Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

NHỮNG AI SO DÂY CÙNG NGUYỄN DU / Trần Đức


  


        Như thế là trong văn đàn ngàn năm Văn hiến đến nay, có hai nhà thơ đã dám... "so dây" cùng Nguyễn Du?

        * Một là nhà thơ Tố Hữu - Ông từng viết:

                         Hỡi người xưa của ta nay

                Khúc vui xin lại so dây cùng Người

        * Nhà thơ thứ hai Phạm Ngọc Thái - Tập "64 BÀI THƠ HAY", Nxb Hồng Đức, 2020 trong bài "Ta khóc cho ta", vị ấy cũng viết:   

                         Quan san muôn dặm sơn hà

                Nguyễn Du người trước, tôi là người sau

        Hay là:

                         Người Đường Cổ – Tôi Tân Thơ

                 Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người.

        Bài thơ "Ta khóc cho ta" này còn được in trong TUYỂN THƠ CHỌN LỌC Phạm Ngọc Thái, 2019 (tr. 260- 261).

        Vậy ta xét xem vị nào so dây được với đại thi hào Nguyễn Du vĩ đại của thi ca Việt Nam - Còn vị nào... đứt dây?

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

CHƠI CỜ / Đặng Xuân Xuyến


 


Thập thò nước rút xe dồn mã

Cờ tàn mã tốt đập xe qua

Lật kèo phút chót chơi thế lạ

Người xem buông nhẹ một tiếng khà.

*.

Hà Nội, 11:30 ngày 30-01-2021

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

CHƯA BAO GIỜ / Đỗ Anh Tuyến


Chưa bao giờ anh phũ phàng đến thế
Lặng lẽ ngồi im
Lặng lẽ đi về
Em ngủ gật sau những giờ chờ đợi
Mỏi mòn nhìn vế phía giấc mơ anh ...

 

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

ĐƯỜNG SANG NƯỚC BẠN (Kì 1) / Lê Văn Hy

(Trích chương 4 - Tác phẩm THỜI TRAI TRẺ. – Nxb. Thông tấn, 2006 / Lê Văn Hy - nguyên Phóng viên TTXVN)

 


Ngày 21/9/1974

        Ba chiếc xe Com măng ca của VNTTX đưa 4 anh em chúng tôi và những người đưa tiễn  ra tới sân bay Gia Lâm  lúc 0 giờ rưỡi. Gia đình tôi ở xa, nhưng chuyến đi thăm nước bạn lần này tôi vẫn không cảm thấy trống trải, vì chung quanh tôi có anh Đỗ Phượng, Phó Tổng biên tập VNTTX, chị Sáu, Phó phòng Tổ chức cơ quan, là những người tôi hằng quý trọng. Ra tiễn tôi còn có anh Nguyễn Khắc Kỳ, anh họ Trần Thị Quang, vợ chưa cưới của tôi. Người ta thì vợ con ra tiễn, tôi cũng có anh họ người yêu ra tiễn, kể cũng không đến nỗi tủi thân.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

QUYỀN ĐƯỢC YÊU CÒN HƠN / Lê Văn Hy

 



(Bình bài thơ “Tâm sự nàng Thúy Vân” của Trương Nam Hương )

        Truyện Kiều chủ yếu nói về cuộc đời và thân phận nàng Kiều. Người ta còn gọi là “Kim Vân Kiều truyện“, nói về 3 ba nhân vật chính: Thúy Kiều, Kim Trọng và Thúy Vân. Nhân vật Thúy Vân được Nguyễn Du miêu tả dẫu không quốc sắc thiên hương như Thúy Kiều song cũng:

        …Trang trọng khác vời

        Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

CẢM NHẬN VỀ THÁI QUỐC MƯU – CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM / Lê Nguyễn

  


Tại xứ sở Gone With The Wind, tôi có nhiều anh chị em, bạn viết khá tên tuổi và bạn lính, bạn tù Hà Trung Yên, Thái Quốc Mưu, Nguyễn Kỳ Thành,... Có người nổi tiếng trước 1975, có kẻ thành danh sau khi ra hải ngoại.

NHÀ THƠ MẠC UYÊN LINH VỚI “THƠ TÌNH KHÔNG TUỔI” / Châu Thạch

 


         Cầm tập “Thơ Tình Không Tuổi” của nhà thơ Mạc Uyên Linh gởi tặng, nhìn tấm ảnh của nhà thơ được đăng trên trang bìa, tôi cảm thấy tấm ảnh như thể hiện thứ thơ tình không tuổi rồi. Trên trang bìa, hình một ông già thất thập. nhưng nét thư sinh vẫn còn hiện trên khuôn mặt có đôi mắt mộng mơ ẩn sau làn kính trắng. có đôi môi mím nhẹ như luôn luôn muốn hôn và có đôi má hơi gầy tượng trưng cho một tâm hồn yêu đam mê, nồng nàn, say đắm.  

TÔI ĐÃ “TREO BÚT” NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH

 

Gần đây một số bạn văn yêu cầu tôi viết bài bình văn thơ, giới thiệu sách giúp để quảng bá và tuyên truyền tác phẩm. Tôi buộc lòng phải từ chối vì những lý do sẽ trình bày dưới đây. Nhưng có bạn văn năm lần bảy lượt yêu cầu, rồi trách móc, rồi từ mặt, tôi cảm thấy buồn quá. Chợt nhớ một đồng nghiệp rất khoái bài tôi viết chân dung nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang và đề nghị tôi viết một bài tương tự cho ông ta. Tôi đã viết, may chưa kịp gửi tạp chí thì phát hiện ra tư liệu nhân vật cung cấp cho tôi toàn là bốc phét nên tôi kịp dừng lại. Từ ấy ông đồng nghiệp tỏ thái độ rất nhỏ nhen với tôi. Lại có lần có một bà điện hứa chi cho tôi trăm triệu để tái bản cuốn sách viết về ông trạng họ Đào của bà nhưng phải thay quê trạng bằng quê bà xuất thân. Tôi cũng thẳng thắn từ chối.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Sách mới: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ VỚI THÁI ẤP QUẮC HƯƠNG VÀ LÀNG THÀNH THỊ / Trần Xuân Tuyết


           Nhà nghiên cứu phê bình Trần Xuân Tuyết (Hội VHNT Nam Định) vừa tặng trang chủ tác phẩm mới xuất bản:

          THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ VỚI THÁI ẤP QUẮC HƯƠNG VÀ LÀNG THÀNH THỊ / Trần Xuân Tuyết. – H.: Thanh niên, 2021. – 339 tr. ; 21 cm.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

TRUYỀN THUYẾT NGÔI CHÙA LÀNG ĐÁ / Đặng Xuân Xuyến

 


        Cách thị trấn Ân Thi (Hưng Yên) chừng 1km về phía thị trấn Kẻ Sặt (Hải Dương), thuộc thôn Đỗ Hạ, xã Quang Vinh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có một ngôi chùa được gọi là chùa Đá.

DÁNG CHIỀU / Đỗ Anh Tuyến



        Em là cô nữ quân nhân
Hai vai phủ kín áo xanh bạc màu
        Suối mơ cột lại ngang đầu
Bờ môi hoang dại thiếu màu điểm tô

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

CHÀO XUÂN TÂN SỬU / Đặng Xuân Xuyến

                                                              Kim Ngưu. Tranh Đặng Nam

 Chuột lủi Trâu vào rước Tân Xuân

Gió Đông náo nức hội nhân quần

Tiếng Gà báo sáng bung sắc nhuận

Mai vàng đằm thắm đắm tiết Xuân.

*'

Hà Nội, 23 tháng 01-2021

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

LIÊN HỆ THI PHÁP BÀI “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG” CỦA PHẠM NGỌC THÁI với “Đây thôn Vĩ Dạ” nổi tiếng của Hàn Mặc Tử / Nguyễn Thị Hoàng (Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm)

  

       Trong Tập 64 BÀI THƠ HAY, Nxb Hồng Đức 2020 – Bình luận về “Người đàn bà trắng”, nhà nghiên cứu văn học Trần Đức – Nguyên CB Viện ngôn ngữ và văn hóa dân gian đã viết: “Người Đàn Bà Trắng là một bài thơ tình hay, điển hình, viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Châu Âu. Những yếu tố thơ tượng trưng xuyên suốt khắp bài…”.

        Trong bài viết này, tôi xin tập trung phân tích cho rõ nét thi pháp thơ tượng trưng của từng thi phẩm? Trước hết về "Người đàn bà trắng":

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

MAI EM VỀ SƠN LA BẢN PHỐ / Nguyễn Khôi

 



                 
"Không ở rể mà vẫn là rể quý
Để mỗi năm lại lên tết Chiềng Ly"

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Sách mới: PHỦ DẦY VÀ CÁC NỮ THẦN VỤ BẢN TRONG TÍN NGƯỠNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH / Bùi Văn Tam


 


Nhà nghiên cu lịch sử và văn học nghệ thuật Bùi Văn Tam vừa trình làng tập:

  PHỦ DẦY VÀ CÁC NỮ THẦN VỤ BẢN TRONG TÍN NGƯỠNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH / Bùi Văn Tam. – H.: Hồng Đức, 2020. – 420 tr.: Nhiều ảnh minh họa ; 21 cm.

CHỌN TUỔI XÔNG NHÀ - VÀI LƯU Ý CẦN BIẾT / Đặng Xuân Xuyến

 

Tục chọn tuổi người xông đất đầu năm (sau giao thừa) đã có từ xa xưa, với niềm tin người đầu tiên xông nhà sẽ mang đến những may mắn, phúc lộc cho gia chủ, để mọi chuyện trong năm mới được hanh thông, vừa ý. Vì thế, cứ mỗi độ xuân về, chuẩn bị đón chào năm mới, người Việt ta thường rất cẩn trọng trong việc chọn tuổi người xông đất, để kỳ vọng một năm mới gia đình được đắc lộc, sai tài...

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

CHÙM THƠ THÁNG 12 - 2020 / Châu Thạch

 

 


HẠT THANH CHÂU EM HÁT  

                

Trong dãy ghế tôi bình an tỉnh lặng  

Trên bục thờ em hát bản Thánh ca  

Bóng hồng âm bay vút lên cao xa  

Và rơi xuống hạt thanh châu vọng tiếng  

 

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

BÃO COVID : Kịch / Trần Chính Nghĩa


 SƠN NAM minh họa


ZỚT – Thượng Đế

HE RA - Vợ Zớt

DI LẶC – Thần vui vẻ

THANH XÀ – Thần nữ

BẠCH XÀ – Thần nữ

NAM TÀO

BẮC ĐẨU

LÝ LƯỢNG – Bác sĩ chết dịch

          

BÀI VIẾT SAU CÙNG CHO NGUYÊN LẠC / Thái Quốc Mưu

 


 Xin giới thiệu link bài viết của Nguyên Lạc. Xin mời quý bạn đọc xem cho vui”:

https://nguyenlac.blog/.../doi-dieu-voi-ong-thai-quoc.../

 

Thái Quốc Mưu:

 

***

Mới đây, tôi viết thêm và đã hoàn tất 2 bài phân tách về bài viết: ĐÔI ĐIỀU VỚI ÔNG THÁI QUỐC MƯU của Nguyên Lạc.

Bất ngờ, một vị bạn thân của tôi, email đến khuyên: “Sư huynh ngon nghe, bài đăng nhóc trên Internet tha hồ cho bà con biết tài. Có điều sư huynh chơi ông Nguyễn Lạc trên Facebook dài dài, theo tôi thì đủ rồi nên bỏ qua cho ông ta tâm phục khẩu phục, viết nhiều quá cũng thừa, ông ta không dám chọc sư huynh nữa đâu, kẻo có người còn chê mình nhỏ nhen đánh người dưới ngựa mất tiếng thơm đại lượng. Chúc vui sư huynh”.

BẮC KỲ TỰ CẢM / Nguyễn Khôi

 

    



             
"Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"
            thơ Huỳnh Văn Nghệ


                *
Xưa là "Bắc kỳ Quốc"
Tây gọi "Xứ Đàng Ngoài"
Gốc của nòi Giao Chỉ
Nước Đại Việt hùng oai.

NỖI NIỀM NGÀY TRỞ VỀ / Lê Văn Hy



(trích đoạn kết Hồi ký “Làm báo ơ chiến trường Tây nguyên” của Lê Văn Hy, nguyên phóng viên chiến trường  Tây Nguyên)

  Về phòng được vài ngày thì một hôm tôi được Thích (anh nuôi của phòng) báo cho biết là bốn anh em phóng viên TTXVN  nhập vào quân đội sẽ được ăn bồi dưỡng nửa tháng. Có người bảo chúng tôi sắp được ra Bắc. Ôi, tôi mới hồi hộp vui sướng làm sao. Lúc đầu còn nửa tin nửa ngờ, sau thấy Biên, Tường, Tùng đều nói như vậy cả, tôi mới tin. Thế là suốt hơn nửa tháng kể từ đó cho tới ngày chính thức được ra Bắc, tôi sống trong không khí  hồi hộp mừng vui, chờ đợi. Nhiều khi cả đêm cứ suy nghĩ không sao ngủ được. Mình được ra Bắc ư?

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

CHỊ VƯỢNG / Đặng Xuân Xuyến

 


- Tặng chị Vượng -

 

Xếp nón thúng quai thao

Chị khạo khờ

Gả cho gã đàn ông khó tìm được vợ

Mười năm cặm cụi thân cò

Chị đắp lên gã đàn ông rúm ró

Nụ cười no đủ phởn phơ

Ánh mắt biết gài nỗi nhớ

Mười năm làm vợ

Mười năm vò võ

Chị gằn lòng thao thiết tiếng ầu ơ...

 

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

NGƯỢC DÒNG CHỜ HOA ĐÊM...: Chùm thơ độc vận của Đặng Xuân Xuyến

 



   

NGƯỢC DÒNG

 

Hôm nọ có người ghé bến sông

Nói chuyện nhà bên đã gả chồng

Từ độ ngược dòng đi xây mộng

Chả thấy một lần ghé bến sông.

 

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

THÁI QUỐC MƯU VIẾT VỀ NGUYỄN LẠC / Thái Quốc Mưu (Tên bài do trang chủ tạm đặt)


 

Bài 1:

TRONG BÀI, “ĐÔI ĐIỀU VỚI ÔNG THÁI QUỐC MƯU” – Nguyên Lạc

 

NGUYÊN LẠC (kẻ tự xưng từng là thầy giáo) ĐÃ TỰ CHỨNG MINH MẶT THẬT CỦA Y.

 1. Tự khoe có bằng Khoa Học Cử Nhân năm 74/1tại trường Đại Học Cần Thơ. NHƯNG, trước năm 1974 chưa có VIỆN Đại Học Cần Thơ. Sau 30/4/75. Phe thắng mới đổi tên thành TRƯỜNG đại Học Cần Thơ.

2. Khi viết, không biết dùng chữ nghĩa chính xác. 

3. Không phân định được đựơc các chức danh, chúc vụ,…

 4. Bịa chuyện, vu khống, bôi bác người khác. Cu thể là tôi (TQMưu).

5. Không phận biệt giữa Hán Nôm với ngôn ngư Trung Quốc

6. Rêu rao không dùng Hán Nôm, “chỉ dùng tiếng Tiếng Việt thân yêu của tôi”. NHƯNG, trong bài viết của Y là BÃI LẦY CHỮ NGHĨA.

7. Vân vân và vân vân...

 Xin mời quý vị vào link dưới. Xem toàn văn bài viết của Nguyên Lạc:

https://nguyenlac.blog/2019/12/31/doi-dieu-voi-ong-thai-quoc-muu-nguyen-la%CC%A3c/

 

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

TƯƠNG LAI – GIÓ VỀ - GIÓ RÉT / Trần Đăng Tính


 

 TƯƠNG LAI

 

                Biết sống thì có tương lai, hạnh phúc

 

Tương lai là vườn hoa bát ngát

Đón tương lai ta hát yêu đời

Với bài ca tuổi trẻ tuyệt vời

Với ý chí của người trai trẻ

Với tâm hồn của kẻ biết yêu

 

Tương lai là bầu trời hửng sáng

Ánh bình minh làm rạng tâm hồn

Sao lòng ta xao xuyến bồn chồn

Trái tim cũng đập dồn vui lạ

Tương lai với ta là tất cả

Không ngại ngần

Không vương vấn

                             dấn thân

 

                Nhớ Tư ấy của Tố Hữu, 1963

 

Tiếu lâm @ (Kì 1-2021) : RÉT CO VÒI / Vũ Duy Chu


        Thằng con trai 5 tuổi hỏi mẹ:

        - Mấy chú bảo ở ngoài Bắc đang rét co vòi. Rét co vòi là rét như thế nào hả mẹ?

        Bà mẹ chỉ tay sang ông bố đang ngồi uống trà:

        - Mày ra bố mày giải thích cho mà nghe.

TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH SỐNG ĐỘNG VÀ SÂU SẮC / Nguyễn Thị Xuân

                                 

 


       Đó chính là Bộ tiểu thuyết hai tập "CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU", Nxb Hồng Đức 2020 của nhà văn Phạm Ngọc Thái - Mở đầu tác phẩm ta thấy dòng chữ: 

    " Truyện được viết dựa theo cuộc đời trận mạc của tác giả, từng trái qua cuộc chiến tranh trên chiến trường Tây Nguyên - Nam Bộ".

ĐỀN CỜN - NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG BẬC NHẤT ĐẤT NGHỆ AN / Đặn Xuân Xuyến


 


        (trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT / Đặng Xuân Xuyến. – H.: Văn Hóa Thông Tin, 2006)

 

Đền Cờn được dân gian truyền tụng là một ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở đất Nghệ An. Đền tọa lạc tại làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 75km.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

SỐNG VỀ MỒ VỀ MẢ / Truyện ngắn Vũ Thiện Khái

 



 Tôi dừng chân trước một cánh đồng ngợp ánh hoàng hôn phủ vàng những chân ruộng rạ đả ngả mầu bạc phếch. Phía chân trời xam xám chạy một đường viền rõ nét. Tôi ngờ đấy là con đê của một dòng sông nào đó. Thầm mong nó chính là sông Nguồn, cái đích cả tuần nay tôi hăm hở tìm về để được một lần thỏa sức tắm gội giữa lòng nước linh thiêng tinh khiết ngày xưa các thế hệ ông cha tôi hằng tắm gội.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

CHÙA TRẤN QUỐC - NGÔI CHÙA CỔ NHẤT HÀ NỘI / Đặng Xuân Xuyến


 


        (trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT, Đặng Xuân Xuyến ; Văn Hóa Thông Tin ; 2006)

         Chùa Trấn Quốc có lịch sử lâu đời nhất của Hà Nội, cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (544 - 548), thuộc phường Yên Hoa (nay là Yên Phụ) với tên là chùa Khai Quốc (mở nước).

BẢN THẢO “TRUYỆN NHẶT” / TRẦN MỸ GIỒNG


 

Nghe bạn bè gợi ý, mình tập hợp hơn bảy chục mẩu truyện đăng facebook in thành bản thảo:

TRUYỆN NHẶT / Trần Mỹ Giống. – Nam Định: Tủ sách Trần gia, 2020. – 230 tr. ; 21 cm.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

PHÚC ĐỨC CÓ PHẢI LÀ BIẾN THỂ CỦA THUYẾT LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ? / Đặng Xuân Xuyến


 


        Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật Giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận, dung hòa và uyển chuyển phát triển qua thời gian, trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống dân tộc.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

CHÙA PHÚC KHÁNH - NGÔI CHÙA LINH THIẾNG ĐẤT HÀ THÀNH / Đặng Xuân Xuyến


(trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT, Đặng Xuân Xuyến; Văn Hóa Thông Tin; 2006)

         Chùa Phúc Khánh thường được gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.