Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

CÁI TỘI KHÔNG CÀI LẠI KHUY ÁO NGỰC / Phạm Đức Nhì

 

Nhà thơ Dư Thị Hoàn


TAN VỠ

Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ
Bút viết xong không đậy nắp bao giờ
Ôi anh yêu, lơ đãng đến là
Con nai rừng của em...

Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi
Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng
Nếu không có một lần...
Một lần như đêm nay
Sau phút giây
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài lại khuy áo ngực cho em

                      (Dư Thị Hoàn, tập thơ Lối Nhỏ)

(Bình thơ kiểu lan man, không bài bản)

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

LỜI BÌNH NGẮN / Phạm Đức Nhì

 




Lời Nói Đầu

 

Như bạn đọc trang Trần Mỹ Giống đã thấy ở bài trước - “Say Đi Em” Một Bài Thơ “Tới Bến” là lối bình thơ bài bản, tiếp cận thi phẩm một cách toàn diện theo đúng yêu cầu của các bài Luận Văn, Tiểu Luận “trường lớp”. Bài viết kiểu này chuyên sâu và nặng tính học thuật.

 

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

5 BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT VĂN CƯỜNG

 



 

LUẬN VỀ NHỚ & QUÊN (Lặp tự)

 

Hỉ xả, quên đi nỗi bực mình

Quên sầu, nhớ kiếp nạn nhân sinh

Quên ghen, nhớ mãi người chung thủy

Nhớ ái, quên luôn kẻ bạc tình

Nhớ nghĩa, quên thù, tâm thánh thiện

Quên tài, nhớ đức, trí thông minh

Học quên để nhớ đời an lạc

Học nhớ để quên hưởng thái bình.

 

TRUYỆN NHẶT (Tập 1) / Trần Mỹ Giống

       


 

TRUYỆN NHẶT : Tản văn / Trần Mỹ Giống. – H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2021. – T1. - 196 tr. ; 20 cm.

 

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

ĐỌC “HẠT NẮNG MỒ CÔI” TẬP THƠ CỦA HOÀI HUYỀN THANH / Châu Thạch

         


        Nhà thơ Hoài Huyền Thanh, sống ở thành phố Hồ Chí Minh là một cây bút nữ mà nhiểu người ái mộ và mến phục, không chỉ bởi văn thơ của tác giả, mà còn bởi tấm chân tình của nhà thơ đối với văn thi hữu và với tha nhân trong cuộc sống.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

“SAY ĐI EM” MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN” / Phạm Đức Nhì

 

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương


       Quen Biết Bài Thơ Đã Lâu

 

       Tôi không nhớ đã “quen biết” bài thơ Say Đi Em của Vũ Hoàng Chương ở đâu và khi nào. Nhưng trong danh sách những bài thơ hay để giới thiệu với độc giả thì nó đứng đầu. Đọc để cảm thì sao cũng được – đó là “cái riêng” của mỗi người khi đọc thơ, những người khác ít ai dám xía vào.

 

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2022

CÂU CHUYỆN THƯỞNG THỨC THƠ / Phạm Đức Nhì

 




Từ Nhạc Sến Và Thơ “Cải Lương”


Di cư vào Nam gia đình tôi thuộc loại nghèo nhất họ nên phiêu bạt khắp “bốn vùng chiến thuật”. Từ Quảng Ngãi nhảy vào Mỹ Tho rồi chạy ra Ban Mê Thuột. Cuối cùng an cư ở Hốc Môn – Bà Điểm, nổi danh 18 thôn vườn trầu.

 

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

THỜI ÁO LÍNH : Hồi ký / Trần Mỹ Giống

 



       THỜI ÁO LÍNH : Hồi ký / Trần Mỹ Giống. – H. : Nxb. Quân đội nhân dân, 2018. – 190 tr. ; 21 cm. – Xuất bản lần thứ 2 năm 2019.

      

CHẮC LÀ CHUYỆN GIAI THOẠI / Đặng Xuân Xuyến

 



         Lâu rồi, đọc trên facebook, nhà văn Nguyễn Quang Vinh kể chuyện đợt xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu tổ chức tại Văn Miếu. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, nhà thơ Trần Đăng Khoa rón rén vào nhà vệ sinh điện thoại báo cho nhà văn Nguyễn Quang Vinh biết ông vừa được xét kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, giọng nhà thơ thần đồng cứ lào thào rỏn rẻn vì sợ ông Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ) đang đứng đái gần đấy mà "nghe được thì chết.". Tôi cười, nghĩ chắc nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết giai thoại giỡn vui chứ chuyện đấy thì đâu đến nỗi nhà thơ Trần Đăng Khoa phải rón rén rỏn rẻn vậy.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

NGỌN CỎ: MỘT BÀI THƠ HAY? / Phạm Đức Nhì

 



       Trong “Thơ Đến Từ Đâu” của Nguyễn Đức Tùng, do tên ở vần B, Nguyễn Thị Hoàng Bắc được xuất hiện ngay ở phần đầu cuốn sách. Khi được hỏi “Cái gì là quan trọng nhất trong thơ?” Câu trả lời của chị dứt khoát và gây ấn tượng:

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

CHÙM THƠ VỀ CON – PHẠM NGỌC THÁI

                     

    (Trích trong tập “Cha khóc con”, 2020)

 
    
 Phạm Ngọc Bảo
   
   (7.3.1992 - 22.7.2019)


           THẾ LÀ HÀ NỘI VẮNG CON

 
Cha nhìn phố. Một sáng mùa đông chớm
Sương đêm còn vương vấn những cành cây
Người và xe rộn rã bước sang ngày
Không có con, cha ngồi trong quạnh quẽ
 

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

MỘT CÁCH HIỂU TỨ THƠ KỲ QUẶC / Phạm Đức Nhì

 



Bắt Đầu Từ Cuộc Tranh Luận Về Thi Pháp

 

Cách đây khá lâu tôi có viết bài Bình Thơ Không Bàn Thi Pháp để phê phán lối bình thơ của 3 nhà phê bình Châu Thạch (Trương Văn Trạn), Nguyễn Bàng và Bùi Đồng. Lý do: Khi bình thơ họ chỉ bình tán ý tứ và “lờ tít” phần thi pháp của bài thơ.

 

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

CÁC NHÀ KHOA BẢNG NAM ĐỊNH / Trần Mỹ Giống

 



       Cuốn “Các nhà khoa bảng Nam Định thời phong kiến” được khởi soạn từ những năm 1982, 1983 và thường xuyên bổ sung chỉnh lý tới năm 2009 mới xuất bản lần đầu:

 

       CÁC NHÀ KHOA BẢNG NAM ĐỊNH THỜI PHONG KIẾN / Trần Mỹ Giống. – Nam Định : Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định, 2009. – 200 tr. ; 21 cm.

 

       Cuốn sách đã được nhận Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Lương Thế Vinh lần thứ VI (2006 – 2010).

 

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

NHIỄM THƠ - MỘT CÁCH NÂNG CAO TAY NGHỀ / Phạm Đức Nhì

 



Cách đây mấy ngày Facebook có đăng lại một kỷ niệm từ

3 năm trước – bài thơ Thi Sĩ Và Người Tình - tôi viết đã

rất lâu. Phía dưới bài thơ ấy, ở dạng bình luận là bài “Nhiễm Thơ” của Vân Anh.

 

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

TÁC GIẢ HÁN – NÔM NAM ĐỊNH / Trần Mỹ Giống

 


 

       TÁC GIẢ HÁN – NÔM NAM ĐỊNH: Thế kỷ XI – Đầu thế kỷ XX / Trần Mỹ Giống. – Nam Định : Hội Văn học Nghệ thuật, 2008. – 200 tr. ; 21 cm. 

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

LẠI THÊM HAI ĐÓA HOA HỒNG / Phạm Đức Nhì

 


                                            Phạm Đức Nhì                                    Vân Anh

 

       Nhắc Lại Chuyện Văn Chương Trên Facebook

 

Trò chơi văn chương trên FB khác với các trang web văn học trên Internet. Nơi đây tác giả và độc giả thuộc đủ mọi thành phần, thượng vàng hạ cám. Việc góp ý, bình luận trên FB rất dễ dàng. Miễn bạn giữ thái độ lịch sự, hòa nhã thì dù bình luận của bạn có “chưa tới”, dở ẹc hoặc “trật bàn đạp” cũng đều được đón nhận một cách vui vẻ.

 

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

ĐÓA HOA HỒNG CHO NGƯỜI BÌNH THƠ / Phạm Đức Nhì

 



 

       Từ Một Bình Luận Trên Facebook

 

       Mới đây, dưới bài viết Hồn Thơ Và Cảm Xúc(1) của tôi trên Facebook có hai bình luận của Vân Anh; đúng ra là một bình luận được chia làm hai phần - phần đầu là 4 câu thơ và phần sau có vẻ như là lý do chị đã viết 4 câu thơ đó.

 

LOẠN THƠ / Việt Thắng

 

       

 

       Tình cờ chạy xe ngang qua vựa ve chai của vợ chồng đứa cháu quen, tôi nghe tiếng gọi giật giọng:

       - Chú nhà văn!

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

SON TRẺ 1 – 2: Thơ lục bát 2022 / Lê Kim Thượng

 


                                      

1.

 

       Cái thời son trẻ… “Ngày Xưa”

Nhớ sao như thể… Như vừa mới đây?

       Ngập ngừng tay nắm bàn tay

Vuốt ve áo tím, guộc gầy lưng ong

       Cái nhìn tha thiết nhớ mong

Trải lòng trong mắt… Mắt trong thắm đằm

       Đắm say đôi mắt Lá Răm

Yêu nhau từ tuổi trăng rằm liêu trai

       Nguýt lườm tia mắt đưa dài

Nõn tơ màu má… Tóc cài hoa xinh

       Nắng qua kẽ lá lung linh

Buộc hình với bóng, buộc mình với ta

       Nón nghiêng che bóng nắng tà

Tinh khôi áo lụa, thiết tha dịu dàng

       Gót son nhẹ bước khẽ khàng

Cỏ thơm theo dấu chân nàng vân vê

       Phải chăng em thả bùa mê

Pha trong giọng nói chân quê tự tình

       Ước gì như bóng với hình

Mai sau còn mãi cuộc tình trẻ thơ…

 

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

VÀI CHUYỆN PHONG THỦY VỀ NGÔI NHÀ CỦA TÔI Ở PHỐ NGUYỄN VĂN TRỖI / Đặng Xuân Xuyến

 


*

Tôi mua ngôi nhà ở phố Nguyễn Văn Trỗi vào tháng Chạp năm 1997 nhưng đến Rằm tháng Giêng năm 1998 mới dọn vào ở.

LÀM THƠ ĐỂ BỘC LỘ CẢM XÚC HAY KHƠI GỢI CẢM XÚC? / Phạm Đức Nhì

 


 

  

       CUỘC TRANH LUẬN DỞ DANG

 

       Cách nay đã lâu tôi có một cuộc tranh luận khá lý thú với một bạn đọc trên Facebook. Không biết anh ta – cũng là người làm thơ - lấy đâu ra câu “Làm thơ là để khơi gợi cảm xúc (của người đọc) chứ không phải bộc lộ cảm xúc (của mình)” để chê bai, chỉ trích bài viết của tôi.

 

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

“SÁI”

 

                                                                 Truyện nhặt Trần Mỹ Giống

       


             
 

Nhà thơ cao niên Nam Thắng yêu cầu tôi góp ý đôi câu đối bạn ông tặng. Tôi đọc rồi khen câu đối hay, nói được mối quan hệ của nhà thơ với quê hương, nhưng có một chỗ hơi bị sái. Hỏi sái chỗ nào? Bảo mấy từ “hồn Nam Thắng” đối với “đất Đại An” ấy! Không nên dùng chữ “hồn” cho nhân vật còn sống! Nhà thơ Nam Thắng tỏ ra không vui.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

CŨNG CHỈ LÀ LỜI ĐỒN / Phạm Đức Nhì

 



(Trao đổi với Lưu Na về bài thơ Sông Lấp)

 

       Khi bài viết Sông Lấp - Một Bài Thơ Toàn Bích phóng đi được ít hôm tôi nhận được vài emails – khen có, và chê cũng có. Tôi đã trả lời độc giả bằng thư riêng. Người khen thì dĩ nhiên không có ý kiến gì thêm, còn người chê có hài lòng với câu trả lời của tôi hay không, thú thật là tôi không biết.

 

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

Kể cực ngắn Xả Xu Páp: BẠN FB

 

 


1- Một cụ bạn thơ trên blogtiengviet bảo: “Ông và tôi dù gì thì cũng không bỏ nhau nhé!”. Khi cả hai bỏ  blogtiengviet, sang FB, chỉ còn tôi giữ lời hứa, chăm chỉ đọc thơ cụ và “thích” đều đều. Nhưng cụ thì… chắc có quá nhiều bạn FB hâm mộ nên quên phắt lời hứa với tôi.  

Bạn mà không giao lưu thì có cũng như không.