Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA TRẺ Ở ĐỘ TUỔI 3 – 5 TUỔI / Vũ Thị Hương Mai

 



Sự hiểu biết của trẻ thật ra đã được hình thành từ khi còn trong bụng mẹ và nhân cách mỗi con người được hình thành rất sớm, ngay từ lúc 4 - 5 tuổi. Trí não hay tâm hồn đứa trẻ như một giấy trắng, tuỳ thuộc vào cha mẹ, người bảo mẫu, thầy cô giáo viết hay vẽ những gì lên đó. Lúc sơ sinh, nếu ta cho bé bú bằng cái núm vú sù sì thì bé sẽ quen và nếu sau đó ta thay bằng núm vú trơn tru, bé sẽ nhè ra mà khóc đòi cái núm vú đã quen kia. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng vô cùng nhưng tuỳ thuộc vào mỗi môi trường giáo dục, rèn luyện khác nhau mà hình thành nên nhân cách khác nhau. Chính trong môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường xã hội mà nhân cách được hình thành, phát triển và hoàn thiện.

NGẠO MÌNH / Đặng Xuân Xuyến

 



Ta là một kẻ háu chơi

Líu lo với cả cuộc cười người say

       Chẳng đồng cốt cũng múa may

Chẳng văn hay cũng ra bày bán buôn

       Ngạo đời ngạo cả phép khuôn

Ngạo danh ngạo cả kẻ luồn lụy danh

       Một đời lật đật lanh chanh

Ta ngạo ta với cả thanh kiếm cùn!

 

TRẦU MỘT LÁ : Thơ / Trần Hùng Thắng. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2016. – 370 tr. ; 20cm.

           


  

CHÂN DUNG NHÀ THƠ 
TRẦN HÙNG THẮNG

Kính tặng nhà thơ Trần Hùng Thắng

 

          Vốn dòng Tả Hãn Tướng Quân(1)
Hồn thêu nét bút, thơ văn dạt dào
          Kỹ sư lớp trước, tự hào
Màng chi quan chức, thiết nào hư danh
          Cho đi muôn vạn nhánh cành
Nhận về một lá trầu xanh cay nồng
          Ngỡ ngàng đứt gánh tơ hồng
Còn hai trái ngọt trời không phụ người
          Lên xe, xuống ngựa một thời
Khi thăm địa phủ, lúc chơi cung Hằng
          Tao nhân mặc khách đãi đằng
Túi thơ bầu rượu kém chăng Đào Tiềm(2)?

 

                                      Trần Mỹ Giống

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

BÀI THƠ “PHIÊN CHỢ DÀO SAN” CỦA TRƯƠNG HỮU THIÊM / Đặng Xuân Xuyến

 


 

PHIÊN CHỢ DÀO SAN

 

Vó câu khua rầm rập

Nhạc dập dồn lưng mây

Trai mười mường phầm phập

Gái chín bản phây phây.

 

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

VỀ BÚT DANH THÁI ĐẮC XUÂN / Đặng Xuân Xuyến

 



       Đầu năm 1998, nhà báo kỳ cựu Trần Lâm “nã” phát đại bác đầu tiên vào cuốn GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH (Nhà xuất bản Y học - 1997, Đặng Xuân Xuyến chủ biên) do Nhà sách Bảo Thắng liên kết xuất bản. Sau đó Cục Xuất bản ra quyết định thu hồi cuốn sách GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH trên toàn quốc và “chỉ thị miệng” với các Nhà xuất bản về việc cấp giấy phép xuất bản cho Nhà sách Bảo Thắng.

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

PHẠM NGỌC THÁI VÀ BÀI THƠ TRĂNG TRỐI

 



 

               MẤY LỜI TRĂNG TRỐI

 

                       Cảm tác đầu xuân Nhâm Dần

                   (Bài thơ này tôi không kịp XB thành sách,

                     xin gửi đời giữ lại hộ cho tôi )

                                            *

Rồi mai ngày nhân thế ngợi ca ta

Có biết thi nhân đang khổ nạn giữa sơn hà

Chỉ muốn kết thúc cõi người cho chóng vánh

Ôi, Số phận một thi hào!

                                 Chết cũng khó lắm thay?

 

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

CHÚT TẢN MẠN VỀ NHÀ THƠ NGUYỄN HƯNG HẢI / Đặng Xuân Xuyến

 


       Ngày 1 tháng 6 năm 2021, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải viết "tâm thư" trên trang facebook cá nhân ở chế độ công khai: - "Người làm thơ bây giờ cô đơn lắm, làm thơ về Bác Hồ lại càng cô đơn. Chả thế mà một số người thân quý đã phải khuyên Nguyễn Hưng Hải đừng viết về Bác Hồ nữa. Và có một sự thật là những bài thơ viết về Bác Hồ, Nguyễn Hưng Hải gửi cho các báo, tạp chí, kể cả các báo Đảng ở Trung ương và các địa phương ít khi được đăng lắm. Thế mà đâu đâu cũng bảo học tập và làm theo Bác Hồ. Không hiểu sao nữa!?"

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

LÁ DIÊU BÔNG – CHIÊU ĐỘC CỦA HOÀNG CẦM / Nguyễn Khôi

 Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Cầm (22-2-1922 / 22-2-2022)



 
       LỜI DẪN: Theo nhà thơ Hoàng Hưng (VN Lagi & Talawas ngày 19-09-2010) thì: Nhà thơ Hòang Cầm viết tập thơ “về Kinh Bắc” từ 1959 – 8 / 1982, chủ yếu lưu truyền bằng chép tay (ngoài luồng) – đây là một sự kiện “hậu Nhân văn – Giai Phẩm”, trong đó bộ 3 “cây-lá- quả” (cây tam cúc – lá Diêu bông – quả vườn ổi) là nổi bật nhất vì chúng được (giới Văn nghệ) xì xầm diễn giải như một lời oán trách của “Em” (văn nghệ sĩ) với “chị”… đại khái là “Em” yêu “chị”, nhưng “chị” đã lừa “Em”, cho “Em” ăn toàn “quả rụng”, rồi bỏ mặc “Em” bơ vơ để đi lấy chồng.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

THƠ CHO NGÀY LỄ TÌNH NHÂN / Đặng Xuân Xuyến

 




VIẾT CHO NGÀY VALENTINE

 

Có lẽ xưa đường tu vụng dại

Vung vãi tình giờ nghẹn đắng chữ yêu

Ta nhìn người mà rậm rật bờ môi

Cứ da diết vòng tay tình chồng vợ.

 

THỜI ÁO LÍNH : Hồi ký / Trần Mỹ Giống

                             (Bản thảo)

    (Bản thảo được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân biên tập, chỉnh sửa hoặc cắt bỏ những từ, những đoạn “nhạy cảm” và ấn hành lần đầu năm 2018, phát hành cho các thư viện trong hệ thống thư viện quân đội. Ngay năm sau, 2019, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân lại ấn hành lần thứ hai theo đơn “Nhà nước đặt hàng” phát hành cho các thư viện công cộng nhà nước, thư viện các trường đại học… Ở đây là nguyên bản thảo. Cuốn sách được tặng Giải Ba Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Lương Thế Vinh 2016 - 2020)

 


Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Sách mới: DẶM NGÀN: THƠ / TRẦN KIỀU AM

 


       Chân thành cảm ơn nhà thơ Trần Kiều Am gửi tặng tập thơ vừa xuất bản:

       DẶM NGÀN: Thơ / Trần Kiều Am. – H. : Hội Nhà văn, 2022. – 155 tr. ; 20 cm.

       Xin trân trọng gửi tới bạn đọc “Lời ngỏ” của tác giả và một số bài trong tập, mời các bạn tìm đọc.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

MÀU XANH BẤT TỬ

                      Bút ký của Phạm Ngọc Khảnh

      


Tôi xin nói về ba cây đại thụ mới được tìm ra: cây Dã Hương làng Dương Phạm, cây Hoa Đại Đông Ngàn và cây Bồ đề đại lão làng Dịch Diệp.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

THU

 



Trời cao xanh trong vắt

Gió nhẹ vờn tóc hoa

Lòng anh băng tan chảy

Tình em lửa reo ca

 

TMG

NẺO VỀ / Đặng Xuân Xuyến

 



 

                     (tặng N.T.Y)

 

Gió thừa luấn quấn ngõ trưa

Và mưa luẩn quẩn góc vừa chạm rơi

Tiếng cười trớt quớt lả lơi

Đủ se sắt, đủ rã rời ngõ mưa.

 

TRÁI TIM CHIẾN SĨ : Tập thơ / Trần Thị Nhật Tân

 



 

XUÂN 2021

 

Thế kỷ hai mươi

Bao chuyện long trời

Chứa chan cay đắng

Tràn đầy niềm vui

 

Hai mốt tới rồi

Yêu nhau người ơi

Hòa bình thế giới

Sáng lên nụ cười

 

                    Mồng 1 - 1 - 2021

 

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ "BỎ YÊU" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Vũ Thị Hương Mai

 


 

       Tựa đề bài thơ là "Bỏ Yêu", nhưng câu thơ đầu tiên của "Bỏ Yêu" lại là: "Em nhắn gửi ta mấy ý yêu". Có thật anh sẽ "bỏ yêu" không Đặng Xuân Xuyến? Bỏ yêu mà đọc thư, đọc lời "em nhắn gửi ta" lại để ý được những ẩn ý sâu dưới lớp ngôn từ được ngụy trang khéo léo bằng lời "em nhắn gửi" là "mấy ý yêu"? Đọc những lời "em nhắn gửi ta" chỉ thấy những hình ảnh gợi nhớ gợi thương: "mây lãng đãng" "quắt quay chiều" / "hanh hao nắng" "se se lạnh" / "lá rụng nhiều"... Những hình ảnh chi tiết, cụ thể như thế, với không gian, thời gian cũng cụ thể và chi tiết như thế thì thử hỏi gã trai với những thi phẩm như: "Say yêu", "Khát yêu", "Cuồng yêu", “Còn yêu”... có thật sự sẽ "Bỏ Yêu"? Tôi không tin và bạn đọc chắc cũng không tin vì những câu thơ của anh đã mách bảo người đọc là anh đang dối lòng, anh đang rất nhớ người yêu đấy.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

DÂM ĐÀM NGÀY ẤY THÁI SƯ / Phạm Ngọc Khảnh

 


 

Ven hồ ngấn lệ sương rơi

Chuyện oan sai một kiếp đời ngày xưa

Dâm Đàm năm ấy nhà vua

Lênh đênh sương sớm gió lùa miên man

 

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

TẾT ÔNG TÁO - TRUYỀN THUYẾT VÀ NGHI LỄ / Nguyễn Xuân Diện

 


 

       Truyền thuyết về Táo Quân

 

       Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

CHẾ LAN VIÊN VÀ BA NIỀM SỬNG SỐT - CHẾ LAN VIÊN NGƯỜI LÀM VƯỜN VĨNH CỬU / Trần Mạnh Hảo.

 



       Mới mười lăm, mười sáu tuổi đầu, tâm hồn cậu thiếu niên Chế Lan Viên kỳ lạ thay, đã bằng tuổi Tháp Chàm. Hay chính là hồn vía Tháp Chàm miền Trung đã nhập vào thân xác nhà thơ từ thuở lọt lòng, mượn chú hài đồng họ Phan mà oa oa cất tiếng khóc nghìn năm ứ nghẹn tự muôn trùng gạch đá?

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2022

TRẢ LỜI CHÂU THẠCH VỀ BÀI THƠ NHỚ RỪNG / Phạm Đức Nhì

 



       Cuốn phim tôi thích nhất, xem đi, xem lại nhiều lần nhất là Bố Già (The Godfather). Khi phát hành (năm 1972) Bố Già đã trở thành bộ phim ăn khách nhất tính cho đến thời điểm đó với doanh thu hơn 5 triệu USD trong tuần đầu và hơn 81 triệu USD cho lần phát hành đầu tiên, 134 triệu USD cho lần phát hành tiếp theo. Bố Già đã giành được 3 giải Oscar, 5 giải Quả Cầu Vàng, 1 giải Grammy và nhiều giải khác. Sau này bộ phim được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của lịch sử điện ảnh.