Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

NHÂN BÀ CỤC TRƯỞNG BỆNH HOẠN ĐÒI CẤM QUẢNG CÁO “MỞ LON…” / Trần Mỹ Giống

 



        Một bạn comment trả lời comment của tôi rằng dùng từ “LỒN” là thiếu văn hóa, là tục tĩu, là xấu… Tôi xin được thưa như sau:

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

MỘT SỐ BIỂU HIỆN THIẾU TRUNG THỰC Ở NGƯỜI CẦM BÚT

           


          Trang chủ tranmygiong.blogspot.com:

- Tạp chí Văn Nhân số 137 ra tháng 5 & 6 năm 2021 trang 3 – 5 có bài “Tính trung thực, phẩm chất quan trọng của người cầm bút” của Nguyễn Công Thành. Chúng tôi thấy đây là một bài hay, mời các cụ trao đổi về khía cạnh những biểu hiện thiếu trung thực ở người cầm bút của chủ đề này.

LƯU LUYẾN TƠ LÒNG / Phan Thắng

 



- tặng thi hữu Đặng Xuân Xuyến -

 

Năm tháng bay về với cố hương

Bóng hình thi sỹ đẹp can trường

Trong tâm bạn quý tình còn nhớ

Khoé mắt người yêu nghĩa mãi vương

 

Thao thức vần thơ sâu cổ điển

Đắm say bản nhạc luyện tinh đường

Phương xa cách trở trời châu Úc

Nhớ Xuyến tơ lòng đỗi mến thương.

 

PHAN THẮNG (Cẩm Tú)

Địa chỉ: 526/17 Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng.

Email: phanthangdn526@gmail.com.

Điện thoại: 0983526117

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

THƠ ĐÍCH THỰC KHÔNG LỤY VÀO CHUYỆN MỚI HAY CŨ, RỐT RÁO LÀ NÓ HAY HOẶC DỞ MÀ THÔI. VỚI LẼ NÀY, TÔI CA NGỢI THƠ MAI THẢO RẤT HAY / Trần Mạnh Hảo

 


       Tôi từng mê tùy bút của nhà văn Mai Thảo. Về thể loại tùy bút, Mai Thảo có thể được xếp sau Nguyễn Tuân một chút về thế hệ. Mai Thảo từng có công lập ra nhóm Sáng Tạo, gây ảnh hưởng  lớn đến tiến trình văn học của Việt Nam cộng hòa. 

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

XA QUÊ... / Đặng Xuân Xuyến

 



- Kính tặng nhà thơ Trần Vấn Lệ -

 

Xa quê lâu ngày tưởng nhớ

Ai ngờ cứ dửng dưng quê

Chiều nay, hay tin núi lở

Cả làng vùi dưới chân đê...

 

TIẾN SĨ VŨ HUY TRÁC VÀ “GIANG NAM LÃO PHỐ THI TẬP”

 

Tác giả Trần Mỹ Giống


        I – TIỂU SỬ TIẾN SĨ VŨ HUY TRÁC


       Tiến sĩ Vũ Huy Trác (gia phả họ Vũ chép là Vũ Duy Trác) hiệu Giác Trai, thuỵ Trung Thận, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1730 tại ấp Lộng Điền, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam (nay là thôn Lộng Điền, xã Nghĩa Đồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Ông mất ngày 3 tháng 10 năm 1793. Thân phụ ông là Huấn đạo phủ Trường Khánh Vũ Hưng Nhai, thân mẫu là bà Vũ Thị Ngọ. Theo tộc phả họ Vũ, ông thuộc đời thứ tám tính từ khi cụ thuỷ tổ họ Vũ về lập nghiệp ở Lộng Điền.

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

TIỂU THUYẾT "CƠN GIÔNG" CỦA LÊ VĂN THẢO RẤT DỞ, VIẾT CÂU VĂN CÒN SAI NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT VẪN ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC ASEAN VÀ GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC HỒ CHÍ MINH / Trần Mạnh Hảo

 


       Hơn một tháng trời qua, nhờ bạn bè và nhờ một số thư viện, chúng tôi (TMH) đã có đầy đủ 20 tác phẩm của 09 nhà văn được hội đồng tuyển chọn Hội nhà văn Việt Nam đề cử dự giải thưởng văn học Hồ Chí Minh 2011 (trừ hai vị Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm xin rút), 279 tác phẩm của 68 tác giả được hội đồng này đề cử giải văn học nhà nước 2011 (trừ nhà văn Sơn Tùng và gia đình nhà văn Sơn Nam xin rút).

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Tiếu lâm Vũ Duy Chu (Sưu tầm và chế biến): VỢ THẰNG NÀO THẰNG ẤY CHỊU

 


       Hai vợ chồng trẻ ngồi xem bóng đá EURO

       Vợ:

       - Chồng ơi, cái thằng cầu thủ nào đi đá bóng mà diện comple, cà vạt đẹp như chú rể  thế kia thì làm sao mà đá?

Chồng:

- Cái thằng ấy là huấn luyện viên, không phải cầu thủ

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

TRẦN MẠNH HẢO BÌNH THƠ CÁT DU VÀ NGUYỄN THỊ ÁNH HUỲNH

 



       THƠ CÁT DU CÓ MA KHÔNG ?

 

       Thưa rằng, trong thơ của nhà thơ nữ Cát Du có rất nhiều ma. Ta sẽ cùng nhau khảo sát để xem thơ Cát Du có loài ma nào trong các hệ ma sau: ma lực, ma bút, ma trận, ma thuật, ma xó, ma trơi, ma men, ma túy, ma-ki-ê (maquiller), ma-măng (maman), ma-ra-tông (marathon)…

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

ĐỌC “DẠ CA” THƠ NGÃ DU TỬ / CHÂU THẠCH

 

  


                            DẠ CA 

       Ngựa mỏi vó nằm bên chuồng gợi nhớ 

       chốn bụi hồng hun hút tận non xa 

và tráng sĩ còn mài gươm đêm lạnh 

       lời nguyền xưa về thức suốt canh tà 

                                                 Ngã Du Tử 

TÌNH THƠ CÒN MÃI : chùm thơ Đặng Xuân Xuyến

 

(in trong TÌNH THƠ CÒN MÃI ; Nhà xuất bản Dân Trí ; 2021)

 


CHỌN

 

Người ta chọn lược tặng sư

Chọn tranh đem tặng người mù ngắm chơi

Người ta chọn điếc ráp lời

Chọn câm phản biện lẽ đời đúng sai.

 

Người ta, ừ, thế mà tài

Đảo điên thiên hạ diễn hài quậy chơi.

 

                 Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2020

 

TÌM HIỂU THÊM VỀ XUẤT XỨ CÂU “NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA” / Nguyễn Khôi

 

 


        Ngày 5-6-2006 NK có viết bài: Câu đối "Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa" có phải của Cao Bá Quát? Bài viết có dẫn chứng theo "Như Kinh Nhật ký" thì là của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (năm 1868) nhân đi Sứ sang triều cống nhà Mãn Thanh.

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

VIÊN QUANG TỰ - CHÙA NGHĨA XÁ / Trần Mỹ Giống

 


               Du khách đi từ thành phố Nam Định xuôi theo đường 21 qua cầu Lạc Quần rẽ phải 2 km là tới chùa Nghĩa Xá thuộc xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tên chùa là Viên Quang nhưng chùa nằm trên đất thôn Nghĩa Xá nên nhân dân thường gọi là chùa Nghĩa Xá.

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

ĐỌC BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY / Châu Thạch

 


 

     NGHIÊNG

 

Ai từng chao nghiêng

Chắt lắng hết hương mê

Chừ hoài niệm

Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức

Tình xưa hẹn ước

Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                          La Thụy

 

GIẢI MÃ ĐỘNG TÁC: Tiếu lâm Vũ Duy Chu

 


       Ông Park bị cấm ngồi băng ghế chỉ đạo của tuyển Việt Nam trong trận đấu với UAE

       Ông bảo trợ lý người Hàn:

       - Tôi sẽ chỉ đạo kĩ chiến thuật cho đội nhà bằng các động tác hình thể ở khán đài. Anh nhìn tôi và hãy giải mã các động tác của tôi xem có đúng không nhé.

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

VỀ BÀI “SUY NGHĨ NHỎ VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ MỘT NHÀ THƠ LỚN” TRONG CUỐN “TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU BÀN VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT” CỦA TÁC GIẢ ĐỖ ĐÌNH THỌ (Hội VHNT Nam Định xuất bản 2005) – VÌ SAO BỊ BẠN ĐỌC PHẢN ĐỐI?

 


                                                     Trần Mỹ Giống

 Bài “Suy nghĩ nhỏ về việc đánh giá một nhà thơ lớn” của Đỗ Đình Thọ đã gây nên một làn sóng phản đối  gay gắt trong bạn đọc. Dư luận bạn đọc bất bình vì cho rằng tác giả đã bôi đen phỉ báng xuyên tạc danh nhân Nguyễn Khuyến. Bộ môn Nghiên cứu Phê bình của Hội Văn học Nghệ thuật Nam Định đã tổ chức hội thảo về cuốn sách, thu hút hơn ba chục bài tham luận. Trừ một bài khen ngất trời “Quá xứng đáng giải nhất Giải thưởng VHNT Lương Thế Vinh”, một bài khen chung chung hữu hảo mà không nói gì tới nội dung và nghệ thuật tác phẩm, một bài khen là chính (mà sau này tác giả thanh minh rằng bài viết đã bị ông Đỗ Đình Thọ chỉnh sửa theo ý làm sai lệch tinh thần bài viết), còn lại hầu hết đều phê phán bài viết về nội dung và phương pháp nghiên cứu sai lầm. Cục xuất bản ra quyết định cấm lưu hành cuốn sách có bài viết này. Cho đến nay lệnh cấm đó vẫn chưa được gỡ bỏ.

        Sau đây là trích bài tham luận của Trần Mỹ Giống đọc trong hội thảo:

Giới thiệu tác phẩm để xuất bản: MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC / Trần Đức

   Bài tiểu luận dưới đây, đã được gửi tới:

      QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM

      - Qua những cơ quan: Văn phòng Quốc hội – Ban chấp hành Đảng QH – Ban chấp hành Công đoàn QH -

       Hội nhà báo QH – Ban Tuyên giáo Trung Ương - Lãnh đạo văn phòng QH…. cùng các tổ chức khác trong Chính phủ.

       - Bằng các trang điện tử của Nhà nước và Đảng cộng sản VN.

                                *

       Giới thiệu tác phẩm biên soạn:

MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC

Đó là chân dung thi ca Phạm Ngọc Thái

 

         Nhà thơ Phạm Ngọc Thái      

HỒN VIỆT TRONG “CỔ PHÁP CỐ SỰ” CỦA NGUYỄN KHÔI / Phạm Ngọc Hiền

 


        Chưa lúc nào trong lịch sử Việt , các nhà văn hoá ta lại sốt sắng ra sức kêu gọi bảo tồn nền văn hoá dân tộc như lúc này. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế công nghiệp cộng với xa lộ thông tin đã mang theo những ngọn gió xa lạ thổi đến từng luỹ tre, mái rạ làm cho "Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều". Mà "Trách nhiệm của mỗi dân tộc là phải thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới" (R. Tagor).

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

CỔ PHÁP CỐ SỰ / NGUYỄN KHÔI

 


(Bộ sách viết về cội nguồn nhà Lý)

Bài 1      Tên Làng Đình Bảng     

Bài 2      Rừng Báng     

Bài 3      Sông Tiêu Tương   

Bài 4      THIỀN SƯ VẠN HẠNH       

Bài 5      VẠN HẠNH VÀ PHẠM THỊ

Bài 6      TIÊU SƠN TỰ      

Bài 7      CHÙA CỔ PHÁP  

Bài 8      VẠN HẠNH & ĐA BẢO      

Bài 9      VẠN HẠNH & LÝ CÔNG UẨN  

Bài 10    CHIẾU DỜI ĐÔ (1010) 

       và BÀI NGỰ CHẾ BI KÝ (1018) của LÝ THÁI TỔ (bản dịch)  

Bài 11    VẠN HẠNH và BÀI KỆ "THỊ ĐỆ TỬ"

        

HƯƠNG XƯA / Đặng Xuân Xuyến

 



- tặng Phượng yêu -

 

       Vội về hội để cầu may

Mà neo ngơ ngẩn kẻ say nụ cười.

       Có còn trẻ dại non người

Để e tấp tểnh cái thời trăng non?

 

       Hương xưa thì cứ tươi ròn

Và mưa cứ giọt giọt mòn giữa tim...

*.

Hà Nội, 12 tháng 06-2021

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

BA BÀI PHÊ BÌNH CỦA NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO: - “CON ĐƯỜNG ĐI VÀO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN” CỦA NGUYỄN ĐĂNG MẠNH. - TỐ HỮU HAY LÀ SỰ VONG THÂN NGHỆ THUẬT TRONG TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC - ĐỖ LAI THÚY KHEN THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU KHÔNG BIẾT NGƯỢNG

 


 

PHÊ BÌNH CUỐN SÁCH “ĐỂ ĐỜI” CỦA GS. NGUYỄN ĐĂNG MẠNH : “CON ĐƯỜNG ĐI VÀO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN” :

CON ĐƯỜNG ĐI VÀO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA PHÊ BÌNH

 

Trần Mạnh Hảo

 

       Lời dẫn: Hãy xem GS. Nguyễn Đăng Mạnh “lập  thuyết”:  “…phương pháp luận là lý thuyết về đối tượng nghiên cứu…”! GS. Nguyễn Đăng Mạnh thực chất đã không hiểu được nội hàm của khái niệm “phương pháp luận” và nội hàm từ “lý thuyết”; than ôi, thuyền đua, lái cũng đua, thấy người ta lập thuyết, mình cũng “lập thuyết”!

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

VỀ NHÀ / Trần Mỹ Giống

 


       Về thăm nhà chịu tang ông cậu. Nằm trên chính chiếc giường mẹ tôi, rồi bố tôi nằm trước lúc ra đi. Ngủ một mình trong ngôi nhà thân thiết của cha mẹ mà xúc động thao thức cả đêm. Ngôi nhà 24 mét vuông này được làm từ thời kháng Pháp. Mấy lần giặc đốt, mấy lần dựng lại. Hồi ấy nhà tường đất, mái bổi. Năm 1974 bố mẹ tôi mới xây gạch, lợp ngói. Nơi đây, năm anh em tôi sống trọn tuổi thơ.

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

ĐỌC TRƯỜNG CA “SÓNG THỊ THÀNH VÀ EM” CỦA NGÃ DU TỬ / Châu Thạch

 

 

Châu Thạch

        “Trường ca là thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Có nhiều thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường ca giáo huấn, trường ca châm biếm, trường ca có cốt truyện lãng mạn, trường ca mang tính kịch trữ tình, trường ca mang tính ký…” 

ĐỢI... / Đặng Xuân Xuyến

 



 

Bến đông người không em đứng đợi

Lủi thủi tôi hóng lọn gió trời

Cứ nấn ná ừ em sắp tới

Bờ sậm màu lấm đẫm sương rơi...

*.

Hà Nội, chiều 09 tháng 06-2021

ĐẶNG XUÂN XUYẾN


Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

TÌM XUẤT XỨ VÀ TÁC GIẢ BỨC THƯ HỌA VÀ BÀI THƠ NÔM…

 



        Ngày còn bé tôi có đọc được một bài thơ Nôm in trên một trang tạp chí (hay báo) dùng gói bánh rán mà mẹ tôi mua về làm quà cho các con. Tôi rất ấn tượng bức tranh và bài thơ. Lâu rồi nên tôi nhớ không chính xác. Đại để bức thư họa vẽ tranh phong cảnh núi hồ mà tôi vẽ lại theo trí nhớ (tôi không quen viết chữ Nho nên vẽ lại tam toạng thôi) như hình kèm theo.

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

ĐÁ GÀ: Tiểu thuyết / Phan Đạt Ninh

 



Chương 1

         Làng Vàng là nơi đồng đất thuần nông ba bề bốn bên là đồng ruộng. Từ trên cao hay từ xa nhìn về làng Vàng như một ốc đảo lọt giữa khoảng không mênh mông của trời đất và sông nước.

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

ÁO BÀ BA (Thơ Lục Bát 2021) / Lê Kim Thượng

 

  


        Má hồng thơm tuổi đôi mươi

Bờ mi cong vút... mắt cười thêm duyên

       Áo Bà Ba nét dịu hiền

Xuân thì vừa chín... hồn nhiên mặn mà

       Em qua vườn mộng thướt tha

Cho hoa với bướm lân la tự tình

       Bên thềm Sứ trắng nghiêng mình

Đào hồng khoe sắc chung tình sớm trưa

       Bên sông... rơi nụ cười xưa

Thả trôi dòng nước... gió đưa bồng bềnh

       Cầu cong nỗi nhớ hai bên

Lục Bình tím ngắt lênh đênh duyên tình

       Em về dáng nhỏ lung linh

Dấu chân là cánh hoa Quỳnh đài trang…               

 

VỀ BÀI THƠ “ĐÊM XUÂN - ĐỘC ẨM BUỒN” CỦA NGUYỄN KHÔI / CHÂU THẠCH

 

     


       

ĐÊM XUÂN ĐỘC ẨM BUỒN

                   (Tặng Nguyễn Bàng)

 

"Mọi chuyện thiêng liêng thành nhảm nhí

Khắp nơi trí trá lọc lừa nhau"

                              Thơ Lưu Quang Vũ

 

Lên ở chung cư thưa bè bạn

Đêm xuân nay ngồi uống rượu một mình

Giữa Thế giới mịt mùng hỗn loạn

Đang hiện hành "chủ nghĩa Pu tin" ?

 

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

RA NGÓ VÀO TRÔNG / Trần Mỹ Giống

 

Kính tặng các cụ CLB karaoke Thi Thường

 

       “Ngày ngày ra ngó vào trông

Bạn, không thấy bạn – tình, không thấy tình”

       “Yêu nhau đổ quán nghiêng đình”

Vì con cô vít làm mình cách xa

       Mượn câu quan họ dân ca

Gửi ngàn thương nhớ thiết tha với tình…

 

                                  6-6-2021

                           TRẦN MỸ GIỐNG



ĐỌC “VỀ LẠI CHỢ GIỒNG” THƠ TRẦN NGỌC HƯỞNG / Châu Thạch

 


 

   VỀ LẠI CHỢ GIỒNG 

 

Nhiều năm đi biệt không tăm tích 

Về chẳng còn ai nhận được ta 

Đường cũ thay tên nhà đổi chủ 

Lối vào kỷ niệm… biết đâu là 

 

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

VŨ KHÚC TÌNH YÊU / nhạc Trần Công Thủy, thơ Trần Hùng Thắng

 



Chiếc lá chắn cuối cùng buông rơi

Vòm trời chao đảo
Nhật, nguyệt nhận trao
Sóng cồn vũ bão

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN THỜI LÀ LÍNH VĂN NGHỆ / Đặng Xuân Xuyến

 


       Khi con trai (Đặng Tuấn Hưng) bỏ học trường Đại học thương Mại (Hà Nội) để theo học khoa diễn viên, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi rất lo vì nghề diễn viên cực và bạc lắm. Không theo nghiệp diễn nhưng từng là lính văn nghệ, đã tham gia Hội diễn toàn Quân năm 1985 tại Bộ Tư lệnh 350 Kiến An, Hải Phòng nên tôi hiểu được phần nào mặt trái của nghề diễn. Năm đấy, tôi cùng đồng đội mang giải B về cho Binh đoàn Hương Giang. Thời đấy chỉ có giải A, giải B, giải C và giải Khuyến khích, không có giải Huy chương vàng, bạc hay đồng như bây giờ.

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

TRÒN – MƠ – THUYỀN : Chùm thơ Trần Đăng Tính

 



                TRÒN 1

 

Trời đất sinh ra vốn đã tròn

Tình càng nồng thắm lại tròn hơn

Tình yêu dâng hiến tròn viên mãn

Cực lạc thăng hoa tròn ước mong.

 

NUỐI TIẾC TÌNH YÊU THUỞ BAN MAI - Thơ Phạm Ngọc Thái / Nguyễn Thị Hoàng

 

Nhà thơ Phạm Ngọc Thái

                                                                                        

CON ĐƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ

 

Em mang màu phượng đỏ ra đi...

Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ

Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ

Xác ve còn bám ở thân cây.