Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

CÂU THƠ NỔI SÓNG / Trần Văn Thuyên

 


                                                           Trần Văn Thuyên và Lê Huy Tập

 

       Viết về Huế thì biết bao thi nhân mặc khách xưa nay đã từng viết. Có rất nhiều tác phẩm thơ nhạc rất hay. Nhưng mỗi lần đến Huế dạo chơi trên sông Hương tôi cứ nghe âm âm câu thơ:

       “Sông Hương hoá rượu ta đến uống

       Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say”

                     (Nguyễn Trọng Tạo)

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

ĐỪNG ĐỂ CƠM TRƯƠNG SÌNH / Phạm Đức Nhì

 



 

Nấu cơm

vợ tôi chờ nước thật sôi

mới đổ gạo vào nồi

rồi Nàng khơi lò, trở củi

để ngọn lửa cháy đều, cháy mạnh

cho đến lúc nồi cơm cạn nước

 

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

CHÙM THƠ TỰ THÁN – PHẠM NGỌC THÁI

 


                           

 

          KIẾP SAU

 

Đi tìm thăm cụ Nguyễn Du

Mới nay mà ngỡ thiên thu hỡi người!

Tôi - Cụ mọi thứ xa vời

Người chuyên lục bát, tôi thời tân thơ

Cố nhân đứng đỉnh đầu xưa

Hậu duệ hiện đại chắc chưa ai cùng

Nước non non nước trùng phùng

Thơ riêng một cõi vẫy vùng ngàn năm

 

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2023

TÁC GIẢ TRẦN MỸ GIỐNG

      


 

Họ và tên: TRẦN MỸ GIỐNG


Bút danh: Trần Mỹ Giống, Đinh Thị Khế, Trần Thanh Minh, Trần Tuấn Phương, Trần Thị Thanh v.v...

Ngày sinh: 15 - 01 – 1950

XIN MỘT LỐI VỀ GIỮA TIM EM – KHA VÀ EM / Khê Kinh Kha

 

 



 

XIN MỘT LỐI VỀ GIỮA TIM EM

 

Đời vui từ độ em đến đây

Đến đây em ngự giữa tim tôi

Ôi từ nay trong từng hơi thở

tôi nhớ em nhiều, em yêu ơi

 

có phải  biển xanh là mắt em

mây trời là tóc xõa buông mềm

có phải vì em mà thao thức

thao thức mình tôi đã bao đêm

 

có phải em mang tim cỏ dại

em mang mật ngọt gieo giữa đời

mang bao khao khát cùng ước vọng

em ru tình tôi, ru đời tôi

 

kiếp này xin nguyện mãi yêu em

yêu em với tất cả tim mình

dù đời có chia trăm nghìn lối

xin một lối về giữa tim em.

 

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

CÁI NỀN KỸ THUẬT CỦA BÀI THƠ ĐÚNG HƯỚNG / Phạm Đức Nhì

 



  

Đúng hướng ở đây là  “hướng thẳng đến Bến Bờ Thi Ca, không sai lệch”.

 

Bến Bờ Thi Ca: Nơi tụ hội những bài thơ có Hồn Thơ Lai Láng; ở đó Thi Sĩ đã bộc lộ tâm trạng, tiếng lòng của mình Hoàn Toàn Chân Thật.

 

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

CHỮ “NGHE” NÊN BỎ ĐI HAY GIỮ LẠI? / Phạm Đức Nhì

 



 

Đoạn Thơ Của Yên Sơn

Ước chi đêm dài thêm
cho tháng ngày 
dừng lại
để nghe gió vờn hoa hát lời ân ái
cho mây ngàn 
dừng lại giữa đồi trăng
cho chú Cuội nôn nao nói với chị Hằng
lời tình tự giấu trong hồn se thắt

 

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2023

VĂN MINH TỒN TẠI / Trần Chính Nghĩa

 


 

Thiên nhiên ban tặng muôn loài

Văn minh tồn tại

Văn minh ta

Văn minh Nga

Văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, Tây Tạng, Putan

Văn minh Pháp, Đức, Bồ Đào Nha

Nhịp sống Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ

Hà Lan, Thụy Điển, Luychxămbua

Dậy sóng Thổ Nhĩ Kì

Văn minh kiểu Mỹ

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

NHỮNG BÀI TRƯỚC ĐÂY KÝ HAI TÁC GIẢ HOÀNG DƯƠNG CHƯƠNG VÀ TRẦN MỸ GIỐNG, NAY TRẢ VỀ CHO TÁC GIẢ ĐÍCH THỰC / Trần Mỹ Giống

 


Từ trái qua phải: Đồng Ngọc Hoa, Trần Mỹ Giống, Trịnh Thị Nga, Hoàng Dương Chương, Phạm Văn Huyên

 

       Tôi và anh Hoàng Dương Chương có nhiều năm cùng công tác trong Thư viện tỉnh Nam Định. Chúng tôi thường ký tên cả hai người là đồng tác giả những bài viết in trên báo tạp chí và sách (chủ yếu viết về nhân vật Nam Định) để làm kỷ niệm một thời công tác cùng nhau.

Nhưng sau khi nghỉ hưu, anh Hoàng Dương Chương yêu cầu tôi tách riêng tác giả trong những bài viết đã ký hai tác giả, bài của ai trả về cho người đó, để anh làm Tuyển tập riêng thuận lợi, tránh rắc rối như trường hợp ông Đỗ Đình Thọ và ông Trần Quát cùng trong Bộ môn nghiên cứu phê bình(1).

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

CHO THÊM CỦI / Phạm Đức Nhì

 



Mấy thằng bạn cùng trang lứa
thấy tôi may mắn “đắt hàng” trong chuyện “gái gú”

những lúc gần gũi thân tình

có thằng nửa thật nửa đùa tâm sự:

HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ / Phạm Đức Nhì

 



 

 

HOA DẠI

(Tâm sự một nhà thơ)

 

Tôi là loài hoa dại

mọc bên đường

tỏa sắc hương

dịu lòng những ông bố

trên đường đến xưởng

những bà mẹ

đi thăm ruộng trở về

 

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

THĂM LẠI BÀI THƠ “TRÁI TIM RAO BÁN” / Phạm Đức Nhì

 



(Bàn thêm về Vần, chữ Dâm và Hồn Thơ)

  

TRÁI TIM RAO BÁN

 

Có thể
rồi sẽ đến một ngày
em phải xót xa
xót xa
đem trái tim mình
rao bán

 

“NẾU THI SĨ CHẾT”: BÀI THƠ DÀN CẢNH QUÁ DÀI / Phạm Đức Nhì

 



 

NẾU THI SĨ CHẾT

 

Nói đến thơ
có câu thơ sang cả
có câu thơ hèn hạ
có câu thơ thẳng như đường đạn, lằn tên
có câu thơ ngả nghiêng
xiêu vẹo
có câu thơ tỏa ngát hương thơm
có câu thơ nực mùi xú uế
có câu thơ ngàn năm còn nhớ
có rất nhiều câu thơ
viết để rồi quên

Một ngày nào đó
sẽ có nghĩa trang riêng
để chôn Thi Sĩ

Khi tôi chết
nếu may mắn
không bị chôn ở khu mộ
Thi Sĩ Vô Danh
(thơ của họ đã đi vào quên lãng)

tôi rất sợ
phải chôn cùng khu
với những thi sĩ quyền hành ngất ngưởng
(Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hữu Thỉnh)
mà chỉ muốn nằm đâu đó
với những nhà thơ dân thường
như … Vũ Hoàng Chương (2)

Sống cho Thơ
và nếu cần
sẵn sàng chết vì Thơ.

 

(Phạm Đức Nhì)

 

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

TẢN MẠN MẤY CHUYỆN VỀ TÍN NGƯỠNG / Đặng Xuân Xuyến

 



       Trong giới "ông đồng bà cốt", còn gọi là "con nhà Tứ Phủ"... có một quy tắc bất thành văn với những thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý... là không được xem hoặc cúng tế miễn phí, nếu phạm phải điều cấm kỵ gọi là "phá khẩu" này thì "ông đồng bà cốt" đó phải đóng cửa "Tịnh khẩu" (không nói) ở trong nhà 3 ngày để tránh bị Thánh phạt. Và khi thực hành các nghề bói toán "con nhà Tứ Phủ" chỉ được lấy mức tiền thù lao đủ để sống qua ngày, không được lợi dụng "việc nhà thánh" mà trục lợi làm giàu.

 

NẺO VỀ - NĂM CANH (Thơ Lục Bát 2023) / Lê Kim Thượng

 

    


 

               NẺO VỀ

 

       Tôi đi muôn dặm sơn khê

Mà lòng nhớ mãi... nẻo về quê hương

       Mù say trong cõi Vô Thường

Hồn về Cố Quận... dặm trường hư không...

       Đình xưa Cây Gạo còn bông?

Mùa về nở đỏ, đỏ hồng xốn xang

       Người về qua cánh đồng làng

Mùa vui biển lúa nhuộm vàng nắng hây

Hàng tre đứng đội trời mây

Đường quê trải nắng... Nắng đầy ngàn lau

Vườn em trắng nụ hoa cau

Nhớ tình mới chớm với nhau... rụt rè...

       Cu Cườm gáy giục bờ tre

Gà trưa vẳng tiếng nắng hè xa xôi

Con đò neo bến đơn côi

Ngàn hoa nắng rụng... trôi trôi bồng bềnh

Bến sông gió lộng thênh thênh

Lục Bình theo sóng lênh đênh tháng ngày

Người về vui thú cỏ cây

Thơ - Đàn - Cờ - Rượu... sum vầy cố nhân...    

BÀN VỀ CHỮ “XẠO” TRONG THƠ / Phạm Đức Nhì

 



 

 

Thi Sĩ Có Xạo Không?

 

Trong một số bài luận bàn về thơ tôi thường viết:

 

“Người đời, có cả thi sĩ, thường gian dối”.

 

Vì thế trong thơ thường ẩn hiện – khi tỏ, khi mờ - một chữ Xạo.

 

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2023

NGHỆ SĨ TRẦN CHÍNH NGHĨA / Trần Tuấn Phương

 


Nhóm bạn thân thiết của TMG: Từ trái qua phải: Trần Mỹ Giống, Đồng Ngọc Hoa, Trần Chính Nghĩa, Đăng Sơn Nam...

 

       Nghệ sĩ Trần Chính Nghĩa là một trong số rất ít bạn thân của Trần Mỹ Giống. Mỗi lần gặp Trần Mỹ Giống, nghệ sĩ Trần Chính Nghĩa say mê nói cả buổi về nghệ thuật, bình luận tác phẩm mới, phác thảo kịch bản, ý tưởng mới nảy ra trong đầu… Trần Mỹ Giống thường chăm chú nghe, cuối buổi mới đưa ra lời nhận xét ngắn gọn, đúng, trúng, trùng với ý tác giả.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

TÌNH TRẠNG LY HÔN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM NÊN VUI HAY BUỒN / Việt Thắng

 



       Thời gian gần đây tác giả nhận được mấy tin buồn của mấy người bạn thân và họ hàng về tình trạng lớp trẻ ly hôn; cũng không thiếu những căp vợ chồng già sắp xuống lỗ cũng chia tay nhau.

ĐỌC TẬP THƠ “CHỈ LÀ HẠT BỤI” CỦA THẾ LỘC / Châu Thạch

 


 

       Nhà thơ Thế Lộc - Đà Nẵng vừa xuất bản tập thơ “Chỉ Là Hạt Bụi”. Châu Thạch tôi là một trong những người hân hạnh được tác giả tặng tập thơ trước khi nhà thơ tổ chức ra mắt.

VÀI NÉT VỀ HỌC VỊ THỜI PHONG KIẾN Ở NƯỚC TA / Trần Mỹ Giống

 



       Học vị thời phong kiến ở nước ta trải qua một quá trình lịch sử nhiều biến đổi. Vì vậy, nghiên cứu về học vị không thể thiếu tính lịch sử cụ thể. Nếu không coi trọng tính lịch sử cụ thể sẽ dẫn tới nhầm lẫn học vị, danh hiệu các nhân vật đỗ đạt thời phong kiến, hoặc tổng hợp số liệu khoa bảng sai với thực tế lịch sử khi nghiên cứu về các nhà khoa bảng…

 

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

Ý TỨ TRONG THƠ / Phạm Đức Nhì

 

 


            

 

Duyên Văn Chương


Trên đường tìm học rồi nghiên cứu văn chương tôi may mắn được quen biết 2 ông giáo sư đại học Mỹ. Một ông là thầy, ông kia là đồng nghiệp của thầy. Một ông dạy Literature Review (Phê Bình Văn Học), ông kia chuyên về Creative Writing (Sáng Tác). Một ông có bằng Tiến Sĩ Văn Chương, ông kia là Master và cả hai đều là thi sĩ. 

 

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

CÁC CUNG BẬC CỦA HỒN THƠ / Phạm Đức Nhì

 



 

Phân Chia Và Đặt Tên Các Tầng Bậc Cảm Xúc

 

Mới đầu để tránh nhập nhằng lẫn lộn cảm xúc từ câu chữ, thế trận với cảm xúc từ cơn cao hứng của tác giả, tôi chia cảm xúc thành 3 tầng bậc:

 

1/ Cảm xúc tầng 1 - đến từ câu chữ: Khoái cảm người đọc có được khi gặp ngôn ngữ, hình tượng đẹp, câu cú có cấu trúc gọn, mới lạ, trong sáng.

 

Ngôn ngữ bóng đá là sự thích thú khi thấy kỹ thuật cá nhân điêu luyện của cầu thủ.

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

MỘT NỬA THIÊN ĐƯỜNG / Trần Chính Nghĩa

 


 

Mặt trời ngủ quên

Trái đất ngừng quay

Biển tràn lên cuốn phăng tất cả

Ai cầu mong?!

 

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2023

LẠC GIỮA TÌNH EM / Khê Kinh Kha

 


 

có phải mùa thu lá vàng rơi

hay em là ánh sao giữa trời

và hồn thu lạnh trong mắt biếc

nên mắt em buồn giữa thơ tôi