã nhịn bữa sáng.
Tin mừng máy bay lên thẳng chở gạo ra đảo. Mỗi
cơ quan được mua một vé về đất liền. Huyện đội nhường vé cho Tân. Ngồi bên kiến
trúc sư Hai Vĩnh, Tân hỏi địa chỉ Lê Quang Vịnh ở Sài Gòn để gặp.
Tân về Vũng Tàu, các cháu nói Dầu khí, báo
Vũng Tàu tìm.
Tân đến ngay Dầu khí. Nguyễn Ngọc Cư trách:
- Nhà thơ lặn mất tăm?... Hai bài thơ cô viết,
báo Vũng Tàu in hay quá. Tổng giám đốc Liên doanh dầu khí Liên Xô bảo Trần Thị
Nhật Tân giỏi, phải đưa nhà thơ ra mỏ Bạch Hổ. Nữ giỏi, không kiêng.
Nguyễn Ngọc Cư đưa Tân ra mỏ Bạch Hổ bằng máy
bay lên thẳng. Chiều lên máy bay về, Tân bị tổ lái chặn lại:
- Chị là nhà thơ?
_ …
- Chị lên buồng lái đọc thơ cho chúng em
nghe. Anh em mỏ Bạch Hổ nói chị làm thơ Côn Đảo, dầu khí hay lắm.
Tổng biên tập báo Vũng Tàu Phạm Quốc Toàn:
- Tòa soạn tìm, mời chị vào khách sạn.
- Mình cảm ơn. Mai dầu khí cho mình đi tham
quan trại rắn Mỹ Tho. Mình về Nam Định luôn.
Phạm Quốc Toàn gọi thủ quỹ trao 200.000 đồng
nhuận bút cho Tân.
Về nhà xuất bản Thanh Niên gặp anh em đi viếng
nhà thơ Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Tân theo luôn. Nhà thơ Chu Thành đưa giấy ghi
địa chỉ thư ký bác Phạm Văn Đồng:
- Bác Phạm Văn Đồng nghe Đài TNVN phát “Đảo gọi”,
bác cử người tìm Tân…
Nhà thơ Phan Cung Việt nắm tay Tân kéo đi:
- Bác Trường Chinh xếp hàng ngoài cổng, Tân
ra gặp bác nói đồng hương, xin bác cứu trở lại dạy học…
- Cháu chào bác! Cháu là Trần Thị Nhật Tân
quê Nam Định, viết thơ.
- Thế hả? Cháu lên Hà Nội viếng hai nhà thơ,
tình nghĩa quá.
- Thưa bác cháu ở Côn Đảo về ạ.
Bác Trường Chinh nắm tay Tân kéo gần:
- Thế à?... Côn Đảo thế nào?... Tàu lạ còn
bao vây không?...
Đồng chí bảo vệ kéo Tân:
- Bác đang ốm nặng, đừng nói, nhỡ bác…
- Thưa bác, hôm khác cháu thăm bác nói chuyện
Côn Đảo ạ.
- Ờ phải đấy! Mai đến nhé. Bác ở số… Cháu nhớ
đến nhé!...
Ba ngày Tân mới nói hết chuyện Côn Đảo. Bác
Phạm Văn Đồng hỏi cặn kẽ tình hình quân dân trên đảo. Bác hỏi Tân nhận xét Chủ
tịch Mười Nhàn, Lê Quang Vịnh là cộng sản hay địch? Tân khẳng định: “Hai ông là
cộng sản”.
*
* *
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh “cởi trói” cho
nhà văn, cấp giấy phép, tự in tự bán. Nxb. Thanh niên cấp Giấy phép cho Tân in
bốn nghìn cuốn Dòng xoáy năm 1989.
Bất ngờ Tân nhận được thư TBT Nguyễn Văn Linh
bằng đường bưu điện. Tân lên ngay Hà Nội thăm TBT. Bác Nguyễn Văn Linh đi vắng.
Tân đến “lều thơ” Phùng Quán gặp nhà báo Lê Chi. Nhà báo Lê Chi viết bài: “Một
nhà văn, một cuốn tiểu thuyết về ngành giáo dục. Trần Thị Nhật Tân với “Dòng
xoáy” in báo Nhân dân chủ nhật số 31 / 10.9.1989. Bạn đọc xôn xao về bài báo của
Lê Chi. Phòng Giáo dục gọi Tân về dạy học Trường PTCS Phùng Chí Kiên.
Thư thứ hai TBT Nguyễn Văn Linh đề địa chỉ ở
Trường, nhưng bỏ vào túi công văn Bí thư tỉnh ủy Bùi Xuân Sơn. Bí thư tỉnh mời
Tân đến đưa thư:
- Ông Linh chỉ thị tôi cấp nhà cho cô, nhưng
tỉnh nghèo không có.
Tân lên thăm TBT Nguyễn Văn Linh. Theo gợi ý
của TBT Tân xin nghỉ hưu. Tân tiếp tục làm thuê, dạy học từ thiện, ngồi viết dưới
cột điện gần mộ cụ Tú.
Năm 1990 Bộ trưởng Văn hóa Trần Văn Phác về
khánh thành mộ Trần Tế Xương. Tân đọc bài thơ:
MỪNG
NHÀ CỤ TÚ
Năm
xưa viếng mộ Tú Xương
Thấp tè nấm mộ bên đường buồn sao
Xuân
nay bia đá dựng cao
Bóng in đáy nước xôn xao sóng hồ
Con
xin dâng mấy vần thơ
Cho con được đến ở nhờ dưới bia
Vì
thơ con cụ có nhà
Còn thân con vẫn nằm hè cụ ơi
Cụ
kêu giúp con với trời
Dưới này Tú Út(2) cuộc đời long đong…
Bộ trưởng Trần Văn Phác cùng đoàn khách Trung
ương nhiệt liệt hoan nghênh. Bộ trưởng thưởng cho Tân đi trại Nha Trang một
tháng viết Dòng xoáy tập 2. Nxb. Thanh niên ấn hành 1991.
Nhân dân Lâm Đồng đón Tân vào viết Dòng xoáy
tập 3.
Năm 1991 Đại tướng Võ Nguyễn Giáp về Nam Định
bảo Bí thư tỉnh Bùi Xuân Sơn đưa đến thăm Tân. Bùi Xuân Sơn nói:
- Cô ấy không có nhà, ngủ lang thang đầu hè…
Hiện nay cô ấy ở Lâm Đồng viết Dòng xoáy tập 3.
Đại tướng bảo:
- Khi nào nhà văn Trần Thị Nhật Tân về, nói
nhà văn đến tôi chơi…
Viết xong Dòng xoáy tập 3 Tết 1992 Tân ngất xỉu.
Về Nam Định, Tân nằm bệnh viện. Mùa hè 1993 Tân đến thăm Đại tướng. Đại tướng bảo:
- Nhà văn viết về giáo dục đủ rồi. Nhà văn
chuyển đề tài chiến tranh đi…
Theo hướng dẫn của Hội CCB Việt Nam, Tân đạp
xe đi các tỉnh gặp nhân vật thật, đơn vị, địa danh, trận đánh… lấy tư liệu.
Tháng 10-1993 Tân đang nghe dân kể trận đánh bốt… thì ngất. Dân đưa về Bệnh viện
Đông y. Nằm liệt Tân viết tiểu thuyết “Chân trời”.
Xuân 1994 Tân mua ba gian nhà vách đất với diện
tích 180 m2. Tân ra mộ cụ Tú thắp hương:
MỜI
CỤ TÚ VỀ ĂN TẾT
Cụ
ơi!... Con mới mua nhà
Ba gian mái ngói vườn hoa lá cành
Ao
hồ đồng lúa tươi xanh
Hái hoa xếp lá cũng thành vần thơ
Từ
nay hết cảnh bơ vơ
Khổ đau đói rét vật vờ lang thang
Xã
Lộc Hạ, Đông Mạc làng
Sau chùa Cây Thị rõ ràng gần thôi
Con
xin mời Cụ… Cụ ơi
Cụ về cho ấm tình người ngày xuân!...
Tân viết di chúc gửi Hội VHNT tỉnh quản lý cho
nhà văn nghèo ở khi qua đời. Ngày viết “Chân trời”, làm vườn, tối Tân dạy miễn
phí môn văn lớp 9, lớp 12. Các cháu thi đạt từ 7,5 đến 9 điểm. Một số cháu được
học bổng nước ngoài. Năm 2000 viết xong “Chân trời”, Tân tái tai biến. Năm 2005
Nxb. Quân đội ấn hành tiểu thuyết “Chân trời” tập 1. Tân bại liệt không đến tặng
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp được. Tân nhờ bạn nhà giáo đưa hộ.
Năm 1998 Tân xây được nhà hai tầng, vào Thanh
Hóa mời vợ con nhà báo Phùng Gia Lộc đến ở. Vợ Phùng Gia Lộc xúc động nói:
- Mẹ em, anh Lộc mất rồi. Các cháu đã lớn đi
làm. Em ở quê còn hương khói…
Hội viên các tỉnh đi thực tế Nam Định, chị
đón về nhà ăn nghỉ. Hội viên qua đời, ốm lử khử, chị bắt tôi chở đi viếng. Chị
còn góp áo ấm với Hội Chữ thập đỏ gửi đồng bào biên giới. Năm nào chị cũng gửi
hạt sâm Triều Tiên cho đảo Trường Sa trồng có rau bổ dưỡng ăn. Năm 2010 đồng
chí Vương ở Trường Sa về thăm, tặng Tân ốc biển Trường Sa…
Xuân 2021 học trò ở nước ngoài về thăm Tân.
Thấy tường nứt tầng một, tầng hai, học trò góp tiền xây lại bốn tầng cho Tân dạy
học từ thiện, cho nhà văn nghèo ở.
Đây là minh chứng sự tận tâm trồng người của
nhà giáo, nhà văn Trần Thị Nhật Tân.
Nghị lực kiên cường chị vượt lên bệnh trọng,
lạc quan sống có ích. Tính đến năm 2022 chị có 14 đầu sách tiểu thuyết và thơ –
một con số đáng nể. Chị đang viết tiểu thuyết, đã hoàn thành tập 1, viết tiếp tập
2. Anh em cầm bút Thành Nam chờ đón tiểu thuyết mới của chị.
TMG
………………………………….
(1)
Báo
Tiền Phong ngày 10 – 9 – 2009: Xuân Ba – Tùng Duy “Người từng bị văng khỏi cuộc
sống”
(2)
Tú
Út: Bút danh Trần Thị Nhật Tân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét