Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

QUÊ TÔI : Thơ Đặng Xuân Xuyến

Kết quả hình ảnh cho Đặng Xuân Xuyến

Quê hương tôi bên dòng sông sắc đỏ,
tháng tám lo nước lũ tràn về.
Tôi thương lắm vùng quê chiêm trũng ấy
màu áo nâu mưa nắng dãi dầu.
Thương hạt gạo lặn lội mưa bão,
tắm mồ hôi kẻ khuya sớm tảo tần.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

TRẢ LẠI – CÒN CHĂNG LÀ NỖI SẦU – GIẤC NGỦ MÊ – CHO DÒNG ĐỜI TRÔI : Chùm thơ Lệ Hoa Trần


Nhà thơ Lệ Hoa Trần

Trả Lại

Trả lại cho người chiếc áo hoa
Trả đêm hạnh phúc dưới trăng ngà
Trả lời ngọt mật người trao gởi
Trả tình ta suốt mấy năm qua

Em quay về lại nơi từng đã
Một thời con gái chẳng sa hoa
Mái tranh, bếp lửa nồi khoai sắn
Áo lụa bà ba nét mặn mà

Người ơi! Xin trả, xin xin trả
Kiếp nầy duyên phận của đôi ta
Không tròn, xin hẹn nhau kiếp khác
Hãy nhận giùm tôi để gọi là.

21-06-2017

TIM NON THỔN THỨC – KỶ NIỆM NGÀY HÔM ẤY – QUÊ HƯƠNG TÔI ĐẸP LẮM : Chùm thơ Thủy Điền


Nhà thơ Thủy Điền

Tim Non Thổn Thức

Bao năm chung lớp chung trường
Sáng, chiều hai buổi cùng đường bên nhau
Nhìn cô chung lối, má đào
Tóc thề buông thả, đẹp sao vô ngần
Lời trao, câu đáp ngọt thanh
Rơi vào tim nhỏ. Dậy anh học trò
Đêm về thổn thức, âu lo
Trông trời mau sáng cùng đò sang sông
Thương nàng cái nết, trắng trong
Miệng cười má lúm, môi hồng khoe duyên
Gương xinh, phúc hậu, diệu hiền
Bên tà áo trắng nghiêng nghiên sân trường.

25-06-2017

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

NGƯỜI THƠ / Đặng Xuân Xuyến



Kệ vợ tru tréo hết gạo
Mặc con thiếu bữa xanh xao
Người thơ
tấp tểnh in thơ
Mang thơ
dọa tặng trăm họ

KỂ VỀ CÁC CỤ LÀNG TÔI / Phạm Ngọc Khảnh bình thơ Phạm Trọng Thanh


Nhà thơ Phạm Ngọc Khảnh


 MỖI VIỆC LÀM CỦA CÁC CỤ LÀ TẤM GƯƠNG SÁNG MÃI
Đến với bài thơ hay:

KỂ VỀ CÁC CỤ LÀNG TÔI
Bạn có như tôi, năm đôi bận về quê
Mừng quấn quýt, làng mỗi ngày mỗi trẻ
Chợt lúng túng ngỡ ngàng như khách lạ
Giếng bên đình mắt sắc những ai kia...

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 8) / TS. Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ


Dịch giả Nguyễn Ngọc Kiên

          VƯƠNG XƯƠNG LINH

          Vương Xương Linh là người Kinh Triệu, Trường An (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc).
          Năm Khai Nguyên thứ 15 (727) đời Đường Huyền Tông (ở ngôi: 712-756), ông thi đỗ Tiến sĩ.
          Bảy năm sau (734), ông lại đỗ khoa Bác học hoành từ, lần lượt trải chức: Bí thư sảnh, Hiệu thư lang, huyện úy huyện Dĩ Thủy [3].
Năm Khai Nguyên thứ 28 (740), vì phạm lỗi ông bị giáng làm Giang Ninh thừa . Rồi vì những vụn vặt, ông lại giáng làm Long Tiêu úy .
          Cuối năm 755, tướng An Lộc Sơn dấy binh chống triều đình. Sau đó, Vương Xương Linh trở về làng thì bị viên Thứ sử ở địa phương tên là Lư Khưu Hiển giết chết vì tư thù  khoảng năm 756.
          Tác phẩm
          Số thơ của Vương Xương Linh để lại hiện còn hơn 180 bài, một nửa là tuyệt cú.
          Ngoài ra, theo thiên "Nghệ văn chí" trong Tân Đường thư (Sử nhà Đường bộ mới), thì ông còn viết sách lý luận có nhan đề là Thi cách (Khuôn phép của thơ, gồm 2 quyển) và Thi trung mật chỉ (Ý sâu kín của thơ, gồm 1 quyển); nhưng nay chỉ còn quyển Thi cách do người đời Minh chép, nhưng có người nghi là sách giả, không phải nguyên bản
(Theo từ điển mở Wikipedia tiếng Việt)

  王昌齡

NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 21) / Nguyễn Ngọc Kiên



          指鹿为马 [CHỈ HƯƠU NÓI NGỰA]
 

          Các thành ngữ: “混淆是非” “Làm xáo trộn phải trái” hay “指鹿为马” “chỉ hươu nói ngựa” đều có ý không phân biệt trắng đen.

          Trong cuộc sống, nhiều người vì ham lợi lộc mà bất chấp phải trái, sẵn sàng đổi trắng thay đen miễn là mọi việc chiều theo ý mình. “Chỉ hươu nói ngựa” chính là một thành ngữ dùng để nói về những chuyện như thế. Ví dụ: Cậu không hiểu cái tính khí thất thường của ông Hữu sao? Ông này sẵn sàng chỉ hươu nói ngựa, cốt làm đẹp lòng ông chủ để mong kiếm chác đấy mà!

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

LẮNG ĐỌNG HỒN QUÊ - DẤU XƯA - HÃY CỐ LÊN CON NHÉ - LỜI RU / thơ Chu Đình An


Nhà thơ Chu Đình An

 
LẮNG ĐỌNG HỒN QUÊ

Xắp vượt bẩy lăm chí chửa già
Gian truân đèn sách nở ngàn hoa
Văn chương dâng hiến đời non nước
Đạo học giữ gìn  nếp thế gia 
Năng  khiếu trời cho minh trí tuệ
Phận duyên đất phát sáng bài ca
Hồn thơ trang sách lưu thiên sử
Lắng đọng quê hương cảnh thái hòa                                   

2014

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

PHỤC SẦU – BẠC MỘ - TUYỆT CÚ (Nhị thủ kì 2) / Thơ : Đỗ Phủ. – Dịch thơ: Trần Mỹ Giống

Nhà thơ Đỗ Phủ




復愁 (其三)           

萬國尚戎馬,       
故園今若何。
昔歸相識少,


早已戰場多。
     

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

ĐÊM TÂN HÔN – THEO LÁ BAY XA / Thủy Điền


Nhà thơ Thủy Điền

Đêm Tân Hôn

Đêm Tân hôn em là Nữ chúa
Thả lưng dài, trên nệm ấm êm
Anh là Hoàng giữa chốn cung tiên
Đang âu yếm một hòn ngọc quí

Đêm Tân hôn anh là chàng Kỵ sỹ
Giả Cao bồi đeo mặt nạ đen
Cởi ngựa bông thổi nến, tắt đèn
Bắt Công chúa lạc vào vườn mộng

Đêm Tân hôn giả làm nữ cấm
Em thẹn thùng che giấu màng the
Để Cao bồi hung dữ lăm le
Đành hạ gối quỳ bên Công chúa

Đêm Tân hôn. Ôi! Đêm chan chứa
Suốt một đời nhớ mãi không quên.

18-06-2017

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

NHỮNG NIÊN ĐIỂM KỲ DỊ VẬN VÀO TÚ XƯƠNG / Ghi chép của Phạm Ngọc Khảnh



Nhà thơ Phạm Ngọc Khảnh

          Trần Tế Xương một thi sĩ tài hoa của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Công Hoan suy tôn ông vào bậc thần thơ thánh chữ; Xuân Diệu thì: “Ông Nghè ông Thám vô mây khói / Đứng lại văn chương một Tú Tài”, là rất xứng đáng.
          Thơ phú của Tú Xương sáng tác ra phần nhiều đều gắn bó với con người thực, cảnh vật thực. Ngay về bản thân Tú Xương ông khắc lên “Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành”. Chỉ đọc hai câu đối:
          Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt
          Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài.
Tạm dịch:
          phẩm giá cực kì, trăng gió nỗi niềm dào dạt;
          phong lưu tột đỉnh, sông hồ cốt cách mênh mông

THÀ NHƯ ĐÊM TỐI, HỘI NGỘ, ĐẦU GÀ, MÔNG VỊT / Thủy Điền


Nhà thơ Thủy Điền

THÀ NHƯ ĐÊM TỐI

Bên vách núi ta tựa mình trầm lặng
Nhìn hoàng hôn dần khuất phía chân đồi
Ngắm hàng thông biến dạng phía xa xôi
Còn trơ lại khoảng hư không mờ ảo

Ngồi tựa ghế ta đọc từng trang báo
Hóp Cà phê mà lòng thầm ái ngại
Bao cảnh đời hiện diện giữa sớm mai
Ôi! Đủ chuyện đọc qua mà ngao ngán

Ngồi cầm viết, muốn viết nhiều nhưng chán
Ai đọc đây?  Ai thèm hiểu chuyện đời
Chỉ biết tiền, chỉ biết có mình thôi
Còn tất cả chỉ toàn là mặc xác

Thôi, ra về, uống xong, đành xếp bút
Kệ, hoàng hôn còn, mất chuyện của trời
Báo với chí xếp vào không đọc nữa
Thơ với văn xin trả lại cho đời

Nhắm hai mắt xem như trời đang tối
Để khỏi nhìn những nỗi chướng trước ngươi
Bịt hai tai như quanh chẳng tiếng người
Khỏi nghe ngóng những gì đang chua chát.

19-06-2017

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ TRẠNG NGUYÊN TRẦN VĂN BẢO / Trần Mỹ Giống


Tác giả Trần Mỹ Giống

          Trần Văn Bảo là một trong 5 vị Trạng nguyên của tỉnh Nam Định. Ông từng làm quan triều Mạc đến Thượng thư. Học vị Trạng nguyên đã khẳng định Trần Văn Bảo là người học rộng, tài cao, giỏi văn thơ. Nhưng tiếc rằng tài liệu cổ viết về ông hiện còn rất ít, lại quá sơ sài, nhiều chi tiết không thống nhất. Điều này dễ hiểu: vì Trạng nguyên Trần Văn Bảo làm quan triều Mạc, mà triều Mạc lại bị các nhà viết sử thời phong kiến coi là nguỵ triều nên không ghi chép đầy đủ, kỹ càng. Trải hơn 400 năm, các di tích đền thờ, sắc phong về ông bị mai một, thất lạc hầu như không còn gì đáng kể.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

về CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI / Nguyễn Đăng Hành




         
        Tôi từng đọc chân dung các nhà văn đương đại của Xuân Sách, Đỗ Hoàng, Trần Nhương, Hồ Bá Thâm… Con số có tới hàng ngàn, nghe đâu trên ba ngàn khuôn mặt “danh giá” đã được ra lò, trong lúc hiện nay Hội nhà văn Việt Nam tổng thể chỉ có hơn ngàn.

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Chậu Hoa Cay, Đắng / Thủy Điền



          Sau ngày Sinh nhật lão Thắng, hai bà đầm tình cờ gặp nhau trong buổi đi chợ tại Siêu thị  Cửu Long. Hạnh hỏi Lan?
          - Hôm Sinh nhật lão Thắng bà có thấy cái gì lạ không ?
          - Không! Vẫn bình thường, ý bà muốn hỏi cảnh gà trống nuôi con chứ gì.
          - Chuyện đó ai mà không biết mà còn phải hỏi.
          - Vậy bà thắc mắc điều chi ?
          - Từ ngày mụ Lắm bỏ đi, lão trồng rất nhiều hoa trước sân và đặc biệt hơn, lão trưng một chậu hoa thật lớn trước cửa nhà chỉ trồng chung hai loại là “Khổ qua và Ớt hiểm”. Lạ thật!
          - Kệ người ta, vậy mà cũng để tâm, bà lắm chuyện thật, mà nầy, hai loại vớ vẩn ấy sao gọi hoa được chứ?
          - Tôi thì cũng chẳng để ý chi đâu, hôm ấy nhà tôi về nói ra, thì nghe, mình đàn bà ai lại quan tâm thế, nhưng đàn ông họ hay tò mò những cái khác thường đó bà ạ.
          - Thôi, chào bà, tớ phải đi nhé.
          - Vâng, hôm nào bà rảnh sang tôi chơi.
          - Ừ,

Em Viết Bài Thơ Mang Tên Anh - Gió Chiều / Lệ Hoa Trần



Em Viết Bài Thơ Mang Tên Anh

Em viết bài thơ mang tên anh
Như dòng sông chảy suốt, yên lành
Xuyên qua khắp nẽo, miền đất nước
Ngàn năm đối bóng áng mây xanh

Em viết bài thơ mang tên anh
Cảm ơn mảnh đất trời ban tặng
Cảm ơn mảnh đất hình chữ S
Đã giúp dân ta lúc thăng, trầm

Em viết bài thơ mang tên anh
Như lời nhắn gởi kẻ tri ân
Quê hương "Đất, nước" hoà chung nhịp
Thủy Điền kiếp kiếp mãi kề nhân.

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 7) / TS. Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ



           Số này chúng tôi tiếp tục giới thiệu một số bài TÁI THƯỢNG KHÚC và TÁI HẠ KHÚC của các tác giả Nhung Dục, Chu Phac, Lí Bạch, Đới Thúc Luân, Trương Trọng Tố…

          NHUNG DỤC (TRUNG ĐƯỜNG)
          Nhung Dục 戎昱 (Trung Đường) người Kinh Nam (nay thuộc Giang Lăng, Hồ Bắc, Trung Quốc), đỗ tiến sĩ. Khi Vệ Bá Ngọc giữ Kinh Nam, ông làm tòng sự. Năm Kiến Trung, ông làm thứ sử Thần, Kiền Châu. Thơ có 5 quyển, biên thành 1 quyển trong "Toàn Đường thi".
                          (Theo thivien.net)

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

CÁT BÀ ƠI – THĂM BẠN Ở THỊNH LONG / Trần Đăng Tính



CÁT BÀ ƠI

Lặng ngắm nhìn biển cả
Nghe sóng vỗ hiền hòa
Thấy trời xanh ôm biển
Tình yêu thật mặn mà

Đảo lô xô mờ xa
Thuyền dập dềnh trên biển
Gió lộng mơn man đến
Say biển tình dịu êm...

ĐÀO SEN – THEO LÁ BAY XA / Thủy Điền


Nhà thơ Thủy Điền



ĐÀO - SEN

Xứ mi bán đảo hoa Đào
Quê ta chữ S nơi nào cũng Sen

Gái thì tóc ngắn xanh đen
Sơ mi, vái ngắn đua chen lắm màu
Ra đường dù lộng vươn chào
Những ngày to tác cô nào cũng Kimono

Xứ ta thiếu nữ như thơ
Mượt mà tha thướt phủ bờ vai xinh
Bà ba áo lụa gọn hình
Hai mùa mưa nắng nặng tình nón nghiêng

Trường- đời giây phút thiêng liêng
Áo dài đủ sắc khoe duyên cùng người

Ta- mi hai kẻ phương trời
Đào- Sen hồng thắm góp đời thêm vui.

15-06-2017

GIỌT MƯA CHIỀU – XIN HIỂU LÒNG ANH / Thủy Điền


 
Nhà thơ Thủy Điền


GIỌT MƯA CHIỀU 

Hể nhớ anh là bỗng rơi nước mắt
Như trời chiều lác đác hạt mưa ngâu
Muốn tìm anh, nhưng chẳng biết nơi đâu
Vào tháng bảy là lòng em quặn thắt

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

HỌP TIỂU HỘI / Thủy Điền






          24 giờ khuya. Vừa về đến nhà, hắn đi ngay vào nhà bếp, mở tủ lạnh lấy chai bia, khui cái “Bụp “ Nốc một hơi và nói: Mình cứ ngỡ hôm nay về nhà gương mặt; bộ quần áo sẽ toàn trứng gà hay ít nhất là hai con mắt bị bầm xanh. Nhưng không ngờ! Ông Chủ tịch hôm nay lại còn khen mình nữa chứ. Đả thật là đả.

Tác giả Linh Đàn phản hồi bài “PHẢI CHĂNG “ĐỘC TIỂU THANH KÝ” CỦA NGUYỄN DU CÒN DỊ BẢN”



          Bài “PHẢI CHĂNG “ĐỘC TIỂU THANH KÝ” CỦA NGUYỄN DU CÒN DỊ BẢN” của Linh Đàn do TN sưu tầm đăng tại http://tranmygiong.blogspot.com/2016/11/phai-chang-oc-tieu-thanh-ky-cua-nguyen.html đã được chính tác giả Linh Đàn phản hồi như sau:

          10 ngày nay tôi về quê ở Quảng trị để thăm làng, nên không mở máy, nay về lại Sài Gòn có thấy Quý Vị đăng bài dị bản Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du, bài viết mà Quý Vị đăng ở đây tôi thấy đã bị sửa lại, hoặc sao đó để tôi xem lại rồi sẽ trả lời Quý Vị sau. còn bài viết của tôi thì tôi gủi Quý Vị xem dưới đây,
Kính thư
Linh Đàn (0908857227)

          Chúng tôi lên trang bài viết của tác giả Linh Đàn gửi tới hầu bạn đọc:



DỊ BẢN BÀI THƠ
“ĐỘC TIỂU THANH KÝ” CỦA NGUYỄN DU
--------ooOoo-------
                                                                                 Linh Đàn

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 6) / TS. Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ


TS Nguyễn Ngọc Kiên


          Số trước chúng tôi đã giới thiệu một số bài TÁI THƯỢNG KHÚC và TÁI HẠ KHÚC (KHÚC HÁT NƠI BIÊN TÁI) của Lí Bạch, Vương Xương Linh. Số này chúng tôi tiếp tục giới thiệu chùm bốn  bài TÁI HẠ KHÚC của Lư Luân (Trung Đường).
          Lư Luân 盧綸 (748-800) tự Doãn Ngôn 允言, người Hà Trung (nay là tỉnh Sơn Tây). Trong thời Đại Lịch, đời Đường Đại Tông, thi nhiều lần không đậu, sau có người tiến cử ra làm quan chức uý tại Văn Khanh, lần lần thăng đến chức Hộ bộ lang trung, giám sát ngự sử. Tham gia quân đội nhiều năm, thơ ông phóng khoáng, quan tâm nhiều đến đời sống nhân dân.
          Lư Luân là một trong mười tài tử thời Đại Lịch (chín người kia là Cát Trung Phu, Hàn Hoành, Tiền Khởi, Tư Không Thự, Miêu Phát, Thôi Động, Cảnh Vi, Hạ Hầu Thẩm, Lư Đoan).

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

ĐÊM MƠ – TÌNH CỜ KHƠI LẠI NỖI ĐAU – NGƯỜI BUỒN THỬ HỎI THƠ NÀO CÓ VUI: Thơ / Thủy Điền

Nhà thơ Thủy Điền
ĐÊM MƠ

Giữ đêm, mơ thấy ngày hồng
Có bầy chim nhỏ lượn vòng quanh ta
Đùa vui bên gốc phượng già
Hỏi han, líu lót. Sao mà ngồi đây ?
Một mình giữa buổi nắng gay
Gương buồn ẩn lệ chẳng ai thương giùm
Chim đây nước mắt thôi, ngưng
Ta cùng vui nhé; xin đừng làm ngơ

Giật mình toàn gối, chăn tơ
Chim đâu không thấy bơ phờ mặt hoa
Bao nhiêu lời nói ngọc ngà
Bấy câu an ủi bay xa mất rồi
Đêm mơ  để lại đơn côi
Một người con gái thương người bao năm
Đơn phương tình gởi gối nằm
Canh ba hiu hắt. Hỏi chàng có hay?

12-06-2017